>
kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Kyudo(弓道) – Nghệ thuật bắn cung Nhật Bản

  1. #1
    ^^ cá đổi màu ^^
    ♥ JPN's Super Lover ♥
    Sayuri_chan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 55322
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Phú Thọ
    Tổng số bài viết: 2,127
    Thanks
    462
    Thanked 8,599 Times in 1,653 Posts

    Kyudo(弓道) – Nghệ thuật bắn cung Nhật Bản

    Cung đạo là nghệ thuật bắn cung của Nhật (kyudo) còn gọi là xạ nghệ. Cung đạo mang một ý nghĩa triết lý sâu xa. Do vậy mục đích chính của người bắn cung không phải là bắn trúng đích mà là nắm vững cái nghệ thuật bắn cung. Khi cung thủ nắm vững đến mức hoàn thiện từng động tác của mình – thoát ra khỏi cái ý muốn thường ám ảnh là muốn tên phải bắn trúng đích – thì mũi tên sẽ tự lao đến đích. Người Nhật không coi Cung đạo là một môn thể thao mà coi nó như là một nghi thức tôn giáo. Do đó “đạo” của Cung đạo chẳng phải nói về thể thao gia tập luyện thân thể mà nói về năng lực phát huy từ việc rèn luyện tâm linh, với mục đích bắn trúng mục tiêu tâm linh. Cho nên, trên căn bản, cung thủ nhắm vào chính mình và thậm chí có thể thành công trong việc bắn trúng chính mình.

    Như vậy, Cung đạo là những bài học luyện tập tâm linh, là phương pháp tu tập thiền định, người thực hành không thể thành tựu được điều gì ở bên ngoài bằng cung tên, mà chỉ có thể thành tựu trong nội tâm, với chính bản thân. Cung tên là một loại võ khí của thời xưa, nhưng nay thì nó là một phương pháp không chỉ riêng nhắm đến mục đích vị lợi hoặc thuần túy thỏa mãn óc thẩm mỹ, mà cốt để tu tâm dưỡng tính, hay nói đúng hơn là để tâm hội nhập với chân lý thâm cùng.Tinh tuý của Cung đạo ngày nay là đạt đến chân thiện mỹ, lấy trạng thái tâm linh làm nền tảng .
    Cây cung dùng trong Cung đạo lớn hơn nhiều so với loại cung thường. Cây cung này cũng không được cân đối. Sợi dây của cây cung không được chạm vào vòng cung. Mũi tên cũng dài hơn thường lệ. Chiều dài của mũi tên cũng như tầm cao của cây cung tương xứng với vóc dáng của cung thủ. Cung thủ thường dùng cái găng tay bằng da để nắm cung. Khoảng cách và vòng tròn của cái bia xa gần, lớn nhỏ tuỳ thuộc vào người tổ chức. Thông thường, một cái bia tiêu chuẩn có 36cm đường kính, đặt cách cung thủ 28m và trên mặt đất 9cm .

    Rèn luyện bắn cung trước tiên là tu tập nội tâm. Cung tên chỉ là phương tiện cho những gì có thể xảy ra mà không cần tới chúng, chúng chỉ là con đường dẫn tới mục tiêu, chứ chẳng phải là chính mục tiêu, chỉ là những hỗ trợ cho bước nhảy vọt tối hậu. Giương cung, ngưng lại, buông tên đều phải tuân thủ theo những giáo huấn đặc biệt. Chỉ cần chú ý rằng thân thể phải thư giãn khi đứng, ngồi, hoặc nằm. Nếu cung thủ tập trung tâm lực vào hơi thở thì lúc ấy chỉ còn nhận biết mình đang thở. Như vậy là sai . Muốn tự tách mình ra khỏi cảm giác và tri thức này, người ta không cần tới một quyết tâm nào, bởi vì hơi thở sẽ tự nó đi chậm lại, trở thành mỗi lúc một tiết kiệm hơi thở hơn trước, cuối cùng biến thành mờ nhạt và hoàn toàn thoát ra khỏi sự chú ý của cung thủ.
    Trong thuật bắn cung, cái bắn trúng và cái bị bắn không còn là hai đối tượng tách biệt nhau, mà hợp thành một thực thể duy nhất. Người bắn không còn ý thức gì về mình khi chăm chú vào tâm điểm trước mặt. Trạng thái không còn ý thức gì về mình hay “vô tâm”, “vô thức”, “phi tư lương” này chỉ có được khi cung thủ – người bắn – hoàn toàn vắng lặng, dứt bỏ cái tôi và nhập một với việc trao dồi để hoàn thiện tài năng kỹ thuật; mặc dù trong việc này có cái gì đó thuộc về một đẳng giới rất khác biệt không thể đạt đến bằng bất cứ sự học tập nghệ thuật theo cách tiệm tiến nào.
    Tính toán quá kỹ sẽ sai lầm. Toàn bộ công trình bắn cung như vậy là thất bại. Tâm lăng xăng của cung thủ đã phản bội lại chính mình trong mọi hướng và trong mọi môi trường hoạt động. Để dễ nhập vào tiến trình giương cung và buông tên, cung thủ quì một đầu gối và bắt đầu nhập định, đứng lên, bước về phía tấm bia theo nghi thức nghiêm trang, kính cẩn dâng cung tên lên trước mặt giống như dâng hiến phẩm vật cúng tế, rồi lắp mũi tên, nâng cung lên, giương cung và chờ đợi với thái độ tâm linh vô cùng tỉnh thức. Sau khi mũi tên và sức căng được thả ra nhanh như tia chớp, cung thủ giữ nguyên tư thế đó, đồng thời chậm rãi thở ra hết hơi rồi hít hơi vào. Chỉ tới lúc đó cung thủ mới được buông thõng tay xuống, cúi chào cái bia và – nếu đã bắn hết tên – lặng lẽ lui về phía sau.


