>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Kịch Kabuki của Nhật Bản

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Kịch Kabuki của Nhật Bản

    Kịch Kabuki của Nhật Bản – Phần 1

    Trang phục lộng lẫy, hóa trang đậm, vũ điệu mềm mại, uyển chuyển, tất cả những yếu tố đó là đặc trưng của loại hình nghệ thuật truyền thống Kabuki nổi tiếng của Nhật Bản.

    Kabuki là một hình thức trình diễn trên sân khấu, kết hợp giữa nghệ thuật diễn xuất, múa và âm nhạc. Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, UNESCO đã công nhận Kabuki là Di sản Văn hóa Phi vật thể Truyền khẩu của nhân loại.


    Kabuki ra đời vào đầu thế kỷ 17. Giới nghiên cứu cho rằng, loại hình nghệ thuật này khởi nguồn từ màn trình diễn với các điệu múa lạ mắt của một người từng là thiếu nữ đồng trinh phụng sự trong đền thờ.

    Từ các vũ điệu cơ bản ban đầu, Kabuki dần phát triển thêm nhiều điệu múa phức tạp, ngoài ra, sự góp mặt của dàn nhạc gồm trống, đàn shamisen, bộ gõ và sáo càng khiến cho các màn trình diễn thêm cuốn hút.

    Thời Edo, thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, Kabuki rất được dân chúng ưa chuộng. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, người Nhật có thể dễ dàng tiếp cận nhiều loại hình giải trí hấp dẫn, nhưng đối với Kabuki, các sân khấu vẫn luôn đầy ắp khán giả mỗi khi có suất diễn.


    Kabuki là một trong những nghệ thuật truyền thống đáng tự hào của Nhật Bản trên thế giới. Sự cuốn hút của Kabuki không chỉ đến từ cốt truyện của vở kịch mà còn ở sự sống động của cảnh trí sân khấu, vẻ sặc sỡ của trang phục, vũ đạo sinh động và lời thoại ý nghĩa.

    Kabuki đã có lịch sử tồn tại khoảng 400 năm. Hiện nay, người ta chia nó ra làm 2 thể loại kịch chính. Đầu tiên là Jidaimono hay còn gọi là kịch lịch sử. Nội dung những vở kịch này thường đề cập đến các sự kiện lịch sử quan trọng của Nhật Bản xảy ra trước thời Edo.

    Thể loại kịch thứ 2 trong Kabuki là Sewamono. Sewamono phản ánh đời sống của dân chúng thời Edo, đối tượng được đề cập chủ yếu là thị dân và nông dân. Chủ đề của Sewamono là gia đình hay chuyện tình lãng mạn.


    Bên cạnh kỹ năng diễn xuất, vũ đạo, thì hóa trang cũng là yếu tố quan trọng mà mỗi nghệ sĩ Kabuki cần phải thuần thục. Có 3 cách hóa trang điển hình để thể hiện 3 dạng nhân vật trong Kabuki: nhân vật nam trẻ đại diện cho người tốt được gọi chung là Tachiyaku, Katakiyaku đại diện cho kẻ xấu, chuyên làm điều ác và Onnagata, tức các nhân vật nữ.

    Bên cạnh 3 dạng nhân vật trên, Kabuki còn có một dạng nhân vật gọi là Kumadori, tức các vai diễn tượng trưng cho các dũng tướng, anh hùng lỗi lạc. Cách hóa trang của những nhân vật này có nhiều đường viền màu đỏ trên khuôn mặt tượng trưng cho đức hạnh và sức mạnh.

    Các nghệ sĩ Kabuki đều tự hóa trang cho chính mình, họ phải biết trang điểm sao cho phù hợp với vai diễn. Việc hóa trang là một trong những khâu quan trọng của Kabuki. Khán giả có thể dựa vào đó để biết được bản chất tốt hay xấu của nhân vật. Ngoài các kiểu hóa trang ở trên, trong Kabuki còn có một số kiểu hóa trang khác như mặt xanh thể hiện cho các linh hồn, mặt nâu hay xám thể hiện vai diễn con vật, ma quái. Những nét vẽ trên mặt cũng có tác dụng giúp diễn viên thể hiện tâm trạng của nhân vật tốt hơn, đặc biệt là những lúc nhân vật tức giận hay đau khổ.

    Một nét đặc trưng khác của Kabuki mà chúng ta không thể bỏ qua là sự thể hiện điệu bộ, tiếng Nhật gọi là Mie. Tài năng của một diễn viên Kabuki được đánh giá cao qua cách anh ta diễn đạt điệu bộ gây ấn tượng và biểu lộ được tính cách của nhân vật. Điệu bộ trên thể hiện cảm xúc mãnh liệt của nhân vật, thường được dùng để lột tả sự tức giận nhưng cố kìm nén. Những cảnh diễn Mie luôn mang lại cao trào cho vở kịch, khán giả sẽ cổ vũ bằng những tiếng vỗ tay hay hò reo khi người nghệ sĩ thực hiện thành công màn trình diễn điệu bộ.


    Một yếu tố đặc biệt nữa trong Kabuki là các vai diễn nữ Onnagata. Loại hình sân khấu này không có diễn viên nữ, vì vậy, nhân vật nữ trong các vở kịch đều do diễn viên nam đảm nhận. Khi diễn vai nữ, nghệ sĩ Kabuki phải thuần thục những qui tắc bắt buộc trong diễn xuất. Ví dụ, trong lúc di chuyển, đầu gối của họ hơi chùn xuống, động tác đi lại nhẹ nhàng, nét mặt thể hiện sự e ấp thường thấy của nữ giới.

    Diễn viên onnagata có thể khiến khán giả nghĩ họ chính là phụ nữ thật vì lối trang điểm đậm và diễn xuất của họ có thể đánh lừa nhiều người. Onnagata cũng diễn rất nhiều cảnh lãng mạn. Nam diễn viên vào vai nữ phải biết cách giấu thể hình thật của mình để trông giống nữ giới. Đặc biệt bàn tay của họ phải nhỏ nhắn và động tác của đôi tay phải uyển chuyển như phụ nữ. Họ cũng bắt chước giọng nói của phái nữ.

    Thanh Tâm
    THVL


    Xem thêm:

    >> Bốn loại hình nghệ thuật cơ bản của Nhật
    >> Kabuki
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Gaku-sama (31-07-2012), KhaiTinh (05-08-2012), lynkloo (01-08-2012), Mitsuhide (04-08-2012), Ngọc_san (31-07-2012)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Kịch Kabuki của Nhật Bản – Phần cuối

    Nếu chỉ có kịch bản và diễn viên thì chưa thể tạo nên một vở Kabuki hoàn chỉnh. Loại hình nghệ thuật này không thể thiếu việc thiết kế sân khấu. Hiệu ứng sân khấu là một trong những yếu tố cuốn hút khán giả và tạo nên sự thành công cho vở diễn.

    Ngoài phần phông vẽ kiến trúc nhà cửa, lâu đài và cảnh vật theo mùa, sân khấu Kabuki còn có nhiều mẫu thiết kế khác tạo sự gần gũi với khán giả. Điển hình trong số đó là sân khấu phụ Hanamichi – một đường đi bộ hẹp bằng gỗ, kéo dài khoảng 18 mét từ bên phải của sân khấu chính đến khán đài. Đây là lối ra vào sân khấu chính của diễn viên. Hanamichi có nghĩa là Đường hoa vì khán giả thường tặng hoa và quà cho diễn viên ngay trên lối đi này. Ngoài công dụng làm lối đi thông với sân khấu chính, hanamichi còn là nơi để các diễn viên trình diễn những cảnh quan trọng.

    Một dạng thiết kế sân khấu khác cũng rất phổ biến trong Kabuki là sân khấu xoay Mawari-butai. Ra đời vào giữa thế kỷ 18, sân khấu xoay rất hữu dụng, nó giúp chuyển cảnh nhanh chóng nhờ kỹ thuật đẩy sân khấu xoay tròn. Sân khấu xoay có ưu điểm là chuyển cảnh tiện lợi nhưng quá trình thiết kế mất nhiều thời gian vì nó rất công phu.


    Seri là dạng thiết kế sân khấu dùng cửa sập, ra đời từ giữa thế kỷ 18. Diễn viên và các cảnh vật có thể xuất hiện hoặc biến mất trên sân khấu nhờ hệ thống nâng lên và hạ xuống thông qua những chiếc lỗ được thiết kế ngay trên nền sàn diễn.

    Kabuki có lịch sử hình thành khoảng 4 thế kỷ, nó ra đời vào đầu thời Edo. Kabuki có thể hiểu là Ca vũ kỹ tức kỹ năng múa và hát. Người sáng tạo ra Kabuki là Okuni, một thiếu nữ từng phụng sự trong đền thờ Izumo ở tỉnh Shimane.

    Okuni nổi tiếng múa đẹp, hát hay và diễn giỏi. Bà được ban quản lý đền thờ gởi đến Kyoto để biểu diễn các điệu múa và bài hát ca ngợi thần linh. Các điệu múa của Okuni được mọi người mến mộ. Nhanh chóng sau đó, chúng được các cô gái bắt chước và trở thành một loại hình giải trí hấp dẫn lúc bấy giờ. Tuy nhiên, để ngăn chặn việc lợi dụng Kabuki vào các hoạt động không lành mạnh, chính quyền đã cấm nữ giới tham gia trình diễn.

    Giữa thế kỷ 17, chỉ có diễn viên nam mới được phép trình diễn trên sân khấu Kabuki. Đây cũng là giai đoạn Kabuki phát triển mạnh mẽ, nó trở thành loại hình sân khấu được ưa chuộng nhất trong dân chúng.

    Đến thời Minh Trị, thế kỷ 19, Kabuki vẫn tiếp tục phát triển bất chấp làn sóng du nhập của văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, lịch sử Kabuki đã trải qua một giai đoạn khó khăn sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2. Phần lớn các nhà hát Kabuki bị bom đạn trong chiến tranh phá hủy. Khi Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, họ đã cấm trình diễn Kabuki vì e ngại các vở diễn sẽ truyền bá tư tưởng thù hận trong dân chúng.

    Đến năm 1947, trước sức ép của công chúng, lệnh cấm được bãi bỏ. Từ đó, các sân khấu Kabuki sáng đèn trở lại, Kabuki bước vào một giai đoạn phát triển mới để trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của Nhật Bản và thế giới.

    Và hơn 60 năm sau, hiện nay, bên cạnh các vở Kabuki đậm chất truyền thống, lối diễn mới mang phong cách hiện đại cũng đã hình thành. Không chỉ là loại hình sân khấu của riêng người Nhật, Kabuki giờ đây đã trở thành di sản của nhân loại và là một sản phẩm du lịch hấp dẫn khách nước ngoài đến với Nhật Bản. Xem Kabuki, có thể nhiều người không hiểu hết những gì đang diễn ra trên sân khấu nhưng ở một mức độ nào đó, họ vẫn có thể cảm nhận được một phần tinh túy của nghệ thuật đặc sắc này.

    Thanh Tâm
    THVL
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    KhaiTinh (05-08-2012), seawitch (20-01-2013)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kabuki
    By Honda Satoshi in forum Nghệ Thuật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-06-2012, 10:46 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 10-11-2011, 09:54 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •