Shoyu hay nước tương Nhật Bản
Người Nhật không dùng nước mắm làm từ cá, họ dùng nước tương (shoyu hay xì dầu hay tương dầu). Tuy nhiên shoyu của Nhật Bản khác loại của Trung Quốc (vốn gồm phần lớn đậu tương và chỉ một ít ngũ cốc rang chín) ở chỗ shoyu của Nhật Bản thường có một nửa là đậu tương, một nửa là lúa mỳ nên vị ngọt hơn xì dầu của Trung Quốc và hai thứ không thể dùng thay thế nhau khi nấu món ăn.
Thành phần shoyu của Nhật: Đậu tương (daizu trong tiếng Nhật hay soy bean trong tiếng Anh), lúa mỳ, muối
Phương pháp sản xuất shoyu: Lên men bằng nấm men
Cách sử dụng: Giống như nước mắm (làm từ cá) tại Việt Nam, shoyu được dùng để làm nước chấm, pha nước chấm trong bữa ăn hay chế biến món ăn.
Quảng cáo nước tương Nước tương đóng chai
Giống như nước mắm, shoyu được sản xuất, đóng chai và bán trong siêu thị. Có thể nói nước tương shoyu chính là "nước mắm" trong đời sống hàng ngày của người Nhật Bản.
Men-Tsuyu hay tsuyu - Nước chấm mỳ Nhật
Men-tsuyu hay gọi là tsuyu (cách đọc: "men chư iu" hay "chư iu", "men" có nghĩa là "mỳ") là nước chấm có vị mặn của shoyu nhưng có vị ngọt của thịt, thường dùng làm nước chấm (có kèm mù tạt wasabi và hành lá thái nhỏ hay hành tây thái nhỏ) để chấm các loại mỳ Nhật như mỳ somen, mỳ soba, mỳ udon, mỳ hiyamugi. So với shoyu, tsuyu gần với nước nắm Việt Nam hơn nhờ có vị ngọt (do có dashi).
Thành phần của men-tsuyu: Dashi (là nước chiết suất bằng cách ninh thịt cá, rau, nấm hay tảo biển để lấy vị ngọt), shoyu (nước tương Nhật), mirin (rượu nấu bếp của Nhật, có vị rượu và vị ngọt), đường.
Tsuyu cho mỳ somen Somen và nước chấm tsuyu
Tsuyu thịt cá hầm Tsuyu tảo kombu
Vị ngọt của nước tương tsuyu có thể được lấy từ thịt cá, hay rau, nấm, tảo biển,... nhưng đều cho vị ngọt gần gũi với nước nắm của Việt Nam.
Bookmarks