>
kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Cờ vây

  1. #1
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 25135
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 17
    Thanks
    1
    Thanked 17 Times in 8 Posts

    Cờ vây

    Cờ vây (chữ Hán: 圍棋; phiên âm: vi kỳ. "cờ" là chữ Nôm 棋/碁, "vây" là chữ Nôm 圍.) là một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận. Một kỳ thủ là ông Emmanuel Lasker đã nói: "Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên trái đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây."


    Mục đích của ván cờ

    Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất." Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm 5,5 (5,5 điểm do bên Trắng luôn là bên đi sau).

    Bàn cờ và quân cờ


    Theo bàn cờ nguyên thủy đã tìm thấy vào năm 1977 ở Nội Mông, trong một ngôi mộ cổ đời nhà Liêu, có một bàn cờ ngang dọc chỉ có 13x13 tạo thành 169 giao điểm. Năm 1971, bàn cờ đào được ở Hồ Nam, trong một ngôi mộ đời nhà Đường, có bàn cờ lại chia lưới 15x15. Năm 1952, ở Vọng Đô, Hà Bắc, Trung Quốc, trong một ngôi mộ thời Đông Hán có một bàn cờ lại chia lưới 17x17...Tuy những bàn cờ đó khác nhau về số nước đi nhưng tựu chung lại đều chia lưới theo số lẻ (13, 15, 17...). Bàn cờ 19 đường phát hiện sớm nhất vào khoảng đời nhà Tùy.

    Quân cờ và bàn cờ vây được sáng tạo trên cơ sở của thuyết Âm Dương và vũ trụ quan của người xưa. Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Quân cờ chỉ được nhấc ra hoặc đặt vào bàn cờ, chứ không dịch chuyển như trong cờ vua hoặc cờ tướng. Trên bàn cờ thường có 9 chấm đen gọi là các sao nhỏ giúp người chơi dễ nhận định hướng vị trí vì bàn cờ quá rộng. Điểm ở chính giữa bàn gọi là "thiên nguyên". Tám điểm ở 4 phía xung quanh bàn cờ gọi là "sao biên" và "sao góc". Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là "cao" còn vị trí gần biên và góc là "thấp". Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là 10761. Với số giây trong 3 năm là không đến 108, nếu 10 tỉ người, mỗi người sắp 1 ván cờ trong 1 giây thì số ván cờ sắp được trong 3 năm cũng chỉ là 1017. Để so sánh thêm, con số đó trong cờ vua là nằm trong khoảng 1043 và 1050; và những nhà vật lý đã từng ước tính là không có nhiều hơn 1090 proton trên thế giới hữu hình này.

    Lịch sử


    Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4000 năm. Khởi thủy của môn cờ bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành. Vua đang thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn thỉnh cầu tiên day cờ cho mình. Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu, con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ. Trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Quan Công đã chơi cờ vây với thuộc hạ trong khi để cho Hoa Đà nạo xương cánh tay chữa vết thương. Vi kỳ ngày xưa gọi là "dịch" (弈), được viết với bộ "củng". Trong những sách cổ của Trung Hoa như Tả Truyện, Luận Ngữ, Mạnh Tử đã nhắc nhiều đến "dịch" nhưng từ đời nhà Hán trở đi, thì cái tên vi kỳ ngày càng thông dụng. Hứa Thuận trong Thuyết Văn Giải Tự có chép "dịch, vi kỳ dã".

    Cờ vây hiện nay rất phổ biến ở vùng Đông Á. Nhật Bản hiện nay là nước có số người chơi cờ rất cao. Cờ vây đã tới Nhật vào thế kỷ 7 và tới đầu thế kỷ 13, nó đã được chơi rộng rãi khắp mọi nơi trên đất nước này. Sự phát triển của Internet cũng đã làm cho nó phổ biến hơn trên khắp thế giới và đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của Hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới năm 1999).

    Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội.

    Cờ vây có từ xa xưa, nhưng luật của nó lại không hề bị biến đổi theo thời gian như những trò chơi cổ khác. Lý do là luật chơi của cờ vây hết sức đơn giản, người nào cũng có thể chơi được, không cần đến trí thông minh ưu việt. Trong cờ vây, quân nào cũng như quân nào, giá trị y hệt nhau, không quân nào có tên tuổi, không có vua, có tướng. Tướng, vua được biết như chính người chơi cờ vậy. Cờ vây, như đã biết, muốn biết chơi thì quá dễ, nhưng để chơi tới được thành "cao cờ" thì rất khó. Khi chơi cờ vây cũng giống như khi ra trận đánh giặt. Bàn cờ là chiến trường và mục đích là chiếm lấy lãnh thỗ. Một kỳ thủ cờ vây thực sự biết quý trọng từng quân cờ và luôn đặt hết tâm quyết vào mỗi nước đi.



    (nguồn bài viết wiki - ảnh google ^^)
    thay đổi nội dung bởi: akaiame, 31-01-2009 lúc 03:35 AM

  2. The Following 5 Users Say Thank You to akaiame For This Useful Post:

    buian21 (17-08-2010), cassiopeia_10 (18-08-2012), hoangtu2108 (13-01-2012), KhaiTinh (05-08-2012), viethoang6296 (05-08-2012)

  3. #2
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 45319
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 7
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    nhìn bàn cờ này là thấy thix nhất

  4. #3
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 47544
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2
    Thanks
    3
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là 10761. Với số giây trong 3 năm là không đến 108, nếu 10 tỉ người, mỗi người sắp 1 ván cờ trong 1 giây thì số ván cờ sắp được trong 3 năm cũng chỉ là 1017. Để so sánh thêm, con số đó trong cờ vua là nằm trong khoảng 1043 và 1050; và những nhà vật lý đã từng ước tính là không có nhiều hơn 1090 proton trên thế giới hữu hình này


    chổ này mình hoàn toàn không hiểu , nhờ akaiame chỉ giáo thêm ????
    doumo arigatou gozaimasu

  5. #4
    Chonin
    hivilee's Avatar


    Thành Viên Thứ: 80316
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 10
    Thanks
    6
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Mình cũng thích cờ vây.
    Đọc xong chuyện "Hikaru no go" là mê môn này luôn. Nhưng đến tận bây giờ vẫn chả biết gì nhiều về môn này
    Bạn nào có ebook về cờ vây không nhỉ?

  6. #5
    Ninja
    lanhchanh's Avatar


    Thành Viên Thứ: 86125
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 120
    Thanks
    27
    Thanked 93 Times in 51 Posts
    Hôm trước mới xem chương trình Chơi chữ ở đài truyền hình Hà Nội (tối thứ 5) có câu hỏi về Cờ vây
    Người ta giải thích đây là 1 môn thể thao trí tuệ, nhưng không cần sắp xếp các quân cờ ngay từ đầu.
    Ngày trước đọc Kỳ thủ cờ vây, cuối truyện có hướng dẫn cách chơi.
    Nhưng lúc đó chẳng có quân cờ, và cũng chả có ai chơi cùng cả.
    Giờ vẫn mang theo ảnh của Sai cùng với thẻ nhân viên.
    Chữ ký của lanhchanh
    Có 1 điều không bao giờ cũ
    I love you, and you love me

  7. #6
    Shokunin
    sakura89's Avatar


    Thành Viên Thứ: 66106
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 25
    Thanks
    51
    Thanked 16 Times in 11 Posts
    Xem phim hoạt hình Cờ vây, thấy rất hay
    Một lúc nào đó sẽ nghiên cứu vậy
    Chữ ký của sakura89
    Việc học như con thuyền xuôi trên dòng nước ngược, không tiến ắt sẽ lùi

  8. #7
    Moderator
    lynkloo's Avatar


    Thành Viên Thứ: 94234
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 678
    Thanks
    4,268
    Thanked 2,660 Times in 636 Posts

    Cờ vây đến với nhật bản như thế nào?

    Không có tài liệu nào ghi chép chính xác về ngày Cờ Vây du nhập tới Nhật Bản. Tuy nhiên theo sử kí nhà Tùy (597-618 SCN), Cờ Vây là một trong ba trò chơi giết thời gian được yêu thích nhất trong khoảng đầu thế kỷ thứ 7 ở Nhật Bản (hai trò còn lại là Song Lục Kì – backgammon và đánh bạc). Điều này được ghi nhận bởi những nhà sử học thời nhà Tùy thông qua các tin tức của đại sứ ở Nhật Bản gửi về kinh đô năm 607. Nếu chúng ta tìm hiểu được chính xác tên tuổi của vị đại sứ này, chúng ta có thể kết luận Cờ Vây được truyền bá đến Nhật Bản không muộn hơn thế kỷ thứ 6 SCN và rất có thể còn sớm hơn.


    Cờ Vây có thể được truyền bá vào Nhật Bản qua Hàn Quốc bởi các nghệ nhân, giới học giả hay các quan lại nhập cảnh vào Nhật Bản để tránh các biến cố chính trị ở quê nhà. Nhưng trái ngược với các bằng chứng lịch sử từ lịch sử Trung Hoa, đại đa số người dân Nhật Bản tin rằng Cờ Vây được truyền bá trực tiếp vào Nhật Bản bởi một học giả có tên là Kibi no Makibi, thường được gọi là đại thần Kibi. Ông được cử đi kinh đô Trường An của nhà Đường với phần thưởng của con gái hoàng đế Shomu, sau này là nữ hoàng Koken, để học tập văn hóa Trung Hoa. Sau 18 năm, Kibi trở về quê hương với một xe chất đầy những bảo vật tinh túy nhất của nền văn minh Trung Hoa, cùng với thành quả của gần hai thập kỷ rèn luyện và học tập, trong đó có Cờ Vây.


    Năm 701, có một giới luật được ban hành trong giới tu hành đạo Phật rằng những ai tham gia chơi nhạc hoặc đánh bạc sẽ bị phạt 100 ngày lao động. Tuy nhiên, chơi Cờ Vây và chơi đàn tranh được ghi chú là không nằm trong danh sách những thứ bị cấm!

    Mặc dù Cờ Vây đã là một trong những trò chơi được yêu thích bởi tầng lớp quý tộc từ đầu thế kỷ thứ 7 ở Nhật Bản trước khi Kibi quay trở lại từ Trường An, nhưng sau khi Kibi báo cáo về mức độ phổ biến của Cờ Vây ở Trung Hoa, Cờ Vây mới được nâng lên một tầm cao mới, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa Nhật Bản. Có thể nói rằng, ngay cả khi Kibi không thực sự truyền bá Cờ Vây đến Nhật Bản, ông chính là người đã giúp cho Cờ Vây có được vị trí đỉnh cao ở Nhật Bản bây giờ.

    Lúc đầu khi mới du nhập vào Nhật Bản, Cờ Vây được chơi chủ yếu trong cung điện bởi tầng lớp quý tộc, cả nam lẫn nữ, các nhà sư và các võ sĩ. Người ta kể rằng các võ sĩ thường mang theo bàn Cờ Vây ra trận để có thể chơi cờ sau khi trận chiến kết thúc. Tuy nhiên Cờ Vây không thực sự phổ biến trong đại chúng cho tới thế kỷ 12.

    Những bàn cờ cổ nhất đang được giữ ở bảo tàng Shoso-in ở Nara như những bảo vật cấp quốc gia. Chúng vốn thuộc về hoàng đế Shomu (724-748), và chúng không khác gì so với bàn cờ hiện đại, ngoại trừ việc bàn cờ có đánh dấu 17 điểm sao thay vì 9 điểm như hiện nay. Hơn thế nữa, cả những bàn cờ đó và bàn cờ ngay nay đều có 19 đường ngang dọc thay vì 17 đường như mô tả trong các tài liệu về cờ tại Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3 SCN. Bàn cờ 17×17 được truyền tới Himalayas đâu đó trước thế kỷ thứ 8 và vẫn còn tồn tại ở đây. Năm 1959, Thái tử của Sikkim đến thăm Nhật Bản để dự một buổi tọa đàm về Phật pháp, có mang theo một bàn cờ vải 17×17 và nói rằng Cờ Vây vẫn được chơi trên bàn này ở một số gia đình quý tộc ở Nepal, Sikkim, Bhutan và Tây Tạng.

    Cuốn sách tiếng Nhật đầu tiên về Cờ Vây được viết năm 913 bởi một nhà sư tên là Tachibana Kanren theo yêu cầu của hoàng đế. Dù cuốn sách đã bị thất lạc nhưng các tài liệu có đề cập đến nó với tên gọi “Go shiki” (“Phương pháp chơi Cờ Vây”). Trong tác phẩm “Genji Monogatari” (truyện kể Genji) viết vào đầu thế kỷ 11 bởi nữ sĩ cung đình Murasaki Shikibu có mô tả Cờ Vây từng là trò chơi phổ biến của giới quý tộc, cả nam lẫn nữ. Trong đó cảnh hoàng tử Genji quan sát ván cờ giữa quý bà Utsusemi và một phụ nữ đã trở thành một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Nhật Bản.

    Việt-SSE (theo Takaji)
    Chữ ký của lynkloo
    ~o0o~ Kasumi's FC ~o0o~
    lang thang con mèo hoang ~

  9. The Following 3 Users Say Thank You to lynkloo For This Useful Post:

    Harukatoki (13-01-2012), Kasumi (13-01-2012), KhaiTinh (05-08-2012)

  10. #8
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 64791
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 15
    Thanks
    62
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Mình cũng rất thích chơi cờ vây, trước mình học theo cách dạy cờ trong truyện Hikaru nhưng mình thấy các bài tập trong đó thường được sắp đặt theo hướng dễ giải quyết nên cảm thấy không thực tế cho lắm. Trên mạng cũng chẳng tìm thấy ebook nào hay, nhà sách thì càng không có, mình nhớ trong 1 bài cờ vây trong truyện Hikaru có chỉ cách vào trang web chơi cờ vây, vào đó chơi thử thấy rât hay, giờ thì không nhớ cách vào thế nào nữa.-_-! Mà Việt Nam mình thì chủ yếu thích chơi cờ tướng và cờ vua còn cờ vây thì thấy hiếm lắm (theo mình thấy thì trung bình 100 người chơi cờ thì cờ tướng chiếm hết 45%, cờ vua 40%, cờ vây thì cũng chỉ đến 15% là cùng). Hồi cấp 3 mình đọc được trong thư viện trường mình cuốn tạp chí cờ vây mà thấy cũng buồn buồn, thông tin thì ít, mà số hội quán hay clb cũng hiếm nữa, hình ảnh ở các hội quán, clb và các cuộc thi cũng có thể thấy được là lượng người không nhiều như các môn cờ khác. Như chỗ mình sống thì chỉ có mỗi mình là chơi cờ vây, xung quanh toàn cờ tướng.

  11. #9
    Shokunin
    Gentaro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 101566
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: TP Cần Thơ
    Tổng số bài viết: 22
    Thanks
    79
    Thanked 18 Times in 4 Posts
    Cờ này mình chũng chơi vài lần, nhưng chỉ đánh được mấy người mới biết chơi, gặp cao thủ thì coi như đi toi, ai muốn chơi thì vào gokgs.com ấy ^^

  12. #10
    Shokunin


    Thành Viên Thứ: 121969
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Tiền Giang
    Tổng số bài viết: 19
    Thanks
    9
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích Nguyên văn bởi havi View Post
    Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là 10761. Với số giây trong 3 năm là không đến 108, nếu 10 tỉ người, mỗi người sắp 1 ván cờ trong 1 giây thì số ván cờ sắp được trong 3 năm cũng chỉ là 1017. Để so sánh thêm, con số đó trong cờ vua là nằm trong khoảng 1043 và 1050; và những nhà vật lý đã từng ước tính là không có nhiều hơn 1090 proton trên thế giới hữu hình này

    chổ này mình hoàn toàn không hiểu , nhờ akaiame chỉ giáo thêm ????
    doumo arigatou gozaimasu
    chính xác nó lần lượt là 10761, 108, 1017, 1043, 1050 là 1090 đó bạn ơi. bạn chủ topic copy mà ko chỉnh sửa nên nó ra vậy đó. bạn có thể lên wiki để biết cụ thể hơn
    Trích Nguyên văn bởi akaiame View Post
    Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là 10761. Với số giây trong 3 năm là không đến 108, nếu 10 tỉ người, mỗi người sắp 1 ván cờ trong 1 giây thì số ván cờ sắp được trong 3 năm cũng chỉ là 1017. Để so sánh thêm, con số đó trong cờ vua là nằm trong khoảng 1043 và 1050; và những nhà vật lý đã từng ước tính là không có nhiều hơn 1090 proton trên thế giới hữu hình này.
    thay đổi nội dung bởi: fulloflove, 01-10-2012 lúc 10:58 AM

  13. The Following User Says Thank You to fulloflove For This Useful Post:

    linhu228 (26-12-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •