>
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: [Manhuavn] (Shima) Sakon: Chiến quốc phong vân lục

  1. #1
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts

    [Manhuavn] (Shima) Sakon: Chiến quốc phong vân lục

    Sakon - Sengoku Fūun-roku (SAKON(左近) -戦国風雲録-), tạm dịch là "Sakon - Chiến quốc phong vân lục", là một tác phẩm Manga Nhật Bản dựa trên nguyên tác của Ryū Keiichirō, họa sĩ Hara Tetsuo và kịch bản của Nihashi Shingo. Tác phẩm được đăng liên tục trên tạp chí "Gekkan Shōnen Jump" từ số tháng 5 năm 1997 đến số tháng 5 năm 2000.

    Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết "Kagemusha Tokugawa Ieyasu" của nhà văn Ryū Keiichirō và nội dung có phần thay đổi so với nguyên bản, nhân vật chính cũng chuyển từ Tokugawa Ieyasu sang Shima Sakon theo ý đồ của họa sĩ.



    Nội dung

    Năm 1598, Thái cáp Toyotomi Hideyoshi qua đời. Nội đại thần Tokugawa Ieyasu (quân miền Đông) đứng lên tranh quyền thừa kế thiên hạ với Ishida Mitsunari (quân miền Tây) và dẫn đến trận giao tranh lịch sử tại Sekigahara. Gia thần của Ishida là Shima Sakon đã phái thích khách lẻn vào doanh trại của quân miền Đông để ám sát Ieyasu.
    Nhưng không ngờ Ieyasu còn có một võ sĩ bù nhìn giống mình như đúc là Serata Jirō Saburō Motonobu. Chính nhân vật này đã thế vai Ieyasu thật đã bị ám sát, lật ngược tình thế trên chiến trường Sekigahara....

    Dịch thuật: Như Thị Duyên
    Edit: Ted (Manhuavn)
    Download vol I

    http://www.mediafire.com/?fjccdbeajivaee5

    Theo dõi tại đây:

    http://manhuavn.com/7294/sakon
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    kazuki (27-08-2011), mito_chan (23-08-2011), weii (16-08-2011)

  3. #2
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Sakon-Chiến quốc phong vân lục là tác phẩm Manga của họa sĩ Hara Tetsuo dựa trên tiểu thuyết "Kagemusha Tokugawa Ieyasu" (tạm dịch: võ sĩ bù nhìn Tokugawa Ieyasu) của cố văn sĩ Ryū Keiichirō. Vì đây là tiểu thuyết dã sử nên có nhiều thuật ngữ, khái niệm liên quan đến lịch sử, nếu hiểu rõ về nó thì người đọc sẽ thấy hứng thú hơn. Vì vậy tôi viết trang này, giải thích của khái niệm, thuật ngữ, danh từ xuất hiện trong truyện cốt để người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của truyện.


    * Chiến quốc: có thể nhiều người sẽ nghĩ đến thời Chiến quốc bên Tàu, nhưng trong lịch sử Nhật Bản cũng có một thời kỳ được gọi là thời Chiến quốc (Sengoku jidai, các bản tiếng Anh hay dịch là Sengoku period hay state of war). Đây là thời kỳ loạn lạc kéo dài khoảng một thế kỷ, bắt đầu từ loạn Ōnin (1467~1477) cho đến khi Oda Nobunaga đuổi Tướng quân Ashikaga Yoshiaki ra khỏi Mạc phủ Kamakura, dẹp yên các chư hầu và thống nhất thiên hạ.

    * Đại lão, ngũ đại lão: trong chương I có nhắc đến khái niệm Ngũ đại lão. Đầu tiên ta cần biết "Đại lão" (Tairō) là một chức danh trong bộ máy chính quyền Toyotomi và chính quyền Tokugawa sau này. Dưới thời Toyotomi Hideyoshi, Đại lão là chức danh của quan chấp chính cao nhất, nắm quyền kiểm soát, điều khiển chính vụ và chỉ đứng dưới Hideyoshi thôi. Ngũ đại lão (Gotairō) là 5 vị Đại lão tối cao trong bộ máy chính quyền Hideyoshi, gồm: Tokugawa Ieyasu, Maeda Toshiie, Kobayakawa Takakage, Mōri Terumoto và Ukita Hideie.

    * Phụng hành, ngũ phụng hành: cũng trong chương I có nhắc đến việc Mitsunari là một trong Ngũ phụng hành đối đầu với Ieyasu. Phụng hành (Bugyō) là các quan chấp chính dưới cấp Đại lão nắm quyền hành khác nhau và thường là các Daimyō ở các địa phương. Ngũ phụng hành (Gobugyō) trong chính quyền Hideyoshi là Nagano Nagamasa, Maeda Gen-i, Ishida Mitsunari, Mashita Nagamori và Natsuka Masaie.

    * Sekigahara: địa danh ở phía Tây Nam của tỉnh Gifu ngày nay. Ngày xưa nó là trạm kiểm soát trên đường Nakasendō và là khởi điểm đi nhiều con đường trọng yếu khác.
    Địa danh này nổi tiếng nhờ trận hợp chiến kinh thiên hãi địa giữa Đông quân với đại diện là Tokugawa Ieyasu và Tây quân với đại diện là Ishida Mitsunari. Trong tiếng Nhật, điển cố "trận đánh Sekigahara" dùng để ẩn dụ một biến cố lịch sử trọng đại làm thay đổi vận mệnh đất nước hay một sự kiện làm chấn động đời người. Nguyên do xảy ra trận chiến này dài dòng một tí. Ngược lại lịch sử, cuối thời Chiến quốc, Oda Nobunaga khi sắp hoàn thành bá nghiệp thì bị bộ tướng là Akechi Mitsuhide mưu phản, thiêu chết trong chùa Honnō. Sau đó thuộc hạ của Nobunaga là Toyotomi Hideyoshi đem quân diệt Akechi, tiếng là báo thù cho chủ nhưng sau chiếm luôn vị trí quyền lực của Nobunaga, xây dựng chính quyền của họ Toyotomi. Sau này, khi đang xuất binh sang đánh Triều Tiên thì nửa đường ngã bệnh mà chết. Con trai là Hideyori còn nhỏ tuổi nên nảy sinh vấn đề ai sẽ là người kế tục Hideyoshi? Trong các ứng viên thì có người đứng đầu Ngũ đại lão là Tokugawa Ieyasu sáng giá nhất, và đại diện cho phe đối lập là Ishida Mitsunari, một trong Ngũ phụng hành. Và hai bên đã giao tranh tại chiến địa Sekigahara để giành nhau thiên hạ.

    * Thái cáp (Taikō): là từ kính trọng để chỉ quan Nhiếp chính (Sesshō), Thái Chính Đại Thần (Daijō Daijin) trong Triều đình Nhật Bản. Toyotomi Hideyoshi lúc vinh hoa cực đỉnh giữ chức Thái Chính Đại Thần nên còn được gọi là Thái Cáp.
    Nói qua, Toyotomi Hideyoshi là võ tướng xuất thân từ xứ Owari, người lùn, mặt mũi xấu xí như con khỉ. Hideyoshi là con trai của một người lính trơn, thời trai trẻ họ tên là Kinoshita Tōkichirō, sau theo phục vụ Oda Nobunaga, lập nhiều chiến công và được trọng dụng. Sau khi Oda tự vẫn trong biến cố chùa Honnō, Hideyoshi đem quân thảo phạt Akechi Mitsuhide, chinh phạt các vùng Shikoku, Kyūshū, Kantō và Ōu và thống nhất thời loạn lạc vào năm 1590. Thời gian này Hideyoshi được Triều đình phong cho chức Quan bạch (Kampaku), sau đó là chức Thái Chính Đại Thần và đổi sang họ Toyotomi. Hideyoshi kết giao với các trà sư danh tiếng, có những đóng góp nhất định cho Trà đạo.

    * Nội phủ (Naifu): tên gọi khác của chức danh Nội đại thần, phò tá Tả Hữu đại thần trong Triều đình. Chức danh này chỉ Ieyasu.

    * Edo: là tên của của thủ đô Tōkyō ngày nay. Đương thời, kinh đô của nước Nhật là Kyōto nằm ở phía Tây còn Edo ở phía Đông chỉ là một nơi khỉ ho cò gáy. Cuối thế kỷ 16, Tokugawa Ieyasu đến đây lập nên chính quyền Mạc phủ và từ đó trở đi, Edo trở thành một nơi phồn hoa đô hội. Đến thế kỷ 19, Thiên Hoàng Meiji cho dời đô về đây và đổi tên thành Tōkyō như ngày nay.

    * Kobayakawa Hideaki: con trai của anh ruột của chánh thất của Hideyoshi, cũng là con nuôi của Hideyoshi. Về vị thế, Hideaki theo Tây quân trong trận hợp chiến Sekigahara nhưng giữa trận đánh thì phản bội, ngã sang Đông quân dẫn đến thất bại của Tây quân.

    * Hộc (Koku) hay thạch: trong chương I có nói Mitsunari bổng lộc 4 vạn hộc đã chia một nửa cho Sakon. Hộc là đơn vị đo thể tích ngày xưa, chủ yếu dùng để đong đếm thóc gạo, ngũ cốc. Một hộc bằng mười đấu, chừng 180.39 lít. Nếu ngày nay công nhân viên chức đi làm được trả lương bằng tiền mặt thì ngày xưa, quan lại và võ gia được chủ nhân trả "lương" bằng lúa gạo, quy ra thóc. Số lượng hộc cho biết sự giàu mạnh của vị quan đó, tương tợ với việc xem lương biết mặt ngày nay.

    * Yagyū: một dòng họ nổi danh khắp Nhật Bản từ sau thời Chiến quốc. Dòng họ này phát tích từ xứ Yamato (tỉnh Nara ngày nay) và là một trong số hiếm hoi các dòng họ sản sinh ra rất nhiều anh nhân tuấn kiệt trong nhiều đời. Những người sinh ra trong dòng họ này đều có thiên hướng về võ nghệ và thường là chính trị gia danh tiếng. Thời Edo, họ Yagyū này được chọn làm giáo đầu dạy võ nghệ cho các Tướng quân họ Tokugawa.

    * Shinkage-ryū: một lưu phái kiếm pháp thời trung cổ Nhật Bản. Phái kiếm này bắt nguồn từ Kamiizumi Nobutsuna thời Eiroku (1558~1570), sau truyền thụ cho môn nhân là Yagyū Muneyoshi. Bằng sở học của mình, họ Yagyū sau đó cải biên, hoàn thiện thêm và gọi là Yagyū Shinka-ryū. Đây là một trong các phái kiếm danh tiếng nhất Nhật Bản qua các đời.

    *Yagyū Ura Shinobi: bản dịch gọi là Ninja mật nhà Yagyū. Họ Yagyū nổi danh võ ngệ kiếm pháp qua nhiều đời và là đề tài cho các thể loại giải trí như tiểu thuyết, phim ảnh. Trong tác phẩm "Kozure Ōkami" (sói mang con), tác giả Koike Kazuo hư cấu rằng họ Yagyū gồm có hai nhánh: nhánh bên ngoài, chính nhân quân tử là Yagyū thiên về kiếm pháp như thế gian vẫn biết. Nhánh bên trong là Ura Yagyū, thực chất là một tổ chức Ninja ngầm, chuyên ám sát và làm những việc tày đình không ai biết đến. Trong tác phẩm Sakon này, Hara Tetsuo cũng nghiêng về nhánh phụ của họ Yagyū và cho rằng họ này là đầu lãnh của một tổ chức Ninja.

    * Mutōdori: hay còn gọi là Shiken Shirahadori. Đây là một trong các áo nghĩa của kiếm phái Yagyū, dùng tay không bắt kiếm. Tuyệt kỹ này bắt nguồn từ công án "vô đao" (Mutō) mà Kamiizumi Nobutsuna để lại cho Yagyū Muneyoshi, cha của Munenori.

    * Tịnh độ chân tông (Jōdo shinshū): một nhánh của phái Phật giáo Tịnh độ tông do ngài Shinran (Thân Loan) sáng lập. Phái này lấy Tịnh độ tam bộ kinh làm gốc, đặc biệt chú trọng Vô lượng thọ kinh, xem Phật A Di Đà làm giáo chủ, lấy việc niệm trì danh hiệu để báo tạ Phật ân.

    * Tịnh độ (Jōdo): theo quan niệm Phật giáo, cõi người sinh sống là cõi Ta Bà, nghĩa là cõi đầy đau khổ và dơ bẩn còn Tịnh độ (hay tịnh thổ), dịch sát nghĩa là nơi "đất sạch". Ở cõi Tịnh độ không tồn tại sự đau khổ và dơ bẩn, mọi thứ đều do công đức thù thắng của đức Phật A Di Đà báo hiện. Cõi Tịnh độ còn được gọi là cõi Cực Lạc.
    Trong thế giới quan của Phật giáo, có rất nhiều cõi Tịnh độ nhưng cõi Tịnh độ ở phương Tây của Phật Di Đà là gần gũi với con người hơn cả. Tịnh độ tông cho rằng chuyên cần niệm trì danh hiệu Phật Di Đà thì khi lâm chung sẽ được ngài tiếp dẫn về nơi đất lành. Tịnh độ tông phát triển ở Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản và là một trong các nhánh Phật giáo lớn nhất tại các xứ này.
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    kazuki (27-08-2011), mito_chan (23-08-2011), weii (22-08-2011)

  5. #3
    Ninja


    Thành Viên Thứ: 57825
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 154
    Thanks
    9
    Thanked 416 Times in 128 Posts
    Chữ ký của Như Thị Duyên

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Như Thị Duyên For This Useful Post:

    kazuki (27-08-2011), mito_chan (25-08-2011), weii (25-08-2011)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bài hát đi cùng năm tháng số 44: Shima Uta - The Boom
    By KHA in forum Nhạc Truyền thống
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-01-2009, 02:16 AM
  2. Những chiếc bàn phím phong cách Nhật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 23-04-2008, 07:45 AM
  3. Cho mình xin bài Shima no uta
    By Mitsuto in forum Yêu cầu
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-01-2006, 12:42 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •