>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Thiền và võ sĩ Samurai

  1. #1
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts

    Thiền và võ sĩ Samurai

    Có một sự thật trong lịch sử phát triển của Phật giáo tại Nhật là nó có những mối quan hệ mật thiết với giai cấp võ môn của đất nước này. Tại sao tầng lớp Samurai động tay là lấy mạng người lại hay chơi bời liên hệ với giới Thiền sư? Đoạn trích dưới đây (dịch) trong sách "Thiền và văn hóa Nhật Bản" của Suzuki Teitarou Daisetsu sẽ giải đáp cho câu hỏi này. Tác giả Suzuki Teitarou này là một tiến sĩ Phật giáo được biết đến không chỉ ở Nhật mà còn khắp nơi trên Thế giới. Ông từng nhận được huân chương danh dự cao quý nhất của đất nước này vì những cống hiến cho Phật giáo. Người Việt Nam biết đến ông qua bộ sách "Thiền luận" viết bằng tiếng Anh nhằm phổ quát Thiền tông cho người Tây phương và được hai thầy Tuệ Sĩ và Trúc Thiên dịch sang tiếng Việt. Tham khảo thêm về tác giả tại đây

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Suzuki_Teitaro_Daisetz



    "Thiền và văn hóa Nhật Bản" cũng là một quyển sách viết bằng tiếng Anh dành cho người Tây phương đọc về những cống hiến của Thiền tông cho nền văn hóa của đất nước này qua các mặt khác nhau. Đoạn trích này mở đầu chương ba: Thiền và võ sĩ. Nhất Như dịch lại từ bản tiếng Nhật của Kitagawa Momoo, người đã chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Nhật.

    ______________________________________________





    Không biết là liên hệ như thế nào nhưng có lẽ nhiều người sẽ lấy làm ngạc nhiên khi thấy giữa giai cấp võ môn ở Nhật lại có mối quan hệ giao thiệp với Thiền. Phật giáo ở các nước khác cho dù là ở bất cứ hình thái nào đi nữa, có hưng thịnh thế nào đi nữa thì đó cũng là một tông giáo của lòng từ bi và cho dù có biến đổi theo lịch sử nhưng Phật giáo nhất định không tuân theo những hoạt động hiếu chiến bao giờ. Thế thì tại sao Thiền lại là nguồn khích lệ mãnh liệt đối với tinh thần chiến đấu của giai cấp võ sĩ Nhật Bản như thế?

    Tại Nhật, Thiền vốn ban đầu đã có quan hệ mật thiết với sinh hoạt của giai cấp võ sĩ. Nhưng nó không phải là sự cổ xúy và khuyến dụ cho cái nghiệp vụ đẫm máu của giai cấp này. Vì lý do nào đó mà khi đến với Thiền, võ sĩ được Thiền nâng đỡ một cách thụ động. Thiền nâng đỡ, hậu thuẫn cho giai cấp này ở hai phương diện là đạo đức và triết học. Ở mặt đạo đức thì Thiền là tôn giáo giảng dạy cho họ rằng một khi đã quyết định con đường tiến lên rồi thì không quay đầu lại nữa, không thối lui nữa. Còn ở phương diện triết học thì Thiền dạy cho họ cách đối phó không phân biệt với sinh và tử, rằng giữa sống và chết không hề có ranh giới. Về phương diện không quay đầu lại, không thối lui cũng là đến từ sự xác tín về mặt triết học nhưng nguyên lai, Thiền vốn là tôn giáo của ý chí nên tinh thần của võ sĩ phù hợp với mặt đạo đức hơn là triết học. Đứng từ quan điểm triết học thì Thiền coi trọng trực giác hơn là mặt lý tính,tri tính chủ nghĩa. Vì trực giác là một phương tiện, một con đường dễ đạt đến chân lý một cách trực tiếp hơn. Vì vậy mà Thiền có sức hút mãnh liệt đối với giai cấp võ môn ở cả phương diện đạo đức và phương diện triết học. Tinh thần của giai cấp võ môn vốn rất đơn thuần và không hề có chuyện chìm đắm trong những suy tư triết học. Và đây là một tính chất căn bản nhất của võ sĩ. Và đương nhiên, trong Thiền cũng có thể thấy một tinh thần giống như vậy. Vì thế nên có lẽ đây là một lý do chủ yếu làm phát sinh mối quan hệ mật thiết giữa Thiền và võ sĩ tại Nhật.

    Một lý do nữa là việc tu tập Thiền mang tính đơn thuần, trực tiếp, tự lực, động lập, không cầu cạnh dựa dẫm vào tha lực và mang tính khắc kỷ. Khuynh hướng giới luật nghiêm khắc này dĩ nhiên là rất thích hợp và đồng nhất với tinh thần chiến đấu của võ sĩ. Một chiến binh bất cứ lúc nào cũng phải để tâm đối phó tới đối tượng chiến đấu trước mắt không phút sao lãng và không được quay đầu lại, lơi là thờ ơ hay nhìn kẻ địch bằng thái độ không trực tiếp. Để thắng được địch thì cần phải tiến thẳng tới, không lùi bước, đó là điều cần thiết nhất đối với họ. Vì vậy võ sĩ không được để cho bất cứ thứ gì cản trở mình, dù là ở mặt vật chất, ái tình hay tri thức, lý tính. Nếu như trong tâm của chiến binh nổi lên một chút nghi hoặc về lý tính thì nó sẽ cản trở bước tiến của anh ta ngay. Còn tất cả những thứ ham muốn ái tình, vật chất đối với người võ sĩ thì không còn gì cản trở hơn. Một võ sĩ tốt là phải giống như một hành giả tu khổ hạnh, một người theo chủ nghĩa cấm dục. Tức là phải có một ý chí thép, một tinh thần thép. Và Thiền có thể ban cho họ điều này.

    ______________________________________________



    Lời người dịch: qua đây ta thấy được những lý do chính làm nảy sinh mối quan hệ giữa giai cấp Samurai và Thiền sư. Phật giáo là một tôn giáo của lòng từ bi, trí tuệ nhưng không thể tách rời với sự cương mãnh, tinh tấn quả cảm. Vì sao? Vì chỉ có những người tinh tấn dũng mãnh mới có thể vững bước trên con đường đầy gian khổ này. Biết bao nhiêu thứ cám dỗ, người tu hành phải đủ cương mãnh để vượt qua mà không sa ngã. Điểm này hoàn toàn phù hợp với tinh thần cương mãnh quật cường của giai cấp võ sĩ.

    Một hành giả xuất gia luôn để tâm tới mọi việc, dù là nhỏ nhặt nhất. Vì mọi hành động, mọi ý niệm đều gây ra nghiệp về sau. Tu hành là một con đường để tiêu diệt nghiệp. Nếu là người theo tiểu thừa hay Tịnh độ tông thì cũng sẽ thấy được rằng không phải nương nhờ tha lực là dễ dàng. Rất khó để có thể toàn tâm toàn ý nơi tha lực mà không sao nhãn. Nói một cách ngắn gọn, không chỉ riêng gì Thiền mà tất cả mọi tông phái khác của Phật giáo đều cần đến sự cương mãnh, "nhất tâm bất loạn", quán xét hết thảy mọi đối tượng. Điểm này cũng hoàn toàn tương đồng với tinh thần cảnh giác cao độ của võ sĩ. Do bối cảnh lịch sử, giai cấp này hình thành trong thời loạn lạc và chỉ một chút lơi là cũng đủ khiến họ mất mạng. Do đó võ sĩ phải cảnh giác ngay cả trong khi ngủ, ngay cả lúc ăn uống tắm rửa. Khi đi đường thì luôn chuẩn bị trước cho các tình huống bị tập kích bất ngờ. Luôn cảnh giác, để tâm tới mọi vật, hiện tượng xung quanh là điểm tương đồng thứ hai giữa giai cấp võ sĩ và Thiền tông.

    Võ sĩ khi đã quyết định điều gì rồi thì có chết cũng không rút lại. Sự cứng cỏi này được thể hiện qua một câu nói rất nổi tiếng của giai cấp này là "trên đường đi nếu gặp kẻ nào cản trở thì cứ chém thẳng tay. Bất kể là ai. Gặp cha mẹ thì chém cha mẹ, gặp Phật thì chém Phật".
    Thoạt nghe thì thấy rất "phản Phật giáo", nhưng kỳ thực nội dung của câu nói này hoàn toàn đồng nhất với tinh thần cương quyết dũng mãnh, bất thối chuyển của Phật giáo.
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  2. The Following User Says Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    linhu228 (27-12-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •