>
Trang 3/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 21 tới 30 trên 40

Ðề tài: [Tham khảo] Tổng quan Lịch sử Văn học Nhật Bản - Nguyễn Nam Trân

  1. #21
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Xin trích vài đoạn nhỏ của Tsurezuregusa:

    Không nên đợi đến lúc về già mới bắt đầu tu đạo Phật. Hãy xem những ngôi mộ cổ kia, toàn của người chết trẻ. Ngã bệnh lúc nào không biết, rồi phút giây sắp vĩnh biệt thế gian mới ý thức được những sai lầm của đời mình. Chuyện gọi là sai lầm có gì lạ đâu: chuyện đáng lẽ phải làm bây giờ lại để sau rồi tính, chuyện thủng thỉnh suy nghĩ được thì lại hấp tấp làm ngay, chuyện đã qua đứt rồi còn đứng mà tiếc. Lúc đó có hối thì được gì nào? Chỉ nên ghi lòng tạc dạ một điều: cuộc đời chung quanh ta tất cả chỉ là vô thường, và không giây phút nào được quên điều đó. (Đoạn 49)

    Những kẻ ta không nên chơi có bảy loại. một là kẻ quyền cao chức trọng, hai là đám thiếu niên, ba là những ai khoẻ mạnh không biết đau ốm là gì, bốn là bọn rượu chè, năm là bọn vũ sĩ bạo tợn, sáu là dân khoác lác và bảy là người keo kiệt.

    Giao du được có ba loại : trước hết là bạn bè thảo lảo, hai là mấy ông thầy thuốc và ba là những người thông minh tinh tế (Đoạn 117).

    Có phải ta chỉ nên ngắm anh đào lúc hoa mãn khai hay ngắm vầng trăng lúc ánh sáng không có gì che khuất ? Những kẻ thấy vầng trăng dễ thương sau màn mưa che hay những kẻ đóng kín cửa nằm nhà, không hay bên ngoài mùa xuân đang đi qua mới có mối cảm hoài sâu sắc. Nhìn ngọn cây tưởng sắp nở hoa thế mà đã thấy hoa kia héo rụng tả tơi trong sân, đó mới là những lúc đáng xem (Đoạn 137)

    Về sau, không những hai ca tăng (nhà tu hành và đồng thời nhà thơ waka) Shôtetsu (Chính Triệt, 1381-1459) và Shinkei (Tâm Kính, 1406-1475) đều tiếp nhận ảnh hưởng lớn lao của nó mà các sách vở dạy về thuật xử thế, luận bàn về nhân sinh quan đều mang dấu ấn của ông.

    D) So sánh 3 tập đại tùy bút Nhật Bản

    Makura no sôshi Hôjôki Tsurezukegusa
    Tác giả Sei Shônagon Kamo no Chômei Kenkô (Yoshida Kaneyoshi)
    Thành hình năm khoảng 1001 (thời Heian) khoảng 1212 (đầu Kamakura) khoảng 1331 (cuối Kamakura)
    Nội dung 200 đoạn (những cái giống nhau, hồi tưởng, tùy bút) bảy tai ách xảy ra, hồi tưởng đời mình, phản tỉnh hối tiếc 243 đoạn (bản chất của thiên nhiên, sự vật, con người)
    Lối biểu hiện Hoà văn: Miêu tả nhẹ nhàng, sống động, mới mẽ. Văn hỗn hợp Hòa Hán (sử dụng đối ngẫu, tỉ dụ). Tả thực. Văn hỗn hợp và mô phỏng cổ nhân. Trích đối thoại.Bình dị.
    Đặc sắc Khái niệm Okashi (cái đẹp theo chủ quan) Khái niệm vô thường Thẩm mỹ của vô thường
    Đánh giá Khai phá thể loại tùy bút. Quan sát sắc bén, dí dỏm. Điển hình cho văn học ẩn dật, ảnh hưởng đến văn học trung cổ Điển hình cho văn học ẩn dật. Ảnh hưởng đến thi ca (renga, haikai)
    Xuất xứ Sigma Shinkokugo Binran Sigma Shinkokugo Binran Sigma Shinkokugo Binran

    B) Izayoi Nikki (Thập Lục Dạ Nhật Ký) và Towazu-gatari (Không Hỏi Cũng Thưa) :

    Izayoi nikki là nhật ký do bà Abutsuni (A Phật Ni, 1222 ?-1283 ?) trước tác. Bà là vợ sau của Fujiwara Tameie (Đằng Nguyên, Vi Gia) nghĩa là con dâu của Teika (Định Gia, Sadaie). Sau khi ông Tame-ie mất, con vợ trước là Tame-uji (Vi Thị, họ Nijô) và con trai bà là Tamesuke (Vi Tướng, họ Reizei) tranh giành việc thừa kế ruộng nương của cha nên bà phải lên Kamakura lo chuyện tố tụng. Nhật ký phân trần về sự việc xảy ra trong lúc nầy. Abutsuni là nhà thơ nữ có tiếng giữa thời Kamakura. Ngoài nhật ký, bà còn lưu lại thơ waka, ký sự du hành Utatane (Giấc thiu thiu) và tập bình luận về thơ Yo no Tsuru (Dạ Hạc hay Hạc Đêm).

    Trong khi đang hết sức lo lắng và bồn chồn trông đợi tin tức từ kinh đô thì một người thân tín đã mang về cho tôi những vần thơ trả lời cho các bài thơ mà tôi đã nhờ một nhà sư vân du gặp trên núi Utsu chuyển đi.

    Núi Utsu mưa chẳng ngừng,
    Trời không ngớt giọt vì lòng còn chưa,
    Áo người đi đẫm lệ mưa.

    Nhìn trăng mười sáu vật vờ,
    Nhắc ta người ấy bây giờ còn đi
    Mịt mù về chốn nào đây !


    (Trích Izayoi nikki)

    Người viết Towazugatari, tác phẩm có thể đã ra đời trước năm 1313 nhưng một bản sao hồi thế kỷ 17 mới đựợc khám phá ra năm 1940 trong nhà kho của hoàng gia, là con gái của Koga Masatada (Cữu Ngã, Nhã Trung). Bà có tên hiệu là Go-Fukakusa-in Nijô (Hậu Thâm Thảo Viện Nhị Điều, 1258- ?). Năm mới 14 bà đã được thiên hoàng (thứ 89) Go-Fukakusa (1243-1304) yêu dấu nhưng vẫn tiếp tục đi lại thường xuyên với các nhà quí tộc như Saionji Sanekane (Tây Viên Tự, Thực Kiêm, 1249-1322), hoàng tử Shôjohô shinno (Tính Trợ Pháp thân vương), Kameyama-in (Qui Sơn Viện, 1249-1305). Trong Towazugatari, bà kể lại một cách không che đậy về những mối liên hệ phòng the đó. Tuy nhiên, vì ngưỡng mộ cao tăng và văn gia Saigyô (Tây Hành) nên về sau bà bỏ đi tu, du lịch nhiều nơi danh thắng như Kamakura (Liêm Thương), Itsukujima (Nghiêm Đảo). Đặc điểm của văn chương bà là đã viết về những ngày tháng yêu đương thời trẻ một cách thành thực như bộc bạch (như thể không hỏi cũng khai ra) và miêu tả bước đường du lịch trong phần đời tu hành về sau.

    Xin trích dịch một đoạn văn nhỏ trong quyển thứ 2 của Towazugatari :

    Ngài (Hoàng tử Shôjohô) bước vào phòng đột ngột quá. Đang tự hỏi, chết chưa, làm thế nào bây giờ, thì đã nghe ngài nói : ”Nhờ sức Phật Tổ, mới gặp được nàng đây. Bây giờ ta có bị đọa xuống địa ngục cũng cam! ”. Rồi ngài vừa khóc vừa ôm chầm lấy tôi. Bụng nghĩ người gì mà đường đột thế nầy nhưng ngài là bậc tôn quí, không thể lớn tiếng trách sao lại như thế, tôi mới thầm thì thưa: “ Phật trong lòng ngài đáng sợ quá đi thôi! ”. Nói thế mà ngài chẳng chịu buông tha cho.Giữa khi còn đang nửa mê nửa tỉnh vì sự việc xảy ra thì tăng nhân tháp tùng ngài chợt đến báo “ Đã hết giờ rồi! ”, ngài bèn lẻn ra cửa sau biến mất. Trước đó không quên nhắn thêm : “ Khuya nầy, chắc chắn ta còn đến thăm nàng lần nữa đấy!.... ”.


    TIẾT IV: TÙY BÚT THỜI EDO


    Nhân đây cũng nhắc đến một số tùy bút thời Edo đã nối tiếp truyền thống của Sei Shônagon, Kamo no Chômei và Toshida Kenkô :

    1-Oritakushiba no Ki “ Ghi chép về những cành củi chụm”(1716) : Tác giả quyển tùy bút nầy là Arai Hakuseki (Tân Tỉnh Bạch Thạch, 1657-1725) ghi chép cảnh ngộ của tổ phụ và của mình lúc làm quan dưới thời tướng quân Tokugawa Ienobu và Ietsugu. Đây là một tập tư liệu lịch sử quan trọng.

    2- Jôzan Kitan (Thường Sơn kỳ đàm, 1739) của Yuasa Jôzan (Thang Thiển Thường Sơn, 1708-1781) ghi lại hơn 100 giai thoại về các vũ tướng từ đời Sengoku đến đời Edo.

    3- Sundai zatsuwa (Tuấn đài tạp thoại, 1732) do Muro Kyuusô (Thất, Câu Sào, 1658-1734) tùy bút với chủ đề về học vấn và đạo đức trên lập trường Chu Tử Học.

    4- Kagetsu Sôshi (Hoa nguyệt thảo chỉ, Hoa nguyệt song chỉ 1818) của Matsudaira Sadanobu (Tùng Bình, Định Tín) luận về hoa, nguyệt, phong quang, nhân vật. Gồm 156 chương viết theo gabuntai (nhã văn thể).


    TẠM KẾT


    Nhật ký và tùy bút là một thể loại văn học đặc biệt trong văn học Nhật tự thời xưa. Tuy nguồn gốc cũng đến từ Trung Quốc nhưng đã phát triển rất sớm và mang màu sắc riêng tư, táo bạo hơn những tác phẩm đồng loại ở đại lục, lại được đảm đương phần lớn bởi những cây bút phụ nữ, một điều lạ trong xã hội phong kiến. Ngoài ra, nó còn là mạch nước ngầm đã biến thành một dòng sông lớn: dòng văn học shi-shôetsu (tiểu thuyết nói về cái tôi) của thời hiện đại mà nhiều người vẫn qui kết cho Ich Roman (I-Novel) của phương Tây như là nguồn cội duy nhất.


    ___________________________

    CHÚ GIẢI

    [1] Tiêu tức còn là một hình thức văn học (tiêu tức văn= shosokubun hay shosokobumi) thường được ***g khung trong các tác phẩm, ví dụ nhật ký của Izumi Shikibu. Có thể hiểu như thư viết cho người khác nhưng cũng có thể hiểu như lời nhắn nhủ của tác giả đối với chính mình.

    [2]Kagerô chữ Hán viết là tinh đình hay phù du (kiếp phù du bèo bọt), ta còn gọi là chuồn chuồn (phận mỏng cánh chuồn), trong văn học thường chỉ số kiếp ngắn ngũi, mong manh, có đó không đó. Kage còn có nghĩa là cái bóng.

    [3] Fujiwarano Kaneie (Đằng Nguyên Kiêm Gia, 929-990), con trai của Morosuke (Sư Phù), cha của Michitaka (Đạo Long), Michikane (Đạo Kiêm), Michinaga (Đạo Trường) và hoàng hậu Senshi (Thuyên Tử). Ông đã đặt nền móng cho thời toàn thịnh của dòng họ Fujiwara.

    [4] Thời xưa, các bà vợ của quí tộc ở riêng và đợi chồng đến thăm. Từ đó trong văn chương có hình ảnh “người đàn bà trông chờ” (matsu onna).

    [5] Sanuki (Tán Kỳ), tên đất cũ nay thuộc tỉnh Kagawa, phía bắc đảo Shikoku . Cha bà Nagako là Fujiwara no Akitsuna (Đằng Nguyên, Hiển Cương) giử chức quan trấn thủ vùng nầy.

    [6] Theo René Sieffert, Sei Shônagon chỉ là một tên để gọi (yobina) như bút hiệu chứ không phải tên thật. Ngày xưa, ở Nhật, phụ nữ quí tộc hầu trong cung thường được gọi theo chức phận và chỗ nhậm chức của người cha. Có thể Shônagon là chức quan của bố và Sei (Thanh=Kiyo, trong trẻo) là âm Hán gọi tắt tên Kiyohara (Thanh Nguyên), họ của bà.

    [7] Utamakura (Ca chẩm) là mào đầu giống như gối để gối đầu (chẩm = cái gối), qui ước cần thiết giúp cho người làm thơ (uta) dựa vào đó để giao cảm được với người đọc. Có thể hiểu như là những ước lệ trong thi ca. Sách Nô-in Utamakura (Năng Nhân ca chẩm) của tăng Nô-in (Năng Nhân), một trong 36 ca tiên thời Hei-an, cho biết thơ tả cảnh mùa xuân (haru) thì phải có hoặc là kasumi (sương lam), asamidori (màu xanh non), ume no hana (hoa mơ) hay sakura (anh đào), uguisu (chim oanh) vv…

    [8] Đoạn văn này làm ta liên tưởng đến một tiểu phẩm do Kim Thánh Thán viết về những các việc khoái chí với điệp khúc “Thế chẳng sướng sao!” mà Lin Yutang (Lâm Ngữ Đường) đã dịch sang Anh văn trong cuốn The Importance of Living (bản dịch tiếng Việt có tựa là Lạc Thú Ở Đời). Nó cũng gợi ta nhớ đến Vũ Trung Tùy Bút và Mai Đình Mộng Ký.

    [9] Tamakiharu ( Một đời tận tụy), một trong những tên của tập nhật ký do bà con gái ông Fujiwara Shunzei, chị ông Fujiwara Teika, không rõ tên, hiệu là Kenshunmon-in Chuunagon (Kiến Xuân Môn Viện Trung Nạp Ngôn) viết khoảng năm 1219, lúc bà đã 63 tuổi, hồi tưởng lại những ngày bà vào cung hầu hạ Kenshunmon-in, tức là hoàng thái hậu sinh ra thiên hoàng Takakura (Cao Thương).

    [10] Không rõ tác giả nhưng có lẽ ra đời vào đầu thời Kamakura. Sách kể những giai thoại kèm theo tranh vẽ về cuộc đời của các công khanh họ Taira như Taira Shigehira ( Bình, Trọng Hành), Koremori (Bình, Duy Thịnh) và những nhà quí tộc chung quanh họ như bọn Fujiwara Takafusa (Đằng Nguyên, Long Phòng).

    [11] Trong tác phẩm này, Ienaga kể lại quá trình biên soạn thi tập Shin kokin shuu (Tân cổ kim tập) và đường lối làm việc của từng người tham gia. Sách có lẽ ra đời đầu thời Kamakura.

    [12] Tác giả Ben no Naishi tức là con gái của Fujiwara no Nobuzane (Đằng Nguyên, Tín Thực). Tập nhật ký của bà ra đời khoảng trước năm 1278, ghi chép về thời kỳ hầu cận trong hậu cung thiên hoàng (thứ 89 ) Go Fukakusa (Hậu Thâm Thảo, trị vì 1246-1260 )

    [13] Bà nội thị Nakatsukasa tên thật là Fujiwara Keishi (Đằng Nguyên Kinh Tử) Nhật ký của bà ra đời có lẽ khoảng sau năm 1292, ghi chép việc hầu hạ trong hậu cung thiên hoàng (thứ 92) Fushimi (Phục Kiến, trị vì 1287-1298).

    [14] Theo thiển nghĩ, ở Việt Nam, tuy không phải là văn du ký thuần túy nhưng Thượng Kinh Kỷ Sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng có thể liệt vào loại nầy. Ngoài ra còn có những tập kỷ sự về sứ trình, văn thơ của nhân viên các sứ bộ, chẳng hạn.

    [15] Xin nhớ lúc đó, Nhật Bản chưa là một quốc gia thống nhất . Dùng chữ “ vùng” là theo nhãn quan hiện đại. Đáng lẽ phải viết là “ nước » (kuni=quốc)

    [16] Tây phương thường dịch Phương trượng ký là An account of my hut (Anh Mỹ) hay Notes de mon ermitage (Pháp)

    [17] Có thuyết cho là câu nói mượn từ Thán Thệ Ký trong Văn Tuyển của Trung Quốc.

    [18] Tây phương thường dịch là Esays in Idleness (Anh Mỹ) hay Au fil de l’ennui (Pháp)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  3. #22
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Chương 8

    Cổ Kim Hòa Ca (Kokin Waka-shuu)
    Tập thi tuyển xác định giá trị của thơ quốc âm

    Nguyễn Nam Trân




    TIẾT I: THƠ QUỐC ÂM THỜI HEIAN


    A) Khí thế đi lên của dòng thơ quốc âm:

    Vào đầu thời Hei-an, văn chương chữ Hán chiếm địa vị độc tôn và thơ quốc âm waka bị đẩy lùi vào bóng tối.. Thế nhưng, waka không vì thế mà mai một hẳn, nó chỉ trở thành một hình thức thơ để tỏ tình cảm riêng tư, sinh hoạt luyến ái nam nữ hay tình tự dân gian. Những bài thơ ấy đã được tom góp lại trong Kokin Waka rokujô [1](Cổ kim hòa ca lục thiếp, khoảng giữa 951 và 1007) cùng chung với những bài thơ không rõ tác giả đã thấy trong Man.yô-shuu và Kokin-shuu.

    Thật ra, waka từ trong bóng tối đã ló dạng ra từ cuối thế kỷ thứ chín và đạt được tầm vóc quan trọng như văn thơ chữ Hán trong đời sống công cộng cùng một lượt với ý thức văn hóa quốc phong (văn hóa nước mình). Sự phục hưng của waka, không nói cũng hiểu, là nhờ ở sự thành lập hai hệ thống chữ viết mới của chữ kana. Trước đây Nhật đã có man.yôgana, tức hệ thống chữ kana để ghi âm waka trong Man.yôshu mà mỗi âm quốc ngữ được biểu diễn bằng một chữ Hán. Chữ kana một mặt viết thường đi (bình) hóa như chữ viết tháu (bình giả danh = hiragana) một mặt gạt bỏ nét chỉ để lại một phần (phiến) (phiến giả danh = katakana) có tác dụng giải thoát văn tự khỏi những phiền hà và câu thúc của lối biểu ý của chữ Hán. Do đó những người ít được học chữ Hán như phụ nữ (thời đó) cũng có thể sử dụng được.

    Với sự phổ cập của hiragana, thơ quốc âm waka hay Yamato-uta đã có thể phục hưng. Sau thời hoạt động của nhóm Lục Ca Tiên là thời của các cuộc hội họp bình thơ (uta- awase = ca hợp) như Zaiminbu Kyôke uta-awase (Tại Dân Bộ Khanh Gia ca hợp) hay Kanpyô no Ontokikiai-no-miya Uta-awase (Khoan Bình Ngự Thì Hậu Cung ca Hợp) tức là hai hội thơ họp ở nhà hai quí tộc mà nó mượn tên. Như thế, waka đã bắt đầu có vai trò văn chương cửa công như văn thơ chữ Hán. Nhiều khi ta thấy có cả sự liên kết giữa hai thể loại Hán-Hòa nói trên, ví dụ trong quyển Shinzen Man.yôshuu (Tân tuyển vạn diệp tập) được xem như do Sugawara Michizane soạn năm Kanpyô (Khoan Bình) thứ 5 (893) có chép những bài thất ngôn tuyệt cú cùng một nội dung đặt bên cạnh những bài waka viết bằng manyôgana. Mặt khác, trong Kudai Waka (Cú Đề Hòa Ca) của Ôe Chisato (Đại Giang, Thiên Lý) có những bài waka mang tựa đề bằng chữ Hán.

    Tạo được khí thế đi lên như thế cho waka là công lao của Kokin waka-shuu (Cổ Kim hòa ca tập), tuyển tập thơ quốc âm đầu tiên được soạn theo sắc chiếu để tiến lên vua .

    B) Kokin waka shuu (Cổ kim hòa ca tập):

    Còn được lược xưng là Kokin shuu (Cổ kim tập) hay Kokin, đã ra đời trước Kokin waka rokujo trên nửa thế kỷ. Do bọn các ông Ki no Tsurayuki (Kỷ, Quán Chi), Ki no Tomonori (Kỷ, Hữu Trắc), Ôshikôchi no Mitsune (Phàm Hà Nội, Cung Hằng), Mibu no Tadamine (Nhiệm Sinh, Trung Lĩnh) soạn khoảng năm Diên Hỷ (Engi) thứ 5 (905) hay thứ 14 (914) theo lệnh của thiên hoàng (thứ 60) Daigô (Đề Hồ, trị vì 897-930). Đây là tuyển tập thơ waka đầu tiên được soạn theo chiếu chỉ và trở thành qui phạm cho những tập soạn theo chiếu chỉ các đời sau.Thi tập nầy gồm 12 quyển, thu thập ước chừng trên 1100 bài thơ, có kèm hai bài tựa (jo), một viết bằng kana (tức bài Kanajo) do Ki-no-Tsurayuki và bài kia bằng chữ Hán (Manajo) do Ki-no-Yoshimochi viết. Tuy hai bài viết bằng hai lối chữ khác nhau nhưng nội dung cũng cùng nói về bản chất và lịch sử của waka và bình luận về thơ của “sáu đại thi hào waka” (Rokkasen, Lục Ca Tiên). Phần bình luận về 6 nhà thơ nổi tiếng nầy được xem như rất có giá trị. Đặc biệt bài tựa viết bằng kana, không những thuyết minh về sự hoà điệu giữa cái tâm và thi từ mà còn nói lên chủ trương về vai trò đối đầu của waka với thơ chữ Hán, bày tỏ ý thức dân tộc của người soạn ra nó.

    Sau đây, một trong những nhà biên soạn, Kino Tsurayuki, đã nói về ý nghĩa việc làm của họ:

    “Waka (thơ Yamato) là hạt giống gieo trong lòng người để nẩy ra vô số lá tức là lời nói. Người ta sống trên đời ở vào trường hợp nào thì tùy theo sự việc xảy ra lúc ấy mà suy nghĩ, lấy những điều mắt được thấy tai được nghe gửi vào âm thanh để phát ra tiếng nói. Chỉ cần nghe lời ca của thiên nhiên từ miệng con oanh, con ếch thì ắt hiểu các giống sinh vật đều biết ca vịnh. Không cần ra sức mà lay chuyển được đất trời, làm xúc động những sức mạnh siêu tự nhiên, giúp cho nam nữ hòa hợp, làm dịu dàng cả lòng người vũ sĩ thô bạo, thì không có gì khác ngoài waka.

    Waka đã bắt đầu từ thuở khai thiên lập địa nhưng truyền được tới ngày nay là những bài chư thần ca vịnh thấy chép lại trong Nihon Shoki. Ba mươi mốt âm theo thể 5-7-5-7-7 là hình thức thấy lần đầu tiên trong thơ ngài Susanô no Mikoto như bài Yakumotatsu (lược) rồi từ đó đến nay, nó đã chứa chất biết bao nhiêu bài ca, tiếng nói của lòng người. Bài Naniwazu ni (lược) của Wani làm để chúc mừng lúc thiên hoàng Nintoku lên ngôi, bài Asakayama (lược) của nàng Unume khi đón tiếp hoàng tử Katsuragi no Ôkimi là những bài thơ căn bản của waka mà cho đến nay, trẻ con tập viết đã phải học.

    Trung quốc có lục nghĩa tức sáu phép làm thơ. Waka cũng có sáu phép là Soe-uta (phúng thích ca), Kazoe-uta[2] (số ca), Nazurae-uta[3] (chuẩn ca), Tatoe-uta (tỉ dụ ca), Tadagoto-uta (đồ ngôn ca) và Iwai-uta (chúc ca). Cách phân loại này dựa trên việc tâm trạng con người được thể hiện bằng lời nói như thế nào. Như phép Tadagoto-uta là cách bày tỏ y nguyên lòng mình , không ví von gì cả. Phép Nazurae-uta dùng thí dụ, kết hợp miêu tả sự vật với bày tỏ tâm tình.Còn Soe-uta là lối thơ trình bày trên mặt một vật gì để giúp hiểu ngầm về một điều khác. Tuy nhiên, lắm khi không dò được thâm ý của tác giả.

    Những năm gần đây, lòng người trở nên hời hợt, từ đó nội dung của waka có những lời lẽ không xứng đáng, chỉ còn là trò chơi của bọn nam nữ đam mê sắc dục, không còn đem trình bày nơi công cộng được nữa. Xưa kia, Waka thật ra đâu phải vậy. Các vị thiên hoàng đời trước ra lệnh cho quần thần làm thơ là để phán đoán xem ai có tài ai không. Waka bắt đầu bằng những lời chúc tụng, cảm tạ thiên hoàng, sau nói đến tình yêu, tình bạn, than tuổi già, hoài cổ, buồn việc đời vô thường, hận cảnh vinh khô thịnh suy. Nó là vật dùng để xoa dịu nỗi lòng của người ta trước những điều không kham được.

    (trong Kanajo ( Lời tựa bằng kana) của Kokin Waka-shuu do Ki no Tsurayuki viết)

    Kokin Waka Shuu chia thành nhiều bộ (bộ lập = budate) tùy theo chủ đề: Xuân (thượng, hạ), Hạ, Thu (thượng, hạ), Đông, Hạ (chúc tụng), Ly Biệt, Ki Lữ (lữ hành), Vật Danh, Luyến (tình yêu), Ai Thương, Tạp (thượng, hạ), Tạp Thể (thượng, hạ) Đại Ca Sở Ngự Ca (thơ ngự chế của thiên hoàng, hoàng hậu và hoàng tộc). Về thể điệu, phần lớn là những bài ngắn (tanka), có một ít bài dài (chôka hay naga-uta) và thơ đối đáp (sedôka).

    Bối cảnh cung đình của waka khiến cho cách biểu hiện của nó có tính chất trau chuốt và tinh tế. Thơ waka có đặc sắc là không vịnh sự vật như nó bày ra trước mắt mà lọc qua lăng kính nội tâm và tri thức rồi tái hiện nó qua kỹ thuật thơ và khả năng ngôn ngữ của mình để gợi ra mối liên tưởng nơi người đọc. Phong cách đó không phải một ngày mà có. Ta thấy nó thành hình dần dần cùng với thời gian và những nhà nghiên cứu Kokin waka-shuu đã chia những bài thơ ghi lại suốt đoạn đường 150 năm nay làm ba thời kỳ:

    -Thời kỳ thứ nhất :các tác giả vô danh: không rõ danh tánh người ca vịnh (yomibito): Số thơ của các tác giả vô danh chiếm 40% của toàn thể tập thơ, có thể xem như những bài waka sau thời Man.yôshuu được truyền tụng lại cho đến các bài ra đời vào đầu thời Hei-an (Hei-an sơ kỳ, 850). Ca phong của giai đoạn chuyển tiếp từ Man.yôshuu bước qua Kokin-shuu thô sơ, chất phác và theo thể 5-7 chữ.

    -Thời kỳ thứ hai : thời Rokkasen (Lục Ca Tiên): tính từ năm 850 đến năm 890. Đó là thời kỳ hoạt động của 6 nhà thơ waka nổi tiếng đương thời :

    1- Sôjôhenjô (Tăng Chính Biến Chiêu) (816-890) tên thật là Yoshimine Munesada (Lương Lĩnh, Tông Trinh) xuất gia sau khi thiên hoàng (thứ 54) Ninmyô (Nhân Minh, trị vì 833-850) băng hà (850). Thơ nhẹ nhàng thoát tục.

    2- Ariwara Narihira (Tại Nguyên, Nghiệp Bình) (825-880), con trai của thân vương Abo (A Bảo). Ông còn có tên là Zaigo Chuujô (Tại Ngũ trung tướng) vì làm một chức quan to trong đội cận vệ thiên hoàng. Được coi như là nhân vật chính của cuốn truyện thơ diễm tình Ise Monogatari (Y Thế Vật Ngữ). Lời thơ tình cảm nồng nàn.

    3- Funya-no-Yasuhide (Văn Ốc Khang Tú).

    4- Hisen Hôshi (Hỉ Soạn Pháp Sư)

    5- Ôtomo-no-Kuronushi (Đại Bạn Hắc Chủ)

    và cuối cùng, người phụ nữ duy nhất là:

    6- Ono-no-Komachi (Tiểu Dã Tiểu Đinh), năm sinh và năm mất không rõ. Hậu thế truyền tụng bà là mỹ nhân số một Nhật Bản. Thơ ca của bà viết nhiều về tình cảm luyến ái.

    Soạn giả không tán dương xã giao những bài thơ họ chọn vào tuyển tập, nhiều khi còn tỏ ra nghiêm khắc. Ngay cả những người được cho là “ca tiên”. Ki no Tsurayuki đã phê bình về Rokkasen như sau:

    Từ sau đời các thiên hoàng ở Nara, không còn ai làm thơ hay bằng (Kakinomoto no) Hitomaro nữa. Chỉ có nhóm sáu người ca tiên (Rokkasen) là Henjô (Chính Biến), Narihira (Nghiệp Bình), Yasuhide (Khang Tú), Kisen (Hỉ Soạn), Komachi (Tiểu Đinh) và Kuronushi (Hắc Chủ) đáng được để ý. Họ đều có ưu điểm lẫn khuyết điểm.

    Tăng Henjô làm thơ thành thạo nhưng không thực. Giống như đi yêu điên cuồng người đẹp trong tranh. Narihira thì tình cảm dạt dào nhưng thiếu lời để diễn tả. Như màu sắc còn đọng lại trên hoa tàn. Yasuhide kỹ thuật tinh xảo nhưng chuộng kiểu cách quá nên thơ hóa rỗng, giống như chú lái buôn diện quần áo bảnh. Sư Kisen thì dùng chữ không biết móc nối, trước sau thiếu rõ ràng, khác nào trăng thu đẹp lại bị mây che khuất. Thơ bà Komachi sầu thảm, yếu ớt như con gái nhà quí phái đang lâm bệnh. Thơ Kuronushi có vẻ thấp hèn như ông tiều mang gánh củi đang nghỉ mệt dưới gốc anh đào.

    (Trích từ Kana no jo ( Lời tựa bằng kana) của Kokin Waka-shuu do Ki no Tsurayuki viết).

    Thơ thời nầy thường theo thể 7-5, nặng về kỹ xảo với các lối tu từ như engo (duyên ngữ, dùng để gợi liên tưởng trong câu) và kakekotoba[4] (quải từ hay huyền từ, sử dụng đồng âm dị nghĩa). Ví dụ như:

    “Thu sang cây cỏ đổi màu
    Chỉ riêng hoa sóng không giàu vì thu”


    (Bài Kusa mo ki mo, phần Thu (hạ), quyển 5, thơ Funya no Yasuhide)

    “Lá sen vốn chẳng bùn vương,
    Để chi sương đọng khoa trương với đời”


    (Bài Hachisuba no, phần Hạ, quyển 3, thơ nhà sư Sôjôhenjô)

    “Cuộc đời nếu vắng anh đào
    Xuân về lòng khỏi dạt dào vì xuân”


    (Bài Yo no naka ni, phần Xuân (thượng), quyển 1, thơ vương tử Ariwara no Narihira)

    -Thời kỳ thứ ba: thời của các soạn giả: (890-805) đó là thời các nhà soạn tập sách nầy (Kokin Waka-shuu) hoạt động. Đó là những nhân vật:

    1- Ki no Tsurayuki (Kỷ, Quán Chi) ( ?-945) chức vị thấp nhưng được xem như là người chủ biên Kokin Shuu. Thơ thiên về lý trí. Viết Tosa nikki (Thổ Tá Nhật Ký) lúc làm trấn thủ (kami) ở vùng nầy. Sáng tác còn có Tsurayuki-shuu (Quán Chi Tập).

    2- Ki no Tomonori (Kỷ, Hữu Trắc) ((?-?), anh em họ của Tsurayuki. Ca phong hoa lệ, uyển chuyển.

    3- Ôshikôchi Mitsune (Phàm Hà Nội, Cung Hằng) (?-?) cũng như trường hợp Tsurayuki, chỉ là một chức quan nhỏ nhưng địa vị trong làng thơ rất lớn Giỏi về thơ khánh hạ hoặc thơ đề trên tranh bình phong (byôbuu-uta).

    4- Mibu no Tadamine (Nhiệm Sinh, Trung Lĩnh) (?-?) có đặc sắc là ca phong ấm áp, tao nhã.Có để lại tập phê bình thơ (ca luận) Wakatai Shuushuu (Hòa ca thể thập chủng) nói về Tadamine Shuushuu (Lĩnh Trung thập thể) hay 10 thể thơ waka theo Tadamine.

    Ngoài 4 soạn giả chính kể trên, còn phải nhắc thêm tên tuổi những nhà thơ cùng thời của họ như Sôsei Hôshi (Tố Tính Pháp Sư), Ôe Chisato (Đại Giang, Thiên Lý), Minamoto Muneyuki (Nguyên, Tông Vu), Ise (Y Thế), Fujiwara Okikaze (Đằng Nguyên, Hưng Phong), Ariwara Motokata (Tại Nguyên, Nguyên Phương), Saka-no-ue Korenori (Phản Thượng, Thị Trắc), Kiyohara no Fukayabu (Thanh Nguyên, Thâm Dưỡng Phụ)…

    Trong số 4 soạn giả chính, Ki no Tsurayuki là một khuôn mặt trội hơn cả. Ông cùng với Sugawara no Michizane và Ôe Chisato đóng vai trò chủ đạo trong văn học Heian. Ta hãy thử tìm hiểu thêm về nhân vật nầy.

    1) Nhà văn hóa Ki no Tsurayuki (Kỷ, Quán Chi, 870?-945):

    Dưới triều Nara, dòng họ Ki là một họ có thế lực chính trị lớn nhưng đến giữa thế kỷ thứ 9 thì đã bị sa sút dưới sức chèn ép của gia đình quyền thần Fujiwara. Rời bỏ lĩnh vực chính trị, họ đi vào văn học nghệ thuật và có tiếng vang với Kino Haseo (Kỉ, Trường Cốc Hùng, 845-912), một Monjô hakase (văn chương bác sĩ), học trò và phó sứ trong chuyến sang nhà Đường bất thành của Sugawara no Michizane năm 894. Con Haseo là Yoshimochi (Thục Vọng, ?-919) viết bài tựa chữ Hán cho Kokin-shuu (905). Ki no Okimichi (Kỷ, Hưng Đạo ) và cháu họ trai là Aritsune (Hữu Thường) đi theo con đường âm nhạc cung đình (gagaku) cũng là đường trong bóng tối.Cháu nội của Okimichi chính là Tsurayuki vậy. Có lẽ vì không thành quan cao được nên Tsurayuki phải chọn con đường văn chương quốc âm nhưng nhờ đó mà tạo nên một sự nghiệp văn học bền lâu.

    Ngoài tập Nhật ký Tosa và các bài tựa tuyển tập thơ waka như tựa của Kokin waka-shuu hay bài tựa thơ làm trong cuộc ngự du của thiên hoàng ở sông Ôi (Ôi-gawa gyôkô waka-jo) là các tác phẩm văn xuôi nổi tiếng, Tsurayuki được xem là nhà thơ waka bậc nhất đương thời. Trong Tsurayuki-shuu , thi tập mang tên ông, có gần 900 bài thơ của ông được thu thập lại, đều cho ta thấy cái tinh tế và nhạc tính của thơ ông.Ông còn làm nhiều thơ đề bình phong (byôbuu-uta), điều này nói lên liên hệ giữa thơ ông và hội họa. Ông có 442 bài thơ được chọn vào các tuyển tập soạn theo sắc chiếu.Ông đúng là học giả và thi nhân tượng trưng cho văn học bản xứ Nhật Bản, có thể đối đầu được trước ảnh hưởng của mẩu mực Trung Quốc.

    Một bài thơ vịnh mùa xuân của Tsurayuki, có gợi kỷ niệm mùa hè năm ngoái và vui vì mùa đông vừa chấm dứt:

    “Băng tan theo gió xuân bày,
    Nước mùa hạ cũ dầm tay áo mình”


    (Bài Sode hijite, Kokin-shuu, quyển 1 Xuân (thượng), bài 2)

    “Bụm nước giếng núi giọt vơi
    Uống chưa đã khát, như người vội xa”


    (Bài Musubute no, Kokin-shuu, quyển 8, Biệt Ly)

    2) Vài bài waka thời hoàn thành thi tập:

    Vào thời điểm nầy, các lối tu sức engo, kakekotoba lẫn hiyu (tỉ dụ) được sử dụng rất nhiều và khéo léo bên cạnh các kỹ thuật khác như mitate[5] (kiến lập) và gijinhô [6] (nghĩ nhân pháp). Phong cách mang tính kỹ xảo trong việc sử dụng ngôn từ, nặng rõ về phần lý trí cho nên có lúc thơ trở thành một chỗ để chơi chữ.Về vận luật thì thường theo thể 7-5 và thành từng chùm ba câu một.

    Khi trời nổi gió, lá hồng,
    Rơi theo làn gió xuống dòng nước xanh,
    Đã in sẵn lá trên cành


    (Bài Kaze fukeba, phần Thu (thượng) 304, thơ Ôshikôchi Mitsune)

    Xin dòng lệ đổ thay mưa,
    Sông Tam Đồ lụt, nước đưa em về.
    Cõi trần gian ở bên ta.


    (Bài Imoto no mi, phần Ai Thương bài 829, thơ Ono no Takamura Ason)

    “Lập xuân nhằm tháng mười hai,
    Năm cũ? năm mới ? biết ai hỏi cùng!”


    (Bài Toshi no uchi ni, phần Xuân (thượng), quyển 1, thơ Ariwara no Motokata, cháu nội Narihira )

    B) Các tập waka soạn theo sắc chiếu khác:

    Nửa thế kỷ sau khi Kokin-shuu ra đời, thiên hoàng (thứ 62) Murakami (Thôn Thượng, trị vì 946-967) lại ra lệnh thiết lập Wakadokoro (Hòa ca sở) ở một chỗ gọi Chiêu Dương Xá trong cung và cho bọn 5 người quan chức chuyên về waka như Minamoto no Shitagô (Nguyên, Thuận), Ônakatomi no Yorinobu (Đại Trung Thần, Năng Tuyên), Kiyohara no Motosuke (Thanh Nguyên, Nguyên Phụ), Ki no Tokifumi (Kỷ, Thì Văn), Sakanoue no Mochiki (Phản Thượng, Vọng Thành) chua cách đọc theo âm Nhật cho thơ trong Man.yô-shuu (vốn viết bằng man.yôgana) và đồng thời, soạn Gosen Waka-shuu (Hậu Tuyển Hòa Ca Tập, 951?). Năm người nầy có cái tên là Nashitsubo no Gonin (Lê Hồ Ngũ Nhân, bởi vì trước Chiêu Dương Xá, chỗ họ làm việc, có trồng cây lê). Tập Gôsen (Hậu tuyển) nầy lấy thơ thời đại của Kokin -shuu làm nồng cốt và không chọn thơ của các soạn giả. Lời thuyết minh thường dài dòng và có khuynh hướng kể lể như viết truyện.

    Riêng về Minamoto no Shitagau (hay Shitagô, 911-983), dòng dõi thiên hoàng Saga, cũng là một trong 36 ca tiên, năm mới ngoài 20 tuổi đã theo lệnh công chúa Kinshi soạn tập ngữ vựng thơ Wamyô ruiji shô (Nụy danh loại tự sao, 931-938) chú thích rất tường tận bằng tiếng Nhật những chữ Hán dùng trong thơ và sắp xếp nó theo từng chủ đề.Trong Shitagau-shuu (Thuận tập), ông đã thử làm thơ theo hình thức sắp quân cờ trên bàn cờ vây khiến ta liên tưởng đến thủ pháp của Apollinaire trong Calligrammes trong bối cảnh thế kỷ thứ 10 ở Nhật.

    Đến đầu thời Hei-an thì thiên hoàng (thứ 66) Ichijô (Nhất Điều, trị vì 986-1011) ra lệnh soạn tiến lên vua Shuu.i waka-shuu (Thập Di Hòa Ca Tập, 1004-1012). Tập nầy cũng “nhặt sót” thơ dưới thời Kokin Shuu và tôn trọng phong cách thời đó. Cho nên khi nói đến Kokin-shuu , Gosen-shuu và Shuu-I-shuu, người ta gọi nó là Sandai Shuu (Tam đại tập = Thi tập ba đời), ba tập thơ thủy tổ có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sau.

    Cuối đời Hei-an có Fujiwarano Michitoshi (Đằng Nguyên, Thông Tuấn) soạn Go shuu.i waka-shuu (Hậu thập di hòa ca tập), trong đó thâu thập thơ của Izumi Shikibu (Hòa Tuyền Thức Bộ), Sagami (Tương Mô), Akazome Emon (Xích Nhiễm, Vệ Môn)…Thơ các nữ thi nhân trong tập đó rất nhiều và phong cách mới mẽ, khác hẳn ca phong của Kokin-shuu. Sau đó lại có Minamoto Toshiyori (Nguyên, Tuấn Lại) soạn Kin.yô waka-shuu (Kim Diệp Hòa Ca Tập, 1127?), phần lớn là thơ của người cùng thời, gồm cả các bài renga (liên ca, một hình thức thơ xướng họa liên kết với nhau), cho nên thổi được một luồng gió mới vào thơ đương thời. Tiếp đến phải kể tới Shika waka-shuu (Từ hoa hòa ca tập, 1151-1154) của Fujiwarano Akisuke (Đằng Nguyên, Hiển Phụ) cũng đưa đến sự mới mẻ như Kin.yô (Kim diệp) nhưng nhìn toàn thể thì thấy tập thơ giữ được quân bình hơn.

    Giữa thời hai họ Minamoto (Nguyên) và Taira (Bình) tranh giành quyền bính nghĩa là giai đoạn cuối thế kỷ 12, Fujiwarano Shunzei (Đằng Nguyên, Tuấn Thành) soạn ra Senzai Waka-shuu (Thiên Tải Hòa Ca Tập, 1183) với chủ trương chọn lọc những vần thơ miêu tả tình cảm u huyền, thâm sâu vì theo người soạn nó, đó mới là những vần thơ đẹp (tú ca). Cộng thêm với Shin Kokin-shuu (Tân Cổ Kim Tập), tám tập waka, kể từ Kokin-shuu, soạn theo lệnh thiên hoàng được mệnh danh là Bát Đại Tập tức thơ tám đời.

    Tóm lược về Bát Đại Tập

    Tên Tập Số Quyển Năm Ra Đời Đời thiên hoàng hay thái thượng hoàng (In = Viện) hạ lệnh soạn Người biên soạn chính
    Kokin (Cổ Kim) 20 905 hay 914 Daigo (Đề Hồ) Ki no Tsurayuki (Kỷ, Quán Chi) và 3 người khác
    Gô Kokin (Hậu Cổ Kim) 20 951 Murakami (Thôn Thượng) Minamoto no Shitagô (Nguyên, Thuận) và 4 người khác
    Shuu-i (Thập Di) 20 951 Kazan-In (Hoa Sơn Viện ) Kazan-in (có thuyết là Kintô (Đằng Nguyên Công Nhiệm)
    Go Shuu-i (Hậu Thập Di) 20 1086 Shirakawa (Bạch Hà) Minamoto no Michitoshi (Đằng Nguyên Thông Tuấn)
    Kinyô Shuu (Kim Diệp) 10 1127 Shirakawa-in (Bạch Hà Viện) Minamoto noToshiyori (Nguyên, Tuấn Lại)
    Shika (Từ Hoa) 10 1151-54 Sutoku-in ( Sùng Đức Viện) Fujiwara no Akisuke (Đằng Nguyên Hiển Phụ)
    Senzai (Thiên Tải) 20 1188 Gô Shirakawa-in ( Hậu-Bạch Hà Viện) Fujiwara no Shunzei (Đằng Nguyên Tuấn Thành)
    Shin Kokin (Tân Cổ Kim) 20 1205 Gô Toba-in (Hậu Điểu Vũ Viện) Minamoto no Michitomo (Nguyên Thông Cụ) và 4 người khác

    So sánh Manyôshuu (Vạn Diệp Tập), Kokinshuu (Cố Kim Tập) và Shin-Kokinshuu (Tân Cổ Kim Tập)


    Manyôshuu Kokinshuu Shin-Kokinshuu
    Xuất hiện thời Nara (từ giữa thế kỷ thứ 8 trở đi) đầu thời Heian (khoảng năm 905 hay 914) Đầu thời Kamakura (khoảng 1205)
    Người biên soạn không rõ chỉ biết Ôtomo no Yakamochi là chính 4 người mà Ki no Tomonori và Ki no Tsurayuki là chính 6 người mà Fujiwara no Teika là chính
    Thi nhân tiêu biểu Nukata no ôkimi, Kakinomoto no Hitomaro, Yamabe, Akahito Yamanoue no Okura, Ôtomo no Tabito, Ôtomo no Yakamochi Các soạn giả và Rokkasen, Ariwara no Akihira, Fujiwara no Toshiyuki, Sosei Hôshi, Ise Các soạn giả và tăng Saigyô, Shokushi Shinnô, Fujiwara Shunzei, tăng Jien và thái thượng hoàng Go-Toba
    Số quyển 20 quyển, khoảng 4500 bài 20 quyển, khoảng 1100 bài 20 quyển, khoảng 2000 bài
    Thể thơ Đoản ca, trường ca, ca đối đáp, lối ca khắc ở tượng chân Phật đoản ca, trường ca, ca đối đáp đoản ca
    Nội dung Thơ tình, thơ nhớ nhau, thơ phúng điếu , tạp ca thơ vịnh bốn mùa, thơ tình, chúc tụng, ly biệt, bi thương Thơ vịnh bốn mùa, thơ tình, chúc tụng, ly biệt, bi thương, thơ tôn giáo Thần Phật
    Khổ thơ và phương pháp tu từ Khổ 5/7 (cắt làm 2 hay 4 câu). Dùng makura-kotoba, jôkotoba, tsuiku, hanpuku, jiamari Khổ 5/7 (cắt làm 3 câu một). Dùng makura-kotoba, jôkotoba, tsuiku, hanpuku, thêm vào đó hiyu (midate, gijinhô) Khổ 5/7 (cắt cuối câu đầu và câu thứ 3). Dùng makura-kotoba, jôkotoba, tsuiku, hanpuku, thêm vào đó honkadori, taigendome
    Thi phong Hùng tráng, thẳng thắn, chất phác, tức masuraoburi kỹ xảo, thiên về lý trí, khái niệm, tinh tế, hoa mỹ, tức taoyameburi kỹ xão, tượng trưng, kể lể, ugen, yuushin
    Xuất xứ Genshoku Shiguma Shinkokugo Binran, 2002 Genshoku Shiguma Shinkokugo Binran, 2002 Genshoku Shiguma Shinkokugo Binran, 2002
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  5. #23
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    C) Các thi tập waka cá nhân (tư gia tập=shikashuu)

    Sau thời của các Kokin -shuu (Cổ kim tập) “gom góp thơ xưa nay” là thời đại của các Shuu-I -shuu (Thập di tập) “nhặt sót” giới thiệu những thi nhân waka (kajin = ca nhân) tiếng tăm như Sone no Yoshitada (Tăng Nỉ, Hiếu Trung), Izumi Shikibu (Hòa Tuyền, Thức Bộ) và Fujiwara no Kintô (Đằng Nguyên, Công Nhiệm, 966-1041).

    Fujiwara no Kintô là con trai của chức kampaku tên Yoritada (Lại Trung), là người bác học và đa tài. Ông đóng vai chủ tể thi đàn thời bấy giờ và còn để lại hai tập phê bình thơ Shinsen zuinô (Tân tuyển tủy não) và Waka kubon (Hòa ca cửu phẩm) cũng như tập biên sọan Wakan rôei-shuu (Hòa Hán lãng vịnh tập, khoảng năm 1012). Còn Sone no Yoshitada (?-?) vì làm chức Duyện ở xứ Tango (Đan Hậu Duyện) nên được đời gọi là Sotan (Tăng Đan) tức là ông họ So (Tăng) xứ Tango (Đan Hậu).

    Tuy thơ được tán thưởng nhưng tính khí bướng bĩnh nên không ai dung. Ca phong của ông tự do, phóng túng, mới mẽ tân kỳ. Để lại tập Sotan shuu (Tăng Đan tập). Người thứ ba là bà Izumi Shikibu (Hòa Tuyền, Thức Bộ) (?-?), con gái của Ôe Masamune (Đại Giang, Nhã Chí). Trước tiên, bà kết hôn với Tachibana no Michisada (Quất, Đạo Trinh) và sinh ra Koshikibu (Tiểu Thức Bộ), rồi trở thành tình nhân của hai thân vương Tametaka (Vi Tôn) và Atsumichi (Đôn Đạo). Sau đó nhân hầu cận Jôtômon-in (Thượng Đông Môn Viện)[7] tức là bà Fujiwara Shôshi (Đằng Nguyên, Chương Tử, 988-1074), hoàng hậu của thiên hoàng Ichijô (Nhất Điều), bà mới tái hôn với Fujiwara Yasumasa (Đằng Nguyên, Bảo Xương) rồi lại ly hôn ông nầy. Cuộc đời tình ái sóng gió như vậy chứng tỏ tính tình tự do độc lập của bà. Thơ của bà điêu luyện về mặt kỹ thuật và phóng túng trong cảm nghĩ.

    Fujiwara no Kintô chủ trương Tâm và Từ phải có sự hòa điệu trong khi Yoshitada và Shikibu bộc lộ cá tính khác đời trong thơ của họ. Tập Sotan-shuu của Yoshitada và Izumi Shikibu- shuu của Shikibu là những “tập thơ cá nhân” mà người Nhật gọi là shikashuu (tư gia tập) hay kashuu (gia tập).

    Ngoài ba nhân vật nói trên, thời Gô kokin-shuu có Minamoto Tsunenobu [8] (Nguyên, Kinh Tín), thời Kin.yô-shuu có soạn giả tập ấy là Minamoto Toshiyori [9](Nguyên, Tuấn Lại), đều là những thi nhân waka kiệt xuất. Với Toshiyori (con của Tsunenobu), đề tài và phong cách của waka có thêm sự mới mẽ cũng như tự do về mặt biểu hiện.Tập thơ cá nhân của Toshiyori có nhan đề là Sanboku kika-shuu (Tán Mộc[10] Kỳ Ca Tập). Ông còn được biết tới vì tài thổi sáo, làm thơ thi tài trong các cuộc uta-awase và thiện nghệ về loại renga ngắn mang tên là tan-renga (đoản liên ca), một thứ tanka có 2 vế xướng họa giữa hai người. Có thể xem ông như người tiếp nối tư tưởng thi ca của Kintô và đã ảnh hưởng không ít đến waka thời Kamakura. Năm 1127, theo chiếu chỉ của thiên hoàng Shirakawa, ông đã soạn Kin.yô waka-shuu (Kim diệp hòa ca tập).

    Kể về những thi nhân waka cuối đời Hei-an thì có những nhân vật nổi tiếng như Fujiwara no Shunzei (Đằng Nguyên, Tuấn Thành) và tăng Saigyô (Tây Hành). Shunzei vốn là con của Toshitada (Tuấn Trung) và là cha của Teika (Định Gia). Trước kia Shunzei đã nhập môn phái bảo thủ của Fujuwara no Mototoshi (Đằng Nguyên, Cơ Tuấn, ? - 1142) nhưng vì mến mộ phong cách thanh tân của trường phái Minamoto no Toshiyori (Nguyên, Tuấn Lại, 1016-1129) nên lấy cái hay của hai nhà mà lập ra phong cách thi ca đặc biệt cho mình.Chủ trương cái đẹp nằm ở chỗ ẩn dấu, u huyền. Để lại tập thi luận Korai Futeishô (Cổ Lai Phong Thể Sao) ghi chép lại các thể thơ xưa nay và tập thơ cá nhân (kashuu) của ông tựa đề là Chôshuu Eisô (Trường Thu Vịnh Tảo).

    Còn tăng Saigyô (Tây Hành) (1118-1190) vốn có tục danh là Satô Norikiyo (Tá Đằng, Nghĩa Thanh) trước là vũ sĩ bảo vệ cung cấm nhưng sau bỏ vợ con lại, xuất gia làm tăng. Du lịch nhiều nơi và sáng tác. Thơ ông chuộng tự nhiên, không học đòi kỷ xảo. Để lại tập thơ riêng Sanka-shuu (Sơn Gia Tập).

    D) Các hội thi thơ (ca hợp=uta-awase) và phê bình thơ (ca luận = karon):

    Uta-awase[11](ca hợp) bắt đầu có vào giữa thế kỷ thứ 9, ban đầu chỉ là những cuộc hội họp để làm thơ có tính cách xã giao tiêu khiển mà thôi. Nhưng từ sau những hội thơ (xin hiểu là những cuộc bình thơ) có tiếng tăm như Teiji no in uta-awase (Đình Tử Viện ca hợp, 913) họp ở Teiji-no-in là chỗ ở của pháp hoàng[12] Uta (Vũ Đa) và Tentoku Dairi Uta-awase (Thiên Đức Nội LýcCa hợp, 960) trong năm Tentoku (Thiên Đức) thứ 4 ở điện Seiryô (Thanh Lương) trong hoàng cung, thì những lời phẩm bình thơ vào dịp đó (hanji = phán từ) đã trở thành cơ sở cho lý luận phê bình thơ (karon = ca luận) về sau.

    Bài viết về lý luận thơ waka đầu tiên có lẽ là lời tựa bằng quốc âm kana (kanajo) của Kokin-shuu (Cổ kim tập).Sau khi waka đã hưng thịnh rồi thì người viết về lý luận waka càng ngày càng nhiều và phải kể đến những tên tuổi như Mibu-no-Tadamine (Nhiệm Sinh, Trung Lĩnh) với Wakatai Jisshu (Hòa ca thể thập chủng), Fujiwara Kintô (Đằng Nguyên Công Nhiệm) với Shinsen Zuinô (Tân tuyển tủy não) và Waka Kubon (Hòa ca cửu phẩm), Minamoto-no-Toshiyori (Nguyên, Tuấn Lại) với Toshiyori Zuinô (Tuấn Lại tủy não), Fujiwara Kiyosuke[13] (Đằng Nguyên Thanh Phụ) với Fukurono Sôshi (Đại thảo tử). Như đã đề cập ở trên, đến đầu thời Kamakura (1185-1333) thì Fujiwara no Shunzei (Đằng Nguyên, Tuấn Thành) lại cho ra đời tập ca luận Korai Futei Shô (Cổ lai phong thể sao) ghi chép các thể thơ và phong cách waka từ trước đến nay.

    E) Vài đặc điểm của ngôn ngữ và cách sáng tác thơ Waka:

    1) Vần điệu:

    Văn vần khác với văn xuôi ở chỗ có “vận luật”. Vần là những chữ đồng âm hay có âm tương cận và sự xếp vần là một công phu cần thiết trong khi làm thơ. Luật là số chữ trong câu hoặc số câu trong bài theo một mẫu mực cố định mà người làm thơ phải theo. Tiêu biểu cho văn vần (vận văn) Nhật Bản , waka lại không có vần, dù là cước vận (vần ở cuối câu như Âu Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam) hay yêu vận (vần ở giữa câu như Việt Nam). Waka không theo một luật thuần nhất về số chữ trong câu (tứ ngôn, ngũ ngôn, thất ngôn…) hay số câu trong bài (tứ tuyệt, bát cú…) như Trung Quốc. Waka gồm một số câu, thường là theo hàng lẻ, và là một chuỗi 5/7/5/7/7 âm như đã trình bày ở phần trên. Sự hạn chế về vận luật của waka và các thể loại thơ Nhật về sau được giải thích bởi Uchida Kentoku (Nội Điền, Hiền Đức)[14] là vì ngôn ngữ Nhật Bản cấu thành bằng những âm mở ở cuối chữ (mẫu âm a/i/u/e/o chứ không phải âm đóng như phụ âm) và có những dấu nhấn cao thấp (chứ không phải mạnh yếu) làm cho nó không bắt vần dễ dàng được.

    2) Từ ngữ:

    Về từ ngữ sử dụng trong waka thì khởi thủy nó dựa trên những chữ dùng trong các tác phẩm cổ điển, từ từ tăng thêm để có một ngữ vựng thi ca gọi là kago (ca ngữ). “Ca ngữ”mà cơ sở là “tiếng Nhật thanh nhã” tuy biến đổi với thời gian nhưng luôn luôn được phân chia ranh giới với ngôn ngữ hằng ngày và Hán ngữ. “Ca ngữ” được dùng lập đi lập lại trong thơ nhưng nội dung (hàm ý) của những chữ dùng đó dần dần được xác định.Nội dung đó có tên là hon-i (bản ý) tức là ý chính.Ví dụ khi sử dụng chữ ume (hoa mơ) thì các người làm thơ đã có qui ước với nhau là phải đặt trọng tâm đến làn hương (khứu giác) cứ không phải màu sắc (thị giác) của hoa.Nói đến tachibana no kaori (hương cam quít) , thi nhân đều đồng cảm về mùi hương gợi nhớ thương đến một người hay một cuộc gặp gỡ trong quá khứ. Chim cuốc (hototogisu) [15] là loài chim báo tin mùa hè. Xưa kia, một thi sĩ như Ôtomo no Yakamochi chẳng hạn, viết rất nhiều về chim cuốc. Cũng vậy, bài mở đầu cho phần mùa hạ trong Kokin waka-shuu đã vịnh ngay hototogisu và trong số 34 bài thơ nói về mùa hạ của tập nầy, đã có 30 vịnh tiếng cuốc kêu. Qui ước của tiếng cuốc là lòng nhớ thương người, là quá khứ xa xưa đuổi theo mình. Không những tiếng cuốc đầu mùa (sơ âm) mà lúc cuối mùa, tiếng cuốc vắng đi cũng là một đề tài nói về tiếc nuối.

    Những qui ước về “ca ngữ” như trên đã trở thành một bảo chứng cho thành viên của xã hội thơ cung đình để, khi áp dụng nó, họ cảm thấy mình là một bộ phận của xã hội đó.

    3) Nơi chốn sáng tác:

    Theo Hayashi Tatsuya[16], khi làm waka, người ta ít khi làm một mình kiểu “độc vịnh” như để thoát ra tiếng thở dài trong cô quạnh. Thơ waka dầu là để tặng ai, dầu là làm trong một hội thơ, luôn luôn phát xuất từ mối quan hệ với người khác. Làm như waka là phương tiện giao cảm với tha nhân và việc sử dụng “ca ngữ” mà ai cũng chấp thuận, cũng đóng góp vào sự gắn bó, ràng buộc giữa người làm thơ và những kẻ chung quanh.

    Thời Heian, tâm lý người đến dự các hội thơ (uta-awase) cũng giống như người đến dự một cuộc đua ngựa hay xem đấu vật. Hội thơ là nơi để tiêu khiển trong sự phân tài cao thấp giữa các người làm thơ. Chính nhờ có những hội thơ như thế mà waka đã phục sinh sau một thế kỷ im ắng từ khi Man.yô-shuu ra đời, và nó lại còn là động cơ cho việc các thiên hoàng giáng chiếu soạn thi tập.

    Dầu vậy, các hội thơ không phải tổ chức ở những chốn riêng tư trong dân mà được diễn ra ở chốn công cộng như những nơi yến tiệc (hare no uta- awase) vì hare có nghĩa là lúc vui tươi nhộn nhịp. Muốn chiều ý đám đông, nó phải tránh né một số giới hạn về ngôn ngữ vì có những cấm kỵ, mê tín. Do đó, nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhưng không hợp với quan niệm đạo đức đương thời hay có nội dung quá cá nhân, đã bị gạt ra. Người chấm thi chính hay chủ khảo (hanja) chỉ chấp nhận tình cảm trung dung hay tình cảm mới nhưng ***g trong lời thơ theo qui ước cũ. Chủ đề “thuật hoài” than thở cảnh ngộ sinh ra không gặp thời chẳng hạn chỉ xuất hiện trong các hội thơ từ thế kỷ 13 và chủ đề lớn như tình yêu cũng chỉ được xếp sau chủ đề về thiên nhiên và sự vật. Những lời bình luận (hanji = phán từ) của chủ khảo sẽ là điểm tựa để qui định “bản ý” của câu chữ mà người làm thơ phải noi theo nếu không muốn gặp khó khăn. Đến thời cận đại, tình cảm cá nhân bộc lộ qua thi ca được đề cao nhưng dưới thời Heian, thái độ nầy bị coi như đứng bên lề dòng thơ chính thống nếu không nói là theo tà phái.

    4) Nội dung:

    Waka không châm biếm, không ca ngợi chiến tranh hay vẻ đẹp của thân thể con người. Như đã nói, vì nó kết hợp tình cảm của con người với những hiện tượng thiên nhiên bằng một ngôn ngữ đã mã hoá (sương = nước mắt; sương = kiếp người mỏng manh và ngắn ngủi) cho nên thi tăng Saigyô (Tây Hành, 1118-1190) đã có thể nói lên được lòng tin tôn giáo của mình trong thơ ngay cả khi chỉ vịnh lá hoa, chim chóc. Nội dung của waka chỉ được gợi ra chứ không được đem ra trình bày thẳng. Khổ ngắn của waka chỉ cho phép bóng gió chứ không cho phép giải thích dài giòng. Nhà thơ có tài phải biết cho người ta hiểu nhiều tâm trạng mình dâng trào (amari no kokoro) ra ngoài những điều bày tỏ qua chữ viết.

    Nội dung của waka phong phú vì từ ngữ phần nhiều đa nghĩa.Hai âm kiku chẳng hạn có thể hiểu là “nghe” có thể hiểu là “hoa cúc”, động từ oku có thể hiểu là đặt xuống” nhưng cũng có nghĩa là “thức dậy”.

    5) Chỗ khác nhau giữa Man.yô-shuu và Kokin-shuu:

    Trước hết Man.yô-shuu qui tụ hầu như những bài thơ viết cuối thế kỷ thứ 7 và tiền bán thế kỷ thứ 8 (trước 759) trong khi Kokin-shuu góp nhặt (năm 905 hay 914) những bài waka chủ yếu làm trong thế kỷ thứ 9.

    Man.yô-shuu không soạn theo chiếu chỉ thiên hoàng. Kokin-shuu thì có, chứng tỏ thời điểm đó waka mới được nhà nước nhìn nhận. Trong các tập thơ soạn theo sắc chiếu trước thế kỷ thứ 9 như Ryôun-shuu (Lăng vân tập), Bunka Shuurei-shuu (Văn hoa tú lệ tập) hay Keikoku-shuu (Kinh quốc tập) không thấy có waka. Thơ thu thập vào Kokin-shuu được sáng tác ở những chỗ hội họp công chúng và được đánh giá theo ý kiến chủ quan của giám khảo và sau đó là nền tảng để soạn những tập lý luận về thơ hay karon.

    Theo nhà nghiên cứu Katô Shuuichi, một chỗ khác nhau rõ rệt giữa hai tập là nguồn gốc xã hội của các tác giả. Tác giả trong Man.yô-shuu đủ loại người từ thiên hoàng đến nông dân miền Đông, lính thú miền Nam, quí tộc lẫn người thường. Còn Kokin-shuu thì tuy có 30% trong số 1100 bài là của tác giả vô danh (yomibito shirazu) nhưng xem nội dung và ngữ vựng mà xét thì các tác giả đó không phải là nông dân ở địa phương mà là những người đã tham dự vào các hội thơ (uta-awase) nghĩa là có một địa vị xã hội nào đó. Thế giới của Man.yô mở cho mọi người thì thế giới của Kokin hầu như đóng khung trong giai tầng quí tộc cung đình. Đặc điểm khác là có một số nhà thơ chủ yếu nổi lên, đó là 4 nhà biên soạn, xuất thân từ tầng lớp tiểu quí tộc. Riêng họ đã viết độ 1/5 tập rồi.

    Về mặt hình thức, chữ Hán thấy trong Man.yô đã nhường bước cho kana của Kokin. Trong Man.yô có nhiều chôka lẫn sedôka bên cạnh tanka nhưng hai thể loại đó đã vắng bóng đi trong Kokin (10/1100). Bởi vì tanka vốn ngắn, dễ làm hơn hai loại kia, được yêu chuộng ở các hội thơ. Tóm lại, waka càng phổ biến trong đại chúng bao nhiêu thì những thể thơ khó làm sẽ mất đi lý do tồn tại.

    Màu sắc Phật giáo thoáng thấy trong Kokin (khoảng 100 bài) nhưng chưa đủ nhiều để bảo là nó đi xa hơn Man.yô. Có chăng là trong Man.yô thơ nói về tình yêu nam nữ thì nhiều, thơ về sự thay đổi bốn mùa so với thơ nói về tình yêu thì ít (2/10 tập). Khuynh hướng đó ngược lại trong Kokin (6/20 tập) , thơ về bốn mùa có khi không đả động đến tình yêu. Có lẽ vì sự xuất hiện của một số “nhà thơ chuyên nghiệp” đã khiến cho đề tài của thơ “phi nhân cách hóa” đi chứ người thời Kokin không có lý do đặc biệt nào để yêu thiên nhiên hơn người thời Manyô cả

    Chúng ta cũng cần để ý một số điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng. Đó là ngữ nghĩa. Động từ kou (yêu) khi dùng trong Man.yô thì có nghĩa “ ôm ấp ”, “ ngủ chung ” “ lên giường ” và hướng về một đối tượng trong khi kou trong Kokin chỉ là “ nghĩ tới ”, “ mơ tưởng ” và thường dùng để chỉ một trạng thái của chủ thể phi đối tượng. Thơ Kokin tránh những động từ như ineru (ngủ chung) vì nó gợi rõ ý luyến ái xác thịt. Các nhà thơ thường mượn giấc mộng để ám chỉ sự việc muốn nói và lần đầu tiên , “ người tình trong giấc mộng ” đã đi vào văn học Nhật Bản qua những vần thơ của Ono no Komachi chẳng hạn.

    Cũng vậy, thi nhân Man.yô khi ngâm vịnh thường dùng thì hiện tại. Trong Kokin, liên hệ giữa hiện tại và quá khứ, hiện tại và tương lai được đề cập tới với một tâm lý phức tạp hơn người thời Nara.

    Một điều có thể nói ở đây là qua Kokin, ta thấy được truyền thống của quí tộc cung đình Heian, nó sẽ giúp họ xác định được bản sắc của mình, bản sắc mà họ còn truyền đạt cho nhau trong bí mật (Kokin denjuu : truyền thụ bí quyết thơ Kokin từ thầy qua trò) cho dầu khi quyền lực chính trị của họ rơi vào tay các vũ sĩ của thế lực mạc phủ Kamakura.

    Katô Shuuichi nhận định có một sự định chế hóa (institutionalization) waka trong thời điểm này. Kokin-shuu trở thành khuôn vàng thước ngọc (locus classicus) sau khi được đề cập đến như “ cách làm thơ mọi người phải bắt chước ” trong các tập karon (lý luận thơ) như Waka Kubon của Fujiwara no Kintô viết cuối thế kỷ thứ 10 chẳng hạn. Nó thể hiện mỹ học của giới quí tộc và nhất là nam giới đương thời, tìm về những cảm hứng bắt nguồn ở phong cảnh thiên nhiên. Đam mê tình dục của Man.yô-shuu và những vần thơ tình cảm lãng mạn của các nhà thơ nữ cung đình như Izumi Shikibu hầu như bị quên lãng.

    Hãy thử so sánh hai khuynh hướng đó. Thơ “ mẫu mực ” theo ý kiến của Kintô như sau:

    Sáng nay trời mới vào xuân ,
    (Núi) Yoshino có chìm dần sương lam?


    (Bài Haru tatsu to, Shuui-shuu quyển 1, thơ Mibu no Tadamine)

    Đi qua bến Akashi,
    Trong sương thu nhớ thuyền đi đảo ngoài


    (Bài Honobinoto, Kokin-shuu, tập 9, tác giả vô danh)

    Địa điểm là núi Yoshino và bến Akashi, hai “ gối thơ ” quan trọng và kigo (chữ về mùa) là sương lam mùa xuân (kasumi) trong bài thứ nhất và sương mù mùa thu (kiri) trong bài thơ thứ hai theo ngữ vựng thời Heian.

    Trong khi ấy, những tuyệt tác của các nhà thơ nữ (không rõ ai viết nhưng có thể là của bà Izumi Shikibu) còn ghi lại trong Goshuui waka -shuu (Hậu thập di tập hòa ca tập, 1086) không được các nhà phê bình nam giới, tức là trọng tài không thể thay thế được của các cuộc bình thơ thời ấy, đánh giá cao, vì các tác phẩm đó không hợp với cảm xúc của quí vị đó. Thơ như sau :

    Tóc huyền chảy rối bờ vai,
    Mơ màng em nhớ tay ai vuốt hoài.


    (Bài Kuro kami no, Goshuui-shuu, bài 775)

    Mai sau để còn nhớ người,
    Giờ xin gặp một lần thôi cũng đành.


    (Bài Arazaran, Goshuui-shuu, bài 775)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  7. #24
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Ngày nay, người ta còn giữ lại được bản phúc trình kết quả các hội bình thơ (uta-awase) mà xưa nhất là hội thơ tổ chức ngày mồng ba tháng 3 năm 913, lúc đó thiên hoàng là người thắng giải (điều mà ta không lấy chi làm lạ). Cách chấm giải rất bảo thủ và chủ quan nên có thể bảo các hội thơ là cơ hội để củng cố truyền thống hơn là thực sự đi tìm cái hay, cái đẹp trong thơ ca. Sự định chế hóa thi ca nầy cũng thể hiện nhu cầu kết hợp mọi người theo một ý kiến chung, điều thường thấy trong xã hội Nhật Bản xuyên qua mọi thời đại.

    6) Thiên nhiên trong thơ Waka:

    Trong waka nói riêng và thi ca Nhật Bản nói chung, thiên nhiên đóng một vai trò rất quan trọng, như một kỹ thuật, như một qui ước giữa những người sáng tác. Lòng yêu thiên nhiên và sự nhạy cảm đối với thời tiết là một đặc điểm của tâm hồn Nhật Bản. Chủ đề thiên nhiên tuy có làm phong phú nội dung thi ca nhưng trong một chiều hướng khác, nó đã tạo ra những câu thúc và khuôn sáo. Xin dẫn ra đây vài tên thực vật và động vật thông dụng vì thơ waka còn nói đến nhiều giống chỉ sống ở vùng ôn đới và đôi khi chỉ sống ở Nhật Bản.

    -Mùa xuân (tháng giêng đến tháng 3 âm lịch):

    Thực vật: mơ (ume), lan tím (sumire), anh đào (sakura) , hải đường (tsubaki), lê (nashi), tử đằng (fuji), đào (momo), liễu (yanagi), hồng vàng (yamabuki), ngải cứu (yomogi), cây đuôi chồn (warabi).

    Động vật: chim oanh (uguisu), én (tsubakurame), sơn ca (hibari), ong (hachi) ếch (kawazu), tằm (kaiko), bướm (chô), susume no ko (sẻ con)

    Vụ mùa: ngày dài (hinaga), đêm 88 (hachijuhachiya) để chỉ mùa hái trà, tiết xuân (haruoshimu), vãn xuân (yukuharu).

    Thiên văn-Địa lý: trăng mờ sương (oborozuki), tuyết tan (yukidoke), sương lam (kasumi)

    Sinh hoạt-Hội hè: kusamochi (bánh nếp bọc lá), tako (diều), vỡ ruộng (hatakeuchi), ngắt lá chè (chatsumi)…

    -Mùa hè (tháng 4 đến tháng 6 âm lịch)::

    Thực vật: hoa xương bồ (ayame), hoa diên vỹ (kakitsubata), hoa sơn chi (kuchinashi), sen (hachisu), hahakigi (kim tước chi), mẫu đơn (botan), hoa lưu ly thảo (wasurenagusa)

    Động vật: chim bói cá (u) gà nước ( kuina), cò (sagi), cuốc (hototogisu), đom đóm (hotaru), kiến (ari), muỗi (ka) , cá hương (ayu), ve (semi), cá vàng (kingyo).

    Vụ mùa: đêm vắn (mijikayo), nyuubai (đầu mùa mưa hè), atsusa (cái nóng), kề thu (akichikashi).

    Thiên văn-Địa lý: kaminari (sấm), niji (mống trời), yuudachi (mưa rào)

    Sinh hoạt -Hội hè: mugikari (gặt lúa mạch), yukata (áo mát), kaya (mùng), taue (cấy lúa)…

    -Mùa thu (tháng 7 đến tháng 9 âm lịch):

    Thực vật: lau sậy (ashi), cúc (kiku), chuối (bashô), lau già (ogi), quả hồng (kaki).

    Động vật: chuồn chuồn (kagerô), dế mèn (kirigirisu), dế tùng (matsumushi), chim cút (uzura), ngỗng trời (kari), chim “cát” (sandpiper, shigi), hải âu (miyakodori), gà gô (yamadori).

    Vụ mùa: yosamu (đêm lạnh), zansho (hơi nóng còn sót), chuushuu (trung thu)

    Thiên văn-Địa lý: Amanokawa (sông Ngân), inazuma (chớp nháng), trăng (tsuki), sương thu (kiri), tiếng thu (aki no koe).

    Sinh hoạt -Hội hè: Tanabata (Thất Tịch), kinuta (chày), tsukimi (ngắm trăng), tảo mộ (hakamairi), được mùa (hônen)…

    -Mùa đông (tháng 10 đến tháng chạp âm lịch)

    Thực vật: tầm gửi (yodoriki), ochiba (lá rụng), negi (hành), suisen (thủy tiên), sazanka (sơn trà), daikon ( củ cải trắng)

    Động vật: vịt trời (kamo), chim óc cau (chidori), hạc (tsuru), thỏ (usagi), sò (kaki), mimizuku (một loại chim cú).

    Vụ mùa: rittô (lập đông), cuối năm (toshi no kure), oomisoka (trừ tịch)

    Thiên văn-Địa lý: kareno (đồng khô lá), sương giá (shimo), kitsunebi (lửa ma trơi), hatsuyuki (tuyết đầu mùa)

    Sinh hoạt-Hội hè: tất (tabi), ho (seki), futon (nệm), sumiyaki (đốt than), susuhaki (quét bồ hóng)…

    Đó là khởi điểm cho những chữ về mùa hay kigo (quí ngữ), rất thông dụng trong việc sáng tác thơ haiku.

    7) Tìm hiểu thêm về phương pháp tu từ của Waka:

    -Makura-kotoba (chẩm từ, chữ làm gối, chữ gợi hứng): Thường thường là một câu chữ gồm 5 âm tiết để dẫn vào và trang điểm cho chữ đến ngay đằng sau. Phải có một mối liên hệ về mặt ý nghĩa giữa nó và nội dung bài thơ. Không được diễn ý nó ra văn nói mà phải để nguyên như thế.

    Ví dụ: kusamakura (lấy cỏ làm gối) để tiếp nối với tabi ( chuyến đi xa,) hay chữ utsusemi no (xác ve) để tiếp nối với munashi (sự trống rỗng), yo (cuộc đời), mi (thân phận), hito (con người,) trong khi chữ hisakata no (phía xa vời) để bắt liền với ama (trời), tsuki (trăng), kumo (mây), sora (bầu trời), hikari (ánh sáng) vv…

    -Jo-kotoba (tự từ hay chữ giáo đầu): Câu chữ không có hình thức nhất định nhưng ít nhất là bảy âm tiết, cũng đóng vai trò dẫn lối hay tu sức cho chữ đến sau. Tuy không dính liền với ý của bài thơ nhưng được dùng như một tỉ dụ hay một tương trưng.Khi muốn dịch ra văn nói phải gia công khéo léo.

    Ví dụ: Kazefukeba otsu shuranami (Gió nổi ngoài khơi sóng bạc đầu) nối liền với chữ tatsu (nổi lên, dựng lên) có thể làm người đọc vừa liên tưởng đến “sóng bạc nổi lên”, vừa liên tưởng đến “ngọn núi Tatsutayama” mà người tác giả nghĩ đến đang vượt qua trên đường đi.

    -Kakekotoba (Quải Từ, chữ mắc lên, treo lên) lợi dụng khả năng đồng âm dị nghĩa để dùng một chữ mà nói được hai ý, tạo nên một hình ảnh phức tạp.

    Ví dụ: Aki vừa có nghĩa là “mùa thu” vừa có nghĩa là “ngán”. Kari vừa có nghĩa là “ đi săn”, nhưng còn có các nghĩa khác như “chim nhạn”, “vay mượn”, “giả tạo”, Nami vừa có nghĩa là “sóng” vừa là “không còn gì”.

    Trong câu thơ; Hitomo kusa mo karenu (Cỏ héo khô, người lãng xa) Thì chữ karenu có hai nghĩa “đã lãng xa” và “đã khô héo” nên chỉ dùng một động từ kareru (khô héo) mà áp dụng được cho cả hai sự vật tức người ta (hitome) và cỏ cây (kusa).

    -Engo (Duyên ngữ, chữ gợi liên tưởng) Chữ có một liên hệ gần gũi với một chữ khác được dùng trong câu thơ, tạo được hình ảnh trùng phức.

    Ví dụ: Tsuyu (giọt sương) liên hệ gần gũi với tama (ngọc), namida (lệ), oku (đặt để), hiru (khô), kiyu (tan biến). Ashi (lau sậy) làm liên tưởng tới fushi (đốt cây), yo (lóng cây).

    -Utamakura (Ca chẩm, địa danh làm gối cho thơ) tức là những nơi danh lam thắng cảnh hay có sự tích hay và được đưa nhiều lần vào thơ. Từ sau đời Heian, các Utamakura được dùng làm đề tài để ngâm vịnh (daiei = đề vịnh).

    Ví dụ: Núi Sue no Matsuyama (Mạt Tùng Sơn) thuộc Matsushima (Tùng Đảo) gần Sendai bây giờ đã được Kiyohara Motosuke (Thanh Nguyên, Nguyên Phụ, bố bà Sei, Shônagon, 908-990) vịnh để nói lên lời thề trung thành trong tình yêu:

    Cho dù sóng phủ Núi Tùng,
    Không vì duyên mới, đem lòng phụ em


    (Bài Chigiri kinakatami ni, trong Goshuui-shuu)

    Một ví dụ khác: bãi biển Awaji trên đảo Awaji (Đạm Lộ Đảo) nay thuộc vùng Kôbe là một nơi nổi tiếng tự thời xưa. Minamoto no Kanemasa, một thi nhân thế kỷ 12 không ai rõ hành tung, có làm một bài thơ vịnh cảnh mùa đông cô tịch của một người ra trấn thủ cửa quan Suma :

    Awaji lũ chim trời,
    Bao đêm đánh thức giấc người biên cương.


    (Bài Awajishima, trong Kinkai-shuu)

    Ngoài ra Amanohashidate (Thiên Kiều Lập) hay “Cầu Bắc Ngang Trời” ở tỉnh Miyazu bây giờ cũng là một “gối thơ” nổi tiếng. Đó là dải đất hẹp bắc qua một vịnh biển, một trong ba cảnh đẹp nhất nước Nhật. Bà Koshikibu (Tiểu thức bộ), nội thị trong cung và con gái của nhà thơ, nhà văn viết nhật ký tài danh Izumi Shikibu (Hoà Tuyền thức bộ) đã nói lên lòng nhớ mẹ, lúc đó đang sống ở vùng đó (Tango), muốn đến phải vượt núi Ôe và cánh đồng Ikuno. Đặc điểm bài thơ nầy có chữ iku, vừa xuất hiện trong địa danh Ikuno vừa có nghĩa là “đi đến”, và fumi vừa có nghĩa là “bước, dẫm lên”, vừa có nghĩa là “thư tín”:

    Đường xa, còn vượt Ôe,
    Cầu Trời chưa tới, thư về cũng không.

    (Bài Ôeyama trong Kinyô-shuu)

    Các tác phẩm nổi tiếng như Man.yô-shuu hay Truyện Genji là suối nguồn bất tận của các utamakura. Những ngọn Kaguyama, ao Iwashiro, bến Nikita, bãi Awaji của Manyô và các bãi biển Suma, Akashi, núi non Uji, Kitayama…của Genji đã trở thành chữ thông dụng và hàm súc (nói ít hiểu nhiều) của thi ca Nhật Bản.


    TẠM KẾT


    Sau khi xác định vị trí ưu việt của mình dưới thời Heian, thơ quốc âm waka sẽ bước vào giai đoạn hoàng kim dưới thời Kamakura và Muromachi khi quá trình Nhật hóa thơ chữ Hán hoàn tất.


    ____________________________


    CHÚ GIẢI

    [1] Kokin Waka rokujô (Cổ Kim hòa ca lục thiếp) tương truyền do Ki no Tsurayuki, con gái ông và một số công khanh biên soạn, là thi tập ra đời cuối thế kỷ thứ 10 ghi chép thơ waka từ thời Man.yôshuu cho đến lúc đó. Tập gom góp ước chừng 4500 bài xếp theo 25 chủ đề (thiên tượng, địa nghi, nhân sự, thảo trùng mộc điểu…), viết ra làm sách tham khảo cho người muốn sáng tác waka.

    [2] Kazoe-uta là loại thơ trong đó có những con số đếm được, ví dụ nói “một cánh chim, hai cánh chim”. Chúng tôi nghĩ loại này bắt nguồn từ thơ Trung Quốc. Ví dụ ta từng thấy những câu như “Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ” hay “Thập lý oanh đề lục ánh hồng” trong thơ Đỗ Mục đời Đường, người được gọi là “nhà thơ toán học” (toán bác sĩ).

    [3] Nazurae-uta vịnh những sự vật giống nhau, cùng một loại, tiêu chuẩn.

    [4] Lê Ngọc Thảo dịch là “nói bóng”(Ienaga, sđd).

    [5] Mitate (kiến lập) thủ pháp trong waka, haiku và kabuki biểu hiện một sự vật qua hình ảnh một sự vật khác. Được xem như một phương pháp hoán vị. Còn có mitate-e (kiến lập hội) là loại tranh dùng phương pháp hoán vị nầy, ví dụ vẽ Thúy Kiều là người đời Minh mà ăn mặc theo kiểu cô gái tân thời đời nay.

    [6] Gijinhô (Nghĩ nhân pháp) tức là nhân cách hóa

    [7] Jôtômon-in là tên lúc bà làm thái hậu (1026). Hai con bà đều là thiên hoàng.

    [8] Minamoto Tsunenobu (Nguyên, Kinh Tín) (1016-1097) học rộng đa tài, chủ tể thi đàn đương thời.

    [9] Minamoto Toshiyori (Nguyên, Tuấn Lại, 1055-1129) con của Tsunenobu (Kinh Tín) và cha của Shun-e (Tuấn Huệ) là nhà thơ cách tân trong đề tài lẫn hình thức biểu hiện. Từng tranh luận với phái bảo thủ của Fujiwara Mototoshi (Đằng Nguyên Cơ Tuấn). Để lại tập thi luận Toshiyori Zuinô (Tuấn Lại tủy não) và tập thơ Sanboku Kika-shuu (Tán mộc kỳ ca tập).

    [10] Sanboku (Tán mộc) lấy chữ trong sách Trang Tử, chương Nhân Gian Thế, ý nói loại cây vô dụng, hàm ý khiêm tốn là người không được việc gì.

    [11] Trong uta-awase (ca hợp), các nhà thơ ngồi dàn ra hai phía tả hữu và lần lượt ngâm thơ mình để được chấm cao hạ. Giám khảo gọi là hanja (phán giả), lời bình của người ấy gọi là hanji (phán từ). Thường được các bậc tôn quí như thái thượng hoàng, thiên hoàng hay hoàng hậu chủ tọa. Uta-awase có sớm nhất có lẽ là Zaiminbu-kyôke Uta-awase (Tại Dân Bộ Khanh Gia Ca Hợp) năm Ninna (Nhân Hòa) nguyên niên ( 885).

    [12] Pháp hoàng (Hô-Ô) tức Thái Thượng Hoàng nhưng sau khi nhường ngôi đã đi tu.

    [13] Fujiwara Kiyosuke (Đằng Nguyên Thanh Phụ, 1104-1177) con của Akisuke (Hiển Phụ), giỏi về lý luận thơ. Tác phẩm có Ôgishô (Áo nghĩa sao) và Fukuro-no- Sôshi (Đại thảo tử).

    [14] Uchida dẫn bởi Hayashi Tatsuya, Noyama Kashô biên, Kokubungaku nyuumon (Nhập môn quốc văn học), Hôsô Daigaku,Tôkyô, 2004.

    [15] Hototogisu (chim cuốc) xuất hiện trong thơ Nhật dưới nhiều biến thể chữ Hán: quách công, tử qui, đỗ quyên, bất như quy…

    [16] Hayashi Tatsuya và Noyama Kashô (op.cit.)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  8. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  9. #25
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Chương 9

    Tân Cổ Kim Hòa Ca Tập (Shin Kokin Waka-shuu)
    Thi tuyển đánh dấu thời hoàng kim của thơ quốc âm

    Nguyễn Nam Trân




    TIẾT I : PHONG CÁCH MỚI CỦA THƠ WAKA


    A) Waka (Hòa Ca) từ thời Kamakura (1185-1333):

    Phong cách waka mới do Fujiwara no Toshinari (còn đọc là Shunzei, Đằng Nguyên, Tuấn Thành) dấy lên cuối thời Hei-an đã được con trai ông là Fujiwara no Sada.ie [1](hay Teika, Đằng Nguyên, Định Gia) và những thi nhân waka theo mới như Fujiwara Ietaka[2] (Đằng Nguyên, Gia Long) thừa kế và tiếp nối. Thiên hoàng (thứ 82) Go-toba[3] (Hậu Điểu Vũ, trị vì từ 1183 đến 1198), tượng trưng cho thế lực đối kháng với chính quyền mạc phủ ở Kamakura, đã muốn chấn hưng waka ở triều đình Kyôto như một tượng trưng cho văn hóa truyền thống của lớp quí tộc.Các hội bình thơ (uta-awase) như hội Hyakushu Waka (Bách Thủ Hòa Ca = Một Trăm Bài) mở năm 1200 hay Sengohyakuban (Thiên ngũ bách ban ca hợp = Hội thơ một nghìn năm trăm bài) năm 1203 là hội thơ lớn chưa từng có đã được tổ chức và chính thiên hoàng đứng ra tham dự tích cực như một nhà thơ. Các giám khảo (hanja = phán giả) là bọn các ông Shunzei mười người. Cùng với Rokuhyakuban Uta-awase (Lục Bách Ban Ca Hợp), hội thơ nói trên là cơ sở tư liệu quan trọng để biên soạn Shin Kokin Waka-shuu.

    B) Shin kokin waka-shuu (Tân cổ kim hòa ca tập):

    Tập thơ nầy do năm soạn giả Minamoto no Michimoto (Nguyên, Thông Cụ), Fujiwara no Ari-ie (Đằng Nguyên, Hữu Gia), Fujiwara no Sadaie (Đằng Nguyên, Định Gia), Fujiwarano Ietaka (Đằng Nguyên, Gia Long), Fujiwara no Masatsune[4] (Đằng Nguyên, Nhã Kinh) và tăng Jakuren[5] (Tịch Liên, đang soạn nữa chừng thì mất) làm xong năm 1205.

    Năm 1201, trong cung đã lập ra cơ quan phụ trách về thơ gọi là Wakadokoro[6] (Hòa ca sở) và tháng 11 năm ấy, có chiếu của thái thượng hoàng Gotoba-in ra lệnh cho nhóm sáu người các ông Fujiwara Sada-ie soạn Shin Kokin Waka-shuu. Chính tay Gotoba-in chọn lọc lại những bài đã được sáu ông đó tuyển lựa, chỉ thị cho họ phải thêm bớt như thế nào[7]. Do đó có thể nói là Gotoba-in (có tên trong Tam Thập Lục Ca Tiên) đã đóng vai quan trọng của người giám sát và quyết định trong việc tuyển khảo. Shin-kokin waka-shuu là tập thi tuyển waka cuối cùng trong “các tập của tám đời” (Bát Đại Tập) đã nói đến ở trên.

    Tập Shin-kokin waka-shuu gồm 20 quyển, có chừng 2000 bài, trong đó thơ của tăng Saigyô (Tây Hành) là nhiều hơn cả (94 bài), sau đó đến thái thượng hoàng Gotoba-in, các soạn giả rồi đến các ca nhân nổi tiếng khác như tăng Ji-en [8](Từ Viên), Fujiwara no Ryôkei [9](Đằng Nguyên Lương Kinh), Fujiwara no Shunzei (Đằng Nguyên, Tuấn Thành) , công chúa Shokushi [10](Thức Tử nội thân vương), bà con gái ông Shunzei [11](Shunzeikyô no Musume), bà Kunai Kyô[12] (Cung Nội Khanh) vv…toàn là thi sĩ tiêu biểu của thời ấy.Không còn thấy những bài thơ vô danh như trong Kokin và số lượng thơ phái nữ đã tăng nhiều.

    Về nội dung, tập chia thành bốn mùa xuân (thượng, hạ), hạ, thu (thượng, hạ) , đông, (khánh) hạ, ai thương, biệt ly, lữ hành, luyến ái (1 đến 5) , tạp (thượng, trung, hạ) còn thêm tế thần và thích giáo[13]. Nó cũng có hai bài tựa, một bài bằng Hán văn (Manajo) do Fujiwarano Chikatsune diễn đạt ý của thái thượng hoàng, còn bài tựa bằng Nhật ngữ (Kanajo) là do Fujiwara no Yoshitsune viết.Từ khi mạc phủ Kamakura được thiết lập, việc làm hàng trăm bài theo một tựa đề đưa ra đã trở thành chuyện phổ thông và lối sáng tác thơ bằng cách dựa vào các căn cứ đã có (honsetsu = bản thuyết) như những bài waka nổi tiếng làm ra trước đó (honka = bản ca) hay từ sự tích các truyện kể và từ thơ chữ Hán, đã thông dụng.

    Trong bài tựa chữ Hán, thái thượng hoàng Go-Toba đã biện minh cho sự can thiệp của cá nhân ông vào công trình của 5 người bầy tôi, như sau:

    “Thơ 5 người biên tập dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau, do đó, ta phải tự mình soạn lại lần nữa. Ta không cho đăng bài nào có trong 7 tập soạn theo sắc chiếu từ Kokin waka-shuu trở đi kể cả những bài chép lại từ Man.yô-shuu Tuy vậy những bài thơ (hiện đại) hay nhưng bị bỏ sót có thể hãy còn nhiều. Thơ thu thập được có chừng 2000 bài, biên thành 20 quyển.

    Xưa kia ta ở ngôi thiên hoàng, nhưng nay đã làm thái thượng hoàng, sống trong động phủ. Đương kim thiên hoàng, con ta, gặp thời thịnh trị, thiên hạ thái bình. Do đó ta mới dốc lòng nghiên cứu và biên tập waka, mong sao để lại cho đời.

    Man.yô-shuu là nguồn cội của waka nhưng dù sao cũng là thơ đời xưa nên không biết đã được soạn ra theo cách nào.Thời thiên hoàng Daigo, ngài đã ra lệnh cho bọn 5 người biên soạn Kokin waka-shuu, đến lượt thiên hoàng Murakami lại ra lệnh 5 người khác soạn Gosen-shuu. Sau đó, các tập thơ soạn theo sắc chiếu như Shuui-shuu, Go-shuu-ishuu, Kin.yô-shuu, Shika-shuu, Senzai-shuu đều là công trình của một nhà biên soạn cho nên việc bỏ quên để sót tất phải có. Nhân thế, theo tiền lệ “nhiều người cùng soạn” của Kokin waka-shuu và Gosen-shuu, ta mới quyết định dùng 5 người vào việc biên tập.

    Còn nói về chuyện ta thân đứng ra soạn lại một lần nữa là điều đã có tiền lệ bên Trung Quốc nhưng mới xảy ra lần đầu ở Nhật.Ngoài ra, việc đăng thơ của người ra lệnh thì xưa cũng có nhưng chỉ dưới mươi bài.Trong tập thơ nầy thơ ta có những trên 30 bài, đó cũng do trong số những tác phẩm vụng về của ta, ta rối trí không biết lấy hay bỏ bài nào. Cái nghiệp ta gây ra bởi lòng chấp nê đối với waka là như thế nên đành để hậu thế phê phán”.

    (Trích Bài tựa viết xong năm Genkyuu thứ hai, 1205)

    Sau đây xin trích dẫn một số bài thơ trong tập Shin kokin waka-shuu nầy, cùng với Man.yô-shuu và Kokin waka-shuu là 3 tuyển tập waka lớn của Nhật Bản:

    Trải tuyết sương, Yoshino,
    Núi đồng lại thấy cố đô xuân về.


    (Thơ Xuân, tập thượng 1, bài Mi Yoshino wa, Fujiwara no Yoshitsune)

    Gió đưa hương, tỉnh giấc hoa,
    Tay áo ướm gối, biết là mộng xuân.


    (Thơ Xuân, tập hạ 1, bài Kaze kayo-u, Shunzeikyô no Musume)

    Nhớ xưa am cỏ mưa đêm,
    Buồn nghe cuốc núi, đẫm thêm lệ sầu.


    (Thơ Hạ 201. Bài Mukashi omo.u, Fujiwara no Shunzei)

    Trong tập Shin Kokin nầy, các kỹ thuật như cách ngắt câu ở câu một hay câu ba, cách sử dụng danh từ hay đại danh từ ở cuối câu để “hãm” (tome) câu lại (còn gọi là taigendome = thể ngôn chỉ) trong thơ waka (và ảnh hưởng đến haiku về sau nữa) được dùng rất nhiều, phát huy được khả năng của ngôn ngữ để biểu hiện hình ảnh và tình cảm mà tác giả muốn gợi lên. Chẳng hạn trường hợp kỹ thuật cơ bản của waka là honkadori (bản ca thủ) tức là “không nhắc tới vật mình muốn nói trong lời thơ mà vẫn làm cho người ta hiểu mình muốn nói về nó” nhờ những điển tích có trong thơ xưa. Một ví dụ: vì đã có bài thơ nổi tiếng coi như thơ gốc (honka) của thi hào Ietaka tả cảnh ánh trăng chiếu trên bãi biển Shiga-no-ura rồi thì người đời sau, khi làm thơ, chỉ cần “chộp” (tori) điển cố “Shiga-no-ura” là người đọc liên tưởng được đến vầng trăng sáng đêm nào. Cũng vậy Jakuren đã cho ta ví dụ về bút pháp đó khi ông dựa vào một honka của Tsurayuki để viết một bài ca mới:

    Nếu Tsurayuki trong Kokin-shuu (905? 914?) có câu:

    Mỗi năm dòng Tatsuta,
    Đưa bao xác lá hồng xa núi rừng,
    Mùa thu có xuống cửa sông?


    thì Jakuren trong Shinkokin-shuu (1205) đã viết:

    Xuân đi, nào có hay miền ?
    Sông Uji những con thuyền củi khô
    Trôi về xuôi giữa sương mờ.


    Ngoài việc Shin Kokin có nhiều ngắt nghỉ nhỏ (tiểu hưu chỉ = shôkyuushi) giữa bài (để mô tả được nhiều hơn) và có số lượng honkadori khá cao làm (để có nội dung súc tích hơn) khiến cho nó khác với Kokin, ta còn có thể bảo thơ của Shin Kokin thiên về tượng trưng và đi theo con đường “monogatari” nghĩa là mang chủ đề liên quan đến những tình tiết trong Truyện Ise hay Truyện Genji. Nói cách khác, tuy nó có hình thức mới nhưng nội dung chất chứa nhiều hoài niệm về xã hội vương triều, như muốn từ khước cái xô bồ, phiền toái của xã hội đương thời.

    Thơ trong Shin Kokin thiên về tượng trưng thì có thể trích dẫn bài thơ sau đây của thái thượng hoàng Go-Toba.

    Khói bay trên đống củi chiều,
    Nghẹn ngào nhớ lửa xưa thiêu xác người.


    (Bài Omoi dezuru no. Shin Kokin, quyển 8, Go-toba –in)

    Sở dĩ bài thơ đạt được một trình độ tương trưng bởi vì hầu như mỗi chữ trong bài để có hai nghĩa. Ori có nghĩa là “ lúc, cơ hội » lại có nghĩa là “bẻ (củi)”. Shiba vừa có nghĩa là “ củi khô” lại có nghĩa là “thường thường”. Yukemuri là “khói chiều », “khói thổi cơm chiều ” và “khói thiêu xác” nữa. Musebu nghĩa là “nghẹn” nhưng có thể là “nghẹn khói” hay “nghẹn nước mắt”. Wasuregatami được hiểu là “khó quên” nhưng katami trong chữ ghép wasuregatami còn có ý nói “di vật của người chết” . Nếu không được một người Nhật như nhà nghiên cứu Katô Shuuichi giảng thì độc giả ngoại quốc chúng ta khó lòng thưởng thức được bài thơ nầy. Ngoài ra chi tiết ghi trong sách Gotoba-in gokuden (Hậu Điểu Vũ Viện ngự khẩu truyền) “Truyện nghe nói về ngài thái thượng hoàng Goto-ba” cho biết ông viết bài nầy sau khi đảo chính thất bại , đã chứng kiến bao nhiêu cái chết chung quanh ông và bị đày ra đảo Oki hoang vu. Đó là những chi tiết quan trọng để hiểu tâm sự tác giả.

    Sau đây là một bài thơ của Teika, không theo honkadori nào cả, chỉ mượn chữ yume no ukihashi trong Genji. Ukihashi có nghĩa là “cầu nổi” thường là chiếc cầu làm bằng thuyền ghép vào. Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa “nỗi buồn của chàng Kaoru buồn nhớ nàng Ukihashi (Phù Kiều) sau khi nàng xuống tóc đi tu”, quang cảnh thấy trong chương cuối cùng của truyện Genji. Ở đây còn chỉ “chiếc cầu ghép mong manh có thể làm mình ngã giữa chiêm bao”. Teika nửa đêm tỉnh mộng nhìn ra ngoài trời thấy mây giăng ngang trời đang bỏ đỉnh núi bay đi. Tạm dịch:

    Mây thành, đỉnh núi chia đôi,
    Đêm xuân cầu nổi mộng trôi phương nào.


    (Bài Haru no yo no yume, Shin Kokin, quyển 1, Fujiwara no Teika)

    Sada-ie (Teika) người đứng đầu nhóm các nhà biên soạn thi tập nầy, đi xa hơn nữa trong quan niệm văn học u huyền (yuugen) mà cha của ông (Shunzei) đã đề xướng. Ông đi tìm vẻ yêu kiều diễm lệ (yô-en = yêu diễm) và chủ trương thi ca trước đó phải để vẻ đẹp lắng đọng thấm thía tận đáy lòng mình rồi sau đó tìm cách đem được tấm lòng đó vào thơ (đó là phong cách ushin = hữu tâm). Ông đã để lại rất nhiều bài waka mà đặc điểm là cái diễm lệ và huyền ảo của chúng. Đây là tập thơ waka đầu tiên kể từ Kokin đã đưa quan niệm thẩm mỹ của vương triều lên đỉnh cao và ảnh hưởng đến đời sau.

    C) Saigyô (Tây Hành, 1118-90):

    Tăng Saigyô, người có thơ đăng nhiều nhất trong Shin Kokin (94 bài), tên thật là Satô Norikiyo, đi tu lúc còn trẻ (1140) và sau đó, du hành khắp nước Nhật.Tập Sanka-shuu (Sơn gia tập) của ông không biết rõ soạn vào thời điểm nào nhưng có đến 1550 bài và một số đã được trích đăng trong Shin Kokin. Thơ ông không trau chuốt như thơ Teika nhưng đơn sơ và trực tiếp, đầy lòng yêu thiên nhiên, tự nhiên tự tại. Đối với ông, việc làm thơ còn có một ý nghĩa tôn giáo. Ông xem việc làm một bài thơ như khắc một bức tượng Phật.

    Cuộc đời ngắn ngũi làm sao,
    Sống nghìn năm, thoáng chiêm bao , khác gì!


    (Bài Hakanashina. Sankashuu tập thứ ba, tạp thi, Saigyô)

    Nếu lòng trăm mối ngổn ngang,
    Thì ta cứ để tuôn tràn, đã sao!


    (Bài Ukaretazuru, Sanka-shuu, tập trung, tạp thi, Saigyô)

    Saigyô cũng làm thơ theo những chủ đề đương thời nghĩa là bốn mùa, hoa anh đào, chim chóc, gió, trăng…như quí tộc thời Heian nhưng ông đem đến cho chúng một giá trị có tính cách tượng trưng hơn họ.

    Sau đây là bài thơ làm ở nhà trên núi vào một buổi chiều thu khi ông thấy chim shigi (sandpiper), một loại chim đậu trên cát ướt, bay vụt khỏi mặt đầm. Cái đầm đó ở tỉnh Kanagawa nay còn mang tên Shigitatsu-sawa tức “đầm chim shigi bay vụt lên” để nhớ đến ông:

    Vô tâm nào biết chi sầu,
    Cũng nghe thấm thía tình thu chiều tàn,
    Khi cánh chim vút mặt đầm.


    (Bài Kokoro naki, quyển 4, phần Thu (thượng), thơ Saigyô)

    Cái khác của ông đối với những nhà thơ vương triều là ông đi nhiều trong khi họ ít khi ra khỏi kinh đô và chỉ dựa vào các mẫu uta-makura cố định. Thế nhưng ông cũng không có đề tài mới mẻ gì hơn họ, chứng tỏ ông vẫn trung thành với văn hóa vũ sĩ là giai cấp gốc gác của ông:

    Ước sao chết giữa xuân sang,
    Dưới vòm đào thắm, trăng vàng chiếu soi.


    (Bài Negawaku wa, Sanka-shuu, tập trung, Tạp thi, Saigyô)

    Ông muốn chết giữa mùa xuân như đức Phật Thích Ca và người ta bảo hình như ông đã được toại nguyên. Đời sau biết đến ông như một nhà thơ du hành không ngừng nghỉ và đã đem ông vào các bản tuồng hát và thi văn như một nhân vật thần thoại. Bashô xem ông như mẫu mực, người hướng dẫn tinh thần của mình.

    D) Hyakunin isshu[14] (Bách nhân nhất thủ):

    Tập thơ này được nhiều người cho là công trình biên soạn của Fujiwara Sadaie (Định Gia) vào khoảng năm 1235 và thơ dựa trên Hyakunin Shuuka (Bách nhân tú ca) tức thơ hay của trăm nhà mà ông đã chọn để viết trên giấy họa để trang trí biệt thự ở dưới chân núi Ogura nên nó còn có tên là Ogura Hyakunin Isshu (Tiểu Thương bách nhân nhất thủ) nữa. Hyakunin Isshu (quen gọi tắt là Hyakuninshu) chọn của 100 tác giả mỗi người một bài thơ (từ thiên hoàng Tenji (Thiên Trí) cho đến Juntoku-in (Thuận Đức Viện, tức cựu thiên hoàng (thứ 84) Juntoku, trị vì 1210-1221) và lấy những bài đó ở các thi tập soạn theo sắc chiếu, tính từ Kokin-shuu (Cổ kim tập, 24 bài) cho đến Shoku-Gosen-shuu (Tục-Hậu tuyển tập, 2 bài). Ông không trích thơ các thiên hoàng mà thôi vì thơ trong tập phần lớn là của 36 thi hào (ca tiên) với như tên tuổi lớn như Kakinomoto no Hitomaro, Ki no Tsurayuki, Otomo no Yakamochi, Yamabe no Akahito, Ki no Tomonori, Kiyohara no Motosuke vv…

    Những bài thơ trong tập sách nầy (43 bài về tình yêu và 16 bài về mùa thu) đều đặc sắc nên đã được chú thích cặn kẽ, truyền bá rộng rãi về sau dưới mọi hình thức nghệ thuật kể cả trò chơi của thường dân. Chẳng hạn vào đầu thời Edo, có trò chơi Utagaruta (Ca gia lưu đa) tức trò chơi “ai nhanh tay” bốc những quân bài ( karuta = carta, gốc tiếng Bồ Đào Nha ) có in câu dưới của bài thơ trong Hyakunin Isshu là thắng cuộc. Khi giám khảo ngâm câu trên trong yomifuda tức quân bài để đọc thì phải biết mà bốc quân bài có ghi câu dưới trong torifuda tức là quân để bốc. Đây là một trò chơi tao nhã rất phổ biến trong quần chúng vào dịp Tết nhất cho đến tận giờ.

    Xin thoát dịch 15 bài [15] tuyển chọn trong số 100 bài ấy:

    1- Bài Aki no ta no ( số 1) của thiên hoàng Tenji, đặt mình vào cảnh ngộ của nhà nông qua đêm trong vựa chứa lúa đặt tạm giữa ruộng vào vụ gặt để vịnh kiếp sống gian khổ của họ, khi mà những giọt sương khuya thấm áo cũng có thể là nước mắt:

    Ruộng thu, lều tạm, mái thưa,

    Tay áo người để sương khuya thấm tràn.
    (Go-sen-shuu, quyển 6)

    2-Bài Harusugite (số 2) của nữ thiên hoàng Jitô vịnh cảnh người ta đem quần áo ra phơi trắng lớp giữa màu xanh lục của ngọn núi Kaguyama khi trời mới vào hè, nói lên được sự nhạy cảm của người Nhật thời cổ trước những biến chuyển của thiên nhiên.:

    Xuân vừa đi hạ đến rồi,

    Áo ai phơi trắng núi đồi Kagu.
    (Shin Kokin-shuu, quyển 3)

    3-Bài Ashibikino (số 3) của nhà thơ Kakinomoto no Hitomaro, một thi nhân lỗi lạc vào thời kỳ thứ hai của Man.yô, giỏi về chôka, nói về nỗi cô đơn lẻ bạn khi ngủ một mình.Tương truyền, loài chim trĩ núi (yamadori = copper pheasant) , trống mái đến đêm tẽ ra đi ngủ riêng ở núi khác. Tâm sự chờ người yêu nên khó ngủ của Hitomaru cũng giống như con chim trĩ trống .

    Đuôi chim buông dài thật dài,

    Đêm khuya dằng dặc, nhớ ai khôn nằm.
    (Shuui-shuu)

    4-Bài Okuyama ni (số 5) của Sarumaru-dayu vịnh cảnh nai đực đi tìm nai cái, gọi bạn giữa rừng thu lá đỏ. Bài này có thuyết cho là tác phẩm đã gợi hứng cho Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư:

    Núi sâu, rẽ lối lá phong,

    Nai kêu chi để chạnh lòng sầu thu.
    ( Kokin-shuu, quyển 4)

    5- Bài Kasasagi no (số 6) của quan tham nghị Ôtomo no Yakamochi khi ngắm trời đêm, nhìn thấy giá băng sáng mùa đông đã đóng trên bậc thang lên điện trong cung mà ông ví với cầu ô thước đưa Khiên Ngưu đến gặp Chức Nữ. Ông biết đêm đã hầu tàn và ước mơ gặp gỡ trở thành vô vọng.

    Sương đông đã trắng lối sang,

    Đêm tàn, ô thước lỡ làng cầu qua.
    (Shin Kokin-shuu)

    6-Bài Ama no hara ( số 7) của học tăng Abe no Nakamaro, người tương truyền có đến Việt Nam, làm quan thứ sử Giao Châu dưới đời nhà Đường, nhìn vầng trăng trên trời Trung Quốc nhớ về vầng trăng quê hương núi Mikasa nước Nhật trước ngày lên đường:

    Trời cao, trăng mọc xa xa,

    Phải chăng trăng núi quê nhà xuân xưa?
    (Shuu-i-shuu, quyển 10)

    7-Bài Hana no iro wa (số 9) của trang tuyệt thế Nhật Bản Ono no Komachi, một trong Lục Ca Tiên, nhìn hoa anh đào héo úa mà buồn cho nhan sắc phai tàn:

    Màu hoa phai, nhan sắc tàn,

    Cảm thương thân thế, trông hàng mưa sa.
    (Kokin-shuu, quyển 2)

    8-Bài Koreya kono (số 10) của nhà thơ mù Semimaru khi đi ngang qua cửa ải Afuzaka đầy người qua kẻ lại mà xót thương cho kiếp người cô đơn và trôi nổi:

    Trên ải kẻ lại người qua,

    Dù quen dù lạ cũng là chia tay.
    (Gosen-shuu, quyển 15)

    9-Bài Watano hara (số 11) của quan tham nghị Ono no Takamura, phó sứ trong sứ bộ qua nhà Đường, vì tranh chấp với chánh sứ Fujiwara no Tsunetsugu mà bị tội lưu ra ngoài hoang đảo Oki giữa biển Nhật Bản, một vùng khí hậu khắc nghiệt. Giữa mùa đông lạnh, cô đơn, chèo thuyền loanh quanh chùm đảo nhỏ, đi mãi mà chưa đến nơi. Ông nhớ về mẹ già và vợ con còn ở kinh đô:

    Chèo quanh biển, chưa đến nơi,

    Nhắn ông câu hỏi thăm người kinh đô.
    (Kokin-shuu, quyển 9)

    10-Bài Ama no kaze (số 12) của tăng nhân Sôjô Henjô, tục danh là Yoshimine Munesada. Ông cảm động vì vẻ đẹp của các nữ vũ công trông cung đình nên ví họ với những nàng tiên nữ. Ông nhờ gió thổi đem mây chắn lối họ về thiên cung để giữ thêm ít lâu cái vẻ đẹp ấy cho trần gian:

    Gió ơi hãy khóa lối mây,

    Để cho tiên nữ ở đây không về.
    (Kokin-shuu)

    11-Bài Naniwa-gata (số 19) của Ise, nhà thơ nữ, sống khoảng năm 900. Bà vốn con gái quan đầu tỉnh vùng Ise (Ise no Kami) một trong 36 ca tiên ngang hàng với Ki no Tsurayuki, mang nỗi niềm tuyệt vọng, gửi tặng một người đàn ông bạc tình, hận vì người yêu với mình như hai đốt một cây lau trên bãi Naniwa, tuy gần nhau nhưng không bao giờ tìm gặp được nhau:

    Hai đốt lau ngắn mà lìa,

    Như người trên bãi đã chia ngấn lòng.
    (Shin-Kokin-shuu, quyển 10)

    12-Bài Akenureba (số 52) của Fujiwarano Michinobu tức Ason, một nhà thơ tài hoa nhưng mệnh yểu. Trong bài nầy, ông nói đến cái nỗi khổ tâm phải chia tay (chia áo = kinuginu, tức mặc lại quần áo) với người yêu khi trời sáng để ra về, dù biết rằng đêm đến sẽ lại gặp nhau:

    Biết đến đêm lại gặp nhau,

    Sáng nay chia áo vẫn sầu khôn nguôi (Go-shuui-shuu)

    13-Bài Taki no oto wa (số 55) của quan tham nghị cấp cao Fujiwara no Kintô, nói lên lòng hoài cựu khi nhìn cái thác nước xây thời thiên hoàng Saga nay đã khô cạn. Kintô (Công Nhiệm) là nhà thơ được xưng tụng là có đến Sanshuu no Sai (tài lớn ba bồ) tức là tài đàn sáo, tài làm thơ waka và tài làm thơ chữ Hán:

    Tiếng nước đổ vắng lâu rồi,

    Còn tên của thác để đời mà thôi .
    (Shuui-shuu)

    14-Bài Hototogisu (số 81) của quan Tả Đại Thần Gotokudaiji nói lên niềm vui khi nghe tiếng cuốc đầu tiên gọi vào hè:

    Nghe tiếng cuốc gọi vào hè,

    Nhìn theo chỉ thấy trăng khoe ánh rằm.
    (Senzai-shuu, quyển 3)

    15-Bài Yono naka yo (bài 83) của Toshinari, chức đại phu trong cung hoàng thái hậu, ý nói muốn lánh đời mà không sao lánh được khi nghe tiếng nai kêu buồn trong núi sâu (vì ở trong núi đời cũng buồn không kém):

    Dẫu lánh đời biết đi đâu,
    Vì nghe trong núi nai sầu kêu thương.
    (Senzai-shuu, quyển 17)

    Có thể nói 97% thơ trong tập này do thi nhân thời Heian viết ra và khi Teika chọn lọc, ông đã chọn theo tiêu chuẩn của mình nên nó mới được thống nhất. Tiêu chuẩn đó là sự lưu loát và diễm lệ của thể thơ gọi là ushin (hữu tâm) nghĩa là sự thấu hiểu đối tượng trong thái độ sáng tác, khác với thể thơ yuugen (u huyền) thần bí của Shunzei, cha ông. Tập nầy là sách gối đầu giường của trường phái Nijô, tức một trong ba trường thơ mà con cháu ông lập nên. Nó đã được các bậc thầy trong làng phê bình đời sau như Sôgi (Tông Kỳ), Yuusai (U Trai), Teitoku (Trinh Đức), Azuma-maro (Xuân Mãn), Mabuchi (Chân Uyên), Norinaga (Tuyên Trường) giảng nghĩa và chú thích, trở thành sách nhập môn cho người nghiên cứu văn học Nhật Bản.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  10. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  11. #26
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    E) Kinkai Waka-shuu (Kim Hòe Hòa Ca Tập, 1215):

    Tập thơ do Fujiwarano Sada.ie (Teika, 1162-1241) gồm thu khoảng 660 đến 700 bài (con số không nhất định vì có nhiều dị bản) của tướng quân đời thứ ba mạc phủ Kamakura, Minamoto no Sanetomo[16] (Nguyên, Thực Triều, 1192-1219), một nhà thơ có định mệnh bi đát. Tức vị Tướng Quân từ lúc mới lên 11 tuổi sau khi anh ông là Yoriie bị ám sát. Nhân họ ngoại Hôjô[17] (Bắc Điều) mượn tiếng giữ chức shikken (chấp quyền) dành mất quyền bính, ông rút lui khỏi triều chính và chỉ hoạt động trong lãnh vực văn hóa. Ông học tập thi pháp từ tập thi luận Kindai shuuka (Cận đại tú ca) của Teika cho nên dù ở Kamakura (vùng Kantô) xa xôi đối với kinh đô thi ca là Kyôto và bị ám sát chết lúc mới 28 tuổi bởi người cháu (con của Yoriie), ông đã để lại những bài thơ rất xuất sắc có cả phong cách diễm lệ, huyền ảo của Shin Kokin và hùng tráng của Man.yô-shuu..

    Tăng Jien (Từ Viên) trong tập bình luận lịch sử Gukanshô rất nghiêm khắc đối với ông, cho ông đã là một nhà lãnh đạo lại quá mê thơ để thiệt thân và đến nỗi không còn để lại dấu vết trong lịch sử. Tuy vậy, tên ông hãy còn mãi trong văn học sử, được mọi người chú ý trong khi tên tuổi Jien chỉ được một dúm người nghiên cứu lịch sử biết đến..

    Kinkai là tập thơ riêng của Sanetomo sau nầy được học giả quốc học thời Edo là Kamo no Mabuchi (Hạ Mậu, Chân Uyên, 1697-1769) và các nhà thơ lớn cận kim như Masuoka Shiki (Chính Cương, Tử Quy, 1867-1902) và Saitô Mokichi (Trai Đằng, Mậu Cát, 1882-1953) hết sức tán dương. Họ xem ông là một trong hai hay ba nhà thơ lớn thời trung cổ. Xin trình bày hai bài thơ tượng trưng cho phong cách nhà thơ Sanetomo:

    Giây tím từ kết tóc xanh,
    Bao giờ ta nghĩ cạn tình em đâu!


    (Bài Yuisomete, Kinkai-shuu, Tạp thi, tập hạ, Minamoto no Sanetomo)

    Cạnh bài nầy có đề thêm một câu “Có người con gái tôi âm thầm đi lại, một ngày bảo tôi nàng muốn đi đến một nơi thật xa. Thế rồi…”. Dĩ nhiên chữ “kết tóc” thời nầy được các thi nhân dùng một lúc hai nghĩa và Tướng Quân Sanetomo tuy quyền cao chức trọng nhưng là một người cô độc và bất hạnh, luôn luôn bị họ ngoại Hôjô chèn ép.Bài thơ sau đây như muốn nói lên nỗi niềm uất ức và tuyệt vọng đó:

    Biển khơi sóng muốn xô ghềnh,
    Đánh ầm, bủa khắp, rồi im tan tành.


    (Bài Ôumi no kiso mo, Kinkai-shuu, Tạp thi, tập hạ, Minamoto no Sanetomo).

    Tuy Sanetomo hâm mộ văn hóa vương triều nhưng thơ ông có cái gì khác họ và đôi khi vượt họ vì sống ở mạc phủ Kamakura, xa Kyôto, ông là một nhà thơ độc lập với xã hội cung đình.Rất tiếc là thơ ông làm trong giai đoạn 1215-1219 tức là 4 năm trước khi chết không thấy đâu cả.

    F) Thập Tam Đại Tập:

    Sau khi Shin Kokin, tập cuối cùng của Bát Đại Tập đã ra đời, thi đàn bỗng mất dần sức sống. Sada-ie (Teika) còn soạn thêm Shin Shokusen Waka-shuu (Tân sắc tuyển hòa ca tập, 1235) nhưng phong cách không nghiêng về mỹ thuật, diễm ảo như Shin Kokin mà nhẹ nhàng, giản dị đi. Phong cách của Shin Shokusen sẽ là nền tảng cho các thi tập waka soạn theo sắc chiếu của thiên hoàng về sau.

    Sau Sadaie (Teika), đến lượt con trai ông là Tameie (Vi Gia, 1198-1275) tiếp tục cầm đầu thi đàn và sau khi ông nầy mất, các con ông ta nối nghiệp cha ông nhưng lại đối lập với nhau, chia thành ba phái gọi là” tam gia” (sanke). Tame-uji (Vi Thị) trở thành ông tổ chi Nijô (Nhị Điều), Tamenori (Vi Giáo), ông tổ chi Kyôgoku (Kinh Cực) còn Tamesuke (Vi Tướng) thành ông tổ chi Reizei ( Lãnh Tuyền). Phái Nijô của Tame-uji được sự bảo trợ của dòng thiên hoàng Bắc Triều ở Kyôto, tục gọi là dòng Ji-myô-in (Trì Minh Viện), có khuynh hướng bảo thủ trong lối diễn tả lẫn ngữ vựng. Phái Kyôgoku, trái lại, được sự bảo trợ của dòng Daikakuji (Đại Giác Tự) của các thiên hoàng Nam Triều, đóng đô ở vùng Yoshino, thì mới mẽ, diễm lệ hơn. Thành thử sự đối kháng về quan niệm thi ca của anh em Tame-ie được ***g khung trong cuộc tranh ngôi của hai triều đình Nam Bắc[18] cuối thời Kamakura. Phái Nijô xem Shin Shokusen (Tân Sắc Tuyển) của tổ phụ là Sada-ie như khuôn vàng thước ngọc để soạn các tập thơ sắc chiếu khác, chủ trương tôn trọng truyền thống, ôn hòa tao nhã.

    Trong khi ấy, phái Kyôgoku đi tìm cái mới, gần gũi với thiên nhiên, thấy qua các thi tập họ soạn ra như Gyokuyô Waka-shu (Ngọc Diệp Hòa Ca Tập, 1312) và Fuuga Waka-shuu (Phong Nhã Hòa Ca Tập, 1344-49). Thi nhân quan trọng của phái Kyôgoku đã góp phần vào việc soạn Gyokuyô là Vi Kiêm (Tamekane)[19]. Trong khi đó thì Reizei tức phái thứ ba do Vi Tướng (Tamesuke) lãnh đạo, chủ trương tương đối tự do, đứng giữa hai nhà nhưng ảnh hưởng không quan trọng bằng họ.

    Như thế, sau Bát Đại Tập của các đời trước, qua thời Nam Bắc Triều (1337-1392) đến thời Muromachi (1333-1568), lại có thêm “các tập mười ba đời” (Thập tam đại tập) nữa. Đó là Tân Sắc tuyển (1235), Tục Hậu sắc (1251), Tục Cổ kim (1265), Tục Thập di (1278), Tân Hậu tuyển (1303), Ngọc diệp (1312), Tục Thiên tải (1320), Tục Hậu thập (1326), Phong nhã (1349), Tân Thiên tải (1359), Tân Thập di (1364), Tân Hậu Thập di (1384), Tân Tục Cổ kim (1439). Soạn giả những tập thơ nầy hầu hết là ông, con, cháu nhà Fujiwara no Sada-ie (Teika), một đại gia đình văn học.

    G) Waka thời Nam Bắc Triều (1337-1392) và Muromachi (1333-1568)[20]

    Dưới thời Nam Bắc Triều, hai nhà thơ waka phái Nijô (theo Bắc Triều) được biết tiếng nhiều nhất là Ton-a[21] (còn đọc là Tonna, Đốn A) và tăng Kenkô (Kiêm Hảo), tức tác giả tập tùy bút Tsurezuregusa (Đồ nhiên thảo). Ngoài ra còn có hoàng thân Muneyoshi[22] (Tông Lương thân vương), người đã soạn Shinyô Waka-shuu (Tân diệp hòa ca tập, 1281) nói lên tình cảm bi thương của người theo Nam Triều.

    Sang thời Muromachi, có thêm tập thơ soạn theo sắc chiếu cuối cùng là Shin Shoku Kokin Waka-shuu (Tân Tục Cổ kim hòa ca tập, 1439) nhưng waka không còn là địa hạt của giới quí tộc cung đình nữa. Nó đã sang tay những người viết mới: vũ sĩ, tăng lữ…trong đó nổi tiếng có nhà thơ kiêm vũ tướng Imagawa Ryôshun[23] (Kim Xuyên, Liễu Tuấn) thuộc phái Reizei và môn nhân của ông là Shôtetsu[24] (Chính Triệt). Shôtetsu chịu ảnh hưởng của Sada.ie (Teika) và chủ trương phục hưng phong cách diễm lệ, tình cảm của Shin Kokin nhưng gặp trở ngại vì cổ tục truyền thụ phong cách của thơ xưa (ở chỗ “bí truyền” tức giữ bí mật và chỉ dành cho một số người), cho nên waka dần dần ngã sang việc chú trọng hình thức và suy thoái đi.

    H) Các tập Karon, bình luận về Waka:

    Khi waka được hưng thịnh và phổ biến thì tất nhiên sẽ nẩy ra những cuộc thảo luận về phương pháp, kỹ thuật làm thơ, phẩm bình chung quanh người làm thơ cũng như những điều tâm đắc rút ra từ đó. Truyền thống bình luận thơ hay karon (ca luận) của đời trước được nối tiếp và chung đúc trong các tác phẩm phê bình thơ. Đáng để ý nhất là Mumyôshô[25] (Vô danh sao) của Kamo no Chômei (Áp, Trường Minh), Kindai shuuka[26] (Cận đại tú ca) và Maigetsushô[27] (Mỗi nguyệt sao)[28] và Go-toba-in Gokuden (Hậu Điểu Vũ Viện ngự khẩu truyền). Quyển cuối cùng ghi chép những nhận xét sắc bén về thơ của cựu thiên hoàng đa tài và bất hạnh Go-toba.


    TIẾT II: HÌNH THỨC LIÊN NGÂM RENGA[29] (LIÊN CA)


    Renga là hình thức văn nghệ dùng xướng họa (tsuke-ai) để vui chơi, theo đó, trước tiên một người ngâm 3 câu đầu của bài Tanka (phần thượng = kami) nghĩa là ba câu 5/7/5. Xong người thứ hai ngâm 2 câu dưới (phần hạ= shimo) tức 2 câu 7/7. Trong Man.yô-shuu thời Nara đã có ví dụ về loại nầy rồi. Trong thi tập soạn theo sắc chiếu Kinkai (1127) lần đầu tiên đã có một mục đặc biệt dành cho renga nữa. Lối xướng họa gồm hai vế 17 (hay 5/7/5) và 14 (hay 7/7) chữ nói trên được gọi là tanrenga (đoản liên ca). Từ cuối thời Hei-an trở đi thì nó được kéo dài liên tiếp như một chuỗi dây xích 5/7/5 – 7/7 – 5/7/5 – 7/7……..và được mệnh danh là chôrenga (trường liên ca) hay kusari-renga (tỏa liên ca).

    Đến đời Kamakura các nhà biên soạn Shin Kokin như Fujiwara no Sada-ie (Teika) cũng thừa dư hứng của tanka mà bước luôn qua lãnh vực renga. Họ rất yêu thích renga và mở các cuộc họp bình thơ gọi là renga-awase (Liên ca hợp), gặp gỡ nhau ở cung thái thượng hoàng Go-toba-in. Có hai loại renga: loại thứ nhất có tính hoạt kê, hài hước, vô tư lự… nên được gọi là “vô tâm liên ca” (mushin renga) hay kurinomoto renga (liên ca dưới cây hạt dẻ). Loại thứ hai đứng đắn thâm trầm được các nhà quí tộc trên điện (đường thượng quí tộc = dôjô kizoku) yêu chuộng thì gọi là “hữu tâm liên ca” (ushin renga) hay kakinomoto renga (liên ca dưới cây quả hồng).

    Cuối đời Kamakura, renga được phổ biến rộng rãi trong quần chúng hạ tầng (địa hạ = jige), ở dưới đất như tăng lữ, vũ sĩ, thứ dân….Họ ngâm nga xướng họa renga dưới hoa anh đào, phối hợp với những trò múa hát dân dã ( điền nhạc = dengaku), trò khỉ ( viên nhạc = sarugaku) để mua vui. Cho nên renga còn có hình thức mang tên “xướng họa dưới hoa” (hana no moto renga).

    A) Tsukuba[30]-shuu (Thố Cửu Ba Tập):

    Đến thời Nam Bắc Triều, Renga càng phồn thịnh. Nijô Yoshimoto [31](Nhị Điều Lương Cơ) tuy là một quí tộc cao cấp đã làm đến các chức quan trọng như kanpaku (quan bạch), sesshô (nhiếp chính) nghĩa là từng nắm vận mạng quốc gia nhưng lại vô cùng yêu thích renga. Ông thờ soạn giả liên ca bình dân (jige renga) tên là Kyuusei (còn đọc là Gusai[32], Cứu Tế) làm thầy, và với sự hợp tác của ông nầy, đã biên soạn tập renga đầu tiên mang tên Tsukuba-shuu (Thố Cửu Ba tập). Sách ra đời khoảng năm 1356-1357.Sau đó, tập nầy được liệt vào hàng thi tập soạn theo sắc chiếu. Điều đó đưa địa vị của renga lên ngang hàng với waka.

    Nijô Yoshimoto còn đặt lề lối, qui tắc cho renga. Ông viết Renga Shinshiki (Liên ca tân thức) còn được biết là Ô.an Shinshiki (Ứng An tân thức) (1372) và soạn tập luận thuyết về renga tên là Tsukuba Mondô (Trúc Ba Vấn Đáp) (trước 1372). Nhưng mấy năm sau, Yoshimoto cùng với tướng quân Ashikaga Yoshimitsu (Túc Lợi Nghĩa Mãn), học tăng Gidô Shuushin[33] (Nghĩa Đường, Chu Tín), Zekkai Chuushin[34] (Tuyệt Hải, Trung Tân) của trường phái văn học Gozan[35] (Ngũ Sơn) họp nhau lại lại làm thơ liên cú Hòa Hán[36] và chịu ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán. Họ dần dần có khuynh hướng rời xa renga.

    B) Kỹ thuật renga hoàn thành:

    Bước vào thời Muromachi, lại có những soạn giả renga như Bontô Anshu (Phạn Đăng, Am Chủ) và đệ tử là Sôzei (Tông Thế), Senjun (Chuyên Thuận), Shinkei[37] (Tâm Kính) ra đời. Shinkei học lâu năm ở cửa ca nhân Shôtetsu (Chính Triệt), muốn tìm cách diễn tả cái diễm (en), lãnh (hie), tịch (sabi) nghĩa là vẻ đẹp ưu nhã, lạnh lẽo, tịch mịch, những tiêu chuẩn của thơ quốc âm Nhật Bản. Shinkei đã trình bày những luận điểm xuất sắc của ông trong các tác phẩm như Sasamegoto (Nói thầm, 1463), Hitorigoto (Nói một mình), Oinokurigoto (Già lập đi lập lại)…

    C) Minase sangin-hyakuin (Thủy Vô Lại tam ngâm bách vận):

    Người tiếp nối được truyền thống của bọn các ông Shinkei là Sôgi[38] (Tông Kỳ). Sôgi xem yuugen (u huyền) và ushin (hữu tâm) làm lý tưởng, cùng các cao đệ như Shôhaku[39] (Tiêu Bách), Sôchô[40] (Tông Trường) soạn ra Minase Sangin-Hyakuin vào năm 1488. Đây là một kiệt tác của thể loại renga hyakuin (liên ca bách vận). Bài hát do ba người (tam ngâm của Sôgi, Shôhaku và Sôchô) cùng ngâm liên tiếp một trăm câu (bách vận). Đó là thơ renga đọc lên ở đền Minase trong dịp lể tế vong hồn cựu thiên hoàng Go-toba-in, một người am tường văn học (đã nhắc đến bên trên), thờ ở đấy.

    Sau đây xin trích sáu câu đầu.

    1- “Chiều về tuyết còn đọng,
    Chân núi bồng bềnh sương
    (Sôgi)

    2- Xa xa dòng nước chảy,
    Qua làng mai tỏa hương
    (Shôhaku)

    3- Gió sông lay chòm liễu,
    Tin xuân đã tỏ tường
    (Sôchô)

    4- Tiếng chèo khua nước sớm,
    Trong như nắng ánh gương
    (Sôgi)

    5- Trăng đêm và mù tỏa,
    Trên trời, có vấn vương?
    (Shôhaku)

    6- Cánh đồng trùm buốt giá,
    Như tin thu lên đường”
    .(Sôchô)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  12. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  13. #27
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Trong 6 câu thơ trên thì 1 nói về cảnh đông tàn xuân đến trên núi, 2,3, 4 nói về cảnh xuân trên sông và làng quê bỗng đổi qua đêm thu, rồi cuối thu đầu đông trong hai câu 5, 6. Nguyên tắc là người làm câu tiếp theo lấy một chủ đề trong câu trước rồi khai triển ra một đề tài mới. Trong sự liên tục (“núi Yoshino / mây / hoa anh đào” hay “sông Tatsuta / mùa thu / lá phong đỏ” chẳng hạn) lại có sự thay đổi và thay đổi này có thể đột ngột, không ngờ tới. Sôgi từng nói trong Azuma mondo, (Ngô thê [41]vấn đáp), một tập vấn đáp về thơ như sau: “Renga khác với waka ở chỗ có những câu chữ không ngờ tới”.

    Tuy nhiên, Nijô Yoshimoto đi xa và khúc chiết hơn khi bảo: “Renga không nối kết hai ý trước, sau với nhau. Trong đời nầy, thịnh, suy, vui, buồn nối tiếp nhau. Khi ta nghĩ về quá khứ thì hiện tại đang trôi đi, lúc ta đang nghĩ về mùa xuân thì thu đã đến và hoa anh đào thay bằng lá phong đỏ rồi. Làm renga, phải quên đi ý tưởng trước và không lo gì đến câu sau, cứ làm câu tiếp trên cơ sở nhận thức về câu mình vừa được xem. Đó là thái độ mới: sống cho hiện tại, quên quá khứ và không lý đến tương lai. ” (theo Tsukuba mondo).

    Renga là một hình thức văn nghệ tập đoàn (group literature), hợp với một xã hội dựa trên các tiểu tập đoàn như xã hội Nhật Bản. Truyện Taiheiki (Thái Bình Ký, quyển 7) có kể đến các chiến sĩ thường mời các thầy renga đến dự các buổi thơ renga và chính các quân nhân cũng tham gia sáng tác. Nói tóm lại, nếu các uta- awase là nơi họp mặt giải trí của thi nhân waka cung đình thì hội thơ renga là hình thức tiêu khiển của tầng lớp bình dân vậy. Nó là một trong những đặc điểm của văn học Muromachi.


    TIẾT III: HÌNH THỨC HAIKAI RENGA


    Trước tiên, haikai (bài hài) có nghĩa là sắp xếp câu chữ hoạt kê để đùa chơi. Khi hội họp hát renga, có lúc vui vẻ thừa hứng hát điệu ấy với nội dung đùa bỡn thì gọi là haikai renga. Nó đi song song với loại mushin-renga (vô tâm liên ca) vốn có từ thời Kamakura. Từ sau thời Sôki, renga đã qui tắc hóa, đi tìm tính nghệ thuật, xa lánh ngôn ngữ đê tục để trở thành nhã chính (junsei renga = thuần chính liên ca). Ở thời điểm này thì haikai renga lại được lưu hành trong dân chúng vì nó phản ánh những đòi hỏi thích cười ranh mãnh, thích vui chơi của tầng lớp thứ dân.Tập haikai renga sớm nhất là Chikuba Kyôgin-shuu (Trúc Mã cuồng ngâm tập) (1499), sau đó là Inu-tsukuba-shuu (Khuyển Trúc Ba tập) (1532) của Yamazaki Sôkan (Sơn Kỳ, Tông Giám[42] và Moritake Senku (Thủ Vũ, Thiên Cú) của Arakida Moritake[43] (Hoang Mộc Điền, Thủ Vũ), những tác phẩm nổi tiếng thuộc loại nầy. Nó là nguồn gốc của haikai mà ta sẽ thấy xuất hiện vào thời cận đại.

    Trong haikai renga, có những bài nhại giọng các nhà thơ lớn đời xưa như Hitomaro, Ono no Komachi hay Saigyô. Nội dung của nó dung tục, chế diễu các nhân vật dã sử được tôn kính như anh em nhà Sôga hay sư Benkei, bộ tướng của Yoshitsune. Ngôn ngữ thì hay nói đến những bộ phận trong thân thể như “lỗ mũi”, “râu mép”, “mông”, “bìu”…và đề cập đến đủ các món ăn (điều hiếm khi thấy trong waka) cũng như nói đến cơ quan sinh dục nam nữ, miêu tả giao cấu và cả đồng tính luyến ái nữa. Sự tương phản trong hình thức diễn đạt nầy so với sự trang nhã trịnh trọng của waka thời Heian không chỉ nói lên đặc tính thông tục của người bình dân nhưng cũng chứng tỏ chủ tâm chống đối của họ đối với giá trị quan của giai cấp thống trị.


    TẠM KẾT


    Waka sẽ được nối tiếp bởi haiku, một chi lưu của nó, suốt thời Edo. Sau đó, bước vào thời Duy Tân, tuy suy tàn và nhường chỗ cho thơ mới nhưng thể tanka (đoản ca), loại waka ngắn với 31 âm tiết vẫn được duy trì và được đại diện bằng những tài năng sáng giá như Ishikawa Takuboku (Thạch Xuyên, Trác Mộc 1886-1912), Masaoka Shiki ( Chính Cương, Tử Qui, 1867-1902), Saitô Mokichi (Trai Đằng, Mậu Cát, 1882-1953) và gần đây nhất là nữ thi sĩ ăn khách Tawara Machi (Biểu, Vạn Trí, sinh năm 1962).


    ____________________________


    CHÚ GIẢI

    [1] Fujiwara Sada.ie hay Teika (1162-1241), ca nhân (thi nhân waka) tiêu biểu của trường phái cải cách. Ra công nghiên cứu các tác phẩm cổ điển như Truyện Ise, Truyện Genji, nhật ký Sarashina. Đã vâng sắc chiếu thái thượng hoàng Gotoba-in soạn Shin kokin-waka shuu (Tân Cổ Kim Hòa Ca Tập), Shin chokusen-shuu (Tân Sắc Tuyển Tập). Tập thơ riêng ông thu thập thì có Shuu-i gusô (Thập Di Ngu Thảo) gồm 3.800 bài waka, bình luận về thơ thì có các tập Kindai shuuka (Cận đại tú Ca), Eika Taigai (Vịnh ca đại khái), Maigetsu-shô (Mỗi nguyệt sao) và nhật ký Meigetsu-ki (Minh nguyệt ký).Có thuyết cho biết tiểu thuyết Matsuura no miya monogatari (Tùng Phố Cung vật ngữ, 1185) cũng là của ông.

    [2] Fujiwara Ietaka (1158-1237), ca-nhân tiêu biểu của thời đại ông, ngang hàng với Sada.ie. Soạn Shin kokin waka-shuu (Tân cổ kim hòa ca tập) và có tập thơ Mini-shuu (Nhâm nhị tập).

    [3] Thiên hoàng (thứ 82) Go-toba (1180-1239) là đệ tứ hoàng tử của thiên hoàng (thứ 80) Takakura (Cao Thương). Giỏi mọi thứ từ các loại thơ waka, renga, vũ nghệ, đá cầu. Yêu thích waka, nằm lòng Shin Kokin waka-shuu dầu đang soạn dang dở. Có chí khí, muốn trung hưng vương triều. Sau cuộc loạn Jôkyuu (Thừa Cữu, 923) vì đảo chánh mạc phủ thất bại, bị đày ra đảo Oki (Ẩn Kỳ) nhưng sau lại tiếp tục soạn Shin kokin waka–shuu.Thi tập riêng có Go-toba-in gyoshuu (Hậu Điểu Vũ Viện ngự tập), thi luận có Go-toba-in gyokuden (Hậu Điểu Vũ Viện ngự khẩu truyền).

    [4] Fujiwara no Masatsune (Đằng Nguyên, Nhã Kinh, 1170-1221), hiệu Asukai (Phi Điểu Tỉnh) nên còn được gọi là Asukai Masatsune, giỏi nghề đá cầu, để lại thi tập Asukai waka-shuu (Minh Nhật Hương Tỉnh Hòa Ca Tập). Ở đây, âm Asukai được viết theo dạng chữ Hán khác.

    [5] Tăng Jakuren (Tịch Liên, ?-1202), cháu họ Shunzei, có thời làm con nuôi. Tục danh là Fujiwara Sadanaga. Có thi tập Jakuren Hôshi-shuu (Tịch Liên Pháp Sư tập).

    [6] Chúng ta biết ở Trung Quốc, đời Hán đã đặt ra cơ sở lo việc phổ nhạc vào thơ dùng trong lễ nghi, yến tiệc cung đình gọi là Nhạc Phủ . Lại đặt ra chức quan đi sưu tầm thơ trong dân chúng (thái thi quan).

    [7] Phần thơ về sự vật và lễ lạc cung đình bị bỏ, thay vào đó là thơ nói về thần, Phật (theo Katô, Shuuichi, sđd), có lẽ do ảnh hưởng Phật Giáo Tịnh Độ Tông

    [8] Tăng Ji-en (Từ Viên, 1155-1225), con trai Fujiwara Tadamichi (Đằng Nguyên, Trung Thông), pháp chủ phái Thiên Thai (Thiên Thai tọa chủ). Có tập bình luận lịch sử Gukanshô (Ngu quản sao), và thi tập Shuugoku-shuu (Thập ngọc tập).

    [9] Fujiwara Ryôkei (Đằng Nguyên, Lương Kinh, 1169-1206), con trai Kanezane (Kiêm Thực), cháu họ tăng Jakuren. Làm quan đến Nhiếp Chính Thái Chính Đại Thần. Chủ trì hội thơ Roppyakuban Uta-awase (Lục bách ban ca hợp), viết lời tựa bằng chữ quốc ngữ Kana cho Shin kokin waka-shuu. Có tập thơ Akishino gessei-shuu (Thu Điều Nguyệt Thanh Tập).

    [10] Công chúa Shokushi (còn đọc là Shikishi, Thức Tử, 1151-1201), con gái thiên hoàng (thứ 77) Go-Shirakawa (Hậu Bạch Hà). Có để lại tập thơ Shokushi nai shinnô shuu (Thức Tử Nội Thân Vương Tập).

    [11] Đáng tiếc ngày xưa, nhiều nhà thơ phụ nữ không được nhớ đến tên riêng dù là tác giả những tác phẩm quan trọng.

    [12] Kunai Kyô (không rõ tên, giữ chức Cung Nội Khanh, chết năm 20 tuổi vào khoảng 1204-1205) một cung nhân của Gotoba-in. Con gái Minamoto-no-Moromitsu (Nguyên, Sư Quang). Một câu thơ nổi tiếng của bà có chữ wakagusa (nhược thảo = cỏ non) nên đời còn gọi bà là Wakagusa-no-Kunai Kyô (Nhược Thảo Cung Nội Khanh).

    [13] Thích giáo ca : loại thơ lấy tư tưởng Phật giáo làm trung tâm.

    [14] Năm mà Sada,ie (Teika, Định Gia) được bố vợ của con mình (Tame.ie hay Vi Gia) tên là Renshô (Liên Sinh, tức Utsunomiya Yoritsuna, Vũ Đô Cung Lại Cương) nhờ viết những bài thơ hay (tú ca) lên giấy để dát cửa cho ngôi biệt thự trên núi Saga-Ogurayama gần Kyôto, trùng với năm Hyakunin isshu ra đời nên người ta xem giữa hai công trình này có sự dính líu chặt chẽ với nhau.

    [15] Yamazaki , Manken và Okano Hirohiko biên tập, Kanmei Kokura Hyakunin Isshuu, Shôbun xuất bản, 1998, in lần thứ 13, Tôkyô.

    [16] Minamoto no Sanetomo (Nguyên Thực Triều, 1192-1219), tướng quân đời thứ 3 của mạc phủ Kamakura. Bị cháu là Kuujô (Công Hiểu) nuôi thù vì chuyện tranh ngôi, ám sát ở đền Tsuruoka Hachimanguu trong lúc dự lễ.

    [17] Họ Hôjô vốn là một chi của họ Taira đã bị họ Minamoto diệt. Phải chăng đây là một sự phục thù có tính cách hòa bình?

    [18] Cuộc tranh ngôi giữa con cháu hai vị thiên hoàng (thứ 89, trị vì 1246-1260) Go-Fukakusa (Hậu Thâm Thảo)và (thứ 90) Kameyama (Qui Sơn) (trị vì 1260-1274) đã đưa tới cuộc phân tranh này.

    [19] Fujiwara noTamekane (Đằng Nguyên Vi Kiêm, 1254-1332) còn gọi là Kyôgoku (Kinh Cực) Tamakane. Con trai Tamenori (Vi Giáo). Ông chủ trương waka phải có phong cách mới mẽ, tự do. Ngoài việc thủ vai chính trong công trình soạn Gyokuyô, còn để lại tập bình luận Tamekane-kyô Waka-shô (Vi Kiêm Khanh hòa ca sao).Về sau vì mắc phải âm mưu chính trị, bị đày ra đảo Sado (Tá Độ) rồi Tosa (Thổ Tá).

    [20] Theo cách phân chia thời đại của các sử gia Nhật Bản, giai đoạn nay có những thời gian trùng lên nhau. Thời Muromachi (1333-1568) bao trùm lên cả thời Nam Bắc Triều (1337-1392) và thời Chiến Quốc (1467-1568).

    [21] Ton-a (Đốn A, 1285-1372) ca nhân phái Nijô, cùng với Kenkô (Kiêm Hảo), Jôben (Tĩnh Biện), Kei-un (Khánh Vận) được xưng tụng là Hòa Ca Tứ Thiên Vương. Có viết Sôan-shuu (Thảo am tập)

    [22] Hoàng thân Muneyoshi (1311-1385) là hoàng tử của thiên hoàng (thứ 96, trị vì 1318-1339) Go-Daigo (Hậu Đề-Hồ). Cầm đầu thi đàn Nam Triều. Có tập Rika-shuu (Lý Hoa Tập).

    [23] Imagawa Ryôshun (Kim Xuyên, Liễu Tuấn, 1326-1414?) nhân vật chính trị trọng yếu của mạc phủ Ashikaga (Túc Lợi). Trước là võ tướng sau khi đi tu mới lấy hiệu Ryôshun .Thi nhân phái Reizei, học renga (liên ca) của NijôYoshimoto (Nhị Điều Lương Cơ), giỏi về lý luận thơ. Có để lại nhiều trứ tác trong đó Nigon-shô (Nhị ngôn sao) phân biệt ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thông tục như chuộng ngôn ngữ thông tục để làm thơ. Có khuynh hướng đi tìm tự do và cái mới trong thi ca, đối lập với thi phong bảo thủ của phái Nijô. Thầy của Shôtetsu (Chính Triệt).

    [24]Shôtetsu (Chính Triệt, 1381-1459), ca tăng phái Reizei. Có tập thơ Sôkon-shuu (Thảo căn tập) và tập bình luận Shôtetsu monogatari (Chính Triệt vật ngữ).

    [25] Sách do Chômei viết ra năm 1211 kể giai thoại về thơ và các nhà thơ.

    [26] Sách do Sada-ie (Định Gia) viết khoảng năm 1209 để dâng cho tướng quân Sanetomo (Thực Triều).

    [27] Sách Sada-ie kuận về ushintai (hữu tâm thể) mà theo ông là một lý tưởng mà waka phải đạt đến.

    [28] Shô (sao) có nghĩa là ghi chép, rút gọn hay chú thích những điểm khó hiểu.

    [29] Hình thức hát đối đáp và thơ liên cú ở Việt Nam (Bà Chúa Liễu Hạnh liên ngâm với các bạn trên Hồ Tây) cũng có dạng tương tự với renga chăng?

    [30] Chữ Tsukuba có nhiều cách viết như Thố Cữu, Trúc Ba…nhưng nó thường gợi cho người Nhật hình ảnh Trúc Ba Sơn, quả núi cao 876m ở tỉnh Ibaraki, gầnTôkyô bây giờ. Núi có hai ngọn, một ngọn nam, một ngọn nữ, nổi tiếng không thua núi Fuji (Tây Phú Sĩ, Đông Trúc Ba) vì là cái nôi của văn hóa Nhật Bản. Xưa có ca viên (utagaki) là nơi trai gái hát đối đáp trong những cuộc tế lễ của xã hội nông nghiệp thượng cổ. Tsukuba là điểm phát xuất của ca dao, hát đối… nên có liên hệ với renga.

    [31] Nijô Yoshimoto (Nhị Điều Lương Cơ, 1310-1388) quí tộc Bắc Triều, có địa vị chính trị quan trọng.Bác học đa tài, soạn giả waka và renga, còn ngờ là tác giả quyển sử Masukagami (Tăng Kính).

    [32] Tăng Gusai (Kyuusei, Cứu Tế, 1282?-1376?). Soạn giả renga bậc thầy, Cùng với NijôYoshimoto và đệ tử của mình là Shuu-a (Chu-A) được coi là Liên Ca Tam Hiền.

    [33] Gidô Shuushin (Nghĩa Đường, Chu Tín, 1325-1388), tiểu biểu cho văn học Ngũ Sơn tức “năm chùa thiền”. Từng trụ trì ở Enkakuji (Viên Giác Tự). Kenninji (Kiến Nhân Tự), Nanzenji (Nam Thiền Tự). Tác phẩm có Kuuge-shuu (Không hoa tập).

    [34] Zekkai Chuushin (Tuyệt Hải, Trung Tân, 1336-1405), cũng là tăng Ngũ Sơn, cùng với Shuushin được tướng quân Yoshimitsu tin cậy. Trụ trì Shôkokuji (Tướng quốc tự) Tác phẩm có Shôkenkô (Tiêu kiên cảo ).

    [35] Gozan bungaku (Ngũ Sơn văn học) dòng văn học Hán Văn qui tụ ở năm ngôi chùa thiền tông chung quanh Kyôto và Kamakura suốt từ thời Kamakura đến thời Muromachi.

    [36] Liên cú (renku) Hòa Hán là loại Renga xen kẽ một câu thơ quốc âm sau một câu thơ chữ Hán.

    [37] Shinkei (Tâm Kính, 1406-1475). Tăng quan cấp cao. Am tường thi ca. Đề xướng thống nhất waka, renga với tư tưởng Phật giáo.Cuối đời, tránh loạn Ônin (loạn năm Ứng Nhân, 1467-77) về ở vùng Sagami (gần Tôkyô bây giờ) và mất ở đó.

    [38] Sôgi (Tông Kỳ, 1421-1502) tên thật là Iio Sôgi (Phạn Vĩ, Tông Kỳ), bậc thầy renga. Từng theo học renga với Sôzei (Tông Thế), Shinkei (Tâm Kính), Senjun (Chuyên Thuận), học waka và cổ điển với Asukai Masachika (Phi Điểu Tỉnh, Nhã Thân) và Ichijô Kanera (Nhất Điều Kiêm Lương), lại được Tô-no-jôen (Đông Thường Duyên) truyền cho bí quyết thơ của Kokin. Năm 1495, soạn Shinsen Tsukuba-shuu (Tân tuyển Thố Cửu Ba tập), được nhìn nhận vào loại tuyển tập soạn theo sắc chiếu. Sôgi hâm mộ tăng Saigyô, du lịch khắp nơi như ông ta rồi cũng lại chết ở đất khách. Ông đem văn hóa Kyôto truyền đến những nơi xa xôi như Echigo (phía Tây-Bắc Tôkyô hiện nay, phiên trấn của danh tướng Uesugi Kenshin=Thượng Sam Khiêm Tín) hay Yamaguchi (gần Hiroshima bây giờ, đất của họ Ôuchi=Đại Nội), giảng nghĩa cổ điển và chỉ dạy nghệ thuật renga. Còn lưu lại tập tuyển chọn renga tên là Chikurin-shô (Trúc lâm sao) và tập bình luận renga Azuma mondô (Ngô Thê vấn đáp).

    [39] Shôhaku (Tiêu Bách, 1443-1527), con của Naka-no-in Michikiyo (Trung ViệnThông Thuần), dòng dõi họ Minamoto.Thân với bọn Sanjônishi Sanetaka (Tam Điều Tây, Thực Long), sống ở Sakai (Giới), dạy waka và renga.

    [40] Sôchô (Tông Trường, 1448-1532), thầy dạy renga.Thờ Imagawa Yoshitada (Kim Xuyên Nghĩa Trung), sau học thiền Ikkyuu Sôjun (Nhất Hưu Tông Thuần). Có viết Sôchô Shuki (Tông Trường thủ ký) và Sôchô nikki (Tông Trường nhật ký).

    [41] Azuma chỉ miền đông, vùng Kamakura và Tôkyô bây giờ.

    [42] Yamazaki Sôkan (Sơn Kỳ Tông Giám, ?-1539), thầy trong nghề renga và haikai. Cùng với Moritake là hai ông tổ của haikai renga.Ông là soạn giả của Inu-tsukuba-shuu, Haikai Renga-shô (Bài hài liên ca sao), Shinsen Inu-Tsukuba-shuu (Tân tuyển Khuyển-Trúc Ba tập).

    [43] Hoang Mộc Điền Thủ Vũ (1473-1549), bậc thầy trong nghề renga và haikai. Tác phẩm có Moritake Senku (Thủ Vũ thiên cú), Haikai-no-renga dokugin senku (Bài hài nhi liên ca độc ngâm thiên cú), Tobi-ume Senku (Phi mai thiên cú). Giữ chức quan ở đền Ise Jinguu (Y Thế Thần Cung).
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  14. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  15. #28
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Chương 10

    Từ Truyện Giờ Đã Xưa (Konjaku monogatari) đến Góp Nhặt Đá Cát (Shaseki-shuu).
    Văn học thuyết pháp và và răn đời.

    Nguyễn Nam Trân




    TIẾT I: TRUYỆN THUYẾT PHÁP HAY RĂN ĐỜI (SETSUWA)
    [1]

    Kể từ giữa thời Nara (710-794), Phật giáo bắt đầu truyền bá rộng rãi [2]và những “ truyện nhằm thuyết phục” người ta hãy tin vào đạo Phật đã được đem ra rao giảng nơi chùa chiền. Tập sách đầu tiên gom góp những truyện răn dạy, làm gương (giống như các exempla trong bài giảng đạo của Thiên Chúa Giáo thời Trung Cổ) có tính cách tôn giáo như thế (thuyết thoại Phật Giáo) là quyển Nihon ryôi-i ki (Nhật Bản linh dị ký)[3] mà tăng Kyôkai (Cảnh Giới) biên tập trong thời gian từ năm 810 đến 824, sẽ được bàn thêm trong những trang kế tiếp khi nói về ảnh hưởng Phật giáo đối với văn học. Đến giữa thời Hei-an lại thấy xuất hiện các tác phẩm như Sanbô-e [4](Tam Bảo hội), Uchigiki-Shuu[5] (Đả văn tập). Mặt khác, cuối thời Hei-an, cùng với sự suy vi của tầng lớp quí tộc, đã thấy khuynh hướng đi tìm một cơ sở cho văn học xoay quanh xã hội quí tộc truyền thống hiện ra rõ nét. Điều đó có nghĩa là giới quí tộc cũng bắt đầu biên tập những tác phẩm tuy có tính cách răn đời nhưng không giới hạn trong phạm vi tôn giáo nhà Phật mà có tính cách thế tục hơn (thuyết thoại thế tục). Nguồn cội và đối tượng của những thuyết thoại đó là giới quí tộc, vũ sĩ và thứ dân trong cuộc sống thường ngày của họ. Đến thế kỷ thứ 11 thì có Uji Dainagon monogatari[6] (Vũ Trị Đại Nạp Ngôn vật ngữ) do Minamoto no Takakuni (Nguyên, Long Quốc), quan tham nghị cấp cao ở vùng Uji, gần Kyôto, biên soạn là tập truyện răn đời đại diện được cho khuynh hướng thứ hai nầy.

    Đến thời viện chính ( insei hay chính trị của viện sảnh) nghĩa là quãng thời gian 250 năm từ năm 1086, khi mà các thái thượng hoàng đã xuất gia tức các Hô-Ô (Pháp Hoàng) dù đã về hưu vẫn còn giật giây đằng sau các quyết định chính trị, khuynh hướng văn học thuyết thoại quí tộc nầy càng tiến triển thêm. Do đó, giữa tiền bán thế kỷ thứ 12, chúng ta mới có được tác phẩm tập đại thành của văn chương thuyết thoại (setsuwa bungaku) Nhật Bản là Konjaku Monogatari Shuu (Kim Tích Vật Ngữ Tập).

    A) Konjaku monogatari-shuu (Kim tích vật ngữ tập):

    Sách được biên soạn vào tiền bán thế kỷ 12 (khoảng 1120?) nhưng không rõ ai là tác giả. Nó sưu tập trên 1000 câu truyện, gồm 31 cuốn, (thiếu mất các cuốn 8, 18 và 21), chia làm ba bộ nói về Ấn Độ (Thiên Trúc, các cuốn từ 1 đến 5), Trung Quốc (Thần Đán, các cuốn từ 6 đến 10) và Nhật Bản (bản triều, các cuốn từ 11 đến 31). Đối với nhận thức của người đương thời, ba nước trên có nghĩa là toàn thế giới. Nội dung gồm 2 phần, một về thuyết thoại Phật Giáo, một về thuyết thoại thế tục (ví dụ như có mục đích khuyên người ta giữ đạo hiếu).

    Phần thuyết thoại Phật Giáo (các cuốn 1 đến 9 và 11 đến 20) trình bày những truyện kể từ lúc Phật Giáo ra đời cho đến khi đạo nầy được truyền bá đến các nước nhưng không chủ đích nói về sự linh nghiệm của lòng tin Phật Giáo. Qua những câu chuyện về đạo Phật, phần nầy chỉ trình bày cách sống, hành vi của con người trong xã hội của ba nước ấy mà thôi.

    Phần thuyết thoại thế tục (cuốn 10 và các cuốn từ 21 đến 31) đặc biệt chú mục đến hành động muôn màu muôn vẻ của con người.Các nhân vật được đưa lên sân khấu là mọi thành phần trong xã hội, không những quí tộc mà còn là vũ sĩ, thứ dân và cả đạo tặc nữa. Qua nó ta thấy tất cả bức tranh xã hội về những con người đang sống trong một thời đại hổn độn, đảo điên, được tô vẽ một cách khéo léo. Vì thế, giá trị văn học của loại thuyết thoại nầy được đánh giá cao.

    Những thuyết thoại trong Truyện giờ đã xưa ( Konjaku [7]) đều trình bày với lớp lang, thu thập từ nhiều nguồn khác nhau[8] nhưng lúc nào cũng bắt đầu bằng công thức Xưa kia có…(Ima wa mukashi), nếu đem dịch từng chữ một thì nó là “So với bây giờ thì đã xưa rồi”[9] và kết luận bằng công thức Truyện đã được kể như thế đấy (to namukatari-tsutaetaru to ya). Tóm lại, cách trình bày của nó có vẻ thống nhất và đồng loạt.

    Có thể nói những gì mà văn học cung đình (Truyện Genji, Ôkagami…) không nói tới thì người ta viết cả vào trong Konjaku. Nhật Bản có 60 tỉnh thì chỉ có 3 tỉnh (Iki, Tsuhima, Iwami) là không được nhắc tới.

    Để viết một tác phẩm có tầm vóc như thế nầy, đã đành phải có những người biên soạn thích quan sát và nghiên cứu tâm lý con người nhưng sự ra đời của Konjaku cũng phản ánh phong trào của thời chính trị viện sảnh (của Kamakura). Các thiên hoàng ẩn dật muốn dành lại quyền bính nên quay nhìn, đánh giá và chỉnh lý văn hoá giai đoạn toàn thịnh của chính trị vương triều (thời Hei-an) vừa khép lại. Về mặt hình thức, Konjaku được viết bằng chữ Hán kèm theo chữ katakana viết cỡ nhỏ bên cạnh như hình thức từng thấy trong các chiếu chế (senmyôsho = tuyên mệnh thư) có tính chất văn thư hành chánh[10]. Cách diễn tả bằng thứ văn tự hỗn hợp và thống nhất như thế rất thích hợp cho nội dung cuốn sách vốn thô sơ, gọn gàng nhưng mạnh mẽ.

    Về mặt nội dung, Konjaku nổi bật với bốn đặc điểm[11]:

    1- Tuy nhằm ca tụng cái cao diệu của Phật Giáo nhưng phần lớn trong Konjaku, số truyện kể việc các nhân vật được cải tử hồi sinh và trở nên giàu có được thấy rất nhiều và thường là dài. Điều nầy chứng tỏ người biên soạn Konjaku rất hiểu tâm lý quần chúng Nhật cùng thời vốn có khuynh hướng muốn thực hiện cảnh cực lạc ngay trong cuộc sống hiện tại chứ không đợi một cõi đời sau.

    2- Konjaku pha trộn rất nhiều truyện có nguồn gốc dân gian (truyện hai người đàn bà mạnh bạo đánh nhau, quyển 23, truyện 17 hay truyện người bị phun nước bọt vào mặt thành ra biết tàng hình, quyển 16, truyện 32). Nhiều khi còn có tính cách “đạp đổ thần tượng” (iconoclast) như cả việc chế diễu phù thủy ( phù thủy biết bay nhưng sau khi lấy vợ quên mất pháp thuật, quyển 11, truyện 6) , thần thánh (nhà sư dũng mãnh ngăn được dân làng đem gái tế thần khỉ, quyển 26, truyện 8) hoặc những kẻ trá hình Phật để doạ nạt người (con trăn thành tinh giả dạng Phổ Hiền Bồ Tát, lừa được nhà sư nhưng bị gã thợ săn bắn chết, quyển 20, truyện 13). Điều này chứng tỏ cái lẽ thông thường (common sense) nhiều khi đáng tin cậy hơn cả tôn giáo.

    3- Nếu trong văn chương cung đình như các monogatari, tính dục chỉ được tả lướt qua hoặc gián tiếp thì trong Konjaku, nó bộc lộ rõ ràng (truyện người đàn bà đi chữa cái nhọt trong chỗ kín từ chối sự thèm muốn của ông thầy thuốc, quyển 24, truyện 8). Có lúc đi đến chỗ khích dâm như truyện bà Some dono (Fujiwara Akiko, phi tần của thiên hoàng Montoku) làm tình với con tinh núi Kongô một cách thoải mái giữa cung cấm một cách “bẩn thỉu không bút nào tả nổi ”trước mặt thiên hoàng và văn võ bá quan làm nhà vua chỉ biết bụm mặt khóc (quyển 20, truyện 7).

    4- Thế giới của Konjaku không mô tả nhiều diễn biến tâm lý bên trong nhân vật. Nó là thế giới của hành động. Lấy ví dụ truyện 23 trong quyển 29 nói về một chàng quí phái cùng vợ vượt núi Ôeyama, đem cung đổi lấy kiếm của một tên cướp, sau bị nó trói và hiếp cả vợ, cho ta thấy ở đời nếu không suy xét tình hình và hành động kịp thời sẽ gánh lấy hậu quả không hay. Dĩ nhiên về sau, qua truyện Bốn bề bờ bụi (Yabu no naka) của Akutagawa hay phim Cổng La Sinh Môn (Rashômon) của Kurosawa, triết lý của câu chuyện nhằm ở chỗ phân tích đâu là sự thật và có mấy sự thật nhưng chưa chắc là bản ý của người sưu tập truyện ấy trong Konjaku.

    Những cảnh tả về thế giới hành động được thấy qua các truyện liên quan đến cuộc sống của lớp samurai (hành quân, báo thù …) và đã để lại dấu ấn trong các ký sự chiến tranh về sau như Truyện Heike (Heike Monogatari).

    1) Truyện bà mẹ sinh 500 trứng:

    Đức vua nước Hanshara ngạc nhiên thấy bà hoàng hậu có thai và sinh ra một lượt 500 cái trứng. Ngài rầu rĩ vô cùng. Hoàng hậu sợ quá mới tóm hết mớ trứng bỏ vào cái hộp và thả xuống sông Hằng cho trôi đi.

    Lúc đó vua nước láng giềng đi săn, tình cờ bắt gặp cái hộp, mới cho đem về thành. Thế rồi, ít lâu sau, trong hộp lần lượt chui ra những chàng dũng sĩ. Vua vốn không con nên mừng quýnh, hết lòng dưỡng dục các cậu như con đẻ. Năm trăm cậu trở thành 500 dũng sĩ ưu tú, cả nước không ai sánh kịp.Nước nầy với Hanshara trước đây vẫn có hiềm khích, vua của họ trông cậy có 500 dũng sĩ làm vây cánh nên mới tuyên chiến với Hanshara, đem binh viễn chinh, bao vây thành trì địch.

    Hoàng hậu khuyên đức vua Hanshara chớ sợ. Bà nói:

    -Năm trăm dũng sĩ của địch chính là 500 cái trứng thiếp đã sinh ra. Nếu thấy được mẹ thì chúng nó sẽ trở về đường thiện.

    Thế rồi, hoàng hậu lên thành lâu, kêu gọi 500 chàng dũng sĩ:

    -Các con là con ta đẻ ra.Khi ta bỏ trôi sông, vua láng giềng đã bắt được đem về nuôi.Thế thì tại sao các con lại tìm giết cha mẹ ruột để phạm tội tầy đình? Các con có tin lời mẹ không? Nếu tin thì hãy hướng về ta mà mở miệng ra!

    Thế rồi, hoàng hậu tự tay mình bóp đầu vú. Tức thì một giòng sữa trắng bay vọt ra và đổ vào miệng của 500 chàng dũng sĩ/

    -Mẹ ơi!

    Năm trăm vương tử dũng sĩ reo lên như vậy và không còn ý muốn tấn công nữa. Về sau, hai nước lân bang trở thành hòa hiếu.

    (Konjaku Monogatari, Quyển 5 nói về Thiên Trúc, truyện số 6)

    2) Truyện bát canh giun:

    Đời nhà Tùy niên hiệu Đại Nghiệp, ở đất Hà Nam có một người đàn ông bỏ vợ, dắt người ấy về trả lại cho cha mẹ.Thế nhưng đến nơi, người nhà ra đón vừa thấy mặt cô ả đã thét lên bởi vì người mà anh đàn ông kia đưa về thân thể tuy như người thường nhưng cái đầu là đầu chó trắng. Họ bèn vặn hỏi anh chồng:

    -Chuyện nầy xảy ra như thế nào?

    Anh ta cho biết cô vợ anh được giao phó chăm sóc bà mẹ chồng nhưng cô rất ghét bà ta. Có hôm, biết mẹ chồng mắt đã lòa, mới đi bắt giun cắt ra nấu canh cho bà ăn.

    -Thức ăn gì mà nùi vị kỳ lạ thế này?

    Bà cụ lén giấu thứ thịt đó một bên và đợi con trai về đem cho xem.Anh con chán ngán quá, ly hôn lập tức. Thế rồi anh ta dắt vợ đi trả nhà vợ nhưng giữa đường nghe tiếng sét đánh rồi không thấy bóng cô ta đâu nữa. Một lúc sau trên trời có vật gì rơi xuống. Nhìn lại thì rõ ràng là một người mặc quần áo của vợ nhưng cái đầu đã biến thành đầu chó. Không còn nói năng được nữa, chỉ biết sủa như chó mà thôi. Tuy nhiên khi nói chuyện với chồng thì đối đáp được.

    -Tôi là con dâu bất hiếu, bắt giun nấu canh cho mẹ ăn. Trời phạt tôi như thế nầy đó.

    Anh con trai không biết cách nào khác, cứ như thế dắt vợ về trả. Sau đó, người vợ ra chợ ngồi ăn xin nhưng chỉ ít lâu sau, không còn ai biết tông tích.

    (Quyển 9, phần nói về Thần Đán tức Trung Quốc, truyện số 42).

    3) Truyện nữ đạo tặc kỳ dị:[12]

    Một buổi chiều kia, một anh samurai khoảng ba mươi tuổi, thân thể vạm vỡ, râu đỏ, đang đi trên đường thì chợt nghe có tiếng ai suỵt suỵt gọi mình. Không phải là chuột kêu nhưng đó là tiếng một nàng con gái trong ngôi nhà bên đường đang đưa tay vẫy gọi. Nàng ta là một người đẹp tuổi độ đôi mươi, trên môi nở một nụ cười. Nàng mời samurai vào nhà.Chưa chi hai bên đã có vẻ tâm đầu ý hợp. Đêm đến bọn người nhà đem đồ ăn đồ uống đến. Hai người ăn uống xong lại ăn nằm với nhau. Họ cứ ở trong nhà mà lúc nào cũng có người đến, khi thì cung phục cơm nước, khi thì thu xếp dọn dẹp. Anh samurai không phải làm gì cả, cứ thế hưởng thụ.Lúc sau khi anh ta đi đâu thì người con gái lại sắm sửa y trang, ngựa tốt, kẻ tùy tùng cho.

    Được hai mươi hôm thì nàng mới nói:

    -Chúng mình coi bộ có duyên với nhau. Nếu bây giờ em có nhờ anh chuyện nguy hiểm gì, liệu anh có giúp em không?

    -Em cho anh sống thì anh sống, bắt anh chết thì anh chết!

    -Anh dễ thương quá!

    Nói rồi đến tối, nàng ta dẫn anh ta vào một căn nhà có đủ mọi thứ hình cụ khảo tra, bắt anh tra cởi trần rồi mình ăn mặt như ngục tốt, thẳng tay đánh khoảng 80 roi.

    -Anh thấy thế nào?

    -Không ăn nhằm gì!

    -Giỏi quá ta!

    Thế rồi nàng tiếp tục đánh đập anh chàng suốt ba hôm nhưng anh ta vẫn chịu đựng. Nàng để vết thương vừa lành, lại đánh tiếp. Lần nầy không đánh vào lưng mà vào bụng.

    -Lần nầy thì sao ?

    -Vẫn chưa đáng kể !

    -Thế thì cừ quá !

    Thế rồi nàng đợi cho vết thương lành, vào một buổi tối, cho samurai mặc trang phục màu đen, vũ trang bằng cung.

    -Kỳ nầy, anh sẽ ra trận dưới quyền chỉ huy của một người. Họ bảo anh canh giữ chỗ nào, phải làm đúng như thế ấy, không cho kẻ địch lọt qua. Có điều là khi chia phần, anh không có quyền đụng vào mãy may nào cả !Hiểu chưa !

    Nhận lệnh xong, anh ta đến chỗ hẹn . Bốn, năm mươi tên đạo tặc đã đợi sẵn. Trong đám, có một chàng trai trẻ nhỏ con, ra vẻ đầu lĩnh.

    Bọn đạo tặc vào đánh một nhà giàu lớn ở kinh đô. Anh ta chiến đấu rất hăng, đánh tan kẻ địch nhưng đến khi chia phần, không chịu nhận gì cả. Thủ lĩnh coi có vẽ bằng lòng.

    Samurai mê cô gái cho nên anh ta không ngần ngại trở thành đạo tặc và chẳng hối hận gì. Sau đó anh ta còn tham dự nhiều trận và được người con gái giao cho một tài sản kếch xù để cai quản.

    Một hai năm sau, nàng con gái ra vẻ lo lắng, khóc lóc.Anh ta mới hỏi :

    -Lạ nhỉ, em có bao giờ khóc như thế nầy đâu !

    -Vì em thương anh nhưng bây giờ chúng mình phải bắt buộc buông nhau ra, nên em buồn.

    -Em ăn nói lạ nhỉ !

    -Cuộc đời đâu có chi bền, hở anh. Chuyện đúng như em nói đó anh !

    Anh samurai vẫn không tin điều cô nói là thật. Nhưng một hôm ra ngoài thì kẻ tùy tùng và ngựa bỗng biến đi đâu mất tiêu, anh ta buộc phải hấp tấp đi về một mình. Về đến nhà thì nhà cửa chẳng thấy đâu , của cải nàng giao cho anh ta giữ cũng không cánh mà bay. Anh ta mới nhớ lại lời cô gái.

    Anh ta không còn trở lại sống cuộc đời bình thường được nữa. Bèn xin nương náu nơi một người quen nhưng đã quen nghề cướp bóc, rốt cuộc có lần bị quan bắt.

    Nàng con gái là ai thế ?Làm thế nào mà chợt biến mất không để lại tông tích. Không giải thích được nhưng bây giờ dù có biết thì chẳng ích lợi gì !

    Duy anh ta chợt để ý một điều. Người thủ lĩnh của bọn đạo tặc mà anh ta gặp được mỗi một lần. Khuôn mặt người đó dưới ánh lửa đuốc trông giống mặt người con gái...

    (theo Quyển 29, trong phần nói về Nhật Bản, truyện số 3)

    B) Các tập truyện thuyết pháp khác :

    Cùng với Konjaku, ta cần nhắc đến một số tác phẩm sưu tập các thuyết thoại thời Hei-an như Hokke genki (Pháp Hoa nghiệm ký), ra đời khoảng 1044-1044, do tăng Chingen (Trấn Nguyên) soạn, thu thập những truyện linh ứng của kinh Pháp Hoa. Ngoài ra, còn có Nihon ôjô Gokuraku-ki (Nhật Bản vãng sinh Cực Lạc ký) của Yoshishige no Yasutane (Khánh Từ, Bảo Dận, ? – 1002) viết khoảng trước năm 985 kể lại truyện những người cả tăng lẫn tục mà tác giả cho rằng có đủ đức hạnh để được siêu thăng cực lạc. Có thể xếp nó vào loại thuyết thoại Phật Giáo như mấy cuốn sách trước. Đến thời viện chính thì có Kohon Setsuwa-shuu (Cổ bản thuyết thoại tập) ghi chép lại cả hai loại thuyết thoại liên quan đến thế giới của đạo cũng như đời. Nên kể thêm Kôtan-shô (Giang đàm sao) của Ôe Masafusa (Đại Giang, Khuông Phòng, 1041-1111), tập truyện chuyên ghi chép những chuyện đời xưa do Masafusa kể về xã hội quí tộc từ những liên hệ thân tộc, giai thoại về kiến văn quảng bác, truyền thống thi họa, các chuyện quái lạ và âm mưu...xung quanh của họ.

    Theo học giả người Pháp Bernard Frank (trong từ điển J.J. Origas), nhà nghiên cứu văn học quốc dân Haga Yaichi (Phương Hạ, Thỉ Nhất, 1867-1927) khi xuất bản tập Konjaku monogatari-shuu (1913) đồ sộ của ông đã định giá trị của Konjaku rất cao trong dòng văn học thế giới. Ông xem nó như một kho tàng hiếm có trong loại “túi khôn của người bình dân” được ghi lại bằng văn viết, làm cái gạch nối quan trọng của truyền thống truyện cổ dân gian có từ Pancatantra của Ân Độ đến Kinder-und-Hausn archen của anh em nhà Grimm.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  16. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  17. #29
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    TIẾT II: TRUYỆN THUYẾT GIÁO VÀ TRUYỆN RĂN ĐỜI CÓ TÍNH CÁCH THẾ TỤC


    Mối quan tâm của người đương thời (Kamakura) đối với truyền thống văn hóa và chính trị đời trước (Nara, Heian) rất sâu đậm nên họ quan tâm đến việc ghi chép những chuyện liên quan đến đời sống của xã hội quí tộc thuở ấy. Tuy nhiên, cùng lúc, đời sống mới qua sinh hoạt của lớp thường dân và của các địa phương lại đem đến cho họ những chất liệu tươi mát và đầy hứng thú. Lòng tin vào Phật giáo càng ngày thấy phổ biến trong dân gian. Nhiều tập truyện có tính cách luân lý Phật Giáo, ghi chép giai thoại liên quan đến hành tung của cao tăng, ẩn sĩ cũng như chuyện ứng nghiệm linh thiêng về đạo Phật, đã ra đời.

    Có thể nói thời trung cổ là thời đại của thuyết thoại[13]. Lý do là không những có nhiều tập truyện thuộc thể loại nầy được truyền bá mà thuyết thoại cũng đã trộn lẫn vào các hình thức văn học khác như ký sự chiến tranh, tiểu thuyết lịch sử[14], truyện giải buồn cũng như dao khúc tức ca từ của tuồng Nô.

    A) Uji shuu.i monogatari (Vũ Trị thập di vật ngữ) :

    Tác phẩm nầy có lẽ đã ra đời vào khoảng năm 1221, nhưng chưa rõ tác giả là ai. Nó chứa đựng tất cả 197 biên thuyết thoại dài lẫn ngắn với lối văn chữ Nhật (Hòa văn) sáng sủa và giản dị.Truyện sắp xếp không theo thứ tự nào cả. Nội dung có đủ mọi đề tài liên quan đến người bình dân. Nào truyện sư phá giới, truyện bọn trộm cướp, truyện đàn bà có sức mạnh dị thường, truyện kẻ béo người mập, truyện dân cờ bạc đi làm rể… Tất cả được viết ra một cách trôi chảy, nhẹ nhàng, không câu thúc nhưng ý nghĩa đậm đà.Tác giả diễu cợt không tiếc lời giới quí tộc nhưng tỏ ra thông cảm với hạng bình dân nên được yêu chuộng rộng rãi. Imogayu “Cháo Khoai”, Chuutô “Bọn đạo tặc” và Jigokuhen “Bức bình phong địa ngục”của Akutagawa Ryuunosuke đã lấy cảm hứng từ Uji Shuui.

    Uji Shuui hay Truyện Nhặt Sót Truyện Uji chịu ảnh hưởng của Kojidan (Cổ sự đàm) và Uji Dainagon Monogatari (Vũ Trị Đại Nạp Ngôn vật ngữ). Còn Kojidan do Minamoto no Akikane (Nguyên, Hiển Kiêm) soạn ra khoảng trước năm 1215, có đặc điểm là ghi chép lại những truyện bí mật bên trong cuộc sống của giới quí tộc. Về Uji Dainagon Monogatari chính gốc, đã nói ở phần trên, tương truyền do quan tham nghị cấp cao Dainagon tên là Minamoto no Takakuni (Nguyên, Long Quốc, 1004-1077) viết vào hậu bán thời Heian nhưng nay thất truyền. Truyện giờ đã xưa (Konjaku) và Truyện nhặt sót Uji Shuui nầy, hai tác phẩm hàng đầu của văn chương “thuyết thoại” đều tiếp nhận ảnh hưởng sâu đậm của Uji Dainagon Monogatari, truyện gốc của nó.

    Sau đây xin giới thiệu hai truyện ngắn trong tập Uji Shuu.i:

    1- Mắc cỡ hai lần:

    Một ông samurai già thề với Đức Phật là sẽ không bao giờ nói dối.

    Có cậu chủ trẻ nọ thường cho mình là con đẻ của cụ cố chủ nhà nhưng kẻ chung quanh thường chê bai, tỏ ý không tin vì tuyệt đối không thấy anh ta giống bố chỗ nào cả.

    Khi cha anh ta chết, ông samurai già, vốn làm việc lâu năm trong nhà, xin thôi để về quê sinh sống nhưng vì vợ lại chết, đành tìm trở lại kinh đô.

    Thế nhưng, sinh kế khó khăn, không nơi nương tựa, ông phải quay về nhà chủ cũ. Nghe nói người con hay tự xưng là con đẻ của chủ đang sống ở ngôi nhà cũ, bèn tìm đến. Xin vào gặp thì được cho phép ngay, ông ta mừng thầm, cho là “ngon lành “ rồi. Nhìn quanh, căn phòng khách anh ngồi đợi xem ra chẳng có gì khác xưa.

    Lát sau, cánh cửa phòng bên mở. Anh chàng tự xưng là con đẻ bước vào. Vừa thấy anh ló dạng, ông già đã cất tiếng khóc bù lu bù loa. Anh con nhà chủ mới hỏi:

    -Chuyện gì mà chú khóc như thế?

    Thì nghe anh ta trả lời :

    -Vì thấy cậu giống cụ ngày xưa qua đỗi, tôi cảm động cầm lòng không đậu !

    Cậu chủ trẻ mới nghĩ mình giống ông thân sinh quá cố đến thế nầy mà thiên hạ cứ bảo mình không phải là con đẻ của cụ. Cậu ta bèn ủy lạo ông samurai già :

    -Tôi lúc đó còn nhỏ lại được gửi nuôi ở quê mẹ nên không nhớ rõ cụ thân sinh tôi thế nào.Thôi từ nay tôi sẽ xem bác như bố tôi và trăm sự trông cậy vào bác đấy nhé.

    Nói xong đem áo xống đẹp đẽ ban cho rồi mời đến gặp các bậc trưởng thượng trong thân tộc.

    Cậu chủ nghĩ nếu là người mới đến giúp việc thì không nói gì chứ đây là kẻ từng hầu hạ cụ cố lâu năm mà còn bảo là “ giống quá đỗi ” thì lấy làm vững bụng.

    Thế rồi cậu chủ mới mời tất cả những ai còn nghi ngờ về gốc rễ của mình đến để đưa người samurai nầy ra trưng bằng cớ. Cậu cho bày tiệc khoản đãi họ. Sau mấy tuần rượu, mọi người đều khoan khoái. Ông samurai già được cho gọi đến kể lại chuyện vào hầu cụ cố một bước không rời từ năm 13 cho đến 50 tuổi. Lúc đó chủ nhân bèn cắt ngang :

    -Thế hôm trước tôi gọi bác tới, mới thấy tôi ở nhà trông bước ra, bác vừa nhìn tôi đã khóc bù lu bù loa. Thế là vì cớ gì ?

    Ông samurai mới trả lời :

    -Từ khi cụ nhà qua đời, tôi muốn trở lại thăm chốn cũ nhưng lúc được mời vào, vừa ngẫng mặt nhìn lên thì nhìn thấy cậu đội cái mũ đen trong nhà bước ra. Xưa cụ nhà lúc nào trong nhà bước ra cũng đội mũ đen cho nên khi thấy cái mũ đen của cậu, tôi lại nhớ cụ nên cầm lòng không được.

    Người ngồi chung quanh nghe nói đều cười khoái chí. Cậu chủ biến sắc mặt,hấp tấp bảo :

    -Thế thì tôi còn giống ông cụ chỗ nào khác không ?

    Ông samurai già bảo :

    -Thưa không. Ngoài cái mũ thì không giống chỗ nào cả.

    Người trên chiếu rượu có vẽ thoả thuê vì lời phát biểu của ông già. Từng người một, họ dần dần lãng ra và xin kiếu về. Ông samurai già vì muốn giữ lời nguyền “ không nói dối ” đã tự tay đập vỡ mất nồi cơm mà mình vừa mới kiếm được.

    (Theo Uji Shuu.i, truyện số 77)

    2) Cao tăng giảng kinh Pháp Hoa:

    Ở Tôhokuin (Đông Bắc Viện) có vị cao tăng giảng về cái tâm Bồ Đề. Ngài nguyên là một kẻ gian ác đã từng vào tù cả 7 lần. Lần thứ bảy, ngục lại ngồi bàn với nhau:

    “Thằng nầy ác ôn quá mức. Ở tù một hai lần cũng là quá rồi huống chi đến bảy lần. Thật là cái thứ bất trị.Chúng mình chặt chân đi cho nó chừa!”.

    Vừa lúc đó, có người giỏi tướng số đi qua, mới bảo họ:

    -Xin các thầy tha cho người nầy. Đây là người có tướng sẽ siêu sinh về miền Cực Lạc đấy.

    Bọn họ nói:

    -Đừng tán nhảm!

    Rồi sửa soạn hình phạt chặt chân.

    Thấy thế, ông thầy tướng mới đặt bàn chân mình lên trên bàn chân người tù và la to:

    -Nếu thế xin các thầy chặt chân tôi thay vì chặt chân bác nầy chứ tôi không nỡ nào đành lòng nhìn các thầy chặt chân một người có tướng vãng sinh về miền Cực Lạc được.

    Nghe thế bọn ngục lại bèn thưa với quan hình án và viên nầy mới trình lên thượng cấp mọi sự tình. Ông nầy phán:

    -Thôi được, thế thì tha hắn đi!

    Và cho thả tội nhân. Người nầy cảm động, bèn xuất gia tu hành, trở thành một cao tăng chuyên giảng kinh Pháp Hoa cho ai muốn tìm về Bồ Đề Tâm. Đúng như lời người xem tướng, ngài này sau đó đã được vãng sinh hạnh phúc.

    (Theo Uji Shuu.i, truyện số 58)

    Dòng văn học truyện thuyết pháp hay răn đời (setsuwa)

    Thế kỷ Tác phẩm
    Thời Heian Nihon Ryô-i ki
    9 Sanbô –e kotoba
    10 Nihon ôjô Gokuraku-ki
    11 Uji Dainagon monogatari
    Hokke genki
    12 Gôdan-shô
    Konjaku monogatari
    Kobon setsuwa-shuu
    Uchigiki
    Thời Kamakura Hobutsu-shuu
    13 Hosshin-shuu
    Kankyo no tomo
    Senjuu-shô
    Shaseki-shuu

    B) Ngã rẽ giữa thuyết thoại Phật Giáo và thuyết thoại thế tục:

    1) Dòng Phật Giáo:

    Ngoài những tác phẩm đã nêu tên trong những trang trước, bản phân loại vừa trình bày còn nhắc đến tên một số tác phẩm thuyết thoại khác như sau :.

    - Hobutsushuu (Bảo vật tập, 1195) của TairaYasuyori (Bình, Khang Lại), luận rằng Phật pháp chính là của báu của con người. Phải theo Phật, bỏ mọi điều oán niệm để sống hạnh phúc.

    - Hosshinshuu (Phát tâm tập, 1215) của Kamo no Chômei (Áp, Trường Minh) nói về cái đáng sợ của ái dục và khuyên người ta lui về ẩn dật, biết cách ly với chính thân thể mình lẫn ngoại giới (như đồ ăn đồ uống chẳng hạn) để có thể nhìn ngắm nó đang bị hủy hoại. Đó là loại thuyết thoại mang tên fujôkan setsuwa (bất tĩnh quan thuyết thoại) “ truyện chứng minh vật chất là đồ ô uế ”.

    - Kankyo no tomo (Nhàn Cư Hữu) có lẽ của một tăng lữ tên hiệu Keisei Shônin (Khánh Chính, Thượng Nhân) cho thân thể người đàn bà là vật ô uế và ghi chép truyện những người đàn bà phát tâm bồ đề đi tu.

    - Senjuushô (Tuyển tập sao) thì không rõ năm viết (có lẽ vào giữa thời Kamakura) và tác giả. Có thuyết cho là tăng Saigyô (Tây Hành) đã sáng tác trong khi du lịch, nội dung nói về những chuyện xuất gia hay lánh đời.

    - Shaseki-shuu (Sa thạch tập):

    Trong dòng thuyết thoại Phật Giáo, một tác phẩm quan trọng như Shaseki-shuu xứng đáng có một chỗ đứng riêng.

    Góp Nhặt Đá Cát [15] (Shaseki-shuu, Sa thạch tập), có thể đọc là Saseki-shuu, cũng là một tác phẩm có tính cách giáo lý, răn dạy. Tác giả của nó là tăng Mujuu (Vô Trú, 1226-1312). Ông viết với văn thể rất bình dị, khéo léo, nhắm vào độc giả đại chúng. Trong lời tựa, Mujuu cho rằng sách của ông tuy là những truyện bông đùa nhưng là phương tiện giúp con người trên đường cầu đạo và bảo những ai muốn tìm được vàng thì phải biết hốt cát (sa), nhặt đá (thạch) mà mài.

    Khoảng giữa năm 1279-1783, tăng Mujuu đã soạn xong 10 tập sách ấy. Mujuu, thụy hiệu Đại Viên Quốc Sư, tuy là tăng phái thiền Lâm Tế (Rinzai) nhưng trong sách, ông đặt tất cả mọi giao lý từ học thuyết Thiền Tông, Chân Ngôn, Tịnh Độ và cả lý thuyết honji suijaku (bản địa thùy tích thuyết = thuyết coi các thần shintô chỉ là hóa thân của chư Phật ở bản địa tức Nhật Bản ) ngang hàng với nhau. Ông xem phần bên trong và bên ngoài đền Ise (thần đạo) cũng chẳng khác gì taizô (thai tàng) và kongô (kim cương giới) của Phật giáo Mật Tông. Honji hay cơ sở Phật Giáo và suijaku tức biểu hiện thần đạo chỉ khác nhau bên ngoài chứ bản chất chỉ là một. Ông cho rằng Phật pháp vốn thống nhất, chỉ có tôn phái do người đời phân chia ra nên mới thành tốt xấu mà thôi (Pháp thị nhất vị, tà chính do nhân) .Cứ đi đúng theo Phật pháp thì không lo gì không có sự bình an trong đời nầy và hạnh phúc vĩnh cửu trong đời sau.

    Hai đại sư Dôgen (Đạo Nguyên) và Shinran (Thân Loan) trước đó đều từ khước thuyết honji suijaku và dạy rằng đúng hay sai không phải tùy thuộc ở con người mà ở giáo lý. Cả hai không hề hứa hẹn giáo đồ sự yên ổn trong cõi đời nầy. Con đường của Mujuu khác với hai vị tổ sư kia vì ông không chấp nhận tính độc tôn của họ, đặc biệt đối với những cách thức tu hành thừa thải họ đặt ra. Ông không dạy người ta vượt khỏi hiện thế (cuộc đời nầy) để tìm về cõi cực lạc lai thế ( cuộc đời sau) như Phật giáo Kamukura. Ông thấy lòng tin của Shinran, lý luận của Dôgen, nhiệt huyết của Nichiren đều không cần thiết. Lối học Phật của Mujuu rất giản dị vì lấy con người làm trung tâm (chân thị nhân tâm, kiến tính thành Phật). Trong thuyết thoại của Shaseki-shuu thấy xuất hiện đủ mọi thành phần người trong xã hội (samurai, nô bộc, vợ chồng nhà nông...) và ta còn thấy ông để ý cả đến tập quán và cách sinh sống của những nhân vật đó.

    Không khí Shaseki-shuu có thể được thấy qua những câu chuyện như sau :

    1) “ Bốn nhà sư tu theo kiểu “ giữ giới im lặng ”, hứa không mở miệng nói chuyện trong vòng bảy ngày. Một người tiểu đồng lo mọi chuyện cho họ. Đến canh năm, thấy đèn sắp tắt, ông thứ nhất đã lên tiếng thúc tiểu đồng khêu bấc lên. Ông thứ hai bảo rằng đã giữ giới im lặng, sao lại nói. Ông thứ ba mới mắng hai ông kia ai cho phép mà đã mở miệng. Lúc đó, ông thứ tư, trưởng nhóm, mới gật gù tự đắc : ”Các ông ai cũng nói, trừ mỗi mình tôi ! ”.

    2) “ Một nhà sư kính Phật nhưng khờ khạo.Một hôm, chán đời, muốn chết để thác sanh về cõi tịnh độ. Ông ta mới vào trong phòng giảng kinh để treo cổ. Biết chuyện, các vị cao tăng đến nơi tụng kinh cho ông trong khi các tăng và tục khác xúm lại chiêm bái. Thế nhưng ông sư trước kia can đảm bao nhiêu thì lúc đó trở nên nhát nhúa bấy nhiêu. Ông ta bèn đổi ý, bỏ đi, làm những người đang tụ tập để ca tụng hành vi của ông đâm ra thất vọng. Ông sư buộc lòng phải tự tử chết thật để lòng mong đợi của mọi người được toại nguyện ”

    3) “ Một nhà sư khác muốn được siêu thăng tịnh độ cho sớm, tính trầm mình nhưng sợ mình không được Phật rước nếu lúc chết vẫn còn có ý tưởng tham sống. Ông ta bèn nghĩ ra cách vừa nhảy từ thuyền xuống nước, lại buộc người vào dây thuyền để nhỡ khi có ý tham sống thì có thể leo lên. Con thuyền xa bờ, sư nhảy xuống nước, miệng niệm Phật. Một chốc sau, đã thấy sư giật giây xin kéo lên bờ, người ướt như chuột lột. Chuyện diễn ra vài lần như thế, đến lúc sư ráng không kéo dây nữa thì trên trời đàn sáo nổi lên và mây tím hiện ra trên dòng nước. Nhà sư mới về được Tây Phương cực lạc ”.

    4) “ Trong ngôi đền ở vùng Shinano, một tăng nhân trụ trì có ba đứa con do ba bà khác nhau sinh ra. Đứa con của bà thứ nhất, người mà sư lén lút đi lại và để ý cẩn thận, nhưng ông vẫn nghi ngờ đứa trẻ không phải con mình nên đặt tên nó là thằng Không Ngờ. Con bà thứ hai, người hay bí mật tới thăm ông ở chùa, ông ít nghi hơn nên đặt tên cho nó là thằng Có Thể. Còn bà thứ ba thì sống thường xuyên với ông ta, ông ta không nghi ngờ gì về gốc tích của cậu con bà nầy nên mới đặt tên nó là thằng Chắc Chắn ”.

    5) “ Khi tăng Shôgaku giảng kinh khuyến giáo, có người đàn bà ngồi trên ngạch cửa nhịn không nổi, lỡ đánh rắm, tiếng động và mùi của nó làm rối loạn lòng khách thập phương. Tăng mới nói : “ Trong các loại nhạc khí như sáo, tiêu, đàn cầm, sênh, phách...không có loại nào có mùi. Trong các loại hương nhang, không có loại nào phát ra tiếng. May nhờ có cái rắm của bà, tôi mới vừa cùng một lúc nghe tiếng lẫn ngửi được mùi hương ”. Được khen ngợi như thế, bà ta bèn cởi áo tiến cúng nhà chùa và xin ghi tên mình là Phu Nhân Hoa Quýt [16] ”.

    Tăng Mujuu quả thực đã cảm thông được với tâm hồn đại chúng qua những câu chuyện giảng dạy có tính hài hước của ông. Nếu ông không phải là một vị chân tu thì người ta có thể ngỡ ông có dụng ý bài xích Phật giáo rồi cũng nên. Sau Shaseki-shuu, hai quyển Zoku Shaseki-shuu (Tục Sa thạch tập) và Shinsen Shaseki-shuu (Tân tuyển Sa thạch tập) nối gót nhau ra đời vào thế kỷ 19 chứng tỏ ảnh hưởng bền lâu của tác phẩm. Tây phương cũng chú ý tới tác phẩm này. Giáo sư H.O. Rotermund đã dịch Shaseki-shuu ra Pháp văn [17].

    2) Dòng thế tục:

    Về khuynh hướng thuyết thoại thế tục trước hết phải nói đến Kokon Chômonjuu (Cổ Kim Trứ Văn Tập, 1254) của một quí tộc và văn nhân thời Kamukura là Tachibana Narisue (Quất, Thành Quí, ? - ?). Sách sưu tập một số lớn thuyết thoại từ đời Heian cho đến thời Kamakura, về lượng chỉ đứng sau mỗi Konjaku. Ngoài ra có Jikkunshô, với cách đọc khác là Jikkinshô, (Thập huấn sao, 1252) do một nhân vật không ai rõ hành tung tên Rokuhara Jirô Zaemon Nyudô (Lục Ba La Nhị Lãng ( ?) Tả Vệ Môn Nhập Đạo) biên. Như tựa sách cho biết, nó có mục đích khuyến thiện trừng ác, dạy người trẻ tuổi phải giữ mười điều đức hạnh.

    Trong khoảng Nam Bắc Triều bước qua thời Muromachi có các tác phẩm thuyết thoại khác như Shintô-shuu (Thần Đạo tập) và Sangoku Denki (Tam Quốc truyện ký), thu thập những chuyện cho liên quan gần gũi với loại truyện giải khuây (otogizôshi).

    C) Truyện Giải Khuây (Otogizôshi):

    Cuối thời trung cận đại, các truyện kể mô phỏng đề tài và cách viết của người xưa (giko monogatari) yếu đi dần.Thay vào đó loại truyện vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu nhắm một quần chúng độc giả rộng rãi đã thế vào chổ đó. Chữ otogizôshi (ngự già thảo tử ) vốn chỉ loại sách mang tên bắt chước tên gọi của tuyển tập Otogi Bunko (Ngự già văn khố) của một nhà xuất bản ở Osaka thời Edo thu thập 23 truyện ngắn và cho in ra. Từ đó những loại sách cùng hình thức và nội dung đều được gọi bằng tên nầy (ngự già), mà chữ ngự già để chỉ “ người đi theo bên cạnh mình làm bạn để nói chuyện ” hay “ tỳ thiếp chung phòng ” của bậc vua chúa .

    Với mục đích giải khuây, mua vui như thế, loại sách nầy thường có những tranh vẽ đơn sơ có tô mầu nên gọi là emaki-mono (hội quyển vật), hình thức thông dụng nhất lúc đó gọi là Nara ehon (Nại Lương hội bản), kể lại những truyện cổ như Truyện Genji, Truyện Sumiyoshi, tô màu đẹp đẽ có thể chưng trên giá sách hay để các cô dâu mang về nhà chồng.

    Thế nhưng lại có những truyện đậm đà màu sắc dân gian hơn, chẳng hạn truyện Issunbôshi (Nhất thốn pháp sư) là cậu bé tí hon, cao chỉ bằng ngón tay nhưng có tài trừ yêu diệt quỉ, hay truyện Monokusa Tarô (Vật xú thái lang), chàng trai không nghề ngỗng, chỉ ngủ li bì suốt ngày nhưng sau lên kinh đô nhờ tài ca hát được vời vào cung và làm nên sự nghiệp.Truyện Bunshô Zôshi (Văn chính thảo tử) nói về gã Bunshô chỉ làm ruộng muối mà sau bán muối có tiền giàu ức vạn. Truyện Hachikazuki kể đời một công nương mồ côi mẹ, bị mẹ ghẻ hành hạ và đuổi khỏi nhà, phải đội cái bình bát (hachi) của mẹ để lại lúc lâm chung, sống đời trôi nổi, nhưng sau nhờ cái bình bát đó mà thoát hiểm và đạt được hạnh phúc. Truyện Iwaya no Zôshi (Nham ốc thảo tử) nói về một công nương khác bị mẹ ghẻ quẳng xuống hố đá, được vợ chồng người thợ lặn cứu giúp, sau làm dâu nhà quan đại thần.Truyện Fukutomi Zôshi (Phước phú thảo tử) kể truyện một ông già nhờ tài đánh rắm mà được giàu sang và một ông già khác bắt chước theo lại thất bại. Như thế ta thấy loại chuyện giải khuây nầy mang đề tài vừa đứng đắn, vừa lạ lùng, vừa hài hước, có khi thô tục nữa. Đứng đắn như truyện người bình dân lập thân xuất thế nhờ tài cán hay nhờ buôn bán, truyện mẹ ghẻ con chồng. Truyện lạ lùng như phật, bồ tát biến thành thần và xuống thế gian như thế nào (loại gọi là honjimono hay bản sự vật) và thú vật cây cỏ thay thế người xuất hiện trong truyện như thế nào (iruimono hay dị loại vật). Truyện tếu như truyện hai ông già thi thố tài đánh rắm kia.Nói chung, phạm vi của otogizôshi hết sức rộng rãi và đa dạng.

    Loại truyện giải khuây này trong một thời gian lâu đã bị các nhà nghiên cứu xem thường nhưng không những nó đã đóng vai trò đại chúng hóa các tác phẩm cổ điển trước thời Muromachi (1333-1568) , ảnh hưởng đến các hình thức văn học có tính trào lộng về sau mà còn là một kho tài liệu về dân tộc học vô cùng phong phú làm ta hiểu được một cách sống động sinh hoạt của người xưa (từ thế kỷ 14 đến 19).
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  18. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (11-01-2012)

  19. #30
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    TIẾT III: GIÁO LÝ CƠ ĐỐC VÀ PHÁP NGỮ PHẬT GIÁO


    A) Văn học Cơ Đốc Giáo (Kirishitan Bungaku) xuất hiện

    Từ cuối đời Muromachi (1333-1568), các nhà truyền giáo Tây Phương đã lần lượt đến Nhật. Để học tiếng Nhật và truyền giáo, họ bắt đầu dịch thuật hay sáng tác bằng chữ La Mã. Trong số những công trình được biết tới lúc đó có Isoho Monogatari (Y Tăng Bảo vật ngữ), Dochirina Kirishitan, Nhật Bồ Từ Điển, Heike Monogatari bản Amakusa[18].

    Isoho Monogatari tức là bản dịch sang Nhật ngữ tập truyện ngụ ngôn của Aesopos (ta đọc theo âm Pháp là Ê-Xốp). Nguyên tác có tên là Aesopos Fabulas, một tác phẩm cổ điển Hi-Lạp. Bản năm 1593 dịch sang âm Nhật với chữ La-Mã nhưng đến năm 1639 thì đã có bản viết theo chữ Hán và hiragana, bản năm 1659 có cả tranh.

    Dochirina Kirishitan không gì khác hơn Doctrina Christã (Giáo lý đạo Cơ Đốc) được viết dưới dạng vấn đáp và dịch vào năm 1592 từ tiếng Bồ sang tiếng Nhật theo lối chữ La-Mã. Văn dịch theo ngôn ngữ vùng Kyôto với tất cả đặc điểm về âm vận, ngữ pháp, ngữ vựng... của vùng nầy nên ngày nay được xem như một văn kiện quan trọng để nghiên cứu lịch sử tiếng Nhật.

    Tuy không thể giải thích lý do sự tiếp xúc của Nhật Bản với phương Tây bằng một sự kiện đơn thuần nhưng không ai có thể bỏ qua vai trò của Oda Nobunaga (Chức Điền, Tín Trường, 1534-1582), người đã tạo nên cơ sở cho việc thống nhất Nhật Bản. Xuất thân chỉ là một chức võ quan nhỏ vùng Owari thuộc Trung Bộ Nhật Bản, Oda nhờ tài dụng binh và súng ống Tây Phương (do người Bồ đem vào Nhật lần đâu tiên năm 1543) đã lần lượt bình định các thổ hào chung quanh để trở thành nhân vật có thể khuynh đảo chính quyền Ashikaga.Theo lời giáo sĩ Dòng Tên (Jesuit) Luis Frois[19], Nobunaga ghét cả Thần Đạo lẫn Phật Giáo mà ông cho là mê tín. Là người Nhật kiểu mẫu với tinh thần thực dụng nên không ngần ngại sử dụng đạo Ki-Tô như một tổ chức (không như một tôn giáo) nhất là nhờ súng mút (matchlock musket) và thuyền bọc thép, ông đã bao vây và tiêu diệt căn cứ của phái Tịnh Độ Chân Tông, địch thủ chính trị của ông, ở thành Ishiyama gần Osaka năm 1580.

    Từ năm 1569, Nobunaga đã cho phép các hội truyền giáo cư trú ở Kyôtô. Ngoài Dochirina Kirishitan (1591) đã nói ở trên, các thầy Dòng Tên còn cho in sách giáo lý khác như De Imitation Christi (Kontentsusu Munji, không có tên chữ Hán) của Thomas à Kempis (1596 bằng chữ La Mã, 1610 bằng chữ Hán trộn lẫn Kana) và một phóng tác từ Exercitia Spiritualia (Supiritsuaru Shugyô, Tâm Linh Tu Hành, 1607) của Ignatius Loyola. Từ ngữ tôn giáo thường được phiên âm trực tiếp và không kèm giải thích như trường hợp Deus (Chúa Trời) thì dịch là Deusu, Fides (Lòng tin) là Hiidesu. Ngoài ra, có chỗ dịch thẳng ra tiếng Nhật như “ quỷ sứ ” thì dịch là tengu (thiên cẩu ) hay “ lòng từ ái của Chúa ” là gotaisetsu “ sự chăm sóc giữ gìn của Chúa ” vv...Có lúc, họ biết thích ứng với văn hóa bản xứ như dịch “ Chúa ” ra Dainichi (Đại Nhật) “ Mặt Trời Lớn ” hay Tentei (Thiên Đế) , Tendô (Thiên Đạo), Tenshu (Thiên Chúa).

    B) Pháp ngữ (Hôgô) hay sách giảng đạo Phật :

    Vào thời Kamakura, Phật Giáo mọc ra nhiều tông phái như Jôdo-sô (Tịnh Độ Tông), Jôdo-shinsô (Tịnh Độ Chân Tông), Hokke-sô (Pháp Hoa Tông), Ji-sô (Thì Tông), Rinzai-sô (Lâm Tế Tông), Sôtô-sô (Thảo Đường Tông)...Tất cả được gọi là Tân Phật Giáo. Các vị giáo tổ khai sáng thường sử dụng lối vấn đáp và thư tín để giản dị hóa hình thức truyền đạo. Các tư liệu nầy thường được viết bằng tiếng Nhật chứ không phải Hán văn như kinh điển Phật giáo. Qua sách vở còn để lại, ta thấy người đương thời đã bày tỏ những thắc mắc tôn giáo sâu sắc. Sự trao đổi và biện luận trong đó đã đúc kết và hình thành những quan niệm nhân sinh, xã hội và tôn giáo mới mẽ.

    Tác phẩm gọi là pháp ngữ (hôgo) đáng chú ý là Senchaku hongan nenbutsu-shuu (Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập) của tăng Hônen[20] (Pháp Nhiên), Kyôgô shinshô (Giáo hành tín chứng) và Tannishô (Thán dị sao) trong đó tăng Yuien (Duy Viên, 1222-1289) ghi chép lời dạy của tăng Shinran[21] (Thân Loan), Risshô ankoku-ron (Lập chính an quốc luận) của tăng Nichiren[22] (Nhật Liên), Shôbô Genzô (Chính pháp nhãn tàng) và Shôbô Genzô Zuimonki[23] (Chính pháp nhãn tàng tùy văn ký) của tăng Dôgen[24] (Đạo Nguyên), Ippen[25] Shônin Goroku (Nhất Biến Thượng Nhân ngữ lục) của tăng Ippen (Nhất Biến). Ngoài ra còn có tác phẩm ghi lại danh ngôn của những cư sĩ theo phái Tịnh Độ (gọi là các hijiri = thánh) tên là Ichigon Hôdan (Nhất ngôn pháp đàm), có ảnh hưởng đến tác giả của cuốn tùy bút Tsurezuregusa (Đồ nhiên thảo).

    Khuôn mẫu cách hành văn của pháp ngữ có thể thấy trong một tác phẩm như Tannisho (Thán dị sao) , đặc biệt lối viết nghịch thuyết (paradoxical) và khẩu chiến của Shinran đã được thể hiện. Nó thu hút đặc biệt giới trí thức:

    Trong vòng chư tôn có rất nhiều người không quản ngại lặn lội từ vùng Kantô qua biên giới địa phận của trên mười tỉnh mà đến đây, có chí tìm tôi để hỏi một điều : làm thế nào để vãng sinh về miền cực lạc.Thế nhưng khi quí vị nghi ngờ rằng tôi có lẽ còn nêu ra trong kinh luận một con đường khác ngoài việc niệm Phật để vãng sinh thì quả là một ý tưởng sai lầm. Muốn thế thì trên ngọn Hieizan hay ở Nara còn thiếu chi các bậc đại sư, hãy tới đó mà lắng nghe cho kỹ những điều các vị ấy nói về yếu quyết vãng sinh.

    Đối với Shinran này thì chỉ có việc niệm Phật xin Đức A Di Đà Như Lai cứu độ cho và tin lời ngài Hônen (Pháp Nhiên) dạy bảo là đã đủ. Nhưng niệm Phật là cái nhân để giúp ta được siêu sinh tịnh độ hay là cái mầm khiến ta rơi vào địa ngục, tôi không thể biết.

    Cho dầu quí vị có bị ngài Hônen đánh lừa, vì niệm Phật mà phải sa xuống địa ngục thì nhất quyết không có gì để hối hận. Còn như đã tu theo lối khác làm cho tấm thân có thể thành Phật, vì niệm Phật mà phải sa xuống địa ngục thì chắc là phải hối hận. Thế nhưng trường hợp tôi lại khác vì tôi là người mang tấm thân tội lỗi dù tu bao nhiêu cũng phải sa xuống đó.

    Nếu bản nguyện (lời thề cứu độ chúng sinh) của Đức A Di Đà Như Lai là chân thực thì những kinh điển để lại từ một đời thuyết giáo của Đức Thích Ca không thể nào dối trá. Nếu lời thuyết giáo của Đức Thích Ca là chân thực thì những lời giải thích của Thiện Đạo Đại Sư, bậc đại thành của tông Tịnh Độ bên Trung Quốc không thể nào bậy bạ, phải không ? Nếu kinh sách của Thiện Đạo Đại Sư được truyền bá như một chân lý thì lẽ nào lời ngài Hônen (Pháp Nhiên Thượng Nhân) lại là chuyện bịa đặt ! Và những gì Shinran thưa ở đây cũng không thể sai lầm được.

    Kết cuộc, ấy là lòng tin vốn có nơi kẻ ngu muội là tôi. Còn như có tin tưởng vào sự niệm Phật mà thực hành hay là bỏ mặc không làm, điều đó chư tôn bắt buộc tự phán đoán để lựa chọn.

    (Tannishô, điều thứ 5)

    Pháp ngữ thường do các đệ tử chép lại nên có nhiều dị bản. Nó đầy dẫy thí dụ cụ thể để giúp tín đồ hiểu đạo. Những thí dụ ấy có thể tìm thấy trong Shasekishuu (Sa thạch tập) nói trên của tăng Mujuu (Vô Trú) chẳng hạn nhưng chúng còn có ảnh hưởng không nhỏ đến nghệ thuật trình diễn truyện hài hước của sân khấu rakugo (kể truyện tếu) về sau.


    __________________________


    CHÚ GIẢI

    [1] Anh Mỹ dịch là “saying, talk hay report” (như Hepburn, 1872) , người Pháp thường dịch là “anecdote” hay “histoire”(Lemaréchal, 1904) hay “historiette”. Ở Trung Quốc, tùy theo thời đại, những mẩu chuyện con con này, vốn có từ cuối đời Tiền Hán (thế kỷ thứ 1), được gọi là …tiểu thuyết (xiao shuo) dưới đời Lục Triều, truyền kỳ (chuanqi) dưới đời Đường. Thuyết thoại (shuo hua) cũng là chữ được dùng ở Trung Quốc từ sau đời Đường. Hình thức setsuwa ở Nhật có thể đã thấy ở dạng sơ khai từ thế kỷ thứ 8 trong các tập Fudoki (Phong thổ ký) tức địa dư chí của các địa phương.

    [2] Truyền vào Nhật khoảng năm 552, Phật Giáo rất hợp với phong thổ và nếp sống người Nhật nên đã bắt rễ trên đất nước nầy. Giữa thời Hei-an (985) đã có tác phẩm Phật Giáo quan trọng Ôjô Yôshuu (Vãng sinh yếu tập) của pháp chủ Genshin (Nguyên Tín), người còn được gọi là Eishin Sôzu (Huệ Tâm tăng đô), nói lên sự quan trọng của việc niệm Phật trong kiếp nầy để đời sau được siêu sinh vào cõi cực lạc. Bước qua thời Kamakura, tác phẩm nầy ảnh hưởng lớn đến văn học, nghệ thuật, trở thành cơ sở cho Tịnh Độ Tông (Jôdoshuu) và giúp phái nầy bành trướng mạnh mẽ.

    [3] Nguyên là Nihonkoku Gennbô Zen-aku Ryôi-ki (Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác linh dị ký), tập truyện 3 quyển viết bằng lối Hán văn kinh viện do Kyôkai, tăng lữ Nara về những điều nghe thấy trong triều ngoài nội. Nó nặng tính “ứng báo” để răn đời nhưng hơi ngây thơ và thiếu tính nghệ thuật trong lối kể chuyện. Phần lớn lối diễn tả trong đó mô phỏng theo mẫu mực Trung Quốc nhưng có ưu điểm là đã làm sống lại được cảnh tượng xã hội Nhật lúc Phật Giáo mới được du nhập vào.

    [4] Sanbô–e (Tam Bảo hội, 984), tác giả là Minamotono Tamenori (Nguyên, Vi Hiến). Gồm 3 quyển Phật, Pháp, Tăng. Có thể xem nó là sách nhập môn Phật học, nói về truyện công đức những kiếp trước của Đức Phật (bản sinh đàm hay Jâtaka) và sự tích của tăng lẫn tục cũng như nguồn gốc của các nghi thức Phật sự.Thường có kèm theo tranh nhưng lâu ngày đã thất lạc, chỉ còn có lời giảng chép lại (từ thư hay kotobagaki) nên cũng có tên là Sanbô-e kotoba (Tam Bảo hội từ).

    [5] Uchigiki-shuu (Đả văn tập) Đả Văn có nghĩa là thoáng nghe, biết chút ít. Sách ra đời trước năm 1134, không biết tác giả là ai. Gồm 27 truyện kể về liên hệ giữa Phật Giáo Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Hình thức giống như bài giảng. nên được xem như một tài liệu quí trọng về văn nói.

    [6] Tập truyện này có liên hệ ít nhiều đến Konjaku Monogatari nhưng mối liên hệ ấy không được rõ ràng. Truyện có vẻ hiện thực hơn Konjaku vì ít bi thương và “dấn thân”, trái lại, mục đích tiêu khiển rõ nét hơn.

    [7] Các nhà văn hiện đại, Akutagawa và Tanizaki hay mượn sự tích của Konjaku làm đề tài, nhất là Akutagawa đã dùng lý trí của con người bây giờ tìm hiểu động cơ tâm lý của hành vi những nhân vật thời xưa. Xin tham khảo Hana (Cái mũi), Imogayu (Cháo khoai), Rashômon (La Sinh Môn) của Akutagawa, Shigemoto shôshô no haha (Người mẹ của tướng Shigemoto) do Tanizaki và Karano (Đồng hoang ) do Hori Tatsuo viết.

    [8] Theo học giả Katô Shuuichi, nguồn Hán đến từ Pháp uyển châu lâm, Minh báo ký, Đại Đường Tây Vức ký. Nguồn Nhật là Nihon Ryôi-ki ( Nhật Bản linh dị ký) , Jizô Bosatsu Reigen-ki (Địa Tạng Bồ Tát linh nghiệm ký) vv…

    [9] Trong tiếng Nhật có chữ konjaku no kan (cảm giác chuyện nay đã qua rồi), một khái niệm cần nắm để hiểu nghĩa chữ konjaku.

    [10] Hiện nay, các sách về luật pháp cũng viết chen chữ Hán (kanji) với katakana, thay vì chữ Hán với hiragana như sách vở thông thường. Văn tự trộn lẫn chữ Hán với kana gọi là Hòa Hán hỗn giao văn thể. (wakan konkô buntai ) nhưng cách viết kèm chữ Hán với katakana thì kém uyển chuyển hơn như khi viết với hiragana, lối viết phổ thông nhất bây giờ.

    [11] Katô, Shuuichi.

    [12] Truyện này là nguồn cảm hứng cho tác phẩm Chuutô (Bọn Đạo Tặc) của văn hào Akutagawa Ryuunosuke.

    [13] Phạm vi của thuyết thoại từ đó đã được khai triển rộng rãi. René Sieffert còn dịch là “ Contes et Légendes ”. Từ tính cách thần thoại và truyền kỳ buổi đầu, nó đã đa dạng hóa và bình dân hóa, bao trùm mọi thể loại dù có tính thuyết giảng, răn đời hay không.

    [14] Akutagawa Ryuunosuke (1892-1927) hầu như đã xây dựng sự nghiệp văn học của ông từ những đoản thiên lấy cảm hứng từ thuyết thoại.

    [15] Chữ Tập trong Sa thạch tập có thể hiểu hai nghĩa (tập sách hay thu thập, góp nhặt như ý trong bài tựa sách do chính tăng Mujuu viết).

    [16] Phu nhân hoa quýt (Tachibana) tức San no Kimi là một nhân vật của chương 11:Hana chiru sato (Làng Hoa Rụng), một nơi toàn hoa cỏ, rất thơm tho, trong Truyện Genji.

    [17] Mujuu, Ichien, Collections de sable et de pierre, Hartmut O. Rotermund dịch, Gallimard, 1979, Paris.

    [18] Bản Amakusa nghĩa là bản in theo kỹ thuật phương tây, bản Cơ Đốc (Kirishitan-ban). Cuối thế kỷ 16, người tây phương đã cho in bằng máy móc Âu Châu đặt ở Amakusa (Thiên Thảo), căn cứ của họ trên quần đảo cùng tên ở ngoài khơi tỉnh Kumamoto, miền cực nam nước Nhật.

    [19] Luis Frois đã viết quyển Historia de Japam (Lịch sử Nhật Bản) về giai đoạn 1549-93, cho nhiều chi tiết về thời đó.

    [20] Hônen (Pháp Nhiên, 1133-1212) người khai sáng phái Tịnh Độ, thuyết rằng chỉ chuyên tâm niệm Phật là đủ vãng sinh về cõi tịnh độ.

    [21] Shinran (Thân Loan, 1173-1262), ông tổ Tịnh Độ Chân Tông, môn đệ của Hônen, chỉ nhấn mạnh một vài quan điểm của học thuyết phái Tịnh Độ.

    [22] Nichiren (Nhật Liên, 1222-1282), tổ khai sáng Pháp Hoa Tông, còn gọi là Nhật Liên Tông, lấy kinh Pháp Hoa làm căn bản.

    [23] Ghi chép lời giảng của Dôgen, do bọn đệ tử là Eijô (Hoài Trang) thu lục, ra đời khoảng trước năm 1238.

    [24] Dôgen (Đạo Nguyên, 1200-1253), tổ khai sáng phái Tào Động. Học thiền từ tăng Eisai (Vinh Tây), lập chùa Eiheiji (Vĩnh Bình Tự) ở xứ Echizen (Việt Tiền) tức là vùng tỉnh Fukui bây giờ.

    [25] Ippen (Nhất Biến, 1239-1289), tổ của phái Thì Tông. Du lịch nhiều nơi nên còn được gọi là Yugyô Shônin (Du Hành Thượng Nhân). Rao giảng rộng rãi trong dân chúng việc tụng kinh niệm Phật.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  20. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (09-02-2012)

Trang 3/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-09-2008, 10:28 PM
  2. 90 tình nguyện viên tham gia xây dựng tuyến giao thông mẫu
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 31-01-2007, 08:33 PM
  3. Vũ Nguyễn Hà Anh tham dự Miss Earth 2006
    By osmir in forum Tin Tức Đó Đây
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-11-2006, 09:52 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-11-2006, 02:53 PM
  5. Tham quan Nhật Bản mùa xuân
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 11-03-2006, 02:04 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •