>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Búp bê Nhật Bản được sử dụng như thế nào?

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Búp bê Nhật Bản được sử dụng như thế nào?

    Búp bê Nhật Bản được sử dụng như thế nào? Phần I

    Không phải chỉ để chơi đồ hàng như chúng ta hồi bé đâu nhé

    Bên cạnh việc phân loại búp bê theo hình dạng và vật liệu chế tác, với mong muốn cố gắng mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan về lịch sử cách người ta sử dụng búp bê. Trong hầu hết các trường hợp dưới đây, xin được đề cập tới Câu chuyện về Genji, cái ghi lại số lượng cách sử dụng búp bê những năm 1000.

    Việc chế tạo ra Ningo là một quá trình nghệ thuật, mỗi con búp bê là một sản phẩm của vật liệu, sự khéo léo và trí tưởng tượng thần tình của những người chế tạo trong thời đại họ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của búp bê trong phong tục văn hóa và lễ nghi Nhật Bản đã tạo ra những cơ hội tuyệt vời cho những người chế tạo búp bê, từ những người sản xuất đồ lưu niệm thấp kém nhất, những nhà chế tạo nghiệp dư, hay những người vợ, người mẹ, bỗng chốc tỏa sáng trở thành “Tài sản Quốc gia”, chuyên sản xuất búp bê cho Hoàng đế hay cho những cuộc trưng bày mang tầm vóc quốc tế.


    Tạm chia cách sử dụng búp bê thành những nhóm nhỏ: dùng cho mục đích Tôn giáo, Lễ Hội, Quà tặng và với những nhóm này đưa vào thêm mục đích Lưu niệm (nhóm này rất phong phú), Vật gia truyền, Trang trí, Sở thích và Vui chơi.

    Những nhóm này có thể hơi chồng chéo lên nhau vì một con búp bê có thể được sử dụng với nhiều mục đích, bao gồm cả dùng trong lễ hội, làm quà tặng, để chơi cùng và được truyền lại cho các thế hệ cháu con và cuối cùng cũng được dùng làm lễ vật tôn giáo.

    Trong tín ngưỡng và tôn giáo: Bùa


    Búp bê được làm ra, dành riêng cho trẻ em trước hoặc trong khi chúng ra đời, giữ bên người đứa trẻ để xua đuổi những ý niệm tà ma. Việc này được đề cập trong cuốn Câu chuyện của Genji, có từ ít nhất 1000 năm trước, một vài hình thức của nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay (ví dụ, đặt búp bê tóc đỏ bên cạnh đứa trẻ bị ốm). Một số loại cần kể đến là Amagatsu, cây thập giá làm từ tre với cái đầu bọc vải, mặc quần áo của đứa trẻ. Hoko, loại búp bê vải đơn giản có thể là nguyên mẫu của Haihai và Monkey Doll cũng làm từ vải với kiểu dáng tương tự.

    Một kiểu bùa khác là loại búp bê có hình khối đơn giản, bọc vải (như một hình cầu bọc trong khăn mùi soa), treo trên ri đô cửa để tránh mưa. Các bạn có thể dễ dàng đoán ra tên của loại búp bê này rồi chứ? ^^


    Dường như những loại búp bê hay vật tượng trưng này cũng là biểu tượng của sự sinh sản hay tưởng niệm những đứa trẻ đã chết yểu. Đôi hộp rỗng có hình con chó là vật dụng của những người phụ nữ trẻ và chúng được trưng bày cùng với búp bê Hina, sẽ được đốt đi khi cô gái lấy chồng. Búp bê Kokeshi được dùng với mục đích tưởng niệm những sai lầm hay ghi dấu sự nạo thai.

    Trong tôn giáo và tín ngưỡng: tặng vật

    Búp bê thường có một chức năng (như chức năng bảo vệ những đứa trẻ) trong việc thay thế hoặc thể hiện người trao tặng con búp bê. Một điển hình cho đặc điểm này là việc đặt Nagashi-bina lên mặt nước, vào ngày thứ 3 của tháng thứ 3, con búp bê (ban đầu có thể là katashiro, hoặc một con búp bê giấy đơn giản) được đặt lên mặt nước, sau đó được lau rửa để xóa đi những tội lỗi của năm trước, rồi được ném xuống sông hoặc đặt lên thuyền để thả ra khơi, mang theo tội lỗi đi cùng. Phong tục này được mô tả trong Câu chuyện của Genji, khi thủy thần đem long yêu búp bê Genji. Ngày nay, nagashi-bina có thể làm từ giấy hoặc rơm, đặt trong chiếc thuyền bé như cái tổ, sẵn sàng để được thả trôi trên mặt nước. Một số nơi thờ cúng linh thiêng còn lấy những búp bê hina cũ, đặt chúng lên thuyền như thể nagashi-bina.


    Búp bê có thể được đem đốt để báo hiệu sự suy tàn của những tội lỗi và những điều ngớ ngẩn nực cười của một năm. Daruma được bày bán trong năm mới và đốt cháy vào cuối mỗi năm. Daruma còn có một chức năng nữa là trợ giúp những người nông dân sản xuất mùa màng, người làm công việc kinh doanh, hay đang đau ốm.

    Búp bê Hina và những loại búp bê khác được biếu tặng tại những nơi thờ cúng và được đốt trong những dịp lễ lạt tại các khu đền hay miếu mộ. Nó được coi như sự giải thoát linh hồn hay sức mạnh tinh thần cho búp bê khi người ta không còn dùng đến búp bê nữa.

    Xem tiếp danh sách các búp bê được các nhà sư, thầy tu bán tại các nơi thờ cúng, loại búp bê này vốn được dùng để làm vật biếu tặng.

    Trong tôn giáo và tín ngưỡng: dùng làm đồ lưu niệm


    Một số loại búp bê được chính các nhà sư hay thầy tu làm và bày bán tại các khu đền thờ. Ở những thiết kế như búp bê gỗ Saga và Nara, người ta nhận thấy kĩ năng sáng tạo tuyệt vời mang tính tín ngưỡng. Búp bê có thể làm từ gốm, thạch cao, giấy bồi hay gỗ. Chúng không khác biệt nhiều với những con búp bê lưu niệm được mô tả dưới đây, trừ việc những búp bê tại các đền chùa có thể được sử dụng làm quà tặng hoặc được đặt trong lăng mộ của các gia đình.

    Lễ hội: gia đình, cá nhân


    Một số lễ hội hàng năm thường xoay quanh việc trang trí căn nhà theo những cách rất riêng. Vào Ngày của các cô bé (Girls’ Day) (vào ngày thứ ba của tháng thứ ba), các cô bé và mẹ sẽ mở bộ sưu tập những con búp bê lớn ra, đem đi bày biện (búp bê Hina, với bộ đôi hoàng đế dairi-bina) và cùng ngắm nghía bộ sưu tập của nhau. Vào Ngày của các cậu bé (Boys’ Day) (bây giờ gọi là Ngày Thiếu Nhi – Children’s Day, Kodomo-no-hi, ngày thứ năm của tháng thứ năm), người dân thường bày biện các búp bê hình chiến binh, thể hiện đấng anh hùng trong lịch sử Nhật Bản (musha-ningyo)

    Ngày của các cô bé, thay thế cho ngày rửa tội bằng búp bê, ra đời từ thế kỉ 17, và đó cũng là Lễ hội Đào Peach Festival (Momo no sekku). Mỉa mai thay, do việc sử dụng lịch phương tây vào thế kỷ 19, lễ hội này không còn trùng với thời điểm cây đào nở hoa và lễ hội hoa diên vĩ cũng không còn giữ được ý nghĩa “tự nhiên” vốn có.


    Ngày của các cậu bé là Lễ hội Hoa Diên Vỹ (Tango no sekku), khi hoa diên vỹ được dùng để làm thanh khiết mỗi căn nhà, những chiếc lá hình lưỡi đao của hoa diên vỹ dường như truyền cảm hứng cho những trò chơi phản chiến và những búp bê tượng trưng cho những búp bê chiến binh. Tuy nhiên, sự bày biện điển hình cho ngày này, còn gọi là Ngày Treo Cờ, là việc treo cờ cá chép (koi nobori) tượng trưng cho mỗi bé trai trong nhà. Ngày nay, gogatsu-ningyo (búp bê hoa diên vĩ) tượng trưng cho các chiến binh nhỏ tuổi.

    Hagoita (vợt chơi cầu lông), trang trí với oshi-e-ningyo (búp bê độn) và búp bê daruma đều được dùng cho lễ hội năm mới.

    Theo: ichinews.acc.vn
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    bily (26-03-2012), sunflower239 (10-04-2012), Yukin (26-03-2012)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Búp bê Nhật Bản được sử dụng như thế nào? Phần II

    Một số những sản phẩm ấy vẫn được truyền lại cho các thế hệ cháu con trong gia đình và trở thành một phần trong bộ sưu tập của các hậu duệ.

    Lễ hội: quần chúng

    Rất nhiều địa phương kỉ niệm các lễ hội lịch sử hay tôn giáo bằng việc đẩy xe diễu hành đi dọc thị trấn và trên những chiếc xe đó thường bày búp bê, hình ảnh mang tính lịch sử, huyền thoại, những biểu tượng tôn giáo và đặc biệt là búp bê máy, karakuri-ningyo. Hoạt động này có từ thời Edo với rất nhiều búp bê và người máy đã cũ kĩ.


    Ngày nay, một số địa phương có hoạt động chung như trưng bày búp bê hina trong Ngày của các cô bé, hoặc thu thập nhiều bộ búp bê theo các thứ tự, chủng lại vào một chỗ hoặc trưng bày sống.

    Sự sáng tạo kiku-ningyo hay búp bê làm từ cây hoa cúc là bắt nguồn từ vẻ đẹp tự nhiên và mùa thu của nước Nhật.

    Quà tặng: cá nhân

    Bởi vì việc tặng quà là vô cùng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, gần như tất cả các loại búp bê đều mang dáng dấp của những món quà: những người bà hay mẹ đỡ đầu có thể làm những con búp bê bảo vệ cho đứa trẻ trong nhà trong thời kì xa xưa, hay trong xã hội hiện đại, người ta lại mua cho đứa cháu mới sinh của mình những con búp bê hina lộng lẫy, sang trọng; cặp đôi Jo và Uba, là những món quà phù hợp với đám cưới hay những lễ kỉ niệm nhưng búp bê hina thì rất thích hợp dùng làm quà đám cưới.


    Một dạng búp bê có nguồn gốc từ văn hóa tặng quà là gosho hay búp bê hoàng cung, là món quà từ các hoàng đế, được làm cố đô Kyoto. Ở dạng cơ bản, đó là những chú búp bê cực kì mũm mĩm và có làn da trắng. Tới thời kì của các tướng quân, những con búp bê này được dùng làm quà tặng cho những người thuộc dòng dõi quý tộc, có thể bởi vì nó thể hiện sự giàu có và uy quyền của tầng lớp nam giới. Sự phổ biến của những con búp bê cỡ lớn, màu trắng có thể dẫn tới sự hoàn thiện của kĩ thuật sơn mài gofun, được dùng trong việc chế tạo tất cả các loại búp bê tượng trưng cho giới quý tộc.


    Búp bê gosho rất đa dạng vì ta có thể thay đổi trang phục cho chúng. Những người chế tạo búp bê thời kì Edo ở Tokyo phát triển búp bê lưu động ichimatsu, một món quà cho những đứa trẻ hay hôn phu, hôn thê.

    Quà tặng: để tưởng niệm

    Đây là một loại rất đặc biệt, có ý nghĩa điển hình trong kinh doanh hiện đại. Đôi khi búp bê được đặt hàng từ phía các công ty để dùng làm quà tặng cho nhân viên của họ, hoặc dùng để thuyết trình trong những dịp đặc biệt. Ví dụ, công ty Yamaha gửi búp bê làm quà tặng hàng năm cho nhà phân phối của họ tại Mỹ, những con búp bê được chế tạo vì lí do đặc biệt này và được sử dụng không chỉ để thể hiện mối quan hệ mà còn như một cách quảng cáo và trưng bày đặc biệt trong showroom của công ty.


    Trong cuộc giao lưu Friendship Doll giữa Mỹ và Nhật hồi năm 1927-1929, món quà của những người Mỹ mắt xanh dành tặng cho trẻ em Nhật Bản đã được hồi đáp bằng 58 búp bê Ichimatsu cỡ lớn, Torei Ningyo hay Búp bê Đại sứ, được chế tạo đặc biệt dành cho mục đích này, và cuối cùng được trưng bay trước công chúng tại bảo tàng ở Mỹ để kỉ niệm tình bạn quốc tế và niềm hi vọng vào hòa bình dành cho trẻ em.

    Quà lưu niệm

    Bao gồm những món quà lưu niệm mang tính tín ngưỡng đã được nói ở trên, nhưng có cả vô số những búp bê truyền thống Nhật bản, mỗi búp bê trong số đó được sản xuất và gắn liền với một địa danh. Ở địa phương của mỗi loại búp bê, những búp bê này có những ý nghĩa tín ngưỡng và lễ hội riêng, nhưng khi chúng được bán cho du khách để đem về nhà thì chúng lại mang một ý nghĩa khác với người sở hữu. Búp bê Kokeshi là ví dụ điển hình nhất – những người thợ mộc sống gần suối nước nóng đã nghĩ ra cách gia tăng thu nhập bằng việc gia công những mảnh gỗ nhỏ trên máy tiện và bán thành phẩm cho những người đi du lịch.


    Một loại đặc biệt nữa là những búp bê dành cho hoạt động sân khấu, chúng có nhiều điểm tương đồng với karakuri và những con rối. Búp bê Nara và những búp bê tương tự thể hiện nhân vật trong nghệ thuật Noh. Búp bê Takeda ở thời Edo cũng kết hợp những yếu tố xây dựng phức tạp và điệu bộ mang tính kịch, những hoạt cảnh nhỏ gợi nhớ những cảnh tượng trong Noh hay Kabuki. Cùng với những búp bê tượng trưng cho vũ công trong các lễ hội – việc “sử dụng” những búp bê này dường như là việc tái hiện lại những hoạt động văn hóa đặc trưng.


    Vật gia truyền


    Phải mất hàng giờ lao động mới có thể chế tạo ra những búp bê dành cho lễ hội (hina, musha-ningyo, và cả hagoita). Trông chúng thực sự đẹp đẽ nhưng bởi vì bản chất của chúng là được nhồi bông bên trong, vậy nên chúng không được lâu bền. Giống như những loại hình nghệ thuật khác của Nhật Bản, người nghệ sĩ dường như luôn nhận thức được tuổi thọ ngắn ngủi của những chất liệu sử dụng và không sáng tạo ra những sản phẩm “sống mãi với thời gian”. Tuy nhiên, một số những sản phẩm ấy vẫn được truyền lại cho các thế hệ cháu con trong gia đình và trở thành một phần trong bộ sưu tập của các hậu duệ.

    Trang trí

    Góc tokonoma trong căn nhà của người Nhật được thiết kế với không gian trưng bày có thể xoay chuyển được. Đôi khi búp bê được đặt ở đó. Những búp bê tuyệt tác như hakata và oyama trông sẽ rất hài hòa với góc trang trí được cuộn giấy và những bông hoa nở đúng mùa trong ngôi nhà của người Nhật.

    Thủ công, sở thích

    Chế tạo búp bê là một nghề thủ công phổ biến, một số công việc còn hấp dẫn đam mê của phụ nữ, trong cuốn Câu chuyện của Genji, Murasaki làm búp bê cho cháu gái của bà.


    Kĩ năng của người Nhật trên giấy cuộn nếp dẫn tới sự ra đời ấn tượng của những búp bê giấy, từ những cuộn giấy giản đơn tới những búp bê làm từ giấy washi phức tạp. Kĩ thuật chế tạo búp bê Kimekomi rất dễ học, mặc dù quá trình làm ra búp bê rất mất thời gian và đòi hỏi tay nghề tinh xảo, oshi-e hay chế tạo búp bê làm từ vải nhồi bong cũng đầy thách thức. Búp bê sakura, với gương mặt đeo mạng và cánh tay có dây, cho phép những người làm búp bê thỏa sức thể hiện những ý tưởng về màu sắc và thiết kế của mình.

    Vui chơi

    Thú chơi búp bê là một đặc điểm nổi bật của những cô gái Nhật trong suốt hơn 1000 năm qua. Murasaki, trong cuốn Câu chuyện của Genji, mới chỉ 10 tuổi khi y tá của cô nói với cô rằng đã đến lúc cất búp bê đi để trở thành một người phụ nữ, một người vợ (may mắn thay là Genji cho cô thêm vài năm nữa để trưởng thành thực sự trước khi cưới cô về làm vợ). Không chỉ búp bê mà cả căn nhà của búp bê cũng được đề cập. Đối với Murasaki, khi nói “búp bê này là hoàng tử và đây là căn nhà của anh ấy” thì nó cũng mang dáng dấp sự chuẩn bị tinh thần cho cuộc hôn nhân của cô ấy. Trong khi hầu hết những búp bê Nhật bản đều được gắn liền với người chế tạo, những nhân vật lịch sử hay huyền thoại, dường như có vẻ như là thú chơi búp bê vẫn còn tiếp diễn một cách lặng lẽ giữa những cậu bé và cô bé.


    Những búp bê mang tính bảo vệ, hook hay amagatsu, bị bỏ đi khi đứa trẻ bước tới một độ tuổi nhất đinh. Tuy nhiên, chúng buộc phải thỏa mãn một vài yêu cầu trước khi khoác lên mình bộ áo của người lớn.

    Có một vài lưu ý là nửa cuối thế kỉ 18, một loại búp bê lớn ra đời. Chúng có kích cỡ bằng một đứa trẻ. Đó là búp bê ichimasu. Đó là đồ chơi dành riêng cho phụ nữ và trẻ em thuộc tầng lớp giàu có nhất trong xã hội, bao gồm cả geisha. Có rất nhiều hình ảnh cảm động về những cô gái trẻ bị bán vào nhà chứa, là nguồn cảm hứng để cho ra đời loại búp bê này. Ở thế kỉ 19 và 20, những con búp bê này được chế tạo với kích cỡ khoảng từ 5-32 inch, cả nam và nữ, già và trẻ, thiếu nhi hay người lớn, và chúng trở thành những món hàng xuất khẩu phổ biến. Đối với người Mỹ, trẻ em Nhật mang trên lưng những con búp bê cũng là một cách thực hành của việc địu em trai hay em gái của chính mình.


    Theo: ichinews.acc.vn
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    bily (26-03-2012), linhu228 (27-12-2012), sunflower239 (10-04-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •