Phần I: Giới Thiệu
Xem tốt nhất khi máy có cài font hiển thị tiếng Nhật
Mọi từ Hán đều có ý nghĩa, nếu không là tượng hình thì sẽ là tượng thanh. Chữ Hán thú vị ở chỗ, nhìn vào đó mà có thể hình dung ra được ý nghĩa của từ.
Trong khi học từ Hán, một cách học hay là tìm ra được (tự luận hoặc tham khảo của người khác) những hình tượng, cách hình dung liên tưởng có ý nghĩa để nhớ từ.
Ví dụ:
Kinh điển nhất, mình tâm đắc nhất có lẽ là từ nôm (trong nghĩa nôm na - chữ Nôm). Dĩ nhiên đây không phải là từ Hán, nhưng các bộ phận của nó được tạo bởi từ Hán: Nôm = Khẩu + Nam => thứ chữ viết dùng để phiên âm giọng nói người Việt Nam ta dùng chữ Hán. Bạn đã cảm nhận được tính triết học trong từ Nôm , một sản phẩm trí tuệ của người Việt Nam ta chưa?!:agree:
Tiếp theo là các ví dụ đơn giản:
Chữ tồn 存 được tạo bởi 2 chữ, là chữ tài 才 và chữ tử 子 => có thể luận ra là, người con có tài thì chắc chắn sống được trên đời => tồn trong tồn tại ^_^ Để cho vui, ta có thể biến nó thành danh ngôn của riêng ta "muốn tồn tại phải sống tài tử":angel::happy:
Chữ an 安 các cụ có câu "an cự lạc nghiệp", trong nhà có người phụ nữ thì quá là yên ổn, nên có thể hiểu ngay ý nghĩa có trong từ an.:aaa:
Chữ đèo 峠 => chữ này do các bác Nhật Bủn nghĩ ra, nhìn vào là có thể hình dung con đường giúp đi lên và xuống núi có sự liên quan đến đèo ^_^ Tuy nhiên, chữ đèo này tuy dễ hiểu nhưng không thể văn hoa bằng chữ đèo do cha ông ta nghĩ ra trong chữ Nôm . Qua đó cũng có thể cảm nhận được phần nào sự khác nhau của văn hóa Việt Nam và Nhật Bản cũng như sự khác nhau về thời đại khi nhìn vào chữ Nôm và chữ Hiragana, Katakana của Nhật Bản hiện nay. Văn hóa có thể chính là sự đào thải của những sản phẩm mang tính sáng tạo, tuy nhiên chữ Nôm là một sản phẩm sáng tạo tuyệt vời, mỗi chữ Nôm không khác gì một bài thơ hay một bức họa, cùng học từ Hán để bảo tồn chữ Nôm nhé các bạn.:gongxi:
Những cách suy diễn từ Hán như trên gọi là "chiết tự", một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa.
Có những cách "chiết tự" hữu lý hình dung ra ngay được ý nghĩa vì khi người tạo ra từ đó muốn gửi gắm những ý nghĩa như vậy, cũng có những cách "chiết tự" do bản thân của từng người, từng nhóm người ... tuỳ thuộc nhiều vào văn hóa, tính cách và đặc biệt là thời đại ... nhìn chung là thú vị và dễ nhớ. Không những nhớ, mà nhớ rất lâu. Nếu có chút tài năng, có thể "phổ thơ" cho từ mình "chiết" ...
Mình lập topic này để các bạn chia sẻ với nhau những cách "chiết tự" thú vị ... giúp cho việc học từ Hán dễ dàng xen kẽ sự vui vẻ. Một cách học và thưởng thức, chia sẻ món ăn gọi nôm nalà "văn hóa" ... điều mà gần đây người ta dường như quên mất ^_~
Xin mời mọi người cùng góp sừc!
--------------------------------------------
Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.
Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình - âm - nghĩa. Và chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác. Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ. Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc.
Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ. Những câu chiết tự kiểu như:
Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.
(Chữ an 安)
đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ). Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ.
Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình và nghĩa. Chẳng hạn:
- Đấm một đấm, hai tay ôm quàng
Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ?
- Lại đây anh nói nhỏ em nì
Ấy là chữ mật một khi rõ ràng.
Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên thuyền chèo là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể).
Hay như:
Hai người đứng giữa cội cây,
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.
Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).
Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm.
Đó là chữ oanh 轟. Chữ oanh được viết với ba chữ xa 車 và có nghĩa là "tiếng động của nhiều xe cùng chạy". (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
Tây quốc hữu nhân danh viết Phật,
Đông môn vô thảo bất thành "lan".
Câu trên có thể dịch là: "Nước phương Tây có người tên là Phật". Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 亻đứng cạnh chữ tây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải...) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.
Câu dưới có nghĩa: "Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết: thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
Chiết tự về mặt âm đọc trong chữ Hán tiêu biểu nhất là lối phiên thiết phục vụ cho việc chú âm trong các sách học, các tự điển. Nó cũng xuất hiện rải rác trong các câu đố chữ Hán. Ví dụ như:
Con gái mà đứng éo le,
Chồng con chưa có kè kè mang thai.
Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始. Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa.
Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.
Qua những ví dụ chúng tôi vừa dẫn ra trên đây, có thể thấy các câu đố chiết tự này có ý nghĩa không nhỏ đối với việc học nhớ chữ Hán. Dựa vào việc phân tích và mô tả cụ thể, sinh động hình thể chữ Hán, các câu đố chữ Hán đã giúp cho người giải đố có khả năng tái hiện lại những chữ đã học không mấy khó khăn. Đồng thời, nó cũng giống như một bài kiểm tra định kỳ cho người mới học mà việc thuộc lòng đề bài và lời giaỉ là rất dễ dàng (do tính ấn tượng của nó). Chẳng hạn những câu như:
Anh kia tay ngón xuyên tâm.
(Chữ tất 必)
Mặt trời đã xế về chùa.
(Chữ thời 時)
Việc vận dụng các liên tưởng hình ảnh vào hình thể, âm đọc hay ý nghĩa của chữ đã làm cho chiết tự nói chung và chiết tự trong câu đố chữ Hán nói riêng có tính sáng tạo cao. Nhờ đó mà các bộ phận cấu thành chữ Hán trở nên sống động, có hồn.
Trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam mà chúng tôi sưu tập được, có đặc điểm chiết tự khá thú vị. Chẳng hạn:
Dưới đây là một số ví dụ:
- Có tú mà chẳng có tài,
Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê. (Chữ hy 羲)
- Chữ lập đập chữ viết, chữ viết đập chữ thập. (Chữ chương 章)
- Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào. (Chữ hiếu 孝)
- Một vại mà kê hai chân,
Con dao cái cuốc để gần một bên. (Chữ tắc 則)
- Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu,
Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu. (Chữ tỉnh 井)
- Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo. (Chữ tùy 隨)
- Đêm tàn nguyệt xế về Tây,
Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư. (Chữ nhiên 然)
- Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi. (Chữ mỹ 美)
- Thương em, anh muốn nên duyên,
Sợ e em có chữ thiên trồi đầu (Chữ phu 夫)
- Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm. (Chữ dũng 勇)
- Thiếp là con gái còn son,
Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề. (Chữ hảo 好)
- Ruộng kia ai cất lên cao,
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời. (Chữ tư 思)
- Đất cứng mà cắm sào sâu,
Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào. (Chữ giáo 教)
- Em là con gái đồng trinh
Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em. (Chữ uy [SIZE="4威[/SIZE])
- Ông thổ vác cây tre, đè bà nhật. (Chữ giả 者)
- Đất sao khéo ở trong cung,
Ruộng thời hai mẫu, bờ chung ba bờ. (Chữ cương 疆)
- Muốn cho nhị mộc thành lâm
Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày. (Chữ tự 字)
- Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê,
Thập trên nhất dưới bẻ què lê. (Chữ pháp 法)
Nhìn chung, các câu đố liên quan đến chiết tự chữ Hán đều dựa vào ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán để "chiết" và "đố" chữ. Chúng tôi đã thống kê được 44 chữ chiết tự về mặt hình thể, 28 chữ chiết tự về mặt ý nghĩa, và chỉ có một trường hợp được chiết tự về mặt âm đọc (chữ thủy 始) trên tổng số 73 chữ được sưu tập. Như thế, chiết tự về hình thể chiếm số lượng nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là việc nhận biết và nhớ hình thể chữ Hán luôn là yêu cầu đầu tiên đối với người học chữ Hán. Hai bảng thống kê 72 chữ chiết tự về mặt hình thể và ý nghĩa sẽ được chúng tôi để ở phần Phụ lục.
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ chữ được chiết tự về mặt hình thể chiếm khá cao, 60% (44 chữ trong tổng số 73 chữ được chiết tự). Trong khi đó, tỉ lệ chữ được chiết tự về mặt ý nghĩa là 38% (28 chữ trên tổng số 73 chữ được chiết tự). Chỉ có 2% còn lại là số chữ được chiết tự về mặt âm đọc. Điều này chứng tỏ khi đem các chữ Hán ra chiết tự, người ta thường chú trọng đến hình thể chữ. Bằng cách chú ý đến hình thể, chiết tự sẽ giúp cho người mới học dễ dàng tưởng tượng và hình dung ra các chữ Hán cồng kềnh, nhiều nét mà họ đã học. Tất nhiên, không ít trường hợp chiết tự đã áp dụng vào tục tự, biệt tự.
Phép phân tích chữ Hán được áp dụng chủ yếu trên cơ sở phân tích các thiên bàng tổ hợp nên hợp thể tự. Các thiên bàng này cũng là những độc thể tự. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp chiết tự, phép phân tích này còn được tiến hành trên cả độc thể tự qua phương thức mô tả từng bộ phận của chữ. Điều đó rất phù hợp với điều kiện truyền thống, khi chiết tự được thực hiện trên cơ sở phân tích hình thể chữ Hán.
Tỉ lệ chữ độc thể và hợp thể được đưa ra chiết tự trong các câu đó cũng không giống nhau. Trong đó, chữ độc thể được đưa ra chiết tự chiếm tỉ lệ thấp, chỉ khoảng 29% (21 chữ trên tổng số 73 chữ được chiết tự). Trong 70% còn lại là chữ hợp thể thì chữ hội ý chiếm đa số.
So sánh hai bảng thống kê, chúng tôi còn thu được những kết quả rất khác nhau về tỉ lệ chữ độc thể. Tỉ lệ chữ độc thể ở bảng 1 cao gấp 2 lần tỉ lệ chữ độc thể ở bảng 2 (36% so với 18%). Kết quả ấy chứng tỏ khi chiết tự, những chữ độc thể chủ yếu áp dụng phương thức tả chữ.
Cũng qua hai bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy các chữ Hán được chiết tự đều là những chữ thông dụng, thường dùng trong đời sống hàng ngày qua hệ thống tiếng Hán - Việt của chúng ta. Ví dụ như các chữ thánh 聖, vương 王, thủy 始, tử 子, an 安, điền 田, pháp 法... Vì vậy, tìm hiểu chiết tự còn rất tiện ích cho việc phổ cập tri thức về chữ Hán trong trường phổ thông, giúp người Việt thông hiểu hơn tiếng nói của mình.
Như vậy, từ những ưu điểm đã phân tích ở trên của chiết tự, chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa: chiết tự là một phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt. Đồng thời qua những câu đố chiết tự này có thể tạo sự hứng thú cho việc học, nhớ chữ Hán.
còn tiếp .....
Bookmarks