>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Trang phục trong manga

  1. #1
    Retired Mod
    rei_kiwi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 7062
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: An Giang
    Tổng số bài viết: 1,531
    Thanks
    978
    Thanked 856 Times in 237 Posts

    Trang phục trong manga

    Đây là 1 số nhận định cá nhân của tớ, có j mọi người góp ý thêm nhé ^^

    Truyện tranh là tác phẩm hư cấu được phóng tác dựa trên thực tế cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, dù ngay cả trong những bộ truyện thuộc thể loại giả tưởng, hình tượng nhân vật (tính cách, vẻ ngoài.…) cũng được xây dựng sao cho gần gũi để mang lại cảm giác thực cho người đọc. Bên cạnh các đặc điểm vẻ ngoài, trang phục là cái nhìn trực quan bước đầu đưa độc giả tiếp cận với thế giới của nhân vật.

    Trang phục trong manga thường chia làm 2 trường hợp.

    Một là các nhân vật thay đổi trang phục rất thường xuyên, tuỳ vào sinh hoạt, hoàn cảnh và sự kiện. Những bộ truyện thế này thường lấy bối cảnh là cuộc sống hiện đại hoặc thời xưa với cốt truyện đi sâu vào các chi tiết thực. (Ví dụ như Hana yori dango nói về cuộc sống học đường); hoặc các bộ truyện giả tưởng mang màu sắc thần kì. (Ví dụ trong truyện Card Captor Sakura, mỗi lần nhân vật Sakura biến thân là khoác lên mình một trang phục mới)

    Hai là
    suốt từ đầu đến cuối truyện, các nhân vật (thường là nhân vật chính) chỉ mặc duy nhất một bộ trang phục. Thậm chí nếu như tập trước xảy ra các tình tiết chiến đấu hoặc chạy trốn, nhân vật bị thương, trang phục bị bẩn, rách… thì ngay tập sau nhân vật vẫn khoác lên mình bộ trang phục ấy trong trạng thái nguyên vẹn hoàn toàn. Những bộ truyện như vậy thường là các truyện giả tưởng hoặc phiêu lưu, đặc biệt là các cốt truyện hư cấu lấy bối cánh lịch sử. (Ví dụ điển hình là Inu Yasha của Rumiko Takahashi và Samurai Deeper Kyo của Akimine Kamijyo). Ý đồ của tác giả khi giữ cho nhân vật của mình “độc quyền” một loại trang phục như vậy là muốn tạo điểm nhấn cho nhân vật, nhấn mạnh đến sự tồn tại và hành động của nhân vật, từ đó tạo ấn tượng cho độc giả.

    Trang phục truyền thống

    Đến với văn hoá Nhật Bản qua truyện tranh, điều đầu tiên khiến người ta ấn tượng nhất có lẽ là các trang phục truyền thống mà điển hình là Kimono. Rất hiếm có bộ truyện tranh Nhật Bản nào mà không hề có cảnh nhân vật mặc kimono, hoặc yukata, hakama… dù chỉ một lần. Có những nhân vật mặc các trang phục truyền thống đã qua cách điệu nhưng vẫn mang những điểm nhấn cổ điển mà khi nhìn vào người đọc không thể nhầm lẫn với bất cứ trang phục của quốc gia nào khác. Tuỳ vào thể loại truyện, cốt truyện và tính cách nhân vật mà sự cách điệu ấy mang những màu sắc khác nhau. Việc khoác lên nhân vật giả tưởng bộ trang phục truyền thống cũng là một phương pháp giúp độc giả cảm thấy gần gũi với nhân vật hơn.


    Yfu (Black Cat - Kabuki Kentaro)

    Ví dụ như nhân vật Machi trong truyện HunterxHunter của Yoshihiro Togashi (một tác phẩm thuộc thể loại giả tưởng với nhiều cảnh chiến đấu) là một cô gái có cá tính lạnh lùng, sắc sảo, là thành viên của băng đảng khét tiếng Ryodan. Khi xây dựng hình ảnh nhân vật Machi, tác giả đã khoác lên nhân vật một chiếc kimono cách điệu đơn giản, với phần ống tay và cuối thân áo bị lược bỏ, thay vào đó là đôi găng tay cùng ống quần rời, tạo cho nhân vật vẻ trẻ trung, khoẻ khoắn, mạnh mẽ.


    Machi (Hunter - Yoshihiro Togashi)

    Ngoài ra, người đọc còn được tiếp cận với nhiều loại trang phục khác nhau thời xưa, trang phục thường ngày và trang phục lễ hội của người dân, trang phục cung đình của vua quan… sự khác biệt của trang phục qua các thời đại khi so sánh nhiều bộ truyện lịch sử. Trong Kaze Hikaru - một bộ truyện lấy bối cảnh lịch sử thời Meiji, nói về nhóm Shinsengumi, tác giả Watanabe Taeko không chỉ đem đến cho người đọc hình ảnh về phục trang thời Meiji mà còn có những so sánh sự khác biệt về trang phục cũng như cách vấn tóc, trang điểm giữa 2 vùng Tokyo và Kyoto


    Không chỉ có trang phục truyền thống Nhật Bản, trang phục truyền thống của các quốc gia khác cũng được thể hiện trong truyện tranh. Tác giả Rumiko Takahashi đã đưa vào Ranma ½ không ít các nét văn hoá Trung Hoa, từ các truyền thuyết võ thuật, suối nước nóng cho đến món mì, há cảo và cả bộ xường xám …



    Các trang phục truyền thống xuất hiện với tần suất không nhỏ trong truyện tranh còn thể hiện lòng tự hào dân tộc, tự hào về văn hoá và bản sắc dân tộc của các tác giả truyện tranh và bày tỏ mong muốn giới thiệu văn hoá của đất nước mình đến với bạn bè thế giới.


    Trang phục hiện đại

    Trang phục thời hiện đại - những tưỏng chẳng có gì để nói vì đã là cùng một thời kì thì sự khác biệt của trang phục giữa các vùng miền hay rộng hơn là các quốc gia, giữa phương Đông và phương Tây hầu như không đáng kể. Tất cả đều đi theo xu hướng thời trang chung của thế giới.

    Thế nhưng giới trẻ Nhật Bản - những người trẻ với cá tính mạnh, luôn muốn tìm cách khẳng định bản thân và coi trọng cái Tôi cá nhân – luôn tìm cho mình một phong cách riêng, và họ thể hiện điều đó qua trang phục. Harajuku là phong cách thời trang đặc trưng của giới trẻ Nhật Bản vì nó phá vỡ mọi quy luật thời trang vốn có và có phần hơi lập dị. Những người mặc theo phong cách Haraujuku luôn thể hiện sự phá cách trong trang phục và tìm cho mình một điểm nhấn riêng, lấy yếu tố “độc nhất vô nhị” làm hàng đầu để khiến bản thân khác biệt và nổi bật so với những người xung quanh.

    Trong truyện tranh Nhật Bản, phong cách thời trang ấy được thể hiện trong các bộ truyện bối cảnh hiện đại, thường là các bộ truyện về thời trang. Trong những bộ truyện không lấy thời trang làm để tài thì nhân vật ăn mặc theo phong cách Harajuku thường để nhấn mạnh cá tính nhân vật.


    Mary Weather (God child - Kaori Yuki << bộ truyện lấy phong cách Lolita làm chủ đạo cho trang phục các nhân vật)


    Ấn tượng đối với trang phục hiện đại của giới trẻ Nhật Bản không chỉ là Harajuku. Những bộ đồng phục học sinh tưởng chừng nhàm chán và cứng ngắc lại là một điểm nhấn nữa trong trang phục hiện đại của giới trẻ Nhật. Tại Nhật Bản, đồng phục học sinh vô cùng đa dạng về kiểu dáng và chất liệu, việc thiết kế đồng phục được đầu tư kĩ lưõng và công phu bởi đồng phục là hình ảnh đại diện cho bộ mặt của cả trường, thể hiện đặc trưng ấn tượng riêng. Thậm chí có học sinh thi vào trường chỉ vì muốn được khoác lên mình bộ đồng phục của trường ấy.

    Trong các bộ truyện tranh Nhật Bản lấy bối cảnh hiện đại, đồng phục học sinh được thể hiện khá đa dạng. Phổ biến và được yêu thích nhất vẫn là bộ đồng phục thuỷ thủ của nữ. Trong truyện Sailor Moon, tác giả Naoko Takeuchi đã thiết kế riêng đồng phục cho các nữ chiến binh thuỷ thuỷ của mình dựa trên bộ đồng phục ấy

    Trong một số bộ truyện phiêu lưu, khi nhân vật nữ chính có thể trở về quá khứ, bị cuốn vào và buộc phải ở lại quá khứ để giải quyết một sự kiện/ sự việc ở thời quá khứ, thì đồng hành cùng nhân vật chính ấy là bộ đồng phục nữ sinh. Thời điểm nhân vật bị lạc vào quá khứ thường là lúc nhân vật đang khoác trên mình bộ đồng phục; và trong suốt chiều dài truyện sự xuất hiện của bộ đồng phục học sinh – 1 trang phục thời hiện đại trong bối cảnh lịch sử như để nhấn mạnh về sự giao thoa của 2 thời đại: quá khứ - hiện tại, lịch sử - tương lai thông qua mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác của quá khứ.

    Ví dụ trong truyện Inu Yasha của Rumiko Takahashi, Kagome vốn là một cô nữ sinh thời hiện đại có thể trở về quá khứ và đồng hành cùng Inu Yasha và những người bạn đi tìm những mảnh vỡ của viên ngọc tứ hồn. Kagome cũng chính là kiếp sau của Kikyou - một nữ pháp sư đã mất nay được hồi sinh nhờ pháp thuật của yêu quái. Trong suốt cuộc hành trình, tác giả để cho Kagome mặc đồng phục trong khi Inu Yasha và Kikyou đều mặc trang phục truyền thống thời xưa. Qua hình ảnh Kagome và Inu Yasha, người đọc có thể cảm nhận sự gắn bó về tình cảm vượt thời gian; còn khi Kagome đứng cạnh Kikyou thì lại là sự khác biệt của 2 nửa linh hồn với 2 trái tim hoàn toàn khác biệt, của kiếp trước và kiếp sau ở 2 thời đại hoàn toàn khác nhau. Những bộ trang phục của 2 thời đại đã nói lên tất cả những điều đó. Đó cũng chính là ý đồ của tác giả khi thiết kế hình tượng nhân vật.




  2. The Following 2 Users Say Thank You to rei_kiwi For This Useful Post:

    bisia2150 (04-10-2009), Chiyaki (01-09-2009)

  3. #2
    Retired Mod
    Mizu.K's Avatar


    Thành Viên Thứ: 252
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: An Giang
    Tổng số bài viết: 1,910
    Thanks
    299
    Thanked 1,115 Times in 338 Posts
    Trong truyện tranh Nhật Bản, phong cách thời trang ấy được thể hiện trong các bộ truyện bối cảnh hiện đại, thường là các bộ truyện về thời trang. Trong những bộ truyện không lấy thời trang làm để tài thì nhân vật ăn mặc theo phong cách Harajuku thường để nhấn mạnh cá tính nhân vật.
    Xin đề cập đến 1 style hẹp hơn trong dòng Harajuku: phong cách Lolita ^^~, có nhiều loại nhưng thường xuất hiện nhất là Goth Loli, điển hình cho phong cách này là Kaori Yuki, các bộ quần áo (nhất là váy dành cho nữ), luôn được bà thiết kế rất công phu tỉ mỉ (các fan nếu cần có thể lấy làm mẫu mà may đồ cos ko gặp trở nại nào ấy ^^~). Qua từng bộ trang phục, tính cách nhân vật trong manga của Kaori Yuki sensei nổi lên rõ ràng, khiến người đọc rất thú vị, vừa theo dõi mạch truyện vừa ... ngắm đồ.
    Tuy nhiên, phần đất "thể hiện" của các nhân vật nam cũng ko nghèo nàn chút nào. Các bộ suite luôn được biến đổi và cách điệu, thế nên nhìn anh nào cũng "lung linh không thể tả".
    Lý do cũng 1 phần vì thể loại Lolita nói chung là Goth Loli nói riêng có nguồn gốc từ nước ANH (thời Victoria), cách thiết kế của Lolita là đi theo cách ăn mặc của trẻ em thời kì này. So đồ nữ thường rất đáng yêu, đồ nam thì cool + sành điệu, đậm chất Ăng-Lê. Mời bạn nghía qua vài bộ trong GOD CHILD ....


    1 phần nữa cũng ko thể thiếu khi nhắc đến Yuki-sensei là phần các nhân vật giả tưởng: thiên thần (Angel Sanctury), Ma cà Rồng (Vampire Host Club) ... Các nhân vật, đặc biệt là Nam luôn khiến độc giả choáng + shock khi các anh thể hiện hết vẻ đẹp trai này đến vẻ kute, kool thậm chí là kold khác.


    Phong cách GOth LOlita đã được tác giả khéo léo đan cài và thể hiện cách điệu.




    Sensei tiếp theo phải kể đến là Ai Yazawa, thể loại của sensei hơi khác 1 chút, nó là Punk Lilo, hơi giống Emo Punk ^^~ (các nhân vật Nam và Nana thường đậm chất này hơn) với phụ kiện lằng nhằng, xích dây hầm hố, các thể loại lỗ ko đếm đc ^^~



    Shinichi Blast_ Nana


    Nhưng các nữ nhân vật nhỏ nhắn, xinh xinh của sensei lại luôn luôn có style Pink Loli

    Hôm nay tạm chém thế đã ^^~ ....

    All Pic werent Uploaded BY ME
    Mizu@JPN
    thay đổi nội dung bởi: Mizu.K, 13-04-2009 lúc 09:16 AM
    Chữ ký của Mizu.K
    Chết chìm vì Tatchan!
    Nhà tôi toàn người giỏi! Nhà tôi toàn người đáng iêu! Tôi yêu nhà tôi lắm!
    Tham gia JH, gia nhập ngay nhóm của bạn Mizu để biết thế nào là THIÊN ĐƯỜNG DƯỚI ĐỊA NGỤC

    Yuu: Giống như hạt mưa rơi xuống vai áo 1 ai đó. Nó không thể trở về biển cả cũng không thể nuôi dưỡng 1 nụ hoa hay 1 mầm cây. Cuộc đời tôi thật đáng thương.
    Tomoyuki: Giống như những hạt mưa rơi nhẹ trên vai. Yuu khiến tôi phải ngước nhìn bầu trời. Cơn mưa dịu dàng rơi xuống với 1 vẻ đẹp màu bạc. Và cơn mưa ấy, giống Yuu.
    Ame ni niteiru _ Watanabe Taeko


    RIGHT HERE WAITING~
    EMPTY UP!

  4. The Following User Says Thank You to Mizu.K For This Useful Post:

    bisia2150 (04-10-2009)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •