>
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Tết Trung thu và sự khác biệt văn hóa ở các nước châu Á

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Tết Trung thu và sự khác biệt văn hóa ở các nước châu Á

    Không chỉ Việt Nam, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… người ta cũng đón Tết Trung thu náo nức, với nhiều nghi lễ khác biệt…

    Việt Nam

    Tết Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Khi tiết trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa lao động vất vả. Theo các nhà khảo cổ thì Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ cả ngàn năm trước, với những hoạ tiết minh hoạ xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

    Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con “phá cỗ”, mua ***g đèn thắp nến để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, hồng và các thức hoa quả khác đặc trưng của mùa thu. Đây là dịp để cha mẹ thể hiện tình thương yêu con cái. Về sau, Trung thu còn có thêm một số nét nghĩa rất đẹp khác là dịp sum vầy, đoàn tụ của cả gia đình, là dịp tri ân tới những người có công ơn với ta.

    Bánh nướng, bánh dẻo cũng giống như bánh chưng của người Việt có chung một nét nghĩa là vỏ bánh bọc lấy các loại nhân thể hiện tình cảm gắn bó, bao bọc lẫn nhau. Nguyên liệu làm bánh cũng toàn là những sản phẩm nông nghiệp thân quen, dễ kiếm, dễ làm nên được coi là thứ bánh dân dã của dân gian.

    Tết Trung Thu vốn được coi là ngày Tết của trẻ em nên còn có tên gọi là Tết trông Trăng. Trẻ em trong dịp Tết này thường được người lớn tặng đồ chơi. Những món đồ truyền thống gồm có đèn ông sao, đèn ***g, mặt nạ chú tễu, đèn kéo quân, đèn cù, trống… rồi bánh nướng, bánh dẻo… Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng, múa lân-sư-rồng, rước đèn.

    Cũng trong dịp này người dân thường mua bánh trung thu, dâng trà, rượu lên cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm lên cao. Trong ngày này, mọi người thường biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân bánh Trung Thu để tri ân. Thời xưa, ông bà ta còn hay tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết này.










    Nhật Bản

    Tết Trung thu ở Nhật được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi nghĩa là “ngắm trăng”. Nó cũng diễn ra vào đúng ngày Rằm tháng Tám khi trăng tròn nhất, sáng nhất. Ngoài ra, người Nhật còn có Tết trăng khuyết thường được tổ chức vào ngày 13 tháng Chín âm lịch.

    Các đồ cũng lễ truyền thống của ngày này gồm một vài nhánh lúa và rơm khô hái về cắm vào bình hoặc treo trong nhà, cũng có thể đem tết lại thành những đồ trang trí xinh xinh mà người Nhật gọi bằng cái tên susuki. Đồ lễ không thể thiếu là bánh nếp, viên bánh tròn xoe màu trắng tượng trưng cho vầng trăng. Những thức đồ của mùa thu cũng được đưa lên bà thờ như một cách thể hiện lòng tôn kính đối với trăng. Khoai lang thường được cúng trong ngày lễ trăng tròn còn đậu đỗ và hạt dẻ thường được cúng trong lễ trăng khuyết.

    Ngoài ra, một bát mì soba nấu với rong biển, trứng và nước thịt là món ăn đặc trưng truyền thống trong lễ hội trăng rằm. Trên phố, trong những ngày này, người ta thường bán bánh mì trứng với hình ảnh quả trứng rán lên tròng trịa vàng rộm tựa vầng trăng ngày Rằm.








    Hàn Quốc

    Tại Hàn Quốc, tết trung thu có tên gọi là Chuseok hoặc Hangawi nghĩa là “trung thu tuyệt vời” diễn ra vào đúng dịp thu hoạch lớn trong năm tại đất nước này. Trung thu tại Hàn Quốc kéo dài trong 3 ngày với ngày Tết chính là ngày Rằm tháng Tám âm lịch. Trong dịp lễ lớn này, người nông dân Hàn Quốc ăn mừng một vụ mùa vừa qua, những người sống xa nhà sẽ về thăm quê và cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên gồm những món truyền thống của Hàn Quốc, đặc trưng nhất là loại bánh nặn bằng bột gạo có tên songpyeon và uống rượu gạo sindoju hoặc dongdongju.

    Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, dịp lễ Trung thu kéo dài 3 ngày là một trong những dịp lễ lớn trong năm để người dân quay về thăm quê nhà, thăm phần mộ tổ tiên. Bánh songypeon hình lưỡi liềm nặn bằng bột gạo rồi đem hấp với lá thông kim là món đặc trưng nhất. Ngoài ra còn có miến trộn japchae, bò nướng bulgogi và các thức hoa quả khác của mùa thu.

    Người Hàn Quốc thay vì múa lân sư rồng, sẽ hoá trang thành những chú bò, chú rùa cùng với một đoàn lễ nhạc đi đằng sau. Những trò chơi truyền thống trong dịp này còn có đánh trận giả, thi bắn cung, đấu vật… Ở miền Nam, vào đêm trăng tròn, phụ nữ và trẻ em sẽ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn và nhảy múa dưới ánh trăng.














    Trung Quốc

    Tết Trung thu tại Trung Quốc lấy hai biểu tượng chính là Chị Hằng và Thỏ Ngọc trên cung trăng. Về cơ bản, Tết Trung thu của họ không khác nhiều so với Tết Trung thu của người Việt, họ cũng thường ăn bánh trung thu, chủ yếu là bánh nướng. Bên dưới mỗi chiếc đèn ***g của người Trung Quốc thường có câu đối hoặc câu đố vui để giải đố lấy may.


    Người Trung Quốc thường treo đèn ***g trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm Rằm người ta sẽ thả đèn trên sông, thả đèn ***g Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Họ cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng và chú tễu nhảy múa trên phố.

    Theo dantri
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    alisa (27-09-2012), daisukijin (24-09-2012), hiruma_yoichi (24-09-2012), lunakaulitz (27-09-2012), nekoxinh (27-09-2012), ngongocmai (27-09-2012), nht.van (21-10-2012), snowdog (27-09-2012)

  3. #2
    Chonin
    alisa's Avatar


    Thành Viên Thứ: 135808
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 16
    Thanks
    17
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Tết Trung thu coi bộ chỉ có ở Châu Á mình thui hen
    các nước phương Tây chắc là ko có... vì cảm giác ngày lễ này đậm nét Á Đông hơn, phương Tây thì chủ yếu là Noel

    Ở VN mình chuộng ***g đèn hơn các bạn láng giềng nhở có cả phố ***g đèn, bên TQ hình như họ chỉ treo ***g đèn thui chứ ko có vụ cho con nít cầm chơi đi vòng vòng wanh xóm âu đó cũng là nét riêng của VN ^^

  4. #3
    Chonin
    nht.van's Avatar


    Thành Viên Thứ: 139497
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 10
    Thanks
    61
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thấy bánh trung thu ở VN là ngon nhất đấy. Rồi phố ***g đèn nữa.
    Tết trung thu độc quyền ở Châu Á thôi.
    Mỗi nơi có 1 phong cách riêng, nhưng mà cũng có cái hay của nó.
    Chữ ký của nht.van
    Ba mẹ là do duyên số, bạn bè là do chọn lựa.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 19-10-2010, 12:05 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 01-03-2010, 09:20 PM
  3. Trung thu 2009: Ngày hội văn hóa Việt – Nhật
    By nupagachi in forum Chat Chit - Làm quen
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 09-08-2009, 12:48 PM
  4. Ra mắt Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại VN
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 12-03-2008, 09:41 PM
  5. Ra mắt Trung tâm văn hoá, giáo dục Nhật tại VN
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 03-01-2008, 06:07 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •