>
kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa

    Thành phố Kanazawa được biết đến là nơi có nhiều mưa. Trung bình trong 1 năm, cứ mỗi 3 ngày là có một cơn mưa. Vì thế, khi đến tham quan Kanazawa, các bạn đừng quên mang theo bên mình một chiếc ô. Mưa giúp cho cây cối nơi đây luôn tươi tốt và sau mỗi cơn mưa, những giọt nước đọng lại trên cành cây, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn.




    Nét đẹp cổ kính của thành phố Kanazawa


    Tại trung tâm thành phố Kanazawa, nét đẹp cổ kính vẫn còn đó với lâu đài Kanazawa được bao quanh bởi nhiều ngôi nhà lợp ngói. Đến với Kanazawa, các bạn sẽ có cảm giác như mình đang lạc vào một khu phố cổ với nhiều ngôi nhà gỗ nằm dọc đường đi. Vẻ đẹp cổ kính của nó dường như không bị mai một sau nhiều thế kỷ.

    Một điều nổi bật khác ở Kanazawa là đâu đâu cũng có nước. Kanazawa được mệnh danh là thành phố của những cơn mưa và có lượng nước dồi dào với hơn 50 kênh đào trong thành phố có. Một số con kênh đã được đào từ cách đây khoảng 400 năm.

    Từ xưa cho đến nay, cư dân ở thành phố này luôn có ý thức bảo vệ nước, chính vì thế nước sông và nước từ các con kênh đều rất sạch.





    Nước có mặt ở khắp nơi trong thành phố


    Anh Dũng
    THVL
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    f32009 (19-02-2012), Gaku-sama (12-01-2014), lynkloo (21-12-2011), phamyen (21-12-2011)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Thăm Kanazawa, ngắm hoa anh đào muộn


    Nằm giữa Kyoto và thủ đô Tokyo (Nhật Bản), thành phố Kanazawa xinh đẹp nổi tiếng với những khu phố cổ, những lâu đài, vườn công viên hàng trăm năm tuổi, những đền chùa linh thiêng, suối nước nóng… Và như nhiều thành phố khác của Nhật Bản, Kanazawa cũng đắm chìm trong sắc hoa anh đào mỗi độ xuân về.



    Dạo bước dưới vòm hoa anh đào, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh sẽ thấy tâm hồn thư thái đến lạ kỳ

    Khi chúng tôi đến, Kanazawa dù đã qua thời điểm rực rỡ nhất vẫn ngập tràn sắc hoa anh đào. Thả bộ trên con đường dẫn vào công viên Kenrokuen, một trong những công viên đẹp nhất nước Nhật, ai cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những hàng cây anh đào.

    Hoa phủ kín cả con phố, nở thành từng chùm dày trông như mây phủ trên những thân cây anh đào. Mỗi lần gió thổi qua, những cánh anh đào rơi xuống tạo thành những cơn mưa hoa làm say lòng khách phương xa.

    Trong công viên, những hàng anh đào tạo thành một mái vòm, người đi ngỡ như đang bước trong mái nhà được kết từ hoa anh đào. Nhiều loại anh đào lạ mắt hiếm thấy trồng trên các tuyến phố cũng có thể được tìm thấy ở đây.


    Hàng hoa anh đào màu phớt hồng đứng soi mình xuống mặt hồ Kasumigaike, tạo nên khung cảnh thơ mộng trong công viên Kenrokuen


    Những ngày cuối tuần, ngày lễ, các công viên thường rất đông người tới ngắm hoa anh đào. Khi đi, bao giờ người Nhật cũng mang theo rượu Sake - một loại rượu truyền thống được làm từ nước gạo - để vừa nhâm nhi vừa ngắm hoa. Đây được coi là nét văn hóa độc đáo được nhiều thế hệ người Nhật yêu thích và là một nếp sinh hoạt không thể thiếu với nhiều người mỗi dịp hoa anh đào nở.

    Những con suối nhỏ chạy quanh các công viên, những nhịp cầu nối liền những con đường làm cho cảnh vật thêm yên bình. Những chiếc đèn đá truyền thống là thứ không thể thiếu trong bất cứ khu vườn hay công viên nào ở Nhật. Có khá nhiều mẫu đèn với đủ kích thước khác nhau được bài trí trong công viên làm không gian cũng trở nên đặc biệt hơn - không gian Nhật.

    Trong công viên Kenrokuen có hồ Kasumigaike là hồ nhân tạo rất lớn, có một hòn đảo nhỏ ở giữa. Theo người Nhật, đó là nơi ở của môt ẩn sĩ có sức mạnh kỳ diệu che chở cho mọi người. Người Nhật cũng cho rằng hòn đảo này sẽ mang lại cuộc sống lâu bền, thịnh vượng đời đời.

    Nhưng phía bên kia hồ Kasumigaike là một không gian khác hẳn. Không còn những bông hoa anh đào nở trắng góc trời, thay vào đó là màu xanh bền bỉ của những cây tùng đứng soi mình bên con suối nhỏ. Có những cây tùng cổ thụ hàng trăm năm tuổi vươn mình thành tán khá rộng tạo nên những thế cây rất độc đáo chỉ riêng ở Kenrokuen mới có.

    Nằm đối diện với công viên là lâu đài Kanazawa, nổi tiếng ngay từ thế kỷ 17, với kiến trúc khá đặc biệt do ban đầu được xây dựng với mục đích quân sự, và cũng là một điểm tham quan du lịch thu hút khách du lịch. Không chỉ là lâu đài, nơi đây từng là căn cứ quân sự của quân đội Nhật, sau này trở thành khuôn viên của Trường đại học Kanazawa.


    Cạnh ngay hào nước xung quanh lâu đài Kanazawa cũng trồng rất nhiều hoa anh đào


    Thoạt nhìn lâu đài được xây dựng với lối kiến trúc giống như những lâu đài cổ khác ở Nhật Bản, nhưng mái được bọc thêm một lớp chì bên ngoài khá độc đáo. Người ta nói lớp chì đó sẽ tan chảy khi quân thù dùng lửa đốt lâu đài và quân lính sẽ lấy chì đó bắn trả lại để giữ thành.

    Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong lịch sử, lâu đài đã được sửa chữa, khôi phuc và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của thành phố du lịch Kanazawa. Những bức tường thành đá phủ màu rêu xanh khiến lâu đài càng thêm cổ kính. Những hào nước đào xung quanh lâu đài đã từng ngăn bước chân quân thù giờ thảnh thơi nằm đấy, lung linh soi bóng hoa anh đào...


    Hoa phủ đầy những con phố dài tưởng như bất tận, cánh hoa nhẹ rơi khắp con phố tạo nên vẻ đẹp riêng cho xứ Phù Tang

    Một loại hoa anh đào có màu đậm, cành khẳng khiu hơn những loại anh đào thường gặp


    Những cây anh đào ở Nhật có độ tuổi cả đời người

    Trong màn đêm, bông anh đào vẫn tươi tắn khoe sắc


    Ngay từ phía bên ngoài, công viên Kenrokuen đã rất ấn tượng với hoa anh đào


    Một góc công viên Kenrokuen


    Những cây tùng hàng trăm năm tuổi có những tán rất đẹp trong công viên Kenrokuen, được chăm sóc rất cẩn thận

    Hòa Nguyễn Blog's
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    f32009 (19-02-2012), Tsunami98 (21-08-2014)

  5. #3
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Một thoáng Việt Nam ở Ishikawa

    Cảm nhận khác về Nhật Bản, một Nhật Bản "sống chậm" giữa nhịp điệu hối hả, vũ bão của khoa học, công nghệ...

    Trong suy nghĩ của nhiều người, đi Nhật Bản là đến những siêu đô thị như Tokyo, Osaka, Kyoto, Yokohama, hay Nagoya… Nhưng trên đất nước mặt trời mọc này, vẫn còn không ít vùng đất khác có mối liên hệ rất gần gũi với Việt Nam. Ishikawa (Thạch Xuyên) - một tỉnh ven biển miền Trung Nhật Bản là một cái tên như thế.


    Phố cổ ở Thành phố Kanazawa


    1. Đúng với nghĩa là “xuyên đá”, đoàn tàu cao tốc Thunder Bird từ Kyoto đến Ishikawa liên tục lao qua những đường hầm xuyên núi dài hun hút. Bóng tối ập đến rất nhanh trong tiếng ù ù của đoàn tàu, rồi đột ngột mở ra trước mắt những cánh rừng phong hai sắc vàng, đỏ.

    Mới là cuối tháng 11, chớm đầu Đông, nhưng ở Ishikawa trời rất rét. Tầm năm giờ chiều, cảnh vật hai bên đường đã nhòa đi trong sắc tím sậm, làm nổi bật những vạt hồng trụi lá, rặt quả chín mầu đỏ ối, mọc hoang bên những thửa ruộng mới gặt.

    Trái ngược với cảm giác tù túng, chật chội, bị vây kín bởi bê tông, sắt thép tại các thành phố lớn khác trên đảo Honshu, Ishikawa có một sự khoáng đạt hiếm thấy. Đi dọc Ishikawa trên tuyến đường cao tốc nối Thành phố Komatsu tới thủ phủ Kanazawa, biển tung bọt trắng thoắt ẩn, thoắt hiện sau những khoảnh rừng và những cánh đồng lúa rộng bát ngát. Có cảm giác, Ishikawa là tổ hợp hài hòa cảnh vật giữa một tỉnh duyên hải Bắc Bộ và một địa phương cận Tây Bắc Việt Nam.

    Rộng hơn 4.000 km2, dân số chưa đầy 1,2 triệu người, Ishikawa như là một “oasis” (ốc đảo nhỏ) giữa Honshu đất chật, người đông. Mặc dầu vậy, trong sự khoáng đạt mênh mông ấy, cảnh vật vẫn hiện diện một sự sắp đặt chỉn chu, gọn gàng như trong những khu vườn bonsai Nhật.

    Ngoại trừ Kanagawa, thủ phủ của tỉnh, cũng là một trong mười thành phố du lịch hàng đầu Nhật Bản, ở các thành phố, thị tứ còn lại nhịp sống diễn ra khá chậm rãi. Không có nhiều nhà cao tầng, không có các metro - nơi những bước chân guồng nhanh đến chóng mặt để kịp các chuyến tàu làm việc. Ở Nomi, hay Komatsu, ngay trên nhiều tuyến phố chính vẫn có nhiều ngôi nhà gỗ hai tầng đặc trưng Nhật Bản, với thửa ruộng trồng cải xanh mượt cạnh nhà.

    Với nhiều thanh niên Nhật Bản, các tòa cao ốc, ánh đèn neon và nhịp sống gấp gáp chốn đô thị giờ không còn hấp dẫn nữa. Họ đang tìm về các vùng nông thôn như Ishikawa để tận hưởng cuộc sống chậm hơn. Tại các trường bách nghệ ở Ishikawa, có không ít thanh niên đang theo học các lớp ngắn hạn về nông nghiệp và làm vườn, dù có trong tay bằng kỹ sư công nghệ. Một sự đảo chiều ngoạn mục, khi cách đây hơn chục năm, thanh niên ở các vùng quê vẫn còn lũ lượt kéo nhau ra chốn đô thị lớn tìm việc làm.

    Còn khá xa lạ với nhiều người Việt, tất cả thông tin về Ishikawa trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia phiên bản tiếng Việt chỉ có chưa đầy 500 chữ với thông tin đáng chú ý duy nhất: đây là nơi đặt đại bản doanh của hãng sản xuất máy thi công lớn vào bậc nhất thế giới - Komatsu. Ấy vậy mà, trong buổi tiếp đoàn thanh niên Việt Nam đi tu nghiệp về đào tại nghề do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, ông Shiji Waada, thị trưởng Thành phố Komatsu lại khẳng định: hãy đi và cảm nhận - Ishikawa gần gũi với Việt Nam hơn các bạn tưởng rất nhiều.

    2. Bà Ayako Yoshida, 75 tuổi, sống ở Thành phố Nomi là một trong những thành viên tích cực nhất của Hội Hữu nghị Việt - Nhật của tỉnh Ishikawa. Như nhiều cụ bà khác ở Nhật Bản, bà Yoshida là người đã từng làm những con búp bê giấy, vải, chim hạc giấy và những chiếc huy hiệu mang dòng chữ “Hòa bình cho Việt Nam”, đem bán lấy tiền ủng hộ nhân dân Việt Nam trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Sau chiến tranh Việt Nam, dù mới đến TP. Hồ Chí Minh một lần duy nhất, nhưng mối liên hệ giữa bà với mảnh đất hình chữ S xa xôi vẫn hết sức bền chặt.

    Bà Konami Ayda, Chủ tịch Hội Giao lưu quốc tế Nhật Bản ở Komatsu cho tôi biết, từ 3 năm nay, hàng tháng, bà Yoshida đều dành 2 suất học bổng trị giá 1,5 triệu đồng/suất, trích từ khoản trợ cấp hưu trí khiêm tốn của mình, cho hai cháu nhỏ ở Hải Dương và Phú Yên.

    Hôm đón tôi về ăn ở cùng gia đình (“homestay”) theo chương trình giao lưu do JICA vùng Hokuriku tổ chức, bà cụ tự lái xe vượt gần 30 km từ Nomi tới Trung tâm Giao lưu quốc tế Thành phố Komatsu. Trong chiếc áo dài màu xanh da trời, bà Yoshida không khác nhiều so với những cụ bà Việt Nam vẫn xúng xính trong những dịp lễ trọng.

    Mặc dù được nghe nói nhiều về sự hiếu khách và chu đáo của người Nhật Bản, nhưng tôi vẫn bất ngờ khi ở nhà bà Yoshida. Biết sẽ được đón tiếp một người khách Việt Nam, từ trước đó một tuần, bà đã chuẩn bị những món ăn truyền thống của vùng để đãi khách. Vào mỗi bữa sáng - bữa chính của người Nhật Bản, bà bày ra đầy một bàn và bắt ăn thử mỗi thứ một ít, thứ nào được khen ngon thì phải ăn hết cả gói.

    Bà Yoshida không nói được tiếng Anh, còn tôi sau, gần một tuần ở Nhật, ngoài “arigato” (cảm ơn), “sumimasen” (xin lỗi), thì “oshi” (ngon) là từ tôi nói thạo nhất. Thế nên, điều phiền lòng duy nhất trong ba ngày “homestay” là việc bà cụ phải nhấc điện thoại nhờ một người cháu biết tiếng Anh hỏi xem, liệu bà có nấu vừa miệng không mà khách quý Việt Nam lại để thừa thức ăn nhiều thế, dù luôn miệng “Oshi, oshi”.

    3. Tôi được thăm Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) một cách khá bất ngờ, bởi trước khi đi bà Yoshida chỉ nói là sẽ đi cùng với vài người bạn đến một nơi rất đặc biệt.


    Tác giả trong Thư viện JAIST

    Nằm ở một ngọn đồi tuyệt đẹp ở ngoại ô Thành phố Nomi, tỉnh Ishikawa, JAIST là một nơi không dễ đặt chân tới, ngay cả đối với người dân địa phương. Người đưa tôi đi thăm JAIST là một người Việt - chị Quế Anh, người bạn vong niên của bà Yoshida. Nhờ có tấm thẻ của chồng, anh Quang Minh, một trong một chục giáo sư người Việt được bạn mời giảng dạy ở JAIST, Quế Anh đưa tôi băng qua ngọn đồi, tới thăm “thung lũng sillicon” của Nhật Bản.

    Là niềm tự hào về tri thức ở Ishikawa, JAIST được thành lập vào năm 1990, là trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Nhật Bản với ba ngành khoa học “đắt sô” nhất hiện nay là: công nghệ thông tin, khoa học vật liệu và khoa học tri thức. Sau 20 năm, có lẽ vị Thủ tướng Nhật Bản ký quyết định thành lập Viện khi ấy là ông Mori cũng không tưởng tượng được, ngay tại “đại bản doanh” của JAIST lại có một làng khoa học Việt Nam.

    Tại đây, hơn 60 nhà khoa học ưu tú của Việt Nam đang tham gia vào những vấn đề nóng bỏng của nhân loại: từ phản ứng của não bộ khi nhìn lên website tới pin mặt trời có thể thay được nhà máy điện hạt nhân. Chị Quế Anh cho biết, nếu tính cả trẻ em và gia đình, thì hiện JAIST có tới hơn 100 người. Trong số này, nổi tiếng nhất và cũng là người giữ vai trò “già làng” là GS. Hồ Tú Bảo, người vừa được mời làm thành viên Hội đồng Khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán Việt Nam, do GS. Ngô Bảo Châu đứng đầu. Có lẽ ở ngoài biên giới Việt Nam, đây là một cộng đồng tinh hoa người Việt đông đảo, có chất lượng bậc nhất không chỉ ở Nhật Bản, mà còn trên toàn thế giới.

    Bà Yoshida nhắc chị Quế Anh đưa tôi đến thăm một bức tường đặc biệt ở JAIST. Nằm ở ngay sảnh lớn, ở vị trí trang trọng nhất là hàng trăm tấm bảng đồng nhỏ, ghi tên các giáo sư có những công trình nghiên cứu đặc biệt tại JAIST, trong đó có rất nhiều tên người Việt Nam. Đến lúc này, tôi mới hiểu hết cái “đặc biệt” của JAIST mà trước khi khởi hành, bà Yoshida nhấn mạnh với tôi tới mấy lần.

    Bất chấp khoảng cách mênh mông về ngôn ngữ, tôi vẫn cảm nhận được tình cảm trân trọng, quý mến của bà Yoshida, cũng như những người dân Nhật Bản ở Ishikawa đối với Việt Nam.

    Vào đêm cuối của chương trình “homestay”, trong căn nhà gỗ cổ, vách mỏng kiểu truyền thống Nhật Bản của bà Yoshida, nghe tiếng dế rúc từng hồi ở vườn cải, lẫn tiếng róc rách của con mương nhỏ cạnh nhà, tôi không khỏi bồi hồi khi nhớ về miền quê xa ở Việt Nam, với hình ảnh bà ngoại thân thương của mình. Một cảm giác khiến tôi chợt thấy, vùng đất này thật gần gũi, ấm áp, giữa cái giá lạnh đầu đông ở Ishikawan

    Phạm Anh Minh
    tinnhanhchungkhoan
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. The Following 6 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    f32009 (19-02-2012), Gaku-sama (12-01-2014), lynkloo (25-01-2012), macphonglinh (25-01-2012), ngongocmai (25-01-2012), Tsunami98 (21-08-2014)

  7. #4
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Đầm lầy vàng Kanazawa

    Một khi bạn bạn đã đến Kanazawa, bạn sẽ yêu mến thành phố này và muốn sống lại ở đây. Kanazawa được gọi là "thành phố Kyoto thu nhỏ". Đây là một thành phố tuyệt đẹp với vườn cây Kenrokuen nổi tiếng (một trong ba vườn cây lớn ở Nhật Bản), thành Kanazawa, bảo tàng, đồ ăn.

    Kanazawa cũng là một thành phố du lịch hàng đầu, nơi có 7 triệu khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Trong lịch sử, Kanazawa là một thị trấn cổ được cai trị bởi gia đình Maeda từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Kanazawa không bị tàn phá trong chiến tranh hay các thảm họa thiên nhiên lớn. Vì thế mà ngày nay ở Kanazawa vẫn tồn tại các di tích lịch sử và kế thừa cách sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng như nghệ thuật biểu diễn truyền thống.

    Vị trí Kanazawa

    Kanazawa (金 沢 市-shi) là thành phố thủ phủ thuộc quận Ishikawa ở vùng Chubu của Nhật Bản. Nó nằm trên biển Nhật Bản, bao bọc bởi dãy núi Alps, vườn quốc gia Hakusan và công viên quốc gia bán đảo Noto. Thành phố nằm trên các con sông Sai và Asano.

    Kanazawa có nghĩa đen là "đầm lầy vàng": tên được cho là bắt nguồn từ truyền thuyết về một nông dân tên là Imohori Togoro đã rửa sạch bụi vàng từ khoai tây. Kanazawa đã từng được cai trị bởi gia đình Maeda từ 1583 cho đến thời Minh Trị Duy Tân năm 1868.

    MỘT SỐ ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ Ở KANAZAWA

    Vườn Kenrokuen


    Vườn Kenrokuen là địa điểm thăm quan nổi tiếng nhất của Kanazawa. Kenrokuen là một trong ba khu vườn đẹp nhất tại Nhật Bản. Nó được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 17 bởi các lãnh chúa phong kiến ​​của Kaga.

    Tòa thành Kanazawa


    Bên ngoài Kenrokuen là Ishakawa-mon, cửa chính của thành Kanazawa. Tòa thành này đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào năm 1888 nhưng đã được xây dựng lại vào năm 2001. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch khôi phục lại tòa thành này như thiết kế ban đầu của nó bao gồm công viên Chuo cũng như các khu vực lân cận.

    Con phố Chamise-dori

    Đường Chamise-dori là một con đường nằm giữa thành Kanazawa và vườn Kenrokuen. Trên con phố có một vài quán đồ lưu niệm và các quán cà phê.

    Biệt thự Seisonkaku


    Seisonkaku là một biệt thự được xây dựng vào năm 1863 cho các bà vợ của gia đình Maeda. Bạn có thể vào thăm quan ngôi biệt thự này từ phần phía nam của vườn Kenrokuen.
    Giờ mở giờ: 9h sáng - 5h chiều, đóng cửa vào thứ tư
    Giá vé: 700 Yên

    Quận Higashi Chaya


    Chaya là nơi Geisha giúp mọi người giải trí bằng cách nhảy múa trên nền nhạc từ những năm đầu của thế kỷ 17.

    Ga Kanazawa

    Ga Kanazawa là một trong những nhà ga xe lửa đẹp nhất Nhật Bản. Một mái vòm bằng kính được gọi là "Motenashi Dome" và một cửa gỗ "Tsuzumi-mon" được đặt ngay trung tâm nhà ga.

    Nghệ thuật truyền thống & thủ công mỹ nghệ của Ishikawa

    Nghệ thuật & thủ công mỹ nghệ truyền thống của Ishikawa là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và các mặt hàng thủ công truyền thống nổi tiếng của Ishikawa. Ở đây còn có dịch vụ giới thiệu cho khách du lịch quá trình làm ra một sản phẩm thủ công.
    Giờ mở giờ: 9h sáng - 5h chiều, đóng cửa vào thứ năm
    Giá vé: 250 Yên

    Đền Kanazawa

    Đền Kanazawa được xây dựng vào năm 1794 theo lệnh của Maeda Harunaga, một lãnh chúa phong kiến ​​của Kaga Clan. Nơi đây thờ học giả Sugawara Michizane, các nhà thơ và nhà chính trị trong thế kỷ 9 và 10.

    Quận Ishikawa với nhà hát kịch cổ điển Noh

    Noh là vở kịch cổ điển của Nhật Bản được bắt đầu từ thế kỷ 14. Noh trong Kaga Clan bắt đầu từ thế kỷ 16 bởi lãnh chúa Maeda Toshiie. Trong quận Ishikawa, Noh được biểu diễn một buổi vào ngày cuối tuần.

    Giờ mở giờ: 9h sáng - 5h chiều, đóng cửa vào thứ hai

    Bảo tàng lịch sử quận Ishikawa

    Bảo tàng lịch sử Ishikawa giới thiệu lịch sử của Ishikawa từ xa xưa đến hiện tại.
    Giờ mở giờ: 9h sáng - 5h chiều, tất cả các ngày trong tuần.

    Giá vé: 250 Yên

    Bảo tàng nghệ thuật Ishikawa

    Bảo tàng nghệ thuật Ishikawa giới thiệu các mặt hàng mỹ nghệ và hàng thủ công của quận Ishikawa. Tại đây trưng bày các bức tranh, điêu khắc, nghệ thuật và hàng thủ công truyền thống.

    Giờ mở cửa: 9h30 sáng - 6h chiều, tất cả các ngày trong tuần

    Giá vé: 350 Yên

    Đền Ishiura

    Đền Ishiura được xây dựng vào thế kỷ thứ 8 và là ngôi đền thờ lâu đời nhất ở Kanazawa.

    Bảo tàng nghệ thuật đương đại Kanazawa


    Bảo tàng nghệ thuật đương đại Kanazawa giới thiệu cho khách thăm quan tất cả các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật bao gồm âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. Bảo tàng được thiết kế bởi hai kiến ​​trúc sư nổi tiếng là Mazuyo Sejima và Ryue Nishizawa.

    Mở giờ: 10h sáng - 6h chiều, đóng cửa vào thứ hai

    Giá vé: miễn phí

    Đền Oyama


    Được xây dựng vào năm 1873, Oyama là một ngôi đền tuyệt đẹp với cổng chính có lối kiến trúc độc đáo. Được gọi là Shinmon, cổng chính này được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Hà Lan và là sự kết hợp tuyệt vời của các yếu tố kiến ​​trúc Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu. Đây được coi là tài sản văn hóa quốc gia. Oyama Jinja thờ Maeda Toshiie.

    Quận Naga-machi Buke Yashiki (nhà của Samurai)


    Naga-machi là nơi mà các Samurai thuộc tầng lớp trung lưu và những người phục vụ trong thành Kanazawa sinh sống trong những năm 1583-1868. Ở đây bạn vẫn có thể nhìn thấy các con hẻm và các bức tường bùn từ xa xưa sau nhiều thế kỷ. Một bức tường được xây với đá và bùn đưa vào một khuôn cứng. Mái nhà được bao phủ bởi các tấm gỗ mỏng. Kênh Onosho chảy dọc theo hẻm là kênh lâu đời nhất của Kanazawa và là đường thủy quan trọng vận chuyển hàng hóa từ các cảng khác.

    Trung tâm Naga-machi Yuzen (Trung tâm Yuzen Silk)

    Yuzen là nơi có kỹ thuật nhuộm vải lụa kimono hoặc các sản phẩm khác được thực hiện với kỹ thuật truyền thống. Kaga Yuzen. Một cuộn yuzen hoàn chỉnh được thực hiện thông qua các quá trình phức tạp. Trong trung tâm Yuzen Naga-machi, bạn có thể tìm hiểu các quá trình này.
    Giờ mở cửa: 9h30 sáng - 5h chiều, tất cả các ngày tuần

    Giá vé: 350 Yên

    Chợ Omi-cho


    Được xây dựng vào giữa thế kỷ 18, Omi là chợ chuyên phục vụ thực phẩm tươi sống cho cả người dân địa phương và khách du lịch. Ở đây bạn có thể mua hải sản tươi sống được đánh bắt ở vùng biển của Nhật Bản.
    Giờ mở cửa: 8h sáng - 6h chiều, đóng vào các ngày lễ.

    Công ty Tư vấn GD&ĐT Nam Á
    thay đổi nội dung bởi: Kasumi, 12-01-2014 lúc 01:59 PM
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  8. The Following 5 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    f32009 (19-02-2012), Gaku-sama (12-01-2014), lynkloo (19-02-2012), macphonglinh (26-01-2014), Tsunami98 (21-08-2014)

  9. #5
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Thành phố Kanazawa

    Từ lâu tỉnh Ishikawa của Nhật Bản được nhiều người biết đến với những truyền thống văn hóa nghệ thuật độc đáo lâu đời. Thành phố Kanazawa nằm ở trung tâm của tỉnh Ishikawa là một thành phố nhỏ với nhiều tòa nhà xưa cũ. Hầu hết chúng đều được xây dựng từ thế kỷ 17 và vẫn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.








    Thành phố Kanazawa nổi tiếng với những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp vào mùa đông. Tuy nhiên, những sắc màu rực rỡ của mùa hè ở vùng này vẫn rất lôi cuốn mọi người. Đây cũng là khoảng thời gian bầu không khí của thành phố trở nên sôi động với nhiều lễ hội. Đến với các lễ hội, bạn sẽ được ngắm nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại bên cạnh nhiều món đồ thủ công truyền thống rất đẹp.

    Những món đồ gốm Kutani độc đáo mang phong cách đặc trưng của tỉnh Ishikawa được làm bằng đồng và được chế tác theo kỹ thuật làm đồ gốm Kutaniyaki với 5 sắc màu riêng biệt. Đó là các màu chàm, vàng, xanh lá cây, tím và đỏ. Những sắc màu sống động này là một phần của cuộc sống con người.






    Vật liệu chủ yếu để làm đồ gốm Kutani là đá. Trước tiên, người ta nghiền đá ra thành bột nhuyễn. Sau đó, họ cho nước vào trộn chung để chúng trở thành dạng sệt như đất sét. Khi có được độ sánh cần thiết, họ sẽ dùng chúng để nắn thành đồ gốm. Sau khi tạo thành hình dáng cho món đồ, người ta sẽ mang chúng đi nung trong lò. Để làm tăng vẻ đẹp cho đồ vật, người thợ còn tỉ mỉ vẽ lên đó nhiều đường nét hay các hoa văn có màu sắc bắt mắt. Sau khi tô màu lên chiếc bình, người ta mang chúng đi nung một lần nữa.








    Một trong những điều lôi cuốn du khách khi đến tỉnh Ishikawa là được chiêm ngưỡng sự kết hợp tuyệt vời giữa các món đồ thủ công truyền thống với văn hóa ẩm thực. Ở thành phố Kanazawa, sự kết hợp giữa ẩm thực và nghệ thuật đã được duy trì trong hơn 350 năm qua.

    Nhà hàng Otomoro hoạt động từ năm 1830 là nơi lý tưởng đối với những du khách muốn được thưởng thức các món ăn truyền thống của tỉnh Ishikawa. Chủ nhân của nhà hàng rất chú trọng đến việc bảo quản những quyển sách ẩm thực đã có từ hàng trăm năm qua. Trong sách bao gồm nhiều cách thức chế biến những món ăn truyền thống của phố cổ Kaga thời xưa. Người xưa ghi chép rất chi tiết cách chế biến từng món ăn cũng như những bộ chén dĩa thích hợp dùng để bày trí chúng.

    Ẩm thực Kaga dựa vào các sản vật tìm được trên cánh đồng, trên núi và cả dưới biển ở vùng đất này. Người đầu bếp sẽ dùng đồ gốm Kutani và các món đồ được cẩn xà cừ của địa phương để chứa thức ăn. Mục đích của việc này là nhằm giúp khách có cảm giác mình được phục vụ như với vua chúa.

    Từng có lúc, gốm Kutani không được phổ biến rộng rãi vì nhiều người không thích sắc màu của chúng. Ngày nay, người ta có khuynh hướng thích những món đồ gốm được trang trí đơn giản vì có thể dùng chúng để bày trí theo nhiều cách khác nhau.




    Ở thành phố Kanazawa, nhiều phong tục truyền thống đã được vực dậy nhằm giúp chúng trở nên gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Thành phố Kanazawa cũng nổi tiếng với loại kimono Kaga Yuzen. Chúng còn được biết đến với tên gọi Kaga Gosai với 5 sắc màu truyền thống. Thời gian gần đây, loại kimono này trở nên rất phổ biến và được nhiều người yêu thích.

    Thanh Trúc
    THVL


    Xem thêm:

    [Ảnh] Một vòng "đầm lầy vàng" Kanazawa
    Chữ ký của A Châu

  10. The Following User Says Thank You to A Châu For This Useful Post:

    Gaku-sama (12-01-2014)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-11-2011, 03:46 PM
  2. cho em hỏi một tí về Kanazawa Gold Leaf
    By Seiki in forum Thảo luận - Bình luận
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 27-08-2011, 05:31 PM
  3. Lại tự tử ? Mẹ và 2 cô con gái chết ở Kanazawa
    By Alex in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 23
    Bài mới gởi: 12-08-2008, 06:13 AM
  4. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 28-07-2008, 04:25 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •