Căn cứ vào nghiên cứu gốm sứ Việt Nam những năm gần đây qua phương pháp
khảo cổ học

Nishino Noriko
Trường đại học OSAKA, Nhật Bản



Để biết những gốm sứ Việt Nam đã được sử dụng trong trà đạo Nhật Bản có thể có 3 cách phân tích, thứ nhất là nghiên cứu ‘Trà hội ký’, thứ 2 là nghiên cứu gốm sứ được lưu truyền trong các gia đình Nhật Bản, thứ 3 là nghiên cứu gốm sứ Việt Nam được khai quật tại các di chỉ Nhật Bản.

Gốm sứ Việt Nam đươc sử dụng trong trà đạo, cho chúng ta biết rõ nhất là gốm lưu truyền trong gia đình Nhật Bản. Trong đó có cả sứ (được gọi là “An Nam” trong bối cảnh trà đạo) và sành (hay được gọi là “Nanban”) của Việt Nam. Tôi phân tích những hiện vật gốm lưu truyền theo nghiên cứu mới nhất của Nishimura và Nishino 2006.

Căn cứ vào phân tích niên đại, các loại gốm sứ chia ra 4 giai đoạn chính. Thứ nhất là cuối thế kỷ XIV, thứ 2 là cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, thứ 3 là cuối thế kỷ XVI, thứ 4 là nửa đầu thế kỷ XVII. (Về bối cảnh lịch sử xem Nishino 2000). Gốm sứ giai đoạn thứ 4 có đặc trưng khắc với giai đoạn khắc. Tức là cách tạo hình dáng hoặc hoa văn trang trí được tạo ra theo kiểu thẩm mỹ cuả trà nhân Nhật Bản. Rất nhiều khả năng, người Nhật Bản thời nửa đầu thế kỷ XVII đã trực tiếp chỉ đạo mẫu mã gốm sứ. Gốm sứ An Nam của thế kỷ 17 được sang Nhật Bản có khả năng theo thuyền Shuinsen và được quản lý chặt chẽ do các thương nhân Nhật Bản như Wada Rizaemon.

Làm thế nào để chúng ta biết những gốm sứ Việt Nam đã được sử dụng trong trà đạo Nhật Bản?

427

Có 3 cách phân tích. Thứ nhất là nghiên cứu ‘Trà hội ký1’, thứ 2 là nghiên cứu gốm sứ được lưu truyền trong các gia đình Nhật Bản, thứ 3 là nghiên cứu gốm sứ Việt Nam được khai quật tại các di chỉ Nhật Bản.

I. Gốm sứ Việt Nam trong Trà hội ký

‘Trà hội ký’ đã được ông Tani Akira nghiên cứu kỹ (2001). Theo nghiên cứu của ông, trong Trà hội kí, đồ gốm sứ được ghi là “An Nam2” được nhắc đến 32 lần (lọ hoa 1, lọ đựng nước 6, bát 25). Còn đồ “Nanban, Shimamono3” được nhắc đến trong 284 chỗ.

Trước đó, gốm Việt Nam trong trà hội ký được ghi là “Karamono” do các trà nhân thời kỳ Momoyama hoặc Edo của Nhật Bản có xu hướng gọi chung Karamono (tức là gốm sứ Trung Quốc) đối với tất cả đồ gốm sứ mang từ nước ngoài sang. Căn cứ vào nghiên cứu của ông Tani, chúng ta biết được rằng, gốm sứ Việt Nam chắc chắn đã được sử dụng trong hội trà đạo, nhưng chưa biết rõ rằng đó là dụng cụ nào một cách cụ thể.

II. Gốm sứ Việt Nam trong trà đạo được tìm thấy trong di chỉ Khảo cổ học Nhật Bản

Gốm sứ Việt Nam được khai quật trong các di chỉ Nhật Bản cho phép chúng ta kết luận rằng các gốm sứ Việt Nam có niên đại từ nửa thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVII đã được xuất sang Nhật Bản4. Nhưng các gốm Việt Nam được khai quật tại Nhật Bản có được sử dụng trong trà đạo hay không là vấn đề phải nghiên cứu kỹ hơn nữa. Chúng ta có thể biết đồ gốm đó được sử dụng trong trà đạo nếu nó được khai quật trong một cụm gốm gồm nhiều dụng cụ trà đạo khác.

Về vấn đề này, ông Morimura (2002) cho rằng, trong di chỉ SKT47(Sakai), bát men trắng Việt Nam đã được khai quật trong di chỉ SB09 bao gồm những dụng cụ trà đạo khác như Lọ trà Phúc Kiến, hộp hương, Kensui, Bát trà Triều Tiên. Còn trong SKT230 (Sakai), nồi và lọ hoa được sản xuất tại lò Mỹ Xuyên được khai quật với bát Karatsu, Bát men trắng Triều Tiên v.v… SKT202 cũng khai quật được 2 lọ của lò Mỹ Xuyên. Trường hợp gốm sứ Việt Nam được khai quật những sản phẩm với dụng cụ trà đạo như trên, bát men trắng, nồi sành, lọ sành đó có thể được chứng minh đó là dụng cụ trà đạo.

Ba di chỉ trên đã bị cháy trong thời gian từ 1596 đến 1615. Nghĩa là các hiện vật được khai quật lớp đó bị bỏ trong những năm đó. Nhưng phải chú ý rằng, niên đại đó chưa phải là năm sản xuất5.

III. Gốm sứ Việt Nam được lưu truyền trong gia đình Nhật Bản

Gốm sứ Việt Nam đươc sử dụng trong trà đạo cho chúng ta biết rõ nhất là gốm lưu truyền trong gia đình Nhật Bản. Tuy nhiên, những gốm sứ Việt Nam đã được cất giữ cẩn thận trong gia đình qua mấy thế kỷ, nên việc chúng ta tìm gốm không phải là dễ.

Đã có 2 triển lãm, một là triển lãm gốm sứ “Nanban Shimamono” được lưu truyền trong gia đình Nhật Bản tại Bảo tàng Nezu,Tokyo, năm 1993, và triển lãm “Dụng cụ trà đạo Đông Nam Á” tại bảo tàng Trà Đạo, Kyoto, năm 2002. Đã có hai cuốn sách giới thiệu các hiện vật trong hai cuộc triển lãm này. Tôi sử dụng những tài liệu gốm sứ đó theo số hiện vật trong quyển: Về số hiện vật “|Nanban Shimamono” của Bảo tàng Nezu, tôi ghi tắt NZ1,2,3..., và số hiện vật “ Dụng cụ trà đạo Đông Nam Á” của Bảo tàng Trà Đạo, tôi ghi tắt CD1,2,3... trong bài này.

IV. Niên đại của các loại gốm sứ Việt Nam được sử dụng trong trà đạo căn cứ vào nghiên cứu gốm sứ Việt Nam những năm gần đây

Trước khi xem xét niên đại các loại gốm, chúng ta phải phân biệt vai trò của “Sứ” và “Sành” Việt Nam được nhập vào Nhật Bản.

“Sứ” hay được gọi là “An Nam” trong bối cảnh trà đạo. Xương gốm màu trắng và được phủ men, hay có trang trí hoa lam hoặc là tam thái. Sứ Việt Nam nhập vào Nhật Bản, đóng vai trò là sản phẩm.

“Sành” hay được gọi là “Nanban” trong bối cảnh trà đạo. Xương gốm màu nâu và không được phủ men. Sành Việt Nam nhập vào Nhật Bản chủ yếu là để đựng hàng hóa.

Sứ Việt Nam được sản xuất tại miền Bắc Việt Nam như tại lò Bát Tràng và lò Hải Dương. Nhưng sành (sang Nhật Bản) được sản xuất ở một số nơi tại miền Bắc và miền Trung.

Những năm gần đây, nghiên cứu về loại hình và niên đại của gốm sứ đã phát triển theo phương pháp khảo cổ học. Bài của Nishimura và Nishino (2006) cho biết niên đại gốm sứ chia theo 2 hoặc 3 giai đoạn trong một thế kỷ. Còn nghiên cứu về sành (Nishimura 2006, và Showa 1997, 2002) cho biết chỉ chia ra được một thế kỷ một giai đoạn.

Trong bài này, tôi dùng tài liệu sứ để phân tích niên đại cụ thể.

Tôi phân loại các bát sứ Việt Nam được sử dụng trong trà đạo theo loại hình của Nishimura và Nishino (2006). Và những loại ngoài bát đĩa ra, phân tích niên đại căn cứ vào so sánh phong cách vẽ hoa văn, phủ áo men, trang trí với những loại hình bát đĩa v.v… (Xem bản 1). Còn tài liệu bát men trắng được khai quật Sakai thuộc niên đại cuối thế kỷ XVI.

Căn cứ vào phân tích niên đại, các gốm sứ chia ra 4 giai đoạn chính. Thứ nhất là cuối thế kỷ XIV, thứ 2 là cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, thứ 3 là cuối thế kỷ XVI, thứ 4 là nửa đầu thế kỷ XVII (Về bối cảnh lịch sử, xem Nishino 2000).

Gốm sứ giai đoạn thứ nhất, nửa cuối thế kỷ XIV là thời kỳ trà đạo không được phổ biến lắm. Chữ được ghi trên hộp gỗ gốm sứ CD73 là「鳥子手、唐茶碗」do ông Kobori Enshu ghi và được kể rằng bát này của Kobori Enshu. Kobori Enshu sinh năm 1579 và mất năm 1647. 2 cái bát men trắng này, hình dáng gần giống nhau nhưng kỹ thuật xếp nung khác nhau. Tôi suy đoán rằng bắt men trắng này không phải do WAKO mang sang Nhật Bản như IKI, Tsushima v.v… và thời sau (đầu thế kỷ XVII) , đồ gốm sứ cổ của Việt Nam được mang về Nhật Bản.

Giai đoạn thứ 2 (cuối thế kỷ XV nửa đầu thế kỷ XVI) là trà đạo bắt đầu phổ biến nhờ vai trò của Murara Jyuko và Takeno Jyoo (1502-1555). Nhưng gốm sứ Việt Nam của thời này chưa được rõ do ai mang đến hoặc gốm này cũng mang vào Nhật Bản thời sau hay không?

Gốm sứ giai đoạn thứ 3 chỉ có loại men trắng được trang trí in khuôn. Gốm này không được lưu truyền trong gia đình và chỉ có được khai quật trong Sakai đóng vai trò Trà đạo. Bát giống với bát này được khai quật tại nhà OTOMO SORIN.

Gốm sứ giai đoạn thứ 4 có đặc trưng khác với giai đoạn khác. Tức là cách tạo hình kỹ thuật làm gốm cơ bản là giống với gốm sứ Việt Nam của thời kỳ đó, nhưng hình dáng hoặc hoa văn trang trí được tạo ra theo kiểu thẩm mỹ của trà nhân Nhật Bản. Đặt hàng gốm theo ý mình nhất là theo ý của trà nhân rất khó (Hiện tại bây giờ cũng rất khó đặt hàng theo ý). Rất nhiều khả năng, người Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XVII có trực tiếp chỉ đạo mẫu mã gốm sứ. Đúng thời kỳ đó, Chiyo (16116-1941), con gái của Wada Rizaemon, lấy chồng ở Bát Tràng. Điều này được chứng minh thêm Wada Rizaemon là người trực tiếp buôn gốm An Nam bán cho người Nhật Bản. Nửa đầu thế kỷ XVII cũng đúng là thời kỳ Shuinsen. Gốm sứ An Nam của thế kỷ XVII được sang Nhật Bản có khả năng theo thuyền Shuinsen và được quản lý chặt chẽ do các thương nhân Nhật Bản như Wada Rizaemon.

CD85-88 là sở hữu của gia đình Osawa, Kyoto. Đời thứ nhất của dòng họ Osawa, Shiroemon là thuyền trưởng của ông Suetsugu Hirazo (Ông là đại quan của Nagasaki và năm 1633, ông tổ trước thuyền sang Kouchi). Gốm sứ này cũng chứng minh những điều ở trên.
google