Nguồn gốc của Ukiyo-e
Từ “ukiyo” có nghĩa là thế giới của những con người bình thường và “e” nghĩa là bức tranh. Từ lần đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 16, những bức tranh ukiyo-e thường miêu tả cuộc sống thường nhật của Kyoto. Phải đến tận thế kỷ 18 thì ukiyo-e mới trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến, và một phần cũng cần cám ơn sự phát triển trong kỹ thuật khắc in trên gỗ. Cũng trong thời gian này thì các nhân vật như diễn viên kịch kabuki hay những người phụ nữ đẹp dần được mô tả trên ukiyo-e, hoạ báo của các nghệ nhân ukiyo-e được truyền bá rộng rãi. Các nhân tố trên khiến ukiyo-e trở thành một phần của nền văn hoá Nhật Bản.
Mikaeri Bijin (A Beauty Looking over Her Shoulder) by Hishikawa Moronobu
Sự cách tân trong kỹ thuật
Lúc đầu, người ta ko in ukiyo-e mà vẽ nó bằng sumi (mực đen), sau đó thì tô màu, tuy nhiên khi số lượng màu tăng lên và bức tranh trở nên phức tạp hơn, kĩ thuật khắc in trên gỗ được phát triển lên thành sản xuất hàng loạt các mẫu in giống nhau. Thời gian đầu người ta sử dụng rất ít màu sắc nhưng khi kỹ thuật tiên tiến hơn, các bức tranh ukiyo-e cũng đa sắc màu và tinh tế hơn.
Quy trình khắc in trên gỗ gồm 3 công đoạn chính: (1) vẽ mẫu thiết kế bằng mực, (2) khắc mẫu vẽ lên tấm gỗ, và (3) thêm màu lên tấm gỗ và đặt giấy lên đó để in bức tranh. Trong từng công đoạn sẽ có những người chuyên môn phụ trách, và một quy trình tổng thể gồm rất nhiều việc nhưng một khi gỗ đã được khắc xong thì việc tái sản xuất các mẫu giống như thế sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Kỹ thuật in hàng loạt thế này trở nên phổ biến và từ đó ukiyo-e phát triển thành một hình thức nghệ thuật được ưa chuộng.
Ichikawa Monnosuke (The Actor Ichikawa Monnosuke) by Torii Kiyonobu
Phân loại Ukiyo-e
Từ khi thành một hình thức nghệ thuật phổ biến, các chủ đề trong ukiyo-e cũng được mở rộng nhằm mục đích giải trí cho con người. Yakusha-e là tranh vẽ về diễn viên kịch kabuki với các vai được ưa chuộng, nó cũng giống như các poster quảng cáo về phim ảnh hiện nay. Bijin-ga miêu tả các phụ nữ đẹp ở Edo.
Tokaido Gojusantsugi: Yokkaichi (Fifty-Three Stations of the Tokaido: Yokkaichi) by Utagawa Hiroshige
Có thể xem các bức tranh đó như hình ảnh những người phụ nữ thành thị lý tưởng. Cảnh vật vẫn chưa trở thành đề tài trong ukiyo-e cho đến mãi sau đó, khi cuộc sống của con người khấm khá hơn và có thể đi du lịch thư giãn. Các bức tranh cảnh vật đó có thể so sánh với các tấm bưu thiếp của ngày nay.
Ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây
Khoảng cuối thế kỷ 19, các hoạ sĩ Châu Âu tình cờ nhìn thấy các bức ukiyo-e được sử dụng làm giấc bọc. Họ bị lôi cuốn bởi những đường nét ấn tượng, các tông màu đậm và sự phóng khoáng của các bức ukiyo-e.
Furyu Rokkasen: Sojo Henjo (Six Famous Poets: The Priest Henjo) by Suzuki Harunobu
Cho đến thời điểm đó thì các nghệ sĩ châu âu và châu Mỹ chưa từng được xem loại kỹ thuật mà các nghệ nhân ukiyo-e sử dụng. Ukiyo-e đã có ảnh hưởng lớn đến các nghệ sĩ nổi tiếng thuộc trường phái Ấn tượng như Vincent van Gogh hay Claude Monet.
[Nguồn: Kids web Japan]
Bookmarks