    Chữ ký của Sayuri_chan
    Mây của trời cứ để gió cuốn đi


    Mainichi nihongo

  2. The Following 16 Users Say Thank You to Sayuri_chan For This Useful Post:

    AM25 (15-06-2011), babyblue0505 (08-06-2012), blackcat-89 (19-09-2012), hoangtu2108 (13-01-2012), Ibingo (06-06-2012), Kanade (06-07-2012), kei_itsumo (27-01-2011), ken_chan (09-06-2012), linhthp (05-07-2012), Locminh (20-09-2012), nessie_apple (07-12-2012), Ngọc_san (19-06-2012), ngongocmai (06-06-2012), pathway_nana (07-05-2012), phuheo2310 (07-01-2013), seaflower_412 (02-03-2012)

  3. #2
    Shokunin


    Thành Viên Thứ: 96602
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 26
    Thanks
    12
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    post ở đây cho những ai có hứng thú với việc tập bắn cung ^_^
    http://japanest.com/forum/showthread...udo-tai-Ha-Noi

  4. The Following User Says Thank You to Mikyo For This Useful Post:

    nessie_apple (07-12-2012)

  5. #3
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 101586
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 10
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mình có đọc qua quyển "thiền trong nghệ thuật bắn cung" rất nổi tiếng về cung đạo của Nhật, trong đó miêu tả chi tiết về phương pháp tập luyện tâm linh và yếu tố dẫn đến cái triết lý sâu xa của Thiền.

  6. #4
    Hyakusho
    Aoi Mizuka's Avatar


    Thành Viên Thứ: 122673
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hà Nội
    Tổng số bài viết: 67
    Thanks
    37
    Thanked 31 Times in 17 Posts
    Cái gì cũng được ng NB nâng lên thành Nghệ Thuật Thật đáng khâm phục
    Chữ ký của Aoi Mizuka
    The blue is is always a lonely mystery

    It seems like it is hiding my sadness and loneliness

    Every time I go pass it...

    Yes, again someday, I will keep the memories deep in my heart

    Even inside our laughing happiness

    Now it is time for the last days to come

  7. #5
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 127090
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 2
    Thanks
    48
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Có bạn nào biết chỗ nào học bắn cung ở TP.HCM ko?

  8. #6
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 131561
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 5
    Thanks
    2
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ở TPHCM hiện tại chưa có môn này chỉ mới có kendo thôi

  9. #7
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 137773
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 10
    Thanks
    8
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Nhìn cung của người Nhật quả thực khác biệt với TQ hay bên Châu Âu. Độ dài của cây cung đặc biệt dài, nếu đặt đứng cây cung, đa số là đều cao hơn cả cung thủ. Và chính thế lại càng khó kéo tên khi giương cung. Hơn nữa, chi phí để sở hữu được một bộ cung tên như thế này ở VN thì quả thực ....>.< Đây chính là lí do quan trọng cho việc dù muốn nhưng cũng đành bất lực.
    Không chỉ bắn cung mới mang yếu tố tâm linh, Kiếm đạo của Nhật Bản cũng tuơng tự. Và tuơng tự về chi phí để có được 1 thanh Kanta. Chưa kể ở VN, ko được tàng trữ vũ khí có tính sát thương cao: Mã tấu, kiếm, ....>.<
    Rốt lại, các môn võ học ở Nhật Bản chỉ có thể học được Nhu Đạo.

  10. #8
    Shokunin
    vanlongdao's Avatar


    Thành Viên Thứ: 110104
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: TP Hà Nội
    Tổng số bài viết: 20
    Thanks
    23
    Thanked 51 Times in 19 Posts
    Chúng ta hãy cùng thực hành Kyudo qua màn hình nhỏ chứ nhỉ Phải nhìn thật mới thích chứ . Bởi vì thực tế Kyudo còn rất nhiều điều hấp dẫn khác nữa đó ! Hãy chịu khó đọc và xem hết đoạn post dài nha các bạn ! Dưới đây là một buổi tập luyện Kyudo của học sinh trường trung học Yashio sau các hoạt động ở trường

    Một trong những điều tôi ngưỡng mộ về học sinh/sinh viên Nhật Bản là việc họ dành thời gian sau giờ học . Nhiều người trong số họ thực hành Bakatsu [部活] sau giờ học , Một số người thì ở lại trường học (Juku - 塾 – Scam School) . Số khác thì lại Arubaito [アルバイト]-( Công việc làm thêm bán thời gian) .

    Kyudo [弓道] là nghệ thuật bắn cung Nhật Bản được dịch theo nghĩa đen là “The way of bow” . Kyudo là một trong những hình thức của nghệ thuật truyền thống võ Nhật Bản lâu đời nhất thể hiện tinh thần sự tinh khiết và sự tập trung của con người (spirit, purity and concentration) .

    Ở hoạt động này của trường Yashio , trong vài tháng đầu, họ được thực hành những hoạt động đơn giản để bắt đầu làm quen với Kyudo như học cách sử dụng tên và cung , tập luyện bắn cung không có tên cũng như tăng cường thể lực , cơ bắp của họ tại một võ đường lớn (Kyudo hall – dojo). Vì lí do này mà nhiều học sinh/sinh viên đã bỏ hoạt động này do chưa được cầm tên bắn nên có cảm giác đây là việc đào tạo “xuông”.


    Sau nhiều tháng đào tạo , sau đó hs/sv đã được nhận mũi tên để bắn , Ở đây họ xếp hàng tại mặt sau của võ đường và lần lượt bắn vào mục tiêu .


    Trong võ đường (dojo) có hai thầy giáo (sensei) và các sinh viên giúp đỡ sinh viên bắn cung .


    Các biểu hiện và hành động của sv thay đổi khi khi đến lượt mình bắn . Họ sải bước vào vị trí của mình tại chỗ chụp trong khi tiếp tục nhìn vào mục tiêu. Chuyển động của cô gái này chậm nhưng rất duyên dáng . Họ thường mang theo hai mũi tên như bạn có thể nhìn thấy trên hình . Nữ giới thì đeo một cái Muneate[胸当て] đen trước ngực để bảo vệ khỏi dây cung khi căng lên .


    Thầy giáo đang chỉnh lại trang phục cho sv Kyudo-gi [弓道着].



    Chiếc dây màu đen trên có tên là Hakama [袴]. Nó được buộc theo hình chữ V hở ở trên.


    Đây là chiếc dầy được phép mang vào võ đường được gọi là "Tabi" [足袋] . Nó cho cảm giác đây là chiếc giầy được làm từ vải cứng . Dép của Ninja cũng tương tự Tabi nhưng đế được làm bằng cao su .


    Tên của nhà trường và học sinh được thêu vào tay áo . Hình thức thêu này được gọi là Shishu [刺繍] .Người sở hữu chiếc áo này có tên là Yamashita [山下] (vì người mặc áo này ko phải là Yamashita [山下]) .


    Tiếp đó là gang tay mà nếu không có nó những ngón tay bạn có thể bị đứt


    Chiếc gang tay này gọi là Kake [かけ] được làm bằng da (da gì thì mình ko rõ )


    Thầy giáo đang dạy cho cách làm thế nào để dữ được mũi tên


    Kake là tên gọi cho gang tay nhưng Mitsugake là từ được sử dụng để mô tả gang tay ba ngón còn Yotsugake là gang tay bốn ngón


    Tsuru [弦] là chuỗi cung và dây là những phụ tùng bao bọc trong một Tsurumaki [弦巻き].


    Kake được để trên kệ , bạn có thể thấy cái nào là của con gái đúng không , nếu Kake nào có tấm che ngực Muneate màu đen(nói ở trên) đó là của con gái đó ! Mình thực sự là thích những thiết kế này vì chỉ có con gái mặc chúng sẽ rất lạ cho những người cô đơn như mình !


    Một tỉ lệ lớn sinh viên bị thương khi bắn lần đầu tiên nên đây là hộp y tế được sử dụng khi có chấn thương xẩy ra


    Sinh viên đang được nghe hướng dẫn của thầy giáo (ở đây cô giáo chính là người hướng dẫn anh chàng , tên là Mayumi-san)


    Đầu tiên , Mayumi-san hướng dẫn chúng ta thực hiện , cô mất 3 bước để vào đúng vị trí như hình trên . Bạn có thể thấy sự yên lặng và nghiêm túc của cô và người xung quanh . Một vài pic thao tác cách bắn tên











    Đây là cung và tên bạn cần chọn chúng sao cho phù hợp với chiều cao của mình


    Trọng lượng của tên cũng tùy vào khoảng cách mục tiêu mà bạn cần nhắm đến


    Mayumi rắc một ít phấn để người bắn dễ dàng hơn trong việc cầm tên và cung


    Nơi người ta đứng bắn tên gọi là Sha-i [射位].








    Mayumi –san dạy cho chúng ta cách dữ tên , cách nâng mũi tên định vị người vào vị trí dễ bắn trúng mục tiêu nhất


    Kyudo còn được gọi là Ritsuzen [立禅] hay “Standing Zen” . bao gồm mọi thứ từ sự kiểm soát của hơi thở , lắng nghe , thị giác, di chuyển


    Trên ảnh là một số hướng dẫn Không hiểu viết gì nữa !!


    Sau khi hoàn thành buổi bắn tên và các mũi tên lấp đầy các mục tiêu thì các sinh viên sau đó sẽ hô “Onegaishimasu” có nghĩa là hãy cẩn thận (safe) sau đó ra ngoài nhặt tên đem trở lại


    Buổi học kết thúc tầm 19:00 lúc mà nhiều bạn sinh viên bắt đầu công việc bán thời gian của mình



    Trường trung học Yashio đặt nhiều bảng gồm nhiều sinh viên đã dành giải bắn cung Kyudo trên khắp nước Nhật !

    Dọn dẹp hiện trường :




    Đồng phục trường Yashio



    Một số hình ảnh khác :















    Nguồn : http://www.dannychoo.com/
    thay đổi nội dung bởi: vanlongdao, 15-11-2012 lúc 12:16 AM

  11. The Following 4 Users Say Thank You to vanlongdao For This Useful Post:

    ANNY_3003 (15-11-2012), nessie_apple (07-12-2012), phuheo2310 (07-01-2013), rase (15-11-2012)

  12. #9
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 71007
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 6
    Thanks
    7
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Cái gì cũng "đạo" hết Nhật bổn ghê thật.

  13. #10
    Ninja
    rase's Avatar


    Thành Viên Thứ: 98397
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 150
    Thanks
    235
    Thanked 322 Times in 66 Posts
    Trích Nguyên văn bởi blackcat-89 View Post
    Nhìn cung của người Nhật quả thực khác biệt với TQ hay bên Châu Âu. Độ dài của cây cung đặc biệt dài, nếu đặt đứng cây cung, đa số là đều cao hơn cả cung thủ. Và chính thế lại càng khó kéo tên khi giương cung. Hơn nữa, chi phí để sở hữu được một bộ cung tên như thế này ở VN thì quả thực ....>.< Đây chính là lí do quan trọng cho việc dù muốn nhưng cũng đành bất lực.
    Không chỉ bắn cung mới mang yếu tố tâm linh, Kiếm đạo của Nhật Bản cũng tuơng tự. Và tuơng tự về chi phí để có được 1 thanh Kanta. Chưa kể ở VN, ko được tàng trữ vũ khí có tính sát thương cao: Mã tấu, kiếm, ....>.<
    Rốt lại, các môn võ học ở Nhật Bản chỉ có thể học được Nhu Đạo.
    còn karate-do(không thủ đạo) và Aikido(hiệp khí đạo) nữa bạn.về Kendo thì người ta toàn tập kiếm gỗ thi đấu thì = kiếm tre, khi thực chiến thì vớ dc khúc cây là phang luôn ko cần katana đâu, nói chung học võ nhật thì chủ yếu là học cái tinh thần Nhật bản chứ về kĩ thuật thì nó giấu nghề giữ lắm =]]]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nhật Bản cung cấp 743.600 viên thuốc kháng cúm Tamiflu cho Việt Nam
    By Ren Shuyamaru in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-08-2008, 10:48 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-08-2007, 06:16 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-04-2007, 07:40 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •