Trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, Nhà nước cần hết sức quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản.

Thương Mại - Trong thời gian tới đây, để đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật, cần thực hiện các biện pháp sau :

1. Hai nước cần có sự trao đổi, bàn bạc cụ thể (tốt nhất là trong khuôn khổ song phương bởi dự kiến đàm phán gia nhập WTO của Việt nam có thể còn kéo dài) để đi đến ký kết thỏa thuận về việc Nhật Bản dành cho hàng hóa của Việt nam quy chế MFN đầy đủ.

2. Bên cạnh việc có chỉ đạo cụ thể cho tham tán thương mại trong việc thu nhập thông tin, Bộ Công Thương cần phối hợp với JETRO ( Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản) tại Việt nam để tăng cường hơn nữa công tác thu nhập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu. Đây là việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà ta có thế mạnh, vào một thị trường có đòi hỏi cao như thị trường Nhật. Thái Lan đã đi trước ta một bước trong lĩnh vực này.

JIS (Japan Industrial Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hóa công nghiệp. JAS (Japan Agricultural Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho nông sản, thực phẩm. Hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn JIS, JAS sẽ dễ tiêu thụ hơn trên thị trường Nhật bởi người tiêu dùng rất tin tưởng chất lượng của những sản phẩm được đóng dấu JIS hoặc JAS. Nhà sản xuất nước ngoài có thể xin dấu chứng nhận này cho sản phẩm của mình tại Bộ Công thương và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản. Trong quá trình xem xét, Nhật Bàn cho phép sử dụng kết quả giám định của tổ chức giám định nước ngoài nếu như tổ chức giám định đó được Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản chấp thuận

Chế độ xác nhận trước về chất lượng của thực phẩm nhập khẩu được Nhật Bản đưa vào áp dụng từ tháng 3/1994. Nội dung của chế độ này là kiểm tra trước các nhà máy sản xuất để cấp giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất tại nhà máy đó đáp ứng được các quy định của Luật Vệ sinh Thực phẩm. Nếu thực phẩm được cấp xác nhận này thì việc tiêu thụ trên thị trường Nhật sẽ trở nên dễ dàng hơn, thủ tục nhập khẩu cũng được giải quyết nhanh hơn (trong vòng 1 ngày thay vì 7 ngày). Hiện nay Thái Lan rất quan tâm đến chế độ này và 8 nhà xuất khẩu của Thái đã được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm. Thái Lan và nước thứ tư, sau Mỹ, Oâxtrâylia và Đài Loan, được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận này.

Ecomark là dấu chứng nhận sản phẩm không làm hại sinh thái, ra đời từ năm1989. Do vấn đề môi trường đang ngày càng được dân Nhật (cũng như dân các nước phát triển khác) quan tâm nên tanên khuyến khích các doanh nghiệp Việt nam xin dấu chứng nhận này của Nhật, đặc biệt là cho các sản phẩm gỗ.

3. Trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, Nhà nước cần hết sức quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản bởi lý do ”xuất khẩu trở lại” như trên đã trình bày. Các đề xuất của nhà đầu tư Nhật Bản ccần được nghiên cứu kỹ lưỡng và giải quyết thoả đáng. Trong chừng mực nào đó có thể vượt khỏi nguyên tắc không phân biệt đối sử để giải quyết những yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản.

Để làm tốt công tác này, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch & Đầu tư nên khuyến khích thành lập Hiệp hội doanh nhân Nhật Bản tại Việt nam và định kỳ tổ chức các buổi gặp gỡ với họ

Theo Vinanet