>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Son môi đã phá hủy nhan sắc như thế nào?

  1. #1
    Administrators
    Hei's Avatar


    Thành Viên Thứ: 961
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 4,876
    Thanks
    3,455
    Thanked 13,224 Times in 5,001 Posts

    Son môi đã phá hủy nhan sắc như thế nào?

    Lịch sử son môi và những nguy hiểm chết người

    Son môi được mệnh danh là vũ khí khêu gợi nhất của phái đẹp. Nhưng suốt quá trình phát triển của son môi, để có được sự quyến rũ như ngày nay, là một lịch sử phá hủy nhan sắc tàn bạo. Ít có lịch sử thời trang nào nghiệt ngã như lịch sử son môi.

    Lịch sử son môi gắn liền với những nguyên liệu nguy hiểm Sumer cổ đại

    Khoảng 5.000 năm trước công nguyên, Nữ hoàng Schub-ad của vương quốc cổ đại Ur (phát triển ở khu vực Iraq hiện đại ngày nay) đã tô điểm đôi môi bằng nguyên liệu có màu đỏ làm từ than chì và đá giàu sắt. Đây được coi là hình thái đầu tiên của son môi được ghi chép trong lịch sử. Tuy nhiên, than chì và đá giàu sắt hoàn toàn không phải là những nguyên liệu thân thiện với cơ thể con người, đặc biệt là làn môi mỏng mảnh của phụ nữ.


    Những chất liệu "lành tính" nhất trong lịch sử son môi

    Ai Cập cổ đại

    Người Ai Cập từ xa xưa đã đặc biệt quan tâm tới việc trang trí đôi môi. Họ sử dụng đất son màu đỏ và nhiều loại màu nhuộm khác để tạo ra rất nhiều sắc độ cho son, từ cam cho tới hồng hoặc đen. Điều này chứng tỏ son môi màu đen từng có thời làm mưa làm gió đã là “chuyện xưa” với người Ai Cập cổ. Có thể đây chính là chất liệu “lành tính” nhất trong lịch sử son môi.


    Hy Lạp thời kỳ cổ đại xem son môi là loại mỹ phẩm dành riêng cho các cô gái bán hoa. Những “quý cô của đêm tối” làm đỏ đôi môi mình bằng thứ hỗn hợp có chứa rất nhiều thành phần, từ rượu đỏ tới dâu tằm và tảo biển. Nhìn chung, các chất liệu này chưa ảnh hưởng nhiều đến làn môi, nhưng công thức pha chế của nó thường rất tùy tiện và không được đảm bảo về mặt sức khỏe.


    Son môi dạng cứng đầu tiên

    La Mã cổ đại


    Phụ nữ ở thành Rome xưa sở hữu kiểu cách trang điểm hết sức cầu kỳ, phức tạp. Do đó, họ đòi hỏi phải có cả một ornatrix - người quản lý, theo cách gọi hiện đại thời nay - để chăm lo nhóm nô lệ chuyên phục vụ việc trang điểm cho nữ chủ nhân. Họ thường chọn son môi màu đỏ pha tía thật đậm. Thời ấy, nam giới cũng tô son như phụ nữ. Màu son khác nhau được quy định dựa trên địa vị xã hội của người đó.

    Trung Đông thời Trung cổ

    Chuyên gia về mỹ phẩm nổi tiếng người Moors đã phát minh ra thỏi son môi dạng cứng đầu tiên nhờ sử dụng một cái khuôn có hình dáng đặc biệt.


    Son môi từ thủy ngân và sự tàn phá nhan sắc

    Đế chế Aztec


    Người Aztec ở khu vực trung tâm Mexico thường nghiền nát loại bọ son để tạo ra màu nhuộm tươi sáng. Đồng thời, họ cũng dùng bọ son với màu đỏ như máu để tô môi và thoa mặt.

    Nước Anh thời Tudor

    Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất rất yêu thích son môi. Công thức riêng của bà bao gồm phẩm son (được chế từ xác con rệp son), gôm Arabic, lòng trắng trứng và nhựa cây sung. Đội ngũ phục vụ của Nữ hoàng cũng sáng chế ra chì kẻ môi đầu tiên bằng cách trộn thạch cao Paris với phẩm đỏ, sau đó hong khô hỗn hợp này dưới ánh nắng mặt trời.

    Ở thời kỳ này, thủy ngân sunfua cũng được dùng để tạo ra kem màu đỏ để bôi môi, xuất phát từ việc dùng các hóa chất mạnh để làm mỹ phẩm tẩy trắng cho làn da trắng xanh từng là mốt trong lịch sử mỹ phẩm. Các kiểm nghiệm đã thừa nhận rằng, loại kem này không gây chết người nhưng có thể gây nên vô sinh hoặc sẩy thai, và nếu dùng trong một thời gian dài bạn sẽ không còn nhận ra màu sắc thực sự của làn môi đã từng tươi tắn nữa.

    Việc sử dụng thủy ngân sunfua làm son môi đã là sự phá hủy tàn bạo nhất trong lịch sử nghiệt ngã của vũ khí quyến rũ nhất thế giới này.

    Bên cạnh chất liệu giết dần giết mòn nhan sắc phụ nữ, sử dụng son môi còn từng bị lịch sử ghi nhận như một hành động giả tạo, cố gắng cứu vãn tuổi trẻ đã mất vào thế kỷ 19 ở châu Âu. Đỉnh cao của sự kỳ thị son môi này là vào năm 1770, một đạo luật đã được quốc hội Anh thông qua là bất cứ một đám cưới nào mà người phụ nữ đã sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm trước đó thì ngày cưới có thể bị hủy bỏ vì điều đó “bị coi là đã dùng ma thuật” để “quyến rũ một người đàn ông đến trước bàn thờ”.


    Cuộc cách mạng của son môi

    Nước Mỹ thời kỳ đầu


    Ngay cả Đệ nhất phu nhân đầu tiên của nước Mỹ, Martha Washington cũng đặc biệt say mê son môi màu dâu chín. Công thức riêng của bà nghe gần giống như công thức tạo ra loại nước thơm thoa môi và gần với công thức son môi ngày nay nhất; gồm sáp ong, mỡ lợn, đường, dầu quả hạnh nhân, hoa alkanet (một loại thảo dược), nho khô, cây bóng nước…

    Những năm 1940

    Cùng với chiến tranh thế giới lần thứ hai, son môi đã trở thành một cuộc cách mạng trong lịch sử phát triển bị đè nén của nó. Số lượng son môi bán ra tăng đột biến và những định kiến cho rằng son môi chỉ dành cho phụ nữ địa vị thấp trong xã hội hoàn toàn tan biến. Những nữ minh tinh nổi tiếng như Bette Davis và Katharine Hepburn cũng tô son màu tím.
    Năm 1959, bài hát của Connie Francis "Lipstick on Your Collar," (vết son trên cổ áo) với nội dung là nhờ vết son môi cô gái đã phát hiện ra sự không chung thủy của người yêu, đã đưa son môi đến đỉnh cao và đóng dấu vị trí quyến rũ số 1 của nó trong lịch sử thời trang.


    Những bước phát triển vượt bậc trong lịch sử son môi

    Và mối nguy hiểm vẫn dai dẳng đến ngày nay.



    Năm 2007, trong một nghiên cứu có tên Chiến dịch dùng mỹ phẩm an toàn, các nhà khoa học chỉ ra rằng, 1/3 các nhãn hiệu son môi được kiểm nghiệm có chứa nhiều chì hơn mức cho phép. Các công ty mỹ phẩm bác bỏ kết luận này và khẳng định sản phẩm của họ tuyệt đối an toàn. Tranh cãi vẫn còn tiếp diễn cho tới thời điểm này.

    Son môi được tạo ra từ các loại sáp, dầu, phẩm màu và thuốc làm mềm. Dầu và chất béo sử dụng trong son môi được chiết xuất từ dầu cọ, dầu vô cơ, dầu thầu dầu, bơ ca cao, mỡ lông cừu và dầu hỏa. Hơn 50% son môi được sản xuất tại Mỹ bao gồm một lượng lớn dầu thầu dầu. Nó tạo ra một lớp bóng và bền trên môi sau khi khô đi. Mặc dù vậy, nếu chẳng may nuốt phải một lượng dầu thầu dầu lớn, nó có thể gây nên những cơn đau bụng kịch phát, rất khó chịu.

    Son môi rất phong phú về màu sắc nhờ việc cho thêm các loại phẩm màu. Trong số đó có axit bromic, D&C Red No. 21 và những chất phẩm màu có liên quan. Những phẩm màu cho môi thông dụng là D&C Red No. 27 và những phẩm màu không hòa tan được biết đến như là chất màu đỏ tía như D&C Red No. 34, chất đỏ tía Calcium và D&C Orange No. 17. Màu hồng của son môi là sự pha trộn giữa đi dioxide titanium và rất nhiều dạng của màu đỏ. Những hóa chất được sử dụng đều có độ ăn mòn nhất định với làn môi.

    Đến giờ trên thị trường đã có rất nhiều loại son: son mờ, son kính, son không trôi, son trục, son nước, son hộp…. Son mờ có chất ngọc trai nhân tạo– thường là một hợp chất hóa học bitmut và có nhiều chất dưỡng bóng môi. Chất Bitmut subcarbonate được sử dụng để bảo vệ da. Hầu hết các hợp chất có Bitmut đều được sử dụng trong ngành mỹ phẩm bởi nó có ít độc tố khi chẳng may bị muốt vào bụng nhưng nó vẫn có thể gây nên dị ứng cho da.

    Tuy vậy, một đôi môi căng mọng với màu son quyến rũ vẫn có sức cuốn hút đến mê hồn. Điều này lý giải vì sao hàng năm, phụ nữ trên khắp thể giới đã đổ hàng tỷ đô la vào vũ khí nhỏ bé mà có tầm “sát thương” cao này.

    Theo Hervietnam
    Chữ ký của Hei

    I can change, no matter how damn hard.





  2. The Following 6 Users Say Thank You to Hei For This Useful Post:

    bé sa (25-04-2011), Dứa điên (25-04-2011), graptfamous (25-04-2011), Onion Club (25-04-2011), thao33 (25-04-2011), themoon (10-03-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những nhan sắc từng là nam giới
    By Stacy Wu in forum Tin Tức Đó Đây
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-12-2010, 04:06 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •