Sở thích khoái khẩu của nhiều người có thể là thủ phạm của một số bệnh mãn tính nguy hiểm, như sỏi thận, béo phì hay tiểu đường.
1. Sỏi thận
Các nghiên cứu cho thấy việc uống nước ngọt có liên hệ mật thiết với nguy cơ bị sỏi thận và sỏi niệu quản. Nước ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi và kali của cơ thể, trong khi lại tăng sự hấp thụ đường, vốn có thể dẫn tới tích lũy sỏi.
2. Béo phì
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nước ngọt thúc đẩy bệnh béo phì, và việc hạn chế dùng loại nước này sẽ giúp ích trong kiểm soát cân nặng.
3. Thiếu hụt dinh dưỡng
Với những người uống nhiều nước ngọt, hàm lượng tiêu thụ chất xơ, thức ăn chứa tinh bột và protein sẽ giảm đi. Điều này đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Ngoài ra, người uống đồ ngọt thường xuyên thì cũng hiếm khi ăn uống đủ vitamin và khoáng chất.
4. Tiểu đường
Một khảo sát theo dõi trong 8 năm trên hơn 91.000 phụ nữ phát hiện thấy nguy cơ tiểu đường tăng gấp đôi ở những người uống một lon nước ngọt hoặc nhiều hơn mỗi ngày, so với người uống ít hơn.
5. Loãng xương, gãy xương
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ đáng kể giữa nước ngọt và việc làm giảm mật độ xương. Uống quá nhiều nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương.
6. Bệnh răng
Lượng nước ngọt uống vào và nguy cơ mắc bệnh răng có mối liên hệ khá rõ. Sâu răng có thể do nước ngọt đã làm mất đi hàm lượng caxin, vì thế, răng trở nên nhạy cảm hơn.
7. Bệnh Gút
Nước ngọt làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể người, và vì thế làm tăng nguy cơ mắc gút. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc dùng quá mức nước ngọt thậm chí có thể gây huyết áp cao.
Nguồn: khoahoc.com.vn
Bookmarks