>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Ngạc nhiên với bữa ăn trưa trong trường học Nhật Bản

  1. #1
    Chụt chụt ~^o^~
    Momo-chan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 35612
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: TP Đà Nẵng
    Tổng số bài viết: 2,956
    Thanks
    4,168
    Thanked 7,814 Times in 2,299 Posts

    Ngạc nhiên với bữa ăn trưa trong trường học Nhật Bản

    Khi một em nào đó làm rơi thức ăn ra sàn, giáo viên không tức giận mà đợi cho học sinh tự giúp nhau. Đối với người Nhật, để học sinh mắc sai lầm là một phần của giáo dục.

    Bữa trưa tại trường học là một nét văn hóa, nó ra đời từ thế kỷ 19 và được chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm. Thậm chí, họ còn ban hành Luật về vấn đề này và coi nó như một chiến lược quốc gia.


    Bữa ăn trưa tại một trường mẫu giáo Nhật Bản.

    Hệ thống giáo dục Nhật Bản được chia làm 6 cấp: Mẫu giáo (cho trẻ từ 3-5 tuổi), Tiểu học (cho trẻ từ 6 – 11 tuổi), Trung học cơ sở (cho trẻ từ 12 -14 tuổi), Trung học phổ thông (từ 15 – 17 tuổi), Đại học và Cao Đẳng (từ 18 đến 21 tuổi) và Sau Đại Học (từ 22- 23 tuổi hoặc hơn).

    Giáo dục bắt buộc tại Nhật bản kéo dài đến hết Trung học cơ sở. Theo số liệu năm 2006, có 96,5% trẻ học hết cấp THCS, vì vậy có thể khẳng định hầu hết người Nhật đều từng trải qua bữa ăn trưa trong trường học.


    Bữa ăn trưa của trẻ mẫu giáo được nhà trường chuẩn bị khá đẹp mắt.

    Tại Nhật Bản, học sinh được chia thành các lớp với số lượng khoảng 40 em. Việc chia lớp không phụ thuộc vào kết quả đánh giá học sinh mà được sắp xếp ngẫu nhiên. Các học sinh sẽ học trong phòng học của lớp mình và bữa trưa cũng diễn ra tại đó, hầu như không có phòng ăn trong trường học Nhật Bản ngoại trừ trường Đại học và Cao đẳng.


    Các học sinh sẽ học trong phòng học của lớp mình và bữa trưa cũng diễn ra tại đó, hầu như không có phòng ăn trong trường học Nhật Bản ngoại trừ trường Đại học và Cao đẳng.

    hức ăn được chuẩn bị bởi các đầu bếp trong trường vào mỗi buổi sáng. Thực đơn thay đổi mỗi ngày và học sinh không được yêu cầu món ăn khác, tuy nhiên một số trẻ bị dị ứng sẽ được nhà trường chuẩn bị những món đặc biệt. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn cấp sữa miễn phí cho trẻ mẫu giáo vào bữa ăn trưa.


    Bữa ăn trưa tại trường của học sinh tiểu học.

    Mỗi ngày sẽ có một số học sinh được chọn để giúp giáo viên phục vụ thức ăn cho các bạn, các em sẽ không được ăn cho đến khi người cuối cùng được phục vụ. Sau đó, tất cả học sinh cùng cám ơn và thưởng thức bữa ăn của mình. Một điều thú vị trong bữa ăn của học sinh Nhật đó là khi một em nào đó làm rơi thức ăn ra sàn thì giáo viên cũng không tức giận mà đợi cho các học sinh tự giúp nhau. Đối với người Nhật, để học sinh mắc sai lầm là một phần của giáo dục.

    Trong khi các nước phương Tây cho rằng bữa ăn trưa tại trường học Nhật Bản làm mất đi cá tính của trẻ và chống lại chủ nghĩa tự do thì người Nhật lại có lý do để tự hào về nó.


    Giáo dục về thực phẩm là một phần quan trọng, người Nhật dạy trẻ không được phép bỏ thừa thức ăn trên đĩa vì chúng rất quý giá.

    Từ năm 1889 ở Yamagata, trường mẫu giáo tại đây thường chuẩn bị cơm và cá dành cho trẻ em nghèo còn những trẻ nhà giàu sẽ ăn phần ăn được chuẩn bị sẵn của mình. Tuy nhiên, các giáo viên lại cho rằng giàu nghèo không phải lỗi của con trẻ, chúng xứng đáng được đối xử như nhau và vì thế họ chia thức ăn của mình cho học trò. Điều này đã nhanh chóng lan ra khắp nước Nhật.


    Vào những sự kiện đặc biệt, học sinh sẽ được tham gia vào một bữa tiệc và tự chọn cho mình những món ăn yêu thích.

    Khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, đất nước Nhật Bản càng lâm vào cảnh đói nghèo. Vào năm 1946, bữa ăn trưa bắt đầu xuất hiện trở lại tại các trường học Nhật Bản, thời điểm này, nước Nhật cũng nhận được lương thực viện trợ từ UNICEF và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đã có một số học sinh không thể ăn trưa tại trường vì bố mẹ chúng quá nghèo không thể đóng tiền ăn cho con. Chính phủ Nhật khi ấy ngay lấp tức bắt tay vào xây dựng Luật dành cho bữa ăn trưa trong trường học. Mục đích của Luật này là đảm bảo cho tất cả trẻ em đều được ăn, được lớn lên và trở thành niềm hi vọng của đất nước.


    Khi một em nào đó làm rơi thức ăn ra sàn thì giáo viên cũng không tức giận mà đợi cho các học sinh tự giúp nhau. Đối với người Nhật, để học sinh mắc sai lầm là một phần của giáo dục.

    Luật này được ra đời vào năm 1954 và trở thành một trong những đạo luật quan trọng của nước Nhật. Ngày nay, cũng có một số người chỉ trích bữa ăn trưa trong trường học Nhật Bản nhưng số người đó rất ít, đa phần người Nhật đều ủng hộ và tự hào về nó.

    Theo Afamily
    Chữ ký của Momo-chan
    青春っていうのは
    一本道じゃないんだ。
    二つに分かれたり
    脇道も近道も 行き止まりもある。
    でも どの道を行っても
    それが君の青春なんだ。

    Thanh xuân ấy
    Không phải chỉ là một con đường thẳng.
    Sẽ có lúc chia ra hai ngả
    Rồi cũng có cả đường nhánh, đường tắt hay cả ngõ cụt.
    Nhưng dù bạn có đi con đường nào
    Thì đó cũng chính là thanh xuân của bạn

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Momo-chan For This Useful Post:

    A Châu (22-04-2014), bee93 (28-10-2014), dinhlata93 (27-04-2014), Gaku-sama (01-05-2016), hayee (22-04-2014), ken_chan (18-06-2014), songchip (22-04-2014), tiachoptrang (22-04-2014)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-11-2013, 02:46 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 15-04-2011, 09:32 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 10-03-2009, 10:45 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-04-2008, 04:52 PM
  5. Sẽ có nhiều diễn biến trong bầu cử Thượng viện
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-01-2007, 05:41 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •