>
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: [Intro] Manga võ thuật (Kakutou manga)

  1. #1
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts

    [Intro] Manga võ thuật (Kakutou manga)



    SHURA NO MON

    Shura no mon (修羅の門- cánh cổng Tu La) là tác phẩm Manga võ thuật (tiếng Nhật: kakutou manga) của tác giả Kawahara Masatosi được đăng liên tục trên tạp chí “Gekkan Shounen Magajin” từ tháng 5-1987 cho tới tháng 12-1996. Tác phẩm này đã được xuất bản ở Việt Nam với cái tên “Truyền nhân A Tu La”. Tu La là loài chúng sinh hiếu chiến, ưa sự đánh nhau trong lục đạo, theo Phật giáo.



    Khái yếu về tác phẩm:

    + Manga này kể về câu chuyện của nhân vật chính Mutu Tukumo (không phải Kokono như trong truyện xuất bản ở VN), người thừa kế của phái võ Mutu Enmei Ryu. Võ phái này chỉ truyền lại tuyệt học cho một người con duy nhất trong dòng họ. Tác phẩm này ra đời sau khi tác phẩm trước của Kawahara là “Asita Aozora”, một Manga về karate kết thúc với nhiều cảnh đấu võ được ưa chuộng nên ban biên tập đã đánh tiếng với Kawahara tiếp tục vẽ truyện võ thuật xem sao. Một đề tài trong tác phẩm này là ý tưởng đối lại với ý tưởng “Katujinken” theo truyền thống. Katujinken (hoạt nhân quyền, cách chơi chữ, bắt nguồn từ hoạt nhân kiếm của phái kiếm Yagyu Ryu, có cùng cách đọc) là nắm đấm được sử dụng vì mục đích chính đáng, không phải để sát thương.

    + Tác phẩm này nhận được giải thưởng Koudansha dành cho bộ môn thiếu niên lần thứ 14 (1990). Tính tới thời điểm tháng 12-2008 thì Shura no mon đã xuất bản 31 cuốn Tankoubon. Ngoài ra còn có phần ngoại truyện kể về tổ tiên của Tukumo, truyền nhân của phái Mutu Enmei Ryu là “Mutu Enmei Ryu Gaiden Shura no toki” (ngoại truyện phái Mutu Enmei Ryu: thời khắc Tu La. Gọi tắt là Shura no toki). Phần ngoại truyện và phần truyện chính không có mối liên hệ nào với nhau, tuy nhiên ở phần ngoại truyện Amerika saibu thì lại liên quan trực tiếp tới nội dung của phần 3 trong Shura no mon.

    + Phần 4 của Shura no mon lấy bối cảnh là xứ Ba Tây (Brasil), mô típ là các kỹ thuật Nhu thuật (Jujutu) của phái Nhu thuật Ba Tây (BBJ) là Gracie đang làm mưa làm gió trên sàn đấu võ tự do của Thế giới lúc bấy giờ. Nhưng theo tác giả thì trước khi Royce Gracie vô địch chứ UFC lần 1 thì ông đã biết tới sự tồn tại của Nhu thuật Gracie, của Maeda Mituyo nên muốn đưa các Nhu thuật gia của Ba Tây vào trong tác phẩm của mình. Nội dung phần 4 của Manga này được một mangaka khác là Itagaki Keisuke (chuyên vẽ kakutou manga) hết sức tán thưởng là miêu tả chân thực Nhu thuật Gracie.

    + Kể từ năm 1996, khi phần 4 kết thúc thì tác phẩm này bị ngưng giữa chừng, câu chuyện cũng không có kết thúc. Trong phần cuối quyển Tankoubon thứ 31, tác giả kể lý do là do một bộ phận đọc giả đã phê phán kết thúc của phần 4 gay gắt nên ông không thể tiếp tục cầm bút được nữa. Tuy nhiên, cho đến giờ thì phần ngoại truyện vẫn xuất hiện không định kỳ trên tạp chí.



    Nội dung

    + Phần 1: một ngày nọ bỗng có cậu thiếu niên xuất hiện tại võ đường chính của Sinbukan (Thần Võ quán), tập đoàn Karate thực chiến mạnh nhất Thế giới. Thiếu niên tên Mutu Tukumo, sử dụng môn võ cổ bí ẩn là Mutu Enmei Ryu đã dễ dàng đánh bại bọn đến phá võ đường. Tukumo đưa bức thư của tổ phụ mình cho trưởng quán Thần Võ là Ryuzouji Tessin, thư rằng “nó đến để đập tan Thần Võ quán” rồi sau đó ăn ở tại võ đường này luôn. Vì thế nên võ sinh Kimura bực mình, khiêu chiến với Tukumo nhưng bị hạ cùng với trăm môn sinh khác. Tin này nhanh chóng lan đi và Yonkiryu, 4 cao đồ của Thần Võ quán xuất hiện nhằm hạ gục Tukumo.

    + Phần 2: tin đồn Yonkiryu của Thần Võ quán bị một thiếu niên vô danh hạ gục lan truyền khắp toàn quốc. Vì thế nhiều tổ chức võ thuật tìm đến Tukumo để phá võ đường nhưng đều bị đánh gục hết. Lúc đó trưởng quán Thần Võ là Tessin mới công bố đại hội võ thuật các phái nhằm chọn ra võ thuật gia mạnh nhất Nhật Bản. Thế là anh tài các võ phái khắp nơi lần lượt xuất hiện.

    + Phần 3: sau khi chiến thắng giải đấu võ tự do của các môn phái trong toàn Nhật Bản, Mutu Tukumo đã lặng lẽ biến mất. Tukumo đã sang Mỹ để đánh nhau với võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp hạng nặng là Alios. Nhưng Alios đã từ chối lời khiêu chiến của Tukumo với lý do “không đánh nhau với võ phái khác ngoài quyền anh”. Tuy nhiên Tukumo đã không bỏ cuộc mà cố ý tạo ra cơ hội để thượng đài với Alios.

    + Phần 4: “Hãy quyết đấu với kẻ nối dõi Conde Koma”. Mutu Tukumo theo lời tổ phụ lúc rời khỏi Nhật Bản, tìm sang Ba Tây để đánh nhau với phái Nhu thuật Gracie. Tại Rio de Janero, Tukumo đã gặp Nhu thuật gia Leon Gracelo và vô địch của Thần Võ quán tại nam Mỹ là Ignasio da Silva, sau đó tham gia vào giải đấu võ tự do do nhà Gracelo chủ trì. Đánh thắng Gracelo, Tukumo lại lên đường đi tìm kẻ thừa kế chân truyền tuyệt học của Conde Koma. Vậy Conde Koma là kẻ nào mà ghê gớm vậy? Xin xem thêm bài Conde Koma.



    Hệ thống nhân vật chủ yếu

    Phái võ Mutu Enmei Ryu

    + Mutu Tukumo: nhân vật chính của câu chuyện, kẻ thừa kế đời thứ 40 của phái võ thuật cổ Mutu Enmei Ryu tự hào rằng ngàn năm bất bại. Khi xuất hiện ở đầu truyện, Tukumo 17 tuổi. Tukumo muốn chứng minh rằng võ phái Mutu Enmei Ryu là vô địch trên toàn cầu và để chấm dứt phái võ này ở thế hệ mình nên đã khiêu chiến khắp giới võ thuật. Sau khi đánh bại Yonkiryu của Thần Võ quán, Tukumo đã thắng áp đảo trong cuộc đấu võ giữa các môn phái toàn Nhật Bản, trở thành vô địch của Boxing hạng nặng ở Mỹ và thắng lợi trong giải đấu võ tự do ở Ba Tây. Tukumo cao 170cm, nặng 66kg, thể trạng nhỏ con so với một nhà võ thuật nhưng lại sở hữu tốc độ khủng khiếp và sức mạnh của siêu nhân. Các kỹ năng của một võ thuật gia của Tukumo cũng bạt quần, tewaza (kỹ thuật tay), asiwaza (kỹ thuật chân), newaza (kỹ thuật đè, xiết) cũng vượt trội hơn những võ sĩ chuyên môn một mặt. Tukumo chỉ có ý định dùng hơn 100% sức mạnh thật của mình khi đấu với kẻ nào được mình thừa nhận là đối thủ xứng đáng, còn nếu không thì có mạnh đến đâu thì Tukumo cũng chỉ dùng giới hạn sức nhỏ nhất để đánh bại. Khi bị dồn đến đường cùng thì con quỷ “A Tu La” đang ngủ trong người sẽ thức giấc, phát huy được sức mạnh mới. Tukumo được tổ phụ nhìn nhận rằng “là kẻ được thần võ yêu mến”, là người có thể “sở hữu danh từ: mạnh nhất địa cầu”.

    + Mutu Singen: tổ phụ của Tukumo, truyền nhân đời thứ 39 của phái võ Mutu Enmei Ryu. Ông già nhỏ con này thời thanh niên đã từng đánh thắng Tessin, quán chủ của Thần Võ quán. Bị Tukumo khoét mất một con mắt trong lúc đấu tập khi Tukumo 10 tuổi nên thường che một mắt.

    + Tukumo Touya: anh trai hơn 4 tuổi của Tukumo, là một nhân tài hiếm thấy của phái Enmei Ryu. Lúc 15 tuổi được xưng là còn mạnh hơn cả tổ phụ Singen, nhưng vì tính cách quá mềm mỏng nên tự biết mình không thể trở thành truyền nhân của phái võ này được. Đã đấu một trận quyết liệt lúc Tukumo 15 tuổi nhân danh phái Enmei, nhưng khi Tukumo bị dồn đến đường cùng đã bộc phát sức mạnh tiềm tàng của mình và đánh chết Touya. Cái chết này ảnh hưởng rất lớn đến Tukumo.



    Thần Võ quán

    + Ryuzouji Maiko: nữ nhân vật chính, cháu gái của Tessin, thầm mến Tukumo.

    + Ryuzouji Tessin: chưởng môn Thần Võ quán. Thời trẻ được gọi là Kỳ Lân nhi của Karate Nhật Bản, đánh nhau với Mutu Singen nhưng bại trận. Vì chuyện này nên Tessin tự nhìn nhận lại Karate của mình, từ giã phái Karate sundome theo truyền thống (không đánh hết sức, dừng ngay quyền khi sắp chạm vào đối phương) mà gây dựng nên Thần Võ quán, luyện tập Karate “full contact” (đánh thẳng tay) nhằm đánh bại phái Mutu Enmei Ryu. Tessin xuất hiện trong đại hội võ thuật các phái toàn Nhật Bản với tư cách là đại biểu của Thần Võ quán để đánh bại Tukumo, chứng minh rằng danh hiệu “thần võ sống” của mình ngày xưa vẫn không chút suy chuyển nhưng đã bại dưới tay đối phương, mất mắt trái. Sau đại hội này, Tessin cùng Kaidou sống ẩn dật trong núi, truyền hết Karate của mình cho Kaidou.

    + Kaidou Akira: người chiến thắng trong đại hội toàn quốc của Thần Võ quán, đầu lãnh của Yonkiryu, 22 tuổi. Được tôn xưng là thiên tài và sử dụng kỹ thuật “song long cước” hoa mỹ.

    + Jinrai Kouiti: một thành viên trong Yonkiryu, thạo cú đá thấp, khi bị dồn đến đường cùng thì đổi sang cách đánh không cần thủ thế.

    + Ryuzouji Iwao: cha của Maiko, người từng để lại nhiều truyền thuyết và được gọi là “con quỷ của Thần Võ quán”, đệ tử số một của Tessin. Năm 17 tuổi kết hôn với con gái của Tessin, đổi họ của mình là Sisido sang họ Ryuzouji. Hiện là sihan (chưởng môn) tối cao của Thần Võ quán, chi bộ Hoa Kỳ.

    + Ignasio da Silva: không thủ đạo gia của Thần Võ quán, chi bộ Ba Tây và vô địch Karate nước này. Thời thiếu niên từng là cầu thủ bóng đá nhưng sau chuyển sang Karate.




    Những phái võ khác

    + Fuha Hokuto (bất phá bắc đẩu): truyền nhân của phái Fuha Enmei Ryu, dòng phụ của Mutu Enmeiryu, tham gia vào đại hội võ thuật các phái trên toàn Nhật Bản nhằm thống trị giới võ thuật bằng phái Enmei Ryu. Vào đến chung kết, dính đòn Simon. Suzaku (tứ môn, Chu Tước) của Tukumo và chết trên sàn đấu. Hokuto là người lạnh lùng, không từ thủ đoạn nào để giành thắng lợi. Nhưng không có kinh nghiệm giết người. Mutu Singen đánh giá rằng “chỉ cần có thêm kinh nghiệm giết người thì sẽ mang đậm chất Enmei Ryu hơn ai hết”.
    + Leon Gracelo: trưởng nam nhà Gracelo, từng bất bại trên đấu trường tự do với môn Nhu thuật Gracie. Đây là nhân vật hư cấu dựa trên hình mẫu của Rickson Gracie, Nhu thuật gia người Ba tây từng làm mưa làm gió trên võ đài tự do.

    + Maeda Mituyo: Nhu thuật gia truyền thuyết người Nhật, được gọi là Conde Koma, người đã mang Nhu thuật Nhật Bản đi giao đấu khắp Thế giới và chưa bại trận nào. Sau, Maeda Mituyo sang Ba Tây và truyền lại Nhu thuật cho dòng họ Gracie. Thời điểm diễn ra câu chuyện này thì Conde Koma đã không còn sống nữa. Khi biết họ Gracie không muốn học bất cứ thứ kỹ thuật gì khác ngoài Nhu thuật nên Conde Koma đã truyền kỹ thuật của mình cho một đệ tử người Nhật là Saburou.

    + Kensin Maeda: con trai của Maeda Saburou, đệ tử của Conde Koma. Thời điểm diễn ra câu chuyện thì nhân vật này 40 tuổi nhưng chưa xuất hiện, đang làm lính đánh thuê ở Colombia. Từng dùng tay không đánh bại cả một đội lính và được nói bóng gió là cha của Tukumo.


    (To Bea Kontinue)
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  2. The Following User Says Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    fnaoh (18-05-2010)

  3. #2
    †3N†
    Guest
    truyện này kết cụt ngủn, nản bỏ xừ phần 2 thì ngắn tẹo, có 9 tập bỏ, vừa chán đọc cũng chả bõ

  4. #3
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts
    Các thuật ngữ chủ yếu xuất hiện trong truyện

    + Mutu Enmei Ryu: phái võ ngàn năm bất bại, chỉ truyền cho một người con duy nhất trong họ và không truyền ra ngoài cửa. Trong ngàn năm qua đã từng tỉ thí với các kiếm khách, võ thuật gia nhưng chưa thất bại lần nào. Vào thời Azuti Momoyama thì phân ra dòng phụ Fuha Enmei Ryu. Khác với Mutu, Fuha chuyên nghề ám sát, giết người và được cho là “Mutu sống trong cái bóng của lịch sử còn Fuha thì sống trong bóng tối của lịch sử”. Từ khi phân ra 2 dòng như vậy thì Mutu và Fuha chưa đụng độ nhau lần nào vì sợ truyền thuyết bất bại của Enmei Ryu chấm dứt.
    Phái Enmei Ryu không chỉ một đối đa sối, đối kiếm mà còn đối đầu với súng nữa. Võ phái này có nhiều đòn đá mà trong những phái võ cổ (Kobujutu) không có và có một loạt đòn thế liên tục: ném, xiết, bẻ rồi bồi thêm cú đánh. Những kẻ mới sinh ra trong họ Mutu đều được huấn luyện để trở thành truyền nhân của Mutu Enmei Ryu nên người sử dụng thành thạo kỹ thuật của Enmei Ryu chỉ mang họ Mutu mà thôi. Trang phục của Enmei Ryu khá giống với võ phục của Karate nhưng phần ống chân có xiết dây.

    Kỹ thuật ném, bẻ khớp (nage waza. Kansetu waza) gồm có:

    + Kazura Otosi (đòn vật dây leo): dùng một tay đỡ lướt đòn đánh của đối phương rồi xiết lấy cánh tay đối phương, tay còn lại nắm lấy cổ áo đối phương, lợi dụng sức xấn tới của đối phương mà ném hắn. Đây vừa là đòn ném mà đối phương không hóa giải được (Ukemi, không thể té ngả sao cho không bị chấn thương) và cũng vừa có hiệu quả của đòn bẻ khớp.


    + Kamiude Kazura Hineri (đòn vặn dây leo ở phần trên cánh tay): đòn khóa tay (ude garami) ở trạng thái đứng rồi ném đối phương. Đòn này làm gãy xương vai đối phương.

    + Ikaduti: đòn khóa khớp ngược rồi ném đối phương qua lưng (Seoi nage) khiến hắn đập đầu xuống đất. Khi đối phương chống đầu xuống đất thì đá bồi vào đầu hắn.

    + Hien Juji Kazura (đòn dây leo phi yến thập tự)

    + Hien Juji (phi yến thập tự): đòn này nhảy lên cánh tay đối phương rồi thực hiện khóa chữ thập (ude hijiki jujigatame). Lúc nhảy lên cánh tay đã đá bồi vào mặt đối phương rồi ngửa người khóa luôn chữ thập. Nếu lật úp người lại mà khóa thì thành đòn Ura Hien Juji.
    + Tonami: đòn này giả vờ đá ngang vào mặt đối phương nhưng sau đó rút gót chân mà đá vào sau đầu đối phương, rồi nhảy lên dùng hai chân kẹp cổ hắn. Dùng chân xiết rồi vặn người quật đối phương đập đầu xuống đất.
    + Rouga (nanh sói): khóa tay đối phương ở trạng thái đứng, đánh chõ vào mặt rồi ném ra sau. Khi đối phương đập xuống đất thì nhảy lên, dồn hết thể trọng của mình vào cùi chõ để đập nát mặt hắn.
    + Iwao Otosi (đập đá): đánh chưởng vào mặt đối phương rồi nắm lấy đầu hắn đập xuống đất, dùng đầu gối đánh đầu hắn.


    + Sisikou (sư tử hống): khi đối phương đấm tới, tránh lướt sang bên rồi đánh tay hắn từ phía ngoài. Đòn này bẻ gãy khớp chõ.
    + Haneguruma: khóa một tay của đối phương khi hắn ngả xuống bằng khóa chữ thập, khi đối phương toan nâng cánh tay lên thì xoay cơ thể, khóa cánh tay đó bằng đòn Ura jujigatame (khóa chữ thập trong).

    Đòn đá

    + Kogetu: đòn đá vào đối phương ở tư thế trồng chuối, nếu không trúng thì có thể đánh gót vào sau đầu đối phương.




    + Mutou Kintekiha: chặn vũ khí của đối phương bằng đòn Sirahadori (đòn bắt kiếm tay không trong võ nghệ Nhật Bản) rồi đá ngang vào bộ hạ (Kinteki).
    + Siden: đòn đá vòng cầu ra sau ở tầm cao, nhưng khi sắp trúng đích thì đổi quỹ đạo, đá chân vào bộ hạ đối phương.
    + Tumuji (con quay): đòn nhảy lên đá vòng cầu ra sau rồi liên tục đá xoay khi còn ở trên không.
    + Fuetu: đá lên cao rồi lộn người ra phía trước, liên tục đánh gót xuống đối phương.

    Đòn công phá

    + Kohou (hổ pháo): đòn đánh quyền vào đối phương rồi dồn hết sức vào đấy. Đòn này tương tự “thốn kình” trong võ thuật Trung Quốc, có sức phá hoại lớn và được cho là “trong lịch sử ngàn năm của phái Mutu Enmei Ryu, chẳng có mấy người dính đòn này mà không ngả”.
    + Jahazan (Xà phá sơn): đòn đánh quyền vào vị trí thủ của đối phương, dồn sức làm tay đỡ của đối phương hạ xuống rồi đánh chõ vào ngực.
    + Ura Jahazan Sakukou (xà phá sơn trong): biến thể của đòn Jahazan, đỡ lướt đòn đánh tầm cao của đối phương rồi đánh chõ vào chấn thủy.
    + Gazan (nha trảm): nhằm vào ngón tay út trong nắm đấm của đối phương khi tấn công mà phản đòn. Nếu dính đòn thì từ ngón tay cho đến cùi chõ sẽ để lại vết thương như răng khoét.
    + Fugaku (phù nhạc, núi nổi): thủ quyền trên đầu, lòn vào dưới ngực đối phương, lợi dụng sức bật dậy đánh quyền lên cằm. Nếu đòn này biến thành Kohou thì có thể phá nát cằm đối phương.

    Kỹ thuật phòng thân

    + Fusin (phù thân, người nổi): nhảy bật theo hướng của lực, khi đối phương tấn công để tránh va chạm trực tiếp với xung lực.
    + Sisen: dùng một ngón tay chọc sâu vào thân thể đối phương, được sử dụng khi đối phương vừa bắt lấy.
    + Kongou (Kim cang): dùng da thịt đỡ kim châm, súng đạn bằng cách xiết cơ bắp lên cực độ.

    Những đòn thế khác

    + Fugasumi: thổi nước bọt, làm mù mắt đối phương. Ở phái Fuha Enmei Ryu thì thổi kim châm.
    + Hyou: kỹ thuật ném vật thể nhỏ như đá, hòn đạn với tốc độ cao. Đòn này được luyện tập để đối phó với ám khí nhưng ném trúng có thể lấy mạng đối phương.

    Tuyệt kỹ

    + Mukuha (vô không phá): đánh quyền trực tiếp vào đối phương giống như Kohou rồi làm cánh tay chấn động mạnh, công kích đối phương bằng sóng xung kích của năng lượng toàn thân. Khác với Kohou, đòn này có chấn động truyền đi cùng lúc với quyền nên không thể tránh né. Nhưng sau khi dùng đòn này thì cánh tay và nắm quyền bị tổn thương nặng.
    + Ryuha (long phá): dùng kỹ thuật chân tốc độ cao để làm lóa mắt đối phương, nhanh chóng kẹp hai chân vào trước cổ đối phương, phát động khí lực để cắt đứt động mạch cổ.
    + Kamui (thần uy): tuyệt chiêu của phái Fuha Enmei Ryu. Giả vờ để đối phương ném đi, dùng một chân kẹp vào chân đối phương, chân còn lại đánh vào bụng, khi đối phương ngã xuống đất thì dùng đầu gối phát động Kohou.

    + Simon (tứ môn- bốn cửa): tên gọi chung các tuyệt chiêu của phái Mutu Enmei Ryu. Phái này gọi những chiêu thức phát huy năng lực tiềm tàng của bản thân chỉ trong thời gian ngắn là Ougi (tuyệt kỹ), nhưng Simon còn phát huy được năng lực lên mức cao hơn thế nên còn được gọi là “tử môn” (cũng đọc là simon).
    Những đòn này dùng tốc độ phi phàm để đánh lừa đối phương (làm đối phương thấy mình phân thân thành 4 người) rồi sau đó phát động một trong bốn chiêu Seiryu (thanh long), Byakko (bạch hổ), Suzaku (chu tước) và Gembu (huyền vũ) để tấn công, giết chết đối phương. Vì chiêu này vượt quá giới hạn thể xác của con người nên kẻ sử dụng cũng phải trả giá đắt hơn những chiêu khác. Theo lời Singen thì ngoài Tukumo ra, chưa có ai “tứ môn” này ra cả.


    Simon Suzaku: từ phía sau nhảy lên vai đối phương, dùng hai chân kẹp cổ, xoay người bẻ cổ đối phương rồi quật xuống đất. Sau đó đánh chõ và đầu đối phương, lợi dụng sức ngả xuống để phát nát mặt hắn. Tukumo dùng chiêu này khi đấu với Fuha Hokuto.

    Simon Gembu: nằm ngửa, dùng hai chân kẹp một chân đối phương, dùng tốc độ phi phàm bật dậy đánh đầu vào sau đầu đối phương. Tukumo dùng chiêu này khi đấu với Leo Gracelo. Tuy nhiên lúc này Tukumo đã không còn dùng được hai tay (vì bị Leo bẻ xương) nên lý thuyết có thể khác.

    Simon Seiryu và Simon Byakko chưa được dùng đến.

    CONDE KOMA


    Conde Koma (コンデ・コマ)là tên thường gọi ở hải ngoại và Ba Tây của Nhu đạo gia (Judoka) Maeda Mituyo, người đã mang Nhu đạo Nhật Bản ra hải ngoại trong thời Minh Trị. Conde có nghĩa là bá tước, Conde Koma là bá tước Koma.
    Có thuyết cho rằng cái tên Conde Koma này là tên dùng trên sàn đấu võ do một người Tây Ban Nha quen biết với Maeda đặt cho khi ông còn lang thang khắp nơi để tỉ thí. Và cũng có thuyết nói rằng từ "Koma" bắt nguồn từ động từ "komaru" trong tiếng Nhật, nghĩa là gặp khó khăn.

    Về nhân vật lịch sử này, có một bộ Manga hấp dẫn của Nabeta Kitirou do họa sĩ Fujiwara Yosihide vẽ, được đăng liên tục trên tạp chí Gekkan Young Sunday của nhà xuất bản Shougakukan. Đúng như tên gọi của nó, Manga này kể về cuộc đời của Maeda Mituyo và bối cảnh lịch sử đương thời. Tuy nhiên tác phẩm này đã được chuyển thể sang Manga nên có nhiều điểm thay đổi và có thêm phần hư cấu vào đó.
    Chẳng hạn, nhân vật Maeda Mituyo trong Manga là người hiếu chiến, quá khích nhưng nhân vật thật tế lại không phải như vậy. Tankoubon của Manga này gồm 17 cuốn.





    Khái yếu về tác phẩm:

    Sau cuộc duy tân Minh Trị, chuyện tử thí (đánh nhau đến chết) bị nghiêm cấm khiến cho các võ thuật gia (đa phần là võ sĩ Samurai chuyển nghề) đau khổ với sự thay đổi của thời thế. Năm Minh Trị thứ 41, bốn người gồm Maeda Mituyo, Ôyama, Sagawa và Tomita Tunejirou sang Mỹ để truyền bá Nhu đạo. Sau đó chỉ có một mình Maeda Mituyo ở lại Mỹ, thượng đài với võ sĩ vạm vỡ Butcher Boy và giành thắng lợi. Những ngày tháng sau đó Maeda lang thang khắp châu Âu để quyết đấu với các võ sĩ quyền anh, quyền pháp Trung Hoa khắp nơi. Đây là một bộ Manga hấp dẫn mà những người yêu thích Nhu đạo khó lòng bỏ qua.
    thay đổi nội dung bởi: Acmagiro, 14-12-2008 lúc 12:22 AM Lý do: Automerged Doublepost
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. 20 manga không-thể-bỏ-qua (P.1)
    By raiderlove in forum Manga
    Trả lời: 14
    Bài mới gởi: 04-11-2008, 10:11 AM
  2. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 16-06-2008, 10:23 PM
  3. Trả lời: 55
    Bài mới gởi: 25-01-2007, 04:39 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •