>
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Chuyện đời các phi công cảm tử Nhật (Update #3: Vì sao Nhật Bản muốn bất tử hóa các phi công cảm tử?)

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Chuyện đời các phi công cảm tử Nhật (Update #3: Vì sao Nhật Bản muốn bất tử hóa các phi công cảm tử?)

    Hơn 2.000 phi công Nhật đã thiệt mạng khi lái những chiếc máy bay liều chết đâm vào tàu chiến của đối phương trong Thế chiến II. Vì điều gì, hay vì ai mà những người này đã hy sinh mạng sống?


    Theo Ngoại trưởng Nhật Taro Aso, họ làm vậy vì Hoàng đế. Và ông vẫn mong đến một ngày người đứng đầu đất nước mặt trời mọc mang tính biểu tượng - không phải những nhà lãnh đạo chính trị - đến và thể hiện lòng ngưỡng mộ tại Yasukuni, ngôi đền thờ những người Nhật đã chết trong chiến tranh, gồm cả 14 nhân vật tội bị coi là tội phạm chiến tranh.

    Sự thực là Aso và những người theo chủ nghĩa dân tộc hiện đại khác cũng không biết gì hơn bất kỳ ai về việc những người đàn ông và phụ nữ đã nghĩ gì trước khi chết trong các cuộc chiến của Nhật vào thế kỷ 19 và 20.

    Để được nghe lời giải thích chính thức, họ nên gặp Shigeyoshi Hamazono, người phi công liều chết đã sống sót nhờ chiếc máy bay của ông gặp trục trặc.

    Khi đưa ra những bức ảnh đen trắng trong ngôi nhà của ông ở tại Kyusu, phía tây nam Nhật bản, Hamazono nhìn kỹ từng cm trên cơ thể những chàng phi công bảnh bao. Giờ đây, sau hơn 60 năm, ông đi lại chậm chạp nhưng dáng vẻ vẫn như một người lính. Vết sẹo trên mặt khiến ông trông như mỉm cười khi hồi tưởng lại những cuộc không chiến với máy bay chiến đấu của Mỹ trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến trên biển Thái Bình Dương.

    Bức ảnh đó được chụp khi Hamazono mới 21 tuổi và được coi là kỷ vật cuối cùng ghi lại việc ông tham gia cuộc chiến tranh với tư cách một thành viên của phi đội đặc biệt, Tokkotai, phi đội cảm tử. Ông đã tình nguyện trở thành phi công cho hải quân ngay sau khi Nhật ném bom Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941, và ở Philippines cho đến cuối năm 1944 để chuẩn bị cho cuộc tấn công tự sát một tàu tuần dương của Anh.

    Nhưng ngay lần xuất kích đầu tiên, chiếc máy bay không số đã làm ông thất vọng khi gặp vấn đề về nhiên liệu. Hamazono buộc phải quay lại một căn cứ khác ở Đài Loan và đợi cả một ngày để nạp nhiên liệu, chỉ đủ cho chuyến bay một chiều.

    Khi Hamazono trở về Nhật Bản thì sự nghi ngờ về giá trị của những người đàn ông trong phi đội Tokkotai đã lan truyền: 2.000 phi công liều chết đã bỏ mạng trong giai đoạn cuối của cuộc chiến chỉ để đánh đắm 34 tàu địch. Dù vậy, cấp trên của Hamazono vẫn quyết định đưa anh vào chỗ chết.

    “Họ thoát ra khỏi đám mây phía trên và tôi nhìn thấy họ quá muộn”, ông nói về những phi cơ chiến đấu của Mỹ mà ông phải đương đầu và sau đó bị đánh bại. Phi đội của Hamazono đã có cuộc hỗn chiến trong 35 phút để lại cho ông những vết cắt và bỏng nặng ở mặt và tay.

    “Khi cuộc giao tranh kết thúc, tôi nhìn thấy họ tiến lại phía mình từ đằng xa và tôi chắc mẩm mình sẽ bị giết trong vài giây nữa. Nhưng khi đến gần hơn, họ lại nghiêng cánh và bay đi. Tôi vẫn không hiểu được tại sao họ làm như vậy”, Hamazono cho biết.

    Khi màn đêm kéo xuống, Hamazono bay rề rề quay trở lại đất liền của Nhật cho tới khi nhìn thấy ánh đèn của Chiran, một căn cứ của các phi đội liều chết ở Kyushu. “Tôi bị bỏng khắp người và chỉ còn lại có 5 chiếc răng”, ông nói. "Phi vụ đã thất bại".

    Khi chỉ còn vài tuần nữa là cuộc chiến kết thúc, Hamazono ở lại và đào tạo những phi công trẻ tuổi hơn. Những người này không giống với người giáo viên hay xúc động và kiệt sức của họ, họ vẫn háo hức được chết như những anh hùng. Giờ đây ở tuổi 81, Hamazono cho biết ông tiếc vì quá nhiều những người bạn của ông đã chết.

    "Tôi sống và dành cuộc sống này của tôi cho họ, cho người vợ của tôi, và 11 đứa cháu của tôi”, ông nói.

    Hamazono không còn tin tưởng rằng những thanh niên trẻ tuổi từng lao chiếc phi cơ liều chết vào tàu chiến của đối phương cảm thấy hạnh phúc được thể hiện lòng trung thành với Nhật Hoàng.

    “Chúng ta cứ nói rằng điều đó là vì Nhật Hoàng, nhưng thực sự không phải như vậy”, ông nói. “Chúng ta sẵn sàng chết, nhưng là cho gia đình chúng ta và cho nước Nhật".

    "Hành động đó giống như việc một người mẹ sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ khi đứa con cần đến bà ta. Điều đó cũng giống như những phi công liều chết cảm thấy khi nghĩ về đất nước”, Hamazono nói.

    Tháng 8 năm ngoái, lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày kết thúc Thế chiến II đã lại khơi dậy sự quan tâm về những phi công liều chết của Nhật. Một bộ phim tài liệu mô phỏng phong trào phản chiến mang tên "The Winds of God" sẽ được phát hành, và Shintaro Ishihara, vị thị trưởng mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Tokyo, được cho là đang viết kịch bản cho một bộ phim nói về cuộc sống của những phi công liều chết ở Chiran.

    Hamazono sung sướng khi thành nhân vật nổi tiếng tại bảo tàng hoà bình của thành phố, nơi lưu giữ những chiếc máy bay, quân phục, các bức ảnh, lá thư và những dụng cụ khác, những thứ được trao tặng cho các phi công cảm tử và khiến họ được coi như các á thần.

    Ông ta dừng lại trước phần còn lại của chiếc máy bay mang nhãn hiệu Zero bị bắn rơi tại Chiran vào tháng 5 năm 1945, được phục hồi sau khi vớt lên từ đáy biển vào năm 1980. “Nó là một chiếc máy bay đáng yêu”. Ông nói . “Nó mang lại cho bạn một chút gì đó còn hơn cả sự tin tưởng”.

    Ông chỉ vào bộ quân phục cũ của mình và chiếc kính bảo hộ trên giá trưng bày và nói: “ Khi tôi nhìn bộ trang phục này, tôi lại thấy mình như đang ngồi trên chiếc máy bay đó. Nhưng thời của những phi công như chúng tôi đã qua rồi. Bây giờ người ta ném bom vào những người dân vô tội từ một khoảng cách rất cao. Điều đó thật là khủng khiếp”.

    Những phi công liều chết không tránh khỏi việc bị so sánh với những tên khủng bố Al-Qeada, những kẻ đã lao những chiếc máy bay vào toà tháp đôi World Trace Centre vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Mặc dù vậy Hamazono cho biết ông thấy tức giận với ý kiến cho rằng ông và những người bạn phi công của ông là những hình mẫu của những kẻ đánh bom tự sát ngày nay.

    “Chúng tôi hoàn toàn khác họ”, ông nói. “Chúng tôi làm như vậy vì những người đồng đội của mình, còn những kẻ khủng bố tự kết liễu cuộc đời chúng cho những lý do hoàn toàn ích kỷ. Tôi không cảm thấy tức giận khi nghe họ miêu tả chúng tôi như những kẻ lái máy bay đánh bom liều chết hiện đại ngày nay, nhưng điều làm tôi phiền muộn là họ làm thế vì niềm tin tôn giáo chứ không phải tình yêu khiến họ làm thế".

    Ngày nay những kẻ đánh bom tự sát thường gọi tên đức thánh của họ trước khi tự huỷ diệt mình, còn những phi công liều chết ngày xưa thì sao? Hamazono cho biết ông đã nhìn thấy trước kết cục của nhiệm vụ mà ông làm, song từ mà ông kêu lên lại chẳng liên quan gì đến chủ nghĩa Thần đạo của Nhật trong thời kỳ chiến tranh hay Nhật Hoàng.

    “ Mẹ… Đó là từ duy nhất”, ông nói . “Ý kiến cho rằng chúng tôi cười vào mặt thần chết chỉ là hoang đường”.

    (Theo Ngọc Sơn
    Vnexpress/Guardian)
    thongtinhnhatban.net
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 6 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    capella211 (08-05-2012), chiengja (07-08-2013), ken_chan (11-12-2011), macphonglinh (20-01-2014), Momo-chan (16-01-2014), snowdog (16-01-2014)

  3. #2
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Hình ảnh lịch sử về những phi công cảm tử của Nhật

    Trong giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ 2, Đế quốc Nhật yếu thế hơn rất nhiều so với quân Đồng Minh. Với hy vọng thay đổi cục diện chiến tranh, Đế quốc Nhật đã thành lập đơn vị phi công cảm tử với tên gọi là “Thần Phong” hay những phi công Kamikaze.


    Những phi công Kamikaze với tuổi đời còn rất trẻ, có người chỉ mới 17 tuổi, bao gồm cả sinh viên, công nhân, phi công chính quy, binh lính. Tất cả họ đều xuất phát từ lòng tình nguyện tham gia.


    Nhật hoàng Hirohito đã đọc diễn văn ca ngợi những chàng trai trẻ tuổi "chết hạnh phúc và tự hào vì hoàng đế và sự chiến thắng". Điều đáng ngạc nhiên là số người tự nguyện hy sinh nhiều gấp 10 lần số máy bay quân đội Nhật Bản có lúc đó.


    Quá trình đào tạo phi công cảm tử Kamikaze rất nhanh chóng, diễn ra chỉ trong vòng 1 tuần bao gồm cả việc cất cánh, và cách tiếp cận mục tiêu sao cho có thể đánh chìm được tàu chiến của phe Đồng Minh.


    Ảnh minh họa

    Cụ thể, nhiêm vụ của những phi công Kamikaze sẽ lái chiếc may bay mang đầy bom đạn, và lao thẳng máy bay xuống tàu bè của phe Đồng minh. Những phi vụ cảm tử này bắt đầu từ tháng 10 năm 1944 khi tàu chiến của Đồng minh áp sát Nhật Bản.


    Những phi công cảm tử Kamikaze trong bộ đồ phi công, đeo bên mình thanh gươm của người võ sĩ đạo, đầu quấn chiếc băng chéo thêu nổi hình mặt trời mọc - quốc kỳ của Đế quốc Nhật Bản.


    Trước khi làm nhiệm vụ, chỉ huy trao cho mỗi phi công Kamikaze một ly rượu sake. Tất cả nghiêng mình về hướng cung điện để tỏ lòng tôn kính Nhật hoàng. Rồi họ lên máy bay trước sự cổ vũ của những người còn lại.


    Ảnh minh họa

    Theo các nhân chứng kể lại, tàu Đồng minh đầu tiên bị phi công kamikaze tấn công là kỳ hạm của Hải quân hoàng gia Úc, tuần dương hạm hạng nặng với tên gọi là Australia vào ngày 21 tháng 10 năm 1944.


    Ngay sau đó chỉ vài tháng, Đế quốc Nhật đã huy động tới hơn 2000 máy bay chuyên trách làm nhiệm vụ cảm tử. Thời gian đầu, quân Đồng minh cũng gặp phải những tổn hại to lớn (Hình ảnh Tàu sân bay Enterprise sau khi bị Kamikaze đánh trúng vào ngày 14 tháng 5 năm 1945).


    Thời gian sau, Đồng minh đã nghĩ ra các biện pháp đối phó với phi công kamikaze như việc bố trí lực lượng tuần tra trên không với mật độ dày đặc của những máy bay chiến đấu hiện đại hơn của Nhật. Biện pháp này khá hiệu quả.


    Tuy vậy, theo các số liệu thống kê chính thức của Không quân Mỹ, khoảng 2.800 Kamikaze đánh chìm 34 tàu hải quân, làm hư hỏng 368 tàu khác, giết chết 4.900 thủy quân và làm bị thương hơn 4.800 người khác (Hình ảnh Đám cháy trên tàu sân bay Saratoga sau khi bị năm máy bay Kamikaze tấn công vào ngày 21 tháng 2 năm 1945)


    Mặc dù có lực lượng không quân chặn đánh cũng như hỏa lực phòng không dày dặc thì vẫn có tới 14% Kamikaze đánh trúng tàu Mỹ trong đó gần 8.5% số tàu đánh trúng bị chìm.

    Theo PNO
    Chữ ký của A Châu

  4. The Following 5 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    ftdmike (16-01-2014), macphonglinh (20-01-2014), Momo-chan (16-01-2014), saxhero (16-01-2014), snowdog (16-01-2014)

  5. #3
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Vì sao Nhật Bản muốn bất tử hóa các phi công cảm tử?

    Nhật Bản đang kỳ vọng sẽ lưu danh vĩnh viễn các phi công cảm tử kamikaze của nước này, thông qua việc tìm kiếm danh hiệu Di sản thế giới của UNESCO cho một bộ sưu tập các lá thư mà họ để lại trước khi ra trận. Hiển nhiên động thái của Tokyo đã khiến cộng đồng thế giới nhướn mày.

    “Kamikaze” lâu nay vẫn được xem là một từ gắn với các chiến binh quả cảm tới mức điên rồ, sẵn sàng dùng cái chết của bản thân để tiêu diệt địch thủ. Nhưng chính điều đó đã khiến người ta không khỏi băn khoăn: thứ gì đã khiến hàng ngàn thanh niên trẻ khỏe sẵn sàng hy sinh mạng sống quý giá của mình?

    Nhân dịp Nhật Bản kiến nghị trao tặng danh hiệu di sản cho một bộ sưu tập các lá thư của nhiều phi công kamikaze, phóng viên hãng tin BBC đã tìm gặp người đàn ông đứng sau bộ sưu tập, để có được bức tranh đầy đủ hơn. Người đàn ông đó tên Tadamasa Itatsu, 89 tuổi, đang sống tại thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản.

    Ở cái tuổi được xem là “xưa nay hiếm”, nhưng Itatsu vẫn tràn đầy năng lượng, với nụ cười thường trực trên môi. Thật khó để tin rằng người đàn ông này lại từng là phi công kamikaze. Nhưng sự thật là thế. Tháng 3/1945 hàng trăm tàu chiến và tàu sân bay Anh, Mỹ rầm rập di chuyển về phía Okinawa. Itatsu đã được chỉ huy của mình hỏi xem có tình nguyện tham gia vào các phi đội “tấn công đặc biệt” nổi tiếng không. Ông đồng ý và trở thành một viên phi công kamikaze khi mới 19 tuổi.


    Cựu phi công kamikaze Itatsu vẫn rất khỏe mạnh dù sắp bước sang tuổi 90


    “Nếu Okinawa bị xâm lăng, các máy bay Mỹ sẽ có thể sử dụng nơi này để tấn công các đảo chính của Nhật Bản” - ông kể - “Vì thế những thanh niên chúng tôi phải ngăn chặn điều đó. Trong tháng 3/1945, trở thành phi công kamikaze là chuyện bình thường. Tất cả chúng tôi đều tình nguyện làm vậy khi được hỏi”.

    Trong nhà Itatsu có một khu vực dùng để thờ các đồng đội đã ngã xuống. 4 bức tường đầy những bức ảnh nhiều hạt chụp các thanh niên trẻ măng mặc quần áo bay. Trong cuộc trao đổi với BBC, Itatsu liên tục khẳng định một điểm duy nhất: các thanh niên trẻ đó không bị điên. Họ đơn giản đã tin rằng hành động của mình sẽ giúp cứu đất nước khỏi thảm họa.

    “Bình thường ai cũng chỉ có một mạng sống” - Itatsu nói - “Vậy vì sao anh lại muốn vứt bỏ mạng sống ấy đi? Tại sao anh thấy vui khi làm thế? Nhưng vào thời gian đó, tất cả những người tôi biết đều muốn được tình nguyện gia nhập kamikaze. Chúng tôi trở thành các chiến binh để ngăn cuộc xâm lăng. Tâm trí của chúng tôi đều kiên định. Chúng tôi không nghi ngờ gì về việc đó cả”.

    Một thế hệ bị tẩy não

    Itatsu may mắn không chết. Khi bay về phía Nam, hướng tới mục tiêu, động cơ máy bay của ông đã bị hỏng và ông buộc phải bổ nhào xuống biển. Ông trở về đơn vị, nhưng chiến tranh đã kết thúc trước khi ông có thể bay trở lại.

    Nhiều năm sau chiến tranh, Itatsu đã giữ bí mật về quá khứ của mình, cảm thấy hổ thẹn vì bản thân sống sót. Ông thường nghĩ tới việc tự sát, nhưng không có can đảm tự đoạt mạng mình.


    Máy bay do phi công kamikaze điều khiển lao mình vào tàu chiến của đối phương


    Rồi trong những năm 1970, ông bắt đầu tìm kiếm gia đình các đồng đội đã chết, đề nghị họ tặng cho ông các lá thư và bức ảnh của họ. Bộ sưu tập của ông giờ trở thành trung tâm của cái gọi là Các lá thư Kamikaze, đang được Nhật Bản đề nghị ghi vào di sản ký ức của UNesCO.

    Itatsu lấy từ kho chứa của ông những lá thư mỏng, được viết đầy chữ tượng hình màu đen. “Mẹ yêu dấu, sự hối tiếc duy nhất của con là không thể phụng dưỡng mẹ nhiều hơn trước khi chết. Nhưng được chết với tư cách một chiến binh của thiên hoàng là vinh dự. Mẹ đừng cảm thấy buồn nhé” - một lá thư viết.

    Rất nhiều lá thư được viết theo dạng này. Chúng dường như xác nhận một quan điểm chung rằng đã có cả thế hệ đàn ông Nhật Bản bị tẩy não tới mức trung thành mù quáng với Nhật hoàng.

    Nhưng cũng có những lá thư khác cho thấy một cộng đồng nhỏ các phi công kamikaze không chấp nhận liều thuốc tuyên truyền. Thậm chí có cả những người phản đối cuộc chiến của Nhật Bản. Một trong những trường hợp ngoại lệ điển hình nhất là thiếu úy Ryoji Uehara.

    “Ngày mai thôi, con người tin vào dân chủ này sẽ giã từ thế giới” - anh viết - “Anh ấy trông có vẻ cô độc, nhưng con tim anh ấy đầy sự hài lòng. Phát xít Italy và Đức đã bị đánh bại. Chế độ độc tài giống như việc xây nhà bằng đá vụn vậy”.

    Xu hướng xét lại quá khứ

    Vậy liệu những lá thư kamikaze có được trao danh hiệu di sản thế giới? Itatsu tin rằng chúng nên được công nhận. Ông đã gọi các lá thư là “báu vật, cần được truyền lại cho các thế hệ tương lai”. “Tôi không bao giờ nhìn lại với sự hối tiếc. Những con người đó đã nguyện đi vào chỗ chết. Tôi nghĩ vào thời đó, chỉ có người kém may mắn mới sống sót. Tôi đã rất muốn chết cùng họ. Khi không làm được vậy tôi đành tập trung sức lực để duy trì ký ức về họ” - ông nói.

    Những trường hợp như Itatsu cho thấy Nhật Bản đang gặp rất nhiều vấn đề khi đối mặt với quá khứ chiến tranh của mình. Các chính trị gia tầm cỡ và các nhân vật truyền thông nhiều ảnh hưởng vẫn thường nêu ra các quan điểm xét lại khó chấp nhận. Theo họ Nhật Bản chưa từng châm ngòi chiến tranh, vụ lính Nhật thực hiện vụ thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc chưa từng diễn ra, cũng như quan điểm cho rằng hàng chục ngàn người phụ nữ châu Á bị ép vào nhà thổ để giải khuây cho binh lính Nhật thực ra đã “tự nguyện” làm vậy.

    Các vụ ném bom hàng loạt nhiều thành phố lớn của Nhật Bản vào cuối chiến tranh và đặc biệt là 2 vụ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima cùng Nagasaki, đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nếp nghĩ, cho rằng Nhật Bản là nạn nhân chiến tranh.

    Quả thực Nhật Bản hiện là quốc gia duy nhất từng bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, các vụ ném bom tàn phá Tokyo trong một đêm đã sát hại ít nhất 100.000 người. Nhưng khi nói về các thảm kịch như thế, khoảng trống ít được bàn tới là điều gì đã dẫn tới việc Nhật Bản bị tấn công kinh khủng như vậy.

    Tương tự, khao khát tưởng nhớ sự hy sinh khác thường mà các phi công kamikaze trẻ đã thực hiện là có thể hiểu được. Tuy nhiên, điều thiếu sót trong khao khát này vẫn chỉ là câu hỏi: Vì đâu mà những phi công đó lại phải xả thân như vậy?”.

    Tường Linh (theo BBC)
    Thể thao & Văn hóa
    Chữ ký của A Châu

  6. The Following User Says Thank You to A Châu For This Useful Post:

    toancba3 (21-04-2014)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 16-08-2013, 10:25 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-02-2013, 05:02 PM
  3. Thông báo về update lần này của JPN!
    By zey in forum THÔNG BÁO - HỎI ĐÁP - TUYỂN NHÂN SỰ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-01-2011, 08:15 AM
  4. ai học nấu ăn, vào đây(update hàng tuần)
    By Taichi in forum Văn Hóa Bốn Phương
    Trả lời: 43
    Bài mới gởi: 31-03-2009, 02:34 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •