>
Trang 1/3 1 2 3 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 21

Ðề tài: Đóng góp tư liệu về nhạc cụ truyền thống, dân gian Nhật Bản

  1. #1
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts

    Đóng góp tư liệu về nhạc cụ truyền thống, dân gian Nhật Bản

    Tài liệu về nhạc cụ, dân ca, văn hóa xưa của Nhật tiếng Việt rất ít. Shuya đang tự dịch một số tài liệu mang tính toàn diện, chi tiết về nhạc dân gian Nhật Bản. Trước mắt là về các nhạc cụ dân gian của Nhật. Bạn nào có tài liệu tiếng Việt/Anh có thể đóng góp giúp đỡ JPN và Shuya để biên tập, dịch, tổng hợp thành tài liệu lưu trữ. Cảm ơn các bạn rất nhiều
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  2. #2
    Retired Mod
    ZenG's Avatar


    Thành Viên Thứ: 1309
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 790
    Thanks
    114
    Thanked 131 Times in 65 Posts
    Vài nét khái quát

    Nhạc cụ đã ca ngợi tinh thần của Nhật Bản và làm xao động trái tim bao người Nhật qua nhiều thế kỷ. Sáo Nhật Bản có lịch sử hơn 1.000 năm, trong khi đàn một dây chỉ mới có mặt ở Nhật vào thế kỷ 18. Tất cả đã tạo nên sắc màu cho âm nhạc Nhật Bản, phát triển song song với nghệ thuật biểu diễn truyền thống.

    Nếu không hiểu rõ âm nhạc truyền thống Nhật Bản, bạn sẽ nghĩ bản nhạc nào nghe cũng giống nhau. Điều này đặc biệt đúng khi những người biểu diễn mặc quần áo truyền thống, chơi những nhạc cụ như shamisenshakuhachi. Nhưng trong thực tế, các chuyên gia phân loại âm nhạc truyền thống Nhật Bản thành 50, thậm chí 80 loại khác nhau.

    Âm nhạc truyền thống Nhật Bản được phân loại dựa theo cách phát âm của người ca sĩ, loại nhạc cụ và âm sắc của giọng hát và của nhạc cụ. Chẳng hạn, chuyện kể gidayubushi bunraku, những bài hát tokiwazu-bushi Kabuki và những bài hát trữ tình naga-uta đều được hát với phần đệm của shamisen, nhưng chúng tôi xếp chúng ở nhiều thể loại khác nhau nếu âm sắc của giọng hát và nhạc cụ khác nhau. Nói cách khác, mỗi thể loại có âm sắc của giọng hát và nhạc cụ riêng.

    Dù vậy, sự khác biệt về âm sắc giữa các thể loại là rất nhỏ. Điều này đúng cho cả giọng hát và nhạc cụ. Trong nhiều trường hợp, chỉ có chuyên gia mới có thể biết được thể loại nào đang được trình diễn. Tuy nhiên, các nhạc sĩ lại cho những khác biệt nhò này là hết sức quan trọng, và chú ý sao để âm sắc của thể loại này không bị pha trộn với thể loại khác. Đây chính là lý do khiến người ta phân các thể loại ra hết sức chi tiết. Sự lo lắng về những sự khác biệt nhỏ về âm sắc này được phản ánh rõ qua hình dáng của các loại nhạc cụ và trong cách biểu diễn.

    Nhạc cụ truyền thống Nhật Bản, cũng giống như nhạc cụ của những nước khác, có thể sắp xếp thành ba loại chính: nhạc gõ, sáođàn dây.

    Kotsuzumi: Một loại nhạc gõ là trốngg kotsuzumi. Hầu hết các dạng trống của Nhật được đánh bằng hai cái dùi, nhưng trống thì gõ bằng ngón tay. Để giữ đúng âm sắc, những người chơi trống phải lắng nghe âm thanh một cách cẩn thận và điều chỉnh sức căng của dây buộc mặt trống vào thùng. Thậm chí đôi khi họ phải thổi hơi lên mặt trống để giữ nó ở mức độ ẩm cần thiết cho một âm sắc nhất định.

    Shino-blue: loại sáo làm bằng tre. Khi thổi đệm với một ca sĩ trong một vở kịch Kabuki, người thổi sáo sẽ chọn một trong số 12 shino-blue để đạt được khoảng âm yêu cầu. Cũng vì mục đích này, người ta phải dùng hai hoặc ba shino-blue trong các lễ hội ở địa phương. Những điều này cho thấy các nhạc sĩ phải cố gắng nhiều như thế nào để đạt được loại âm sắc mà âm nhạc đòi hỏi.

    Shamisen và miếng gảy đàn: Dùng một miếng gảy lớn để gảy 3 dây đàn. Được sử dụng trong kịch Kabuki, bunraku và các loại hình nghệ thuật trình diễn khác. Chiều dài khoảng 100 cm. Loại đàn dây này thích hợp với nhiều hình thức biểu diễn khác nhau, bởi vì nó có khả năng tạo ra nhiều âm sắc khác nhau.


    (ảnh: Sugawara Chiyoshi)


    Shakuhachi: Loại sáo bằng tre được thổi từ một đầu ống, không có lưỡi gà, dùng để đệm theo các điệu dân ca và các loại nhạc truyền thống khác, cũng như với nhạc hiện đại. Chiều dài: khoảng 55 cm.


    Shakuhachi


    Chijin: Loại trống có mặt trong các buổi trình diễn dân ca trên đảo Okinawa. Có thể thay đổi âm thanh bằng cách điều chỉnh độ căng của đoạn dây bện dưới mặt trống. Đường kính: khoảng 23 cm.


    Chịjin

    Sanshin và ngón gảy đàn:Hầu hết các buổi trình diễn nhạc truyền thống Okinawa đều dùng loại nhạc cụ dây. Được xem là nguyên mẫu của shamisen, có thân bọc da rắn, và dùng ngón trỏ để gảy, chiều dài khoảng 80 cm.


    Sanshin


    Taiko: Da thú được đóng vào thùng trống. Trống được dùng trong các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống trên khắp nước Nhật. Kích thước trống cũng khác nhau – có những loại cầm được trên tay, nhưng cũng có loại cao hơn người chơi trống.


    Taiko


    credit: Umi@akebonogakko.vn

    ------

    Shu: ủng hộ Shu ^.^ Keep trying
    Chữ ký của ZenG
    My FB: Emz Nadax

    Utopia is on the horizon.
    I come 2 steps closer, it moves 2 steps away.
    I walk 10 steps and the horizon runs 10 step farther.
    That is what utopia is for: WALKING.
    ~ Eduardo Galeano ~

  3. #3
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    Trích Nguyên văn bởi Nanahara Shuyamaru View Post
    Tài liệu về nhạc cụ, dân ca, văn hóa xưa của Nhật tiếng Việt rất ít. Shuya đang tự dịch một số tài liệu mang tính toàn diện, chi tiết về nhạc dân gian Nhật Bản. Trước mắt là về các nhạc cụ dân gian của Nhật. Bạn nào có tài liệu tiếng Việt/Anh có thể đóng góp giúp đỡ JPN và Shuya để biên tập, dịch, tổng hợp thành tài liệu lưu trữ. Cảm ơn các bạn rất nhiều

    Đã đi tìm hết tài liệu tiếng Việt trên mạng, nhưng phần lớn (hay tất cả?) đều chỉ ở dạng sơ khai, rời rạc và không có hệ thống (chẳng hạn như bài bạn ZenG đăng bên trên).

    Vào Wikipedia Japan thấy họ viết rất công phu, đầy đủ và có hệ thống hẳn hoi. Từng loại nhạc cụ được phân mục cụ thể và rất nhiều thứ liên quan. Tại sao JPN có thế mạnh là tiếng Nhật lại không tổ chức dịch Wikipedia Japan?

    Những gì thuộc văn hóa Nhật thì người Nhật viết là kỹ nhất. Wiki các nước khác chỉ dịch lại thôi, và đôi khi họ còn bỏ sót hay nhầm lẫn. Do đó nếu người VN dịch lại từ Wiki của tiếng thứ hai (Anh, Pháp....) thì không bằng dịch trực tiếp từ Wiki Japan.
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  4. #4
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts
    @ Hiba: khổ nỗi trình Nhật ngữ của em còi cọc lắm. Vốn đã xác định là tìm hiểu văn hóa Nhật Bản một cách từ từ lâu dài rùi nên cái chủ đề rất tâm đắc này mỗi ngày nó càng kéo dài lê thê qua từng bản dịch ngoại Nhật. Trước mắt em định làm 1 nghiên cứu kha khá về Koto. Ở VN, chưa có mấy tài liệu chi tiết về lịch sử cũng như các câu chuyện xoay quanh loại đàn tuyệt vời này.
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  5. #5
    Hyakusho
    yagi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 107785
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 74
    Thanks
    57
    Thanked 133 Times in 72 Posts

    Shamisen

    Shamisen hay Samisen (Tiếng Nhật: 三味線; âm Hán-Việt: tam vị tuyến) là một loại nhạc cụ ba dây của Nhật được chơi với một miếng gẩy đàn được gọi là bachi.

    Shamisen có chiều dài tương tự với guitar nhưng cổ loại đàn này mỏng hơn và không có phím. Thân hình chữ nhật giống mặt trống của cây đàn được bọc da ở mặt trước và sau giúp khuếch đại âm thanh khi gẩy đàn. Da đàn thường được làm bằng da chó hoặc da mèo nhưng trong quá khứ có một loại giấy đặc biệt được sử dụng và nhiều loại nhựa cũng được dùng để làm mặt đàn. Dây đàn thường được làm bằng lụa, gần đây thì nylon cũng được sử dụng làm dây đàn.

    Các bộ phận của Shamisen












    Shamisen xuất hiện trong game Warriors Orochi 2 cùng nhân vật Motochika Chosokabe

    Bonus: Tiếng Shamisen của nhân vật Dayuu trong Shinkenger

    http://mp3.zing.vn/bai-hat/Samurai-S.../IW7FAWE0.html

    Nguồn:
    Nội dung: wikipedia.org
    Hình ảnh: Tổng hợp
    Link nhạc: mp3.zing.vn
    thay đổi nội dung bởi: yagi, 01-01-2012 lúc 01:37 PM
    Chữ ký của yagi

    <<<<< KASUMIFC >>>>>

  6. #6
    Hyakusho
    hey911's Avatar


    Thành Viên Thứ: 69817
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 87
    Thanks
    78
    Thanked 28 Times in 18 Posts
    Cái này là đàn tì bà đấy phải ko???

  7. #7
    Hyakusho
    yagi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 107785
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 74
    Thanks
    57
    Thanked 133 Times in 72 Posts
    Cái này tớ cũng không rõ, đàn tì bà thường thấy có hộp đàn như trái bầu. Còn Shamisen thì vuông. Nhưng cũng không dám chắc là hai loại đàn này khác nhau, bởi vì có thể là nó có nhiều loại, cũng châu Á cả mà.
    Chữ ký của yagi

    <<<<< KASUMIFC >>>>>

  8. The Following User Says Thank You to yagi For This Useful Post:

    hey911 (01-01-2012)

  9. #8
    quy ẩn
    Ngọc_san's Avatar


    Thành Viên Thứ: 49360
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 1,004
    Thanks
    4,163
    Thanked 1,400 Times in 679 Posts
    đàn này sao gọi là tì bà dc. Hình thức 2 loại đàn khác nhau, phát ra tiếng khác nhau và đặc biệt là tì bà dc sử dụng ở nhìu nc châu Á khác như VN, TQ nhưng shamisen thì mình chỉ thấy có người Nhật use thôi

  10. #9
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Shamisen

    Shamisen hay samisen (tiếng Nhật: 线 三味, nghĩa là “tam vị tuyến”), hay còn được gọi là sangen (nghĩa là “ba dây”) là một trong các nhạc cụ 3 dây được chơi với miếng gảy được gọi là một Bachi. Cách phát âm tiếng Nhật thường là “shamisen” (ở phía tây Nhật Bản, và thường trong thời kỳ Edo có nguồn gốc từ “samisen”) nhưng đôi khi cũng là “jamisen” khi được sử dụng như là một hậu tố (ví dụ, Tsugaru-jamisen).


    Kitagawa Utamaro, “Hoa của Edo: thiếu phụ diễn xướng với đàn Samisen”, ca. 1880


    Geisha Tokyo với đàn Shamisen, 1870s


    Cấu tạo

    Shamisen tương tự về chiều dài với đàn guitar, nhưng cổ của nó mỏng hơn nhiều và không hề có phím đàn. Phần thân đàn hình chữ nhật hơi tròn giống như mặt trống, được gọi là dō, được bọc mặt trước và sau bằng da theo cách làm đàn banjo, và iúp khuếch đại âm thanh của các dây đàn. Da thường được làm từ da chó hay da mèo, nhưng trong quá khứ 1 loại giấy đặc biệt cũng được sử dụng và gần đây nhiều loại chất dẻo khác nhau cũng đang được dùng thử. Trên da của một số các cây đàn shamisen tốt nhất, vẫn có thể nhìn thấy được vị trí của núm vú mèo.

    Cổ đàn shamisen thường được chia thành ba hay bốn đoạn sao cho thật vừa khít và liền lại với nhau. Thật vậy, một số cây shamisen được làm sao cho có thể dễ dàng tháo rời và xếp gọn lại để tiết kiệm không gian. Các chốt được sử dụng để quấn dây theo truyền thống được làm từ ngà voi, nhưng khi nó đã trở thành một nguồn tài nguyên quý hiếm, gần đây chúng được làm từ các vật liệu khác, chẳng hạn như các loại gỗ và nhựa.

    Ba dây đàn theo truyền thống được làm bằng lụa, hoặc, gần đây hơn, nylon. Sợi dây thấp nhất đi qua một gờ nổi nhỏ ở “nut” cuối để nó có thể bật lên, tạo ra một âm thanh đặc trưng được gọi là sawari (phần nào gợi nhớ đến âm bật vang của đàn sitar, được gọi là jivari). Phần trên của dō hầu như luôn luôn được bảo vệ bởi một nắp phủ được biết đến như một dō kake, và nhạc công thường đeo một dải vải nhỏ trên bàn tay trái của mình để tạo thuận lợi trượt lên và xuống trên phần cổ đàn. Dải vải này được gọi là yubikake. Cũng có thể có một nắp phủ trên đầu của nhạc cụ, được gọi là Tenjin.

    Chơi đàn


    Một nghệ sĩ đường phố chơi shamisen ở Sydney, Australia


    Đối với hầu hết các thể loại đàn shamisen, các dây đàn được gảy với một miếng gảy to và có trọng lượng có tên là Bachi, có hình tam giác, giống như một chiếc lá bạch quả. Bachi truyền thống được làm từ ngà voi, mai rùa, hoặc sừng con trâu nước. Tuy nhiên, một số trong những vật liệu này đã trở nên hiếm hoi, nếu không nói là bất hợp pháp, do đó, Bachi hiện nay thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa. Âm thanh của đàn shamisen tương tự trên một số khía cạnh với đàn banjo của Mỹ, trong đó phần thân đàn bọc da giống như trống , được gọi là dō, khuếch đại âm thanh của các dây đàn. Như trong kiểu chơi đàn banjo clawhammer của Mỹ, Bachi thường được sử dụng để gảy cả dây đàn và lớp da bọc, tạo ra một âm gõ cao.


    1 nhạc công người Nhật đang chơi shamisen còn người kia hát


    Trong kouta (小 呗; nghĩa là “đoạn nhạc ngắn”) và thỉnh thoảng ở các thể loại khác, shamisen được gảy bằng các ngón tay.

    Lên dây đàn

    Đàn shamisen được chơi và được chỉnh dây tùy theo loại đàn. Danh pháp của các nút trong một quãng tám cũng thay đổi tùy theo loại đàn. Sự thực, có vô số kiểu dáng của shamisen trên khắp Nhật Bản, và các cách lên dây đàn, khóa nhạc và ký pháp nốt nhạc cũng khác nhau ở 1 mức độ nào đó.

    Có các cách lên dây khác nhau cho đàn shamisen, nhưng ba trong số các cách lên dây đàn phổ biến nhất được công nhận trên tất cả các loại đàn là “honchoshi” (本 调子), “ni agari” (二 上がり), và “san sagari” (三 下がり).

    Honchoshi

    “Honchoshi” có nghĩa là “điều chỉnh gốc” hoặc “điều chỉnh cơ bản,” và nó được gọi như vậy bởi vì các cách lên dây khác được coi là bắt nguồn từ cách chỉnh dây này. Đối với cách điều chỉnh dây này, các dây đầu tiên và thứ ba được điều chỉnh riêng một quãng tám, trong khi dây đàn ở giữa được lên chỉnh đến ngang với một quãng tư, theo cách nói phương Tây, cách từ dây thứ nhất. Một ví dụ cho cách lên dây này là D, G, D.

    Ni Agari

    “Ni agari” có nghĩa là “tăng hai” hoặc “tăng đệ nhị,” và điều này đề cập đến một thực tế là âm vực của dây đàn thứ hai được nâng lên (từ honchoshi), tăng quãng giữa của các dây đầu tiên và dây thứ hai đến một quãng năm (ngược lại giảm quãng giữa các dây thứ hai và thứ ba xuống một quãng tư). Một ví dụ này cho cách lên dây này là D, A, D.

    San Sagari

    “San sagari,” có nghĩa là “hạ thấp ba” hay “hạ thấp đệ tam” để chỉ việc lên dây đàn shamisen đến honchoshi và rồi hạ thấp dây đàn thứ 3 (dây có âm vực cao nhất) xuống nguyên một bậc, vậy nên giờ đây nhạc cụ được lên dây trong các quãng bốn . Một ví dụ này cho cách lên dây này là D, G, C.

    Ký hiệu âm nhạc


    Nhạc phổ shamisen dọc, đọc từ phải sang trái.
    Các nút cho dây thứ 3 được thể hiện bằng chữ số La Mã, cho dây thứ 2 bằng các chữ số Trung Quốc, và cho dây số 1 bằng chữ số Trung Quốc đi trước bởi イ.


    Nhạc phổ shamisen ngang, đọc từ trái sang phải.
    Tương tự như nhạc phổ guitar, ba đường ngang đại diện cho các dây của shamisen.
    Các nút được biểu diễn bằng các chữ số La Mã, và các nút nhánh được chỉ ra bởi các nét gạch dưới chúng.


    Âm nhạc cho đàn shamisen có thể được viết bằng ký hiệu âm nhạc phương Tây, nhưng thường được viết bằng ký hiệu tablature. Trong khi các cách lên dây có thể là tương tự trên mọi loại đàn, cách thức mà các nút trên phần cổ của nhạc cụ (gọi là tsubo trong tiếng Nhật) được đặt tên thì không. Kết quả là, tablature cho mỗi loại đàn được viết khác nhau. Ví dụ, với phong cách min’yo shamisen, các nút trên shamisen được gắn nhãn từ 0, dây mở được gọi là “0″. Tuy nhiên, theo phong cách jiuta shamisen, các nút được chia nhỏ và đặt tên bởi quãng tám, với “1″ là dây mở và nút đầu tiên trong một quãng tám, bắt đầu lại ở quãng tám tới. Các nút này cũng được dán nhãn khác nhau cho shamisen phong cách Tsugaru. Để thêm vào sự dễ gây nhầm lẫn, đôi khi các nút có thể được “tráo,” và bởi vì tên của các nút và vị trí của chúng là khác nhau cho từng loại đàn, điều này cũng tạp nên sự phong phú cực kì. Do đó, học viên của một loại đàn shamisen sẽ cảm thấy khó khăn để đọc tablature từ các loại đàn shamisen khác, trừ trường hợp được đặc biệt huấn luyện để đọc các loại tablatures.

    Tablature có thể được viết bằng ký hiệu truyền thống của Nhật Bản từ phải sang trái theo chiều dọc, hoặc nó có thể được viết bằng ký hiệu hiện đại hơn theo chiều ngang từ trái sang phải, giống như tablature guitar hiện đại. Trong cách kí hiệu theo chiều dọc truyền thống, các ký tự Trung Quốc và các kí hiệu cũ cho các động tác được sử dụng, tuy nhiên ký hiệu từ các ký hiệu âm nhạc theo phong cách phương Tây, chẳng hạn như những cái tên tiếng Ý cho các động tác, kí hiệu nhịp và dấu lặng đã được du nhập vào.

    Lịch sử và các loại đàn

    Shamisen có nguồn gốc từ sanshin (三 线) (một nhạc cụ của Vương quốc Ryukyu, bây giờ là một tỉnh của Nhật Bản, từ thế kỷ 16 và là một trong những nhạc cụ chính được sử dụng ở miền đất đó), sanshin là nhạc cụ đã dần dần tiến hóa từ đàn sanxian Trung Quốc.

    Đàn shamisen có thể được chơi đơn hoặc chơi với đàn shamisen khác, hay hòa tấu với các nhạc cụ khác của Nhật, hoặc đệm cho các khúc ca như nagauta, hoặc chơi nhạc đệm cho một bộ phim, đặc biệt là chơi cho kabuki và bunraku. Cả đàn ông và phụ nữ theo truyền thống đều chơi shamisen.

    Phong cách kể chuyện nổi tiếng nhất và có lẽ được yêu cầu nhiều nhất là gidayū, được đặt tên theo tên Takemoto Gidayū (1651-1714), người đã tham gia tích cực vào nhà hát múa rối bunraku truyền thống ở Osaka. Đàn Gidayū shamisen và miếng gảy của nó là lớn nhất trong họ đàn shamisen, và những người dẫn xướng phải giới thiệu các vai của vở kịch, cũng như phải hát tất cả những lời dẫn giãi về các cảnh diễn. Vai người dẫn xướng thường nên gây mệt giọng đến nỗi những người biểu diễn phải được thay đổi nửa chừng qua mỗi cảnh. Có rất ít thứ được ký hiệu trong các cuốn sách truyền thống (maruhon) ngoại trừ những cái tên và những từ hồi đáp shamisen chung chung, thích hợp nhất định. Người chơi shamisen phải hiểu rõ toàn bộ công việc một cách hoàn hảo để phối hợp hiệu quả với sự diễn xuất của người diễn xướng. Từ thế kỷ 19 các nữ nghệ sĩ được gọi là onna-jōruri hoặc onna gidayū cũng tham gia biểu diễn các buổi hòa nhạc truyền thống này.

    Vào đầu thế kỷ 20, các nhạc sĩ khiếm thị, bao gồm Shirakawa Gunpachirō (1909-1962), Takahashi Chikuzan (1910-1998), và nhạc công sáng mắt như Kida Rinshōei (1911-1979), phát triển một phong cách chơi đàn mới, dựa trên các bài hát dân gian truyền thống (“min’yō”) nhưng có nhiều khúc ngẫu hứng và kĩ thuật ngón tay hào nhoáng. Phong cách này – nay được gọi là jamisen-Tsugaru, tiếp sau quê hương của nó ở phía bắc của đảo Honshu – tiếp tục trở nên khá phổ biến ở Nhật Bản. Phong cách Tsugaru-jamisen bậc thầy đôi khi được so sánh với bluegrass banjo.

    Kouta (小 呗) là phong cách nhạc khúc được học bởi geisha và maiko. Tên của nó có nghĩa là “nhạc khúc ngắn”, “đoản khúc” , tương phản với các thể loại âm nhạc trong bunraku và kabuki, hay còn gọi là nagauta (trường ca).

    Jiuta (地 呗), hoặc nghĩa đen là “thổ nhạc” là một phong cách cổ điển của âm nhạc shamisen.

    Shamisen trong các thể loại phi truyền thống

    Một nhạc công shamisen đương đại, Takeharu Kunimoto, chơi nhạc bluegrass trên đàn shamisen , có trải qua một năm học tập bluegrass tại Đại học Đông bang Tennessee và biểu diễn với một ban nhạc bluegrass dựa trên đó. Một nhạc công khác sử dụng Tsugaru-jamisen ở thể loại phi truyền thống là Michihiro Sato, người chơi khúc ngẫu hứng tự do trên nhạc cụ.

    Nghệ sĩ dương cầm nhạc jazz người Mỹ gốc Nhật Glenn Horiuchi chơi shamisen trong các buổi biểu diễn và thu âm của mình.

    Một bộ đôi nổi tiếng ở Nhật Bản được gọi là anh em Yoshida đã phát triển một phong cách chơi đàn năng động, bị ảnh hưởng nhiều bởi đơn tấu tiết tấu nhanh nhấn vào sự thăng âm và giọng mũi, mà thường được kết hợp với nhạc rock trên guitar điện.

    Người chơi ghi-ta kim loại Marty Friedman thường sử dụng shamisen trong các bản ghi âm của mình để tạo cho âm thanh lôi cuốn hơn trong âm nhạc của mình. [3]

    Nhạc sĩ rock người Nhật Gackt tổ chức buổi hòa nhạc “Đêm thứ sáu ngày thứ bảy” của mình năm 2004, ngồi trên sân khấu với một cây đàn shamisen, cùng tham gia bởi hai nhạc sĩ từ ban nhạc của mình, GacktJOB, cũng chơi shamisen.

    Nhạc sĩ rock người Nhật Miyavi cũng chơi shamisen vào những dịp khác nhau, kết hợp sử dụng của nó trong các album và trong suốt các buổi hòa nhạc (tức là màn ra mắt trực tiếp trong buổi hòa nhạc của superband S.K.I.N tại hội nghị Anime Expo năm 2007 tại Long Beach, California vào ngày 29 Tháng Sáu 2007).

    Nhạc công Tsugaru-jamisen người Mỹ và tay guitar Kevin Kmetz dẫn đầu một ban nhạc rock được gọi là God of shamisen, có trụ sở ở Santa Cruz, California, và cũng chơi nhạc cụ với ban nhạc Estradasphere.

    Nhạc sĩ Hiromitsu Agatsuma nhạc jazz truyền thống người Nhật kết hợp một hỗn hợp đa dạng các thể loại vào âm nhạc của mình. Ông sắp xếp một số bản nhạc jazz tiêu chuẩn và các bài hát nổi tiếng phương Tây khác cho shamisen vào album mới nhất của mình, Agatsuma Plays Standards. Đĩa thu trước đó của ông thể hiện âm nhạc điện tử, funk và phong cách truyền thống Nhật Bản.

    Các biến thể trong cấu tạo và kiểu chơi đàn

    Đàn Shamisen đa dạng về hình dạng và kích thước, phụ thuộc vào thể loại âm nhạc nào được biểu diễn với nhạc cụ.

    Nói chung, các hosozao cổ mảnh được sử dụng trong nagauta, cổ ngắn hơn và mảnh hơn đáp ứng cho các yêu cầu linh động và điêu luyện của Kabuki. Đàn hosozao này thường được sử dụng trong kouta, nó được gảy bằng các móng tay.

    Các chuzao, kích thước lớn hơn hosozao, lí tưởng cho jiuta, với một âm sắc êm dịu hơn lan tỏa hơn.

    Cuối cùng, futozao dày cổ được sử dụng trong âm nhạc mạnh mẽ của Gidayubushi (nhạc của Bunraku), Joruri và Tsugaru jamisen-. Trong những thể loại này, phần cổ dày của đàn thuận lợi hơn cho việc dùng nhiều lực hơn khi chơi các thể loại nhạc này. Các futozao (dịch nghĩa là “dày cổ”) của tsugaru-jamisen quả thật là 1 sự cách tân gần đây, và được cố ý tạo ra với một kích thước lớn hơn nhiều so với cây đàn shamisen theo phong cách truyền thống, và cổ của nó dài hơn và dày hơn các nagauta truyền thống và / hoặc jiuta shamisens.

    Bachi hay là các mỏng gảy được sử dụng để chơi đàn shamisen cũng khác nhau về kích thước, hình dạng và chất liệu. Bachi sử dụng cho nagauta và jiuta shamisens có hình tam giác, thường có các đỉnh rất nhọn. Gidayu shamisen sử dụng một Bachi rất mảnh mai , có hình tam giác tinh tế hơn. Các Bachi được sử dụng trong jamisen-Tsugaru có hình dạng tam giác dễ thấy, nhưng vẫn còn nhỏ hơn so với hầu hết các Bachi, và nó ít được phát âm hơn Bachi được sử dụng trong nagauta và jiuta. Bachi có thể được làm bằng nhựa, gỗ, mai rùa, sừng trâu nước, ngà voi, hoặc kết hợp của các vật liệu này.

    Chiều rộng của phần nối (Koma), vật liệu làm ra nó và vị trí của nó trên phần thân đàn của shamisen cũng khác nhau giữa các lọai đàn và các trường phái tấu đàn học.

    Shamisen được chơi cho các thể loại âm nhạc truyền thống của Nhật Bản, như jiuta, kouta, và nagauta, tuân thủ các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Những tín đồ thuần túy tôn sùng các thể loại này yêu cầu rằng đàn shamisen phải được làm bằng đúng loại gỗ tiêu chuẩn, đúng loại da tiêu chuẩn, và được chơi với các Bachi tiêu chuẩn. Hầu như không có sự đa dạng. Tsugaru jamisen, mặt khác, đã đem chính nó cho lối chơi hiện đại, và được sử dụng trong các thể loại hiện đại như jazz và rock. Như một nhạc cụ cởi mở hơn, các biến thể của nó tồn tại cho ta thấy. Các chốt điều chỉnh và Bachi, thứ thường được làm từ ngà voi hoặc mai rùa, là 1 ví dụ, giờ đây đôi khi chúng được làm bằng chất liệu acrylic để cho đàn shamisen một cái nhìn hào nhoáng hơn hiện đại hơn. Gần đây, các nhà phát minh tiên phong đã phát triển một Tsugaru-jamisen với bộ tải điện được sử dụng cùng với bộ khuếch đại, giống như guitar điện: các Tsugaru-jamisen điện đã được sinh ra.

    Các Heike (平 家) shamisen là một shamisen đặc biệt được thiết kế để biểu diễn các nhạc khúc Ondo Heike, một giai điệu dân gian có nguồn gốc từ Shimonoseki, tỉnh Yamaguchi . Phần cổ của đàn shamisen Heike là khoảng một nửa chiều dài của hầu hết các shamisen, cho nhạc cụ độ cao cần thiết để chơi Heike Ondo. Việc sử dụng loại đàn shamisen điển hình hơn cũng có thể, nhưng chúng phải được điều chỉnh với một thiết bị capo để nâng cao độ của chúng cho phù hợp để sử dụng.

    Theo tieulocloc.wordpress
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  11. The Following 4 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Fri3ng3R (11-02-2012), lynkloo (20-02-2012), Ngọc_san (12-02-2012), nic-chan (12-02-2012)

  12. #10
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Shakuhachi

    Shakuhachi (尺八 (しゃく は ち), phát âm [ɕakɯhatɕi]) là 1 loại sáo dọc Nhật Bản. Theo truyền thống nó được làm bằng tre, nhưng ngày nay cũng tồn tại các phiên bản làm từ ABS và gỗ cứng. Nó được sử dụng bởi các nhà sư của trường phái Fuke của đạo Phật Thiền (Zen Buddhism) trong việc thực hành suizen (吹 禅?, hành thiền thổi sáo). Âm điệu sâu lắng của cây sáo đã khiến cho nó trở nên phổ biến trong làng nhạc pop thập niên 1980 ở các nước nói tiếng Anh.


    1 ống sáo Shakuhachi , thổi vào đầu ống
    Trái: nhìn từ đỉnh, 4 lỗ
    Phải: nhìn từ đấy, 5 lỗ


    Những cây sáo thường được làm theo ngũ cung tối giản (thang 5 âm thấp nhất).

    Tổng quan

    Tên Shakuhachi nghĩa là “1.8 Shaku”, chính là đề cập đến kích thước của cây sáo. Nó là một tổ hợp của hai từ:

    * Shaku (尺?) Có nghĩa là “Shaku”, một đơn vị đo chiều rộng cổ xưa tương ứng 30.3 cm (0,994 foot Anh) và chia thành mười đơn vị nhỏ.
    * Hachi (八?) Có nghĩa là “tám”, ở đây chỉ tám sun, hay một phần mười của 1 đơn vị Shaku.

    Như vậy, “Shaku-hachi” nghĩa là “một Shaku tám sun” (gần 55 cm), cũng chính là chiều dài tiêu chuẩn của một shakuhachi. Các loại Shakuhachi khác rất đa dạng về độ dài, từ khoảng 1.3 Shaku lên đến 3.3 Shaku. Mặc dù kích thước khác nhau, tất cả chúng vẫn được gọi chung là “shakuhachi”.


    Một shakuhachi với utaguchi (歌 口, gờ thổi) của nó và lớp khảm gỗ.


    Người nhạc công thổi vào ống sáo- 1 ống dẫn khí hẹp qua 1 khối được gọi là “fipple”(phần lồi hẹp để đặt miệng vào ý=.=), và do đó hạn chế sự kiểm soát âm vực. Người nhạc công thổi shakuhachi cũng giống như người phải kề vào miệng 1 cái chai rỗng mà thổi vào vậy (mặc dù shakuhachi có một gờ nhọn để thổi) và còn phải có sự kiểm soát âm vực đáng nể. Năm lỗ đặt ngón tay được điều chỉnh theo 1 thang âm 5 bậc không có lấy một quãng nửa nhịp, nhưng nhạc công có thể bẻ cong mỗi nốt nhạc cũng như cả 1 quãng trường hoặc nhiều hơn, bằng cách sử dụng kỹ thuật gọi là Meri và Kari, trong đó các góc thổi được điều chỉnh để bẻ cong âm vực thấp xuống và cao lên. Các nốt nhạc cũng có thể được hạ thấp xuống bằng cách bịt hoặc che một phần lỗ đặt ngón tay. Vì có thể đạt được hầu hết các cao độ của âm thông qua các kĩ thuật thổi và kĩ thuật tay trên shakuhachi, mỗi 1 âm sắc có triển vọng đều được tính đến khi sáng tác hoặc chơi nhạc. Shakuhachi có phạm vi hai quãng tám nguyên ( quãng thấp hơn được gọi là Otsu, quãng cao hơn là kan) và một phần ba quãng tám nữa (dai-kan). Các quãng tám khác nhau được tạo ra bằng cách biến dạng tinh tế hơi thở và cách đặt môi.

    Một shakuhachi 1,8 tạo ra D4 (D cao hơn C Trung , 293.66Hz) như các nốt gốc của nó, nốt thấp nhất được tạo ra khi tất cả 5 lỗ đặt ngón tay được bịt lại với một góc thổi bình thường. Ngược lại, một shakuhachi 2,4 có một nốt gốc của A3 (A thấp hơn CTrung , 220Hz). Khi tăng chiều dài, khoảng cách giữa các lỗ đặt ngón tay cũng tăng lên, kéo theo cả các ngón tay dài ra và kỹ thuật tăng lên. Sáo dài hơn thường có thêm các lỗ đặt ngón tay bù trừ, và hầu hết những cây sáo thật dài luôn được tùy chỉnh cho phù hợp với 1 người độc tấu. 1 số honkyoku(đoạn nhạc), đặc biệt là của trường phái Nezasaha (Kimpu-ryu) thường được định hướng để chơi những sáo dài.

    Phần lớn sự tinh tế của shakuhachi (và kỹ năng của nhạc công) nằm ở màu sắc giai điệu phong phú của nó, và cả khả năng biến hóa đa dạng nữa. Các cách đặt tay, đặt môi khác nhau, và số lượng Meri có thể tạo ra các nốt có cùng cao độ, nhưng vẫn có những sự khác biệt hoặc vụn vặt hoặc lớn lao trong màu sắc của giai điệu. Những đoạn honkyoku phụ thuộc nhiều vào phương diện này của nhạc cụ để nâng cao sự tinh tế và chiều sâu của chúng.

    Shakuhachi thường được làm từ phần cuối gốc của một gióng tre, là những nhạc cụ cực kỳ linh hoạt. Lỗ có thể được che kín một phần (che đi 1/3, 1/2, 2/3, vv) và âm vực cũng thay đổi ít hay nhiều tùy theo cách thay đổi góc thổi. Nhạc công chuyên nghiệp có thể tạo được hầu như bất kỳ nốt nào mà họ muốn từ nhạc cụ, và tấu kho tàng rộng lớn của âm nhạc Zen nguyên bản, hợp tấu với đàn Koto, Biwa, và shamisen, âm nhạc dân gian, jazz, và những phần hiện đại khác.

    Do các kỹ năng cần thiết, thời gian chuẩn bị, và phạm vi chất lượng nguyên liệu cho shakuhachi tre thủ công, người ta có thể sẽ phải trả từ 300 USD đến 5.000 USD cho một cây sáo mới tinh hoặc đã qua sử dụng. Bởi vì mỗi phần của tre đều độc đáo, shakuhachi không thể sản xuất hàng loạt, và thợ thủ công phải dành nhiều thời gian tìm kiếm các đoạn có hình dạng chuẩn xác cho từng cây sáo riêng lẻ mới đạt đến âm vực chính xác cho tất cả các nốt nhạc. Hàng mẫu với chất lượng thượng hạng, với những lớp khảm đầy giá trị, hoặc có ý nghĩa lịch sử có thể lấy 10.000 USD hoặc nhiều hơn. Shakuhachi plastic hay PVC có một số ưu điểm trội hơn so với các cây sáo tre truyền thống: chúng có trọng lượng nhẹ, rất bền, gần như trơ với nhiệt và lạnh, và thường có giá dưới 100 USD. Shakuhachi làm bằng gỗ cũng sẵn có, thường là chi phí ít hơn tre nhưng đắt hơn vật liệu tổng hợp. Hầu hết tất cả nhạc công, tuy nhiên, lại thích tre hơn, với lý do chất lượng âm thanh, thẩm mỹ, và truyền thống.

    Lịch sử


    Bức phác họa của 1 komuso(bên phải) đang thổi shakuhachi


    Các cây sáo tre đầu tiên du nhập vào Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc qua Hàn Quốc. Shakuhachi đúng nghĩa, tuy nhiên, lại hoàn toàn khác biệt với các cây sáo cùng loại củaTrung Quốc – kết quả qua nhiều thế kỷ tiến hóa biệt lập ở Nhật Bản.

    Thời kỳ trung cổ, shakuhachi là đáng chú ý nhất trong vai trò của chúng ở tông phái Thiền Fuke của các nhà sư Phật giáo, được gọi là komusō (“thiền sư của hư vô,” hoặc “thiền sư vô vi”), họ dùng shakuhachi như một công cụ tinh thần. Nhũng bản nhạc của họ (gọi là “honkyoku”) được ngắt nhịp theo hơi thở của những người thổi và được xem là thiền định (suizen) cùng với âm nhạc.

    Du hành trên khắp nước Nhật bị giới hạn bởi Mạc phủ vào thòi này, nhưng giáo phái Fuke đã xoay xở đấu tranh để nhận được sự bãi miễn từ Shogun (Tướng quân), vì những thực hành tâm linh của họ đòi hỏi họ phải vừa di chuyển từ nơi này đến nơi khác vừa chơi shakuhachi và cầu xin của bố thí (có một bài hát nổi tiếng miêu tả các thầy tu hành khất truyền thống này, “Hi fu mi, hachi gaeshi”, “Một hai ba, nhảy qua cái bát khất thực”). Họ thuyết phục các Shogun cấp cho họ “độc quyền” chơi nhạc cụ. Đổi lại, một số phải làm gián điệp cho Mạc phủ, và các Shogun cũng gửi một số gián điệp đến trong lốt nhà sư Fuke. Điều này được thực hiện dễ dàng hơn nhờ các giỏ đan bằng cây liễu gai mà các nhà sư Fuke đội trên đầu, một biểu tượng cho sự thờ ơ của họ với thế sự.

    Đáp lại những bước phát triển này, một số đoạn honkyoku đặc biệt khó, ví dụ như Shika no tone, trở nên nổi tiếng như những “bài kiểm tra”: nếu bạn có thể thổi được chúng, bạn là một thiền sư Fuke thực thụ. Nếu bạn không thể, bạn có thể là một gián điệp và cũng rất có thể bị giết nếu bạn đang trong khu vực mang địch ý.


    Nhạc công đang thổi shakuhachi trong lễ hội Oshiro Himeji lần thứ 60, năm 2009


    Thời Minh Trị Duy Tân, bắt đầu vào năm 1868, Mạc phủ bị xóa sổ và giáo phái Fuke cũng vậy, để có thể xác định và loại bỏ dư đảng của shogun. Thổi shakuhachi đã chính thức bị cấm trong vài năm. Nhạc dân gian truyền thống không Fuke không bị ảnh hưởng nhiều từ việc này, vì các giai điệu có thể được chơi cũng dễ dàng như vậy trên các nhạc cụ ngũ âm khác. Tuy nhiên, các tiết mục honkyoku được biết đến chỉ dành riêng cho phái Fuke và được truyền thụ bởi việc lặp lại và thực hành, và phần lớn chúng đã bị mất đi, cùng với nhiều tài liệu quan trọng.

    Khi chính phủ Minh Trị đã cho phép thổi lại shakuhachi một lần nữa, nó chỉ như một nhạc cụ kèm theo của shamisen, koto, vv Mãi cho đến sau này honkyoku mới lại được phép tấu những đơn khúc ngắn 1 cách công khai .

    Shakuhachi theo truyền thống hầu như chỉ được thổi bởi đàn ông Nhật Bản, tuy nhiên tình hình đang thay đổi nhanh chóng. Nhiều giáo viên âm nhạc truyền thống shakuhachi chỉ ra rằng đa số sinh viên của họ là phụ nữ. Năm 2004 Big Apple Shakuhachi Festival tại thành phố New York đã tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên của những bậc thầy shakuhachi quốc tế là phụ nữ. Lễ hội này được tổ chức và dàn dựng bởi Ronnie Nyogetsu Reishin Seldin, bậc thầy shakuhachi đầu tiên có công việc giảng dạy toàn thời gian ở Tây Bán Cầu. Nyogetsu cũng có 2 Bằng Dại Shihan (Hàm tiến sĩ) , và điều hành KiSuiAn, Shakuhachi Dojo lớn nhất và tích cực nhất bên ngoài Nhật Bản, từ năm 1975.

    Người nước ngoài ngoài đầu tiên trở thành một bậc thầy shakuhachi là người Mỹ-Ostria Riley Lee. Lee đã chịu trách nhiệm về Lễ hội Shakuhachi Thế giới được tổ chức tại Sydney, Australia ngày 05-08 tháng 7 năm 2008, có trụ sở tại Sydney Conservatorium Music.

    Các bản thu âm

    Bản thu âm Shakuhachi đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ là Bell Ringing in an Empty Sky (Tiếng chuông ngân vang trên bầu trời trống trải), biểu diễn bởi Goro Yamaguchi cho Nonesuch Explorer Records on LP

    Những bản thu âm mới của âm nhạc shakuhachi tương đối phong phú , đặc biệt là trên các nhãn hiệu Nhật Bản và ngày càng gia tăng ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và Úc. Mặc dù nhạc cụ này đôi khi được coi là kỳ quặc và lỗi thời ở Nhật Bản, nó lại rất được hoan nghênh ở nước ngoài.

    Các thể loại chính của nhạc shakuhachi là

    * Honkyoku (truyền thống, solo),
    * Sankyoku (hợp tấu với đàn Koto và shamisen), và
    * Shinkyoku (những sáng tác âm nhạc mới cho shakuhachi và koto, các tác phẩm sau thời kỳ Minh Trị thường chịu ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây).

    Shakuhachi thường được dùng trong các bộ phim hiện đại, đặc biệt những film của James Horner. Các bộ phim, trong đó shakuhachi là đặc trưng nổi bật bao gồm: Huyền thoại mùa thu và Trái tim can đảm của James Horner, Jurassic Park và các phần tiếp theo của nó của John Williams và Don Davis, và The Last Samurai của Hans Zimmer và Hồi ức của một Geisha của John Williams.

    Trong lĩnh vực âm nhạc đương đại, nhạc phẩm của Carlo Forlivesi cho shakuhachi và guitar Ugetsu (雨 月) là một trong những tác phẩm thử thách nhất từng được viết cho nhạc cụ. “Các kỹ thuật biểu diễn mang theo độ khó rất đáng kể trong một vài tình huống hoàn toàn mới: một chuyển động táo bạo của ‘sự bành trướng’ với những truyền thống tương ứng của hai nhạc cụ bị dồn ép đến mức có khi chúng bị đẩy đến những thời điểm của các giới hạn về khả năng của chúng, với mục đích là để shakuhachi và guitar chơi trên cấp độ và với trình độ điêu luyện (hai nhạc cụ khác biệt sâu sắc về văn hóa và thanh âm), do đó càng làm tăng thêm phạm vi biểu cảm, kết cấu của các cuộc đối thoại, kích thước hài hòa và màu sắc giai điệu

    Tổng hợp shakuhachi

    Âm thanh của shakuhachi cũng đôi khi nổi bật lên trong nền âm nhạc không phải của người Nhật cũng không mang tính truyền thống, từ electronica đến rock-pop đến nhạc jazz, đặc biệt là sau khi được thường được vận chuyển như là một loại nhạc cụ “cài sẵn” trên những sự tổng hợp đa dạng và keyboard bắt đầu từ năm 1980. Dưới đây là danh sách các bài hát nổi tiếng từ nhiều thể loại âm nhạc, nơi bạn có thể nghe thấy âm thanh điện tử hoặc mô phỏng shakuhachi.

    Theo tieulocloc.wordpress
    thay đổi nội dung bởi: Kasumi, 12-02-2012 lúc 12:16 AM
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  13. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (20-02-2012), Ngọc_san (12-02-2012), nic-chan (12-02-2012)

Trang 1/3 1 2 3 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thông tin một số công ty Nhật tại Việt Nam
    By giangsan in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 09-06-2012, 10:25 AM
  2. “Nhan sắc” Nhật
    By Kasumi in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 23
    Bài mới gởi: 14-12-2011, 12:53 AM
  3. Công nghiệp ôtô (Jidosha sangyo)
    By Kasumi in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 22-03-2010, 11:50 PM
  4. Yasukuni và nước Nhật
    By Kasumi in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 30-01-2009, 02:15 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •