>
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Thú chơi diều ở Nhật Bản

  1. #1
    ^^ cá đổi màu ^^
    ♥ JPN's Super Lover ♥
    Sayuri_chan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 55322
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Phú Thọ
    Tổng số bài viết: 2,127
    Thanks
    462
    Thanked 8,599 Times in 1,653 Posts

    Thú chơi diều ở Nhật Bản

    Thú chơi diều ở Nhật Bản

    Để hiểu hơn tại sao ở Nhật Bản bộ môn thả diều lại được yêu thích và phổ biến đến vậy chúng ta hãy cùng trở lại để tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử phát triển của chúng ở quốc gia này nhé ^_^!


    Lịch sử của trò chơi thả diều ở Nhật Bản


    Vào khoảng thế kỷ thứ 7, khi những vị tu hành của đạo Phật của Nhật Bản đã hành hương đến Trung Quốc và trở về cố đô Nara với những món đồ chơi lạ mắt. Đó chính là những con diều đầu tiên của người Nhật, và đương nhiên vào thởi điểm đó, chúng là hàng “ngoại quốc”

    Và những con diều đầu tiên này được mô tả là thể hiện hình dáng của một số loài chim, với cách làm cũng như trang trí khá đơn điệu. Sau đó những người Nhật Bản đã tự chế tác ra những con diều, lúc này, chỉ với những kích thước cỡ đại nhằm sử dụng cho việc…bay nâng người thợ mang các công cụ phục vụ cho việc trang trí mái đình – chùa của vùng. Đó là lý do trong rất nhiều bản khắc gỗ cổ còn lưu lại hình ảnh con người cùng những con diều lớn bay bổng trên bầu trời. Ấy là bởi nó xuất phát từ những hoạt động lao động có thực trong đời sống của người Nhật trong quá khứ. Về sau này, thả diều phát triển và lan rộng trong cuộc sống của người dân Nhật Bản. Nó trở thành trò chơi được yêu thích nhất và phổ biến đặc biệt trong dịp Tết cổ truyền và tháng Năm – thời điểm có lễ hội con trai ngày mùng 5/5 mỗi năm.



    Ngoài ra thì trong nhiều sách sử của Nhật còn ghi lại việc những tên trộm khét tiếng với nghệ thuật…”khinh công” (thực ra là cưỡi diều lớn ^_^) bay vượt cổng thành, tiếp cận với những khu thành cổ trọng yếu của kinh thành và trộm cắp các kho báu quý.

    Cho đến thế kỷ 17, khi nước Nhật bước vào thời kỳ “bế quan tỏa cảng” với các quốc gia ngoại bang thì nền nghệ thuật chế tác diều của quốc gia này chính thức bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Có khoảng 130 kiểu dáng khác nhau được tạo ra từ trong thời kỳ này và với mỗi vùng, lại thiết kế ra những kiểu mẫu đặc trưng riêng cho mình.

    Diều Nhật Bản được làm từ giấy washi với nhiều hoa văn hoặc với những thân diều được trang trí bởi rất nhiều màu sắc, tùy theo dáng vẻ của con diều là hình: con mực, chim, cá, hay thậm chí là các nhân vật lịch sử…Trong đó thì kiểu dáng trang trí của những chiếc diều được chế tác tại Edo được xem là đặc trưng nhất với việc họa lại trên thân diều chân dung những diễn viên kịch kabuki, hay các geisha nổi tiếng.

    Chữ ký của Sayuri_chan
    Mây của trời cứ để gió cuốn đi


    Mainichi nihongo

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Sayuri_chan For This Useful Post:

    cavang_chan (09-04-2011), havui (06-06-2012), lynkloo (27-01-2012)

  3. #2
    Ninja
    lanhchanh's Avatar


    Thành Viên Thứ: 86125
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 120
    Thanks
    27
    Thanked 93 Times in 51 Posts
    Ở Việt Nam mình ấy, cũng có truyền thống chơi diều mà.
    Trước xem ti vi thấy giới thiệu đâu như ở trong Huế ấy còn tổ chức cả lễ hội diều nữa cơ.

    Ngoài ra thì trong nhiều sách sử của Nhật còn ghi lại việc những tên trộm khét tiếng với nghệ thuật…”khinh công” (thực ra là cưỡi diều lớn ^_^) bay vượt cổng thành, tiếp cận với những khu thành cổ trọng yếu của kinh thành và trộm cắp các kho báu quý.
    Cái này làm mình liên tưởng đến hình ảnh của ninja
    Chữ ký của lanhchanh
    Có 1 điều không bao giờ cũ
    I love you, and you love me

  4. #3
    Moderator
    lynkloo's Avatar


    Thành Viên Thứ: 94234
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 678
    Thanks
    4,268
    Thanked 2,660 Times in 636 Posts

    Bay cao cùng bảo tàng diều lộng gió 'khủng' nhất hành tinh


    Hằng năm, cứ vào đầu tháng 7, ở huyện Minami, thuộc tỉnh Niigata, Nhật Bản, hàng trăm người, thậm chí lên tới cả nghìn người, lại đổ về tham dự cuộc đấu diều khổng lồ. Những con diều có kích thước siêu lớn cùng khoe sắc trên bầu trời, đa phần chúng đều được vẽ hình ảnh đặc trưng truyền thống của đất nước Mặt trời mọc.


    Cũng tại Minami xuất hiện bảo tàng diều lớn nhất thế giới. Chúng mình đang chiêm ngưỡng con diều lục giác dài 2m, được đặt ngay cửa ra vào của bảo tàng. Văn hóa diều đặc sắc của Nhật Bản khiến bảo tàng diều trở thành địa điểm rất thu hút khách du lịch.


    Diều để dự thi có kích thước lớn hơn nhiều, trung bình khoảng 7x5m cơ đấy. Gọng diều cũng được làm từ tre, trong khi tấm vải bạt được người Nhật gọi là giấy Washi, có nguồn gốc từ cây liễu tía.


    Diều của mỗi đội dự thi được trang trí biểu tượng của đội đó. Có thể là hình ảnh của loài bướm, chim hay khuôn mặt của một số nhân vật anh hùng trong lịch sử.


    Cuộc chiến diều diễn ra trên hai bờ sông Nakanoguchi. Từ hai bên bờ, diều của các đội bay lên không trung và lao xoắn vào nhau rồi cùng rơi xuống sông. Thành viên của mỗi đội cầm chắc dây diều của đội mình và kéo mạnh sao cho lấy được dây diều của đội bạn thì sẽ giành chiến thắng.


    Dây diều được làm từ loại cây gai dầu trồng tại tỉnh Tochigi. Mỗi dây diều yêu cầu tối thiểu phải dài 150m. Vì vậy, giá trị dây diều của mỗi trận đấu diều ước tính lên tới 2 triệu yên (khoảng 550 triệu đồng).


    Mỗi đội thi chuẩn bị 30 con diều để tham gia trận đấu kéo dài một tuần lễ, vậy các ấy có thể tưởng tượng chi phí mỗi đội phải bỏ ra sẽ lớn thế nào nhỉ?




    Trong bảo tàng có rất nhiều loại diều khác nhau, đủ hình thù, kích thước.



    Diều lâu đài



    Con diều là cả một nhóm nữ vũ công



    Kiểu diều rồng siêu dài.





    Theo Ione
    Chữ ký của lynkloo
    ~o0o~ Kasumi's FC ~o0o~
    lang thang con mèo hoang ~

  5. The Following User Says Thank You to lynkloo For This Useful Post:

    Kasumi (18-02-2012)

  6. #4
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Tsugaru – Những cánh diều nghệ thuật

    Diều Nhật Bản chủ yếu được làm từ giấy washi với nhiều hoa văn hoặc với những thân diều được trang trí bởi rất nhiều màu sắc, tùy theo dáng vẻ của con diều là hình: con mực, chim, cá, hay thậm chí là các nhân vật lịch sử…Trong đó thì kiểu dáng trang trí của những chiếc diều được chế tác tại Edo được xem là đặc trưng nhất với việc họa lại trên thân diều chân dung những diễn viên kịch kabuki, geisha hay những chiến binh Samurai dũng mãnh.


    Vào thế kỷ 17, khi nước Nhật bước vào thời kỳ “bế quan tỏa cảng” với các quốc gia ngoại bang thì nền nghệ thuật chế tác diều của quốc gia này chính thức bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Có khoảng 130 kiểu dáng khác nhau được tạo ra từ trong thời kỳ này và với mỗi vùng, lại thiết kế ra những kiểu mẫu đặc trưng riêng cho mình. Trong đó phải kể đến diều của vùng Tsugaru.


    Người ta nói rằng diều Tsugaru được một nghệ nhân ở Aomori, nó xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17 bởi những người nghèo có địa vị thấp trong xã hội và họ là thành viên cấp thấp của tầng lớp samurai. Diều Nhật Bản nói chung có một khung tre, tuy nhiên tre rất hiếm có ở khu vực Tsugaru vì lí do thời tiết khắp nghiệt ở khu vực này , họ đã thay thế bằng cây bách có sự dẻo dai và độ bền tương đương. Mỗi chiếc diều Tsugaru thực sự là những tác phẩm nghệ thuật toát lên sự mạnh mẽ, chúng được vẽ bằng mực Nhật Bản truyền thống và những chiếc diều chủ yếu là hình ảnh chiến binh màu sắc rực rỡ, chủ yếu là gam màu đỏ. Một số diều được vẽ với hình ảnh chiến binh dũng cảm dựa trên hình ảnh của Sangokushi (3 vị vua huyền thoại của Nhật Bản) và những câu chuyện từ văn học cổ điển Trung Quốc, Suikoden.






    Theo nama.edu
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •