>
Trang 1/4 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 35

Ðề tài: [Tổng hợp] Hỏi - Đáp liên quan đến Nhật Bản

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    [Tổng hợp] Hỏi - Đáp liên quan đến Nhật Bản

    Tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến Nhật Bản cùng những câu trả lời ngắn gọn, xúc tích.

    Nguyễn Tiến Hùng sưu tầm

    Lãnh thổ Nhật Bản (#2)

    Q: Nhật Bản nằm ở đâu trên bản đồ thế giới?
    Q: Nhật Bản rộng bao nhiêu km2?
    Q: Lãnh thổ Nhật Bản hiện nay được xác định khi nào?
    Q: Có phải từ xưa tới nay Okinawa vẫn thuộc về Nhật Bản hay không?
    Q: Nhật Bản nằm ở đâu trên bản đồ thế giới?

    Địa hình Nhật Bản (#3)

    Q: Địa hình Nhật Bản như thế nào?
    Q: Nhật Bản có bao nhiêu đảo và đảo nào lớn nhất?
    Q: Nhật Bản có bao nhiêu hồ? Hồ nào lớn nhất?
    Q: Ngọn núi cao nhất Nhật Bản là núi gì?
    Q: Có bao nhiêu núi lửa ở Nhật Bản?
    Q: Trong tương lai, khi nào núi Phú Sĩ có thể phun trở lại?
    Q: Dòng sông dài nhất Nhật Bản là sông gì?

    Khí hậu Nhật Bản (#4)

    Q: Khí hậu Nhật Bản như thế nào?
    Q: Khu vực nào của Nhật Bản có tuyết rơi vào mùa đông?
    Q: Mùa nào đẹp nhất ở Nhật Bản?

    Thiên tai Nhật Bản (#5)

    Q: Tại sao Nhật Bản có nhiều động đất?
    Q: Động đất lớn xảy ra gần đây nhất là ở đâu?
    Q: Trong tương lai gần, vùng nào có thể có động đất lớn?
    Q: Tsunami nghĩa là gì?
    Q: Mỗi năm Nhật Bản có khoảng bao nhiêu cơn bão?
    Q: Typhoon và hurricane khác nhau như thế nào?

    Nguồn gốc Nhật Bản (#6)

    Q: Nước Nhật Bản có từ khi nào?
    Q: Nhật Bản được gọi là Nippon hay Nihon từ khi nào?
    Q: Người Nhật từ đâu đến?
    Q: Giữa Nihon và Nippon, cách gọi nào đúng?
    Q: Người Ainu sống ở Nhật Bản từ khi nào?

    Quốc ca và quốc kì (#7)

    Q: Bài Kimigayo được trở thành quốc ca Nhật Bản từ khi nào?
    Q: Ý nghĩa của bài Kimigayo là gì?
    Q: Quốc kì của Nhật Bản được qui định từ khi nào?
    Q: Quốc hoa của Nhật là gì?
    Q: Quốc điểu của Nhật là gì?

    Tiếng Nhật (#8)

    Q: Nguồn gốc tiếng Nhật là gì?
    Q: Đặc trưng của tiếng Nhật là gì?
    Q: Chữ mềm và chữ cứng được tạo ra như thế nào?
    Q: Phải học bao nhiêu chữ Hán thì đủ?
    Q: Chữ Hán, chữ mềm và chữ cứng được dùng như thế nào?
    Q: Giữa viết ngang và viết dọc, loại nào phổ biến hơn?

    Nhật Hoàng (#9)

    Q: Nhật hoàng đầu tiên là ai?
    Q: Nguồn gốc của Nhật hoàng là gì?
    Q: Cho đến nay, có tất cả bao nhiêu Nhật hoàng?
    Q: Nhật hoàng hiện nay là người như thế nào?
    Q: Niên hiệu được xác định như thế nào?
    Q: Công việc của Nhật hoàng hiện nay là gì?
    Q: Phụ nữ có thể trở thành Nhật hoàn hay không?
    Q: Hiện tại, ai được nói là thuộc về hoàng tộc?

    Lịch sử nước Nhật (#10)

    Q: Nước Yamatai có thật sự tồn tại hay không?
    Q: Thời Kofun như thế nào?
    Q: Thời Nara như thế nào?
    Q: Thời Heian như thế nào?
    Q: Thời Kamakura như thế nào?
    Q: Thời Muromachi như thế nào?
    Q: Thời Azuchi-Momoyama như thế nào?
    Q: Thời Edo như thế nào?

    Minh Trị tới hiện tại (#11)

    Q: Thời Minh Trị xuất hiện như thế nào?
    Q: Thời Minh Trị như thế nào?
    Q: Thời Đại Chính như thế nào?
    Q: Thời Chiêu Hoà như thế nào?

    Hiến pháp Nhật (#12)

    Q: Hiến pháp Nhật Bản hiện nay được soạn thảo khi nào và được soạn thảo như thế nào?
    Q: Nội dung của điều 9 chương 2 hiến pháp Nhật Bản là gì mà luôn gây ra tranh cãi như thế?
    Q: Làm thế nào để có thể sửa đổi được hiến pháp?

    Bộ máy chính trị (#13)

    Q: Quốc hội Nhật Bản được cấu tạo như thế nào?
    Q: Có bao nhiêu nghị viên và họ được bầu cử như thế nào?
    Q: Bộ máy chính phủ như thế nào?
    Q: Thủ tướng được bầu như thế nào?
    Q: Có những chính đảng nào tại Nhật Bản?
    Q: Có bao nhiêu bộ trưởng?
    Q: Tại sao người ta khen các quan chức của Nhật ưu tú?
    Q: Tokyo trở thành thủ đô của Nhật từ bao giờ và như thế nào?
    Q: Chính quyền địa phương của Nhật hoạt động như thế nào?
    Q: To, do, fu, ken khác nhau như thế nào?

    Kinh tế, sản nghiệp, mậu dịch (#14)

    Q: Lí do gì làm cho kinh tế Nhật mạnh đến thế?
    Q: Sự tăng trưởng kinh tế của Nhật có bị dừng lại vì khủng hoảng hay không?
    Q: Tại sao thặng dư thương mại của Nhật đối với Mỹ không giảm?
    Q: Sau thế chiến thứ 2, nông nghiệp Nhật Bản thay đổi như thế nào?
    Q: Hiện tại, vấn đề lớn nhất của ngành ngư nghiệp Nhật Bản là gì?
    Q: Viễn cảnh của Nhật như là một đất nước công nghiệp ở thế kỉ 21 là gì?
    Q: Có phải giá cả tại Nhật cao hơn giá cả tại các nước khác không?
    Q: Các công đoàn của Nhật được tổ chức như thế nào?
    Q: Hiện nay Nhật Bản đang phải đối diện với những vấn đề ô nhiễm nào?

    Thuế tại Nhật (#15)

    Q: Người Nhật phải đóng những loại thuế nào?
    Q: So với thế giới, thuế ở Nhật có cao hay không?

    Cảnh sát và tội phạm (#16)

    Q: Cảnh sát Nhật cũng có tổ chức giống FBI chứ?
    Q: Ở Nhật, loại tội phạm nào nhiều nhất?

    Hệ thống phòng vệ (#17)

    Q: Cho đến nay, Nhật đã gây chiến với những nước nào?
    Q: Tự vệ đoàn có phải là quân đội hay không?
    Q: Nếu so với quân đội các nước khác, tự vệ đoàn mạnh như thế nào?

    Dân số (#18)

    Q: Ở Nhật có bao nhiêu người đang sinh sống?
    Q: Dân số Nhật tăng hay giảm?
    Q: Tuổi thọ trung bình của người Nhật là bao nhiêu?
    Q: Trung bình trong gia đình người Nhật có bao nhiêu thành viên?
    Q: Gia đình Nhật thời xưa và nay có gì khác nhau?

    Đặc tính của người Nhật (#19)

    Q: Tại sao lại hay nói người Nhật hành động mang tính chất tập đoàn?
    Q: Có phải người Nhật phân chia ý nghĩ thật (Honne) và lời nói bên ngoài (Tatemae) hay không?
    Q: Tư tưởng nào làm ảnh hưởng đến tinh thần của người Nhật?
    Q: Những điểm đặc sắc trong tính cách của người Nhật là gì?

    Hệ thống giáo dục (#20)

    Q: Chế độ giáo dục hiện nay ở Nhật bản được bắt đầu từ khi nào?
    Q: Ở Nhật có những loại trường học nào?
    Q: Tỷ lệ vào học cấp 3 và đại học ở Nhật là bao nhiêu phần trăm?
    Q: Trường học ở Nhật và Mỹ khác nhau ở điểm nào?
    Q: Tại sao ở Nhật có nhiều trung tâm dạy thêm và trường dự bị đại học như vậy?

    Người Nhật và công việc (#21)

    Q: Công ty Nhật và công ty Mỹ khác nhau ở chỗ nào?
    Q: Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều, một năm người Nhật làm việc bao nhiêu tiếng?
    Q: Một năm có bao nhiêu ngày nghỉ?
    Q: Thu nhập của người Nhật là bao nhiêu?
    Q: Làm thế nào để tăng lương và địa vị ở Nhật?
    Q: Tại sao người Nhật khi chuyển địa điểm công tác lại thường không cho gia đình theo cùng? (Tanshinfunin)?
    Q: Có phải người Nhật nếu không có danh thiếp thì không làm việc được?
    Q: Con dấu ở Nhật được dùng từ khi nào và dùng trong những trường hợp nào?
    Q: Có nhiều người chuyển công ty ở Nhật không?
    Q: Tỷ lệ giữa lao động nữ và lao động nam là bao nhiêu?
    Q: Số người phụ nữ đi làm sau khi lập gia đình có nhiều không?

    Tiền trợ cấp và bảo hiểm (#22)

    Q: Người Nhật có những khoản tiền lương hưu nào?
    Q: Tiền lương hưu của người Nhật khoảng bao nhiêu?
    Q: Trung bình mỗi người Nhật đóng bao nhiêu tiền bảo hiểm nhân thọ?

    Y học (#23)

    Q: Thiết bị y học có được trang bị đầy đủ hay không?
    Q: Nguyên nhân gây ra tử vong lớn nhất ở Nhật là gì?
    Q: Có phải ai cũng có thể tham gia bảo hiểm y tế hay không?

    Tôn giáo (#24)

    Q: Người Nhật tin vào những tôn giáo nào?
    Q: Các vị thần của Thần đạo sinh ra khi nào?
    Q: Thần đạo có phải là quốc giáo của Nhật Bản hay không?
    Q: Phật giáo của Nhật bản thuộc chi phái nào?
    Q: “Nam vô a di đà phật” có ý nghĩa gì?
    Q: Người Nhật đi chùa vào những lúc nào?
    Q: Người Nhật đi đền (Jinja) vào những lúc nào?
    Q: Ở Nhật có bao nhiêu tín đồ đạo Thiên Chúa?
    Q: Ở Nhật có những tôn giáo mới nào?

    Văn hóa hiện đại (#25)

    Q: Người Nhật nào đã nhận được giải thưởng Nobel?
    Q: Có bao nhiêu loại báo được xuất bản ở Nhật Bản?
    Q: Loại báo nào có được phát hành rộng rãi nhất?
    Q: Có bao nhiêu đài truyền hình ở Nhật Bản?
    Q: Những loại chương trình TV nào phổ biến ở Nhật Bản?
    Q: Người Nhật đọc những loại báo và tạp chí nào?
    Q: Những tác gi nào nổi tiếng trong viết truyện tranh ở Nhật Bản?
    Q: Có những phim hoạt hình nào của Nhật nổi tiếng?
    Q: Những nhạc sĩ người Nhật nào nổi tiếng trên thế giới?
    Q: Những loại nhạc cổ điển nào phổ biến ở Nhật Bản?
    Q: Giới trẻ của Nhật Bản thích nghe những loại nhạc nào?
    Q: Những hoạ sĩ Nhật nào nổi tiếng khắp thế giới?
    Q: Về mặt kĩ thuật, tranh Nhật khác tranh châu Âu ở chỗ nào?

    Văn hóa truyền thống (#26)

    Q: Tại sao người Nhật thích thơ (Tanka)?
    Q: Haiku được sáng tác như thế nào?
    Q: Kabuki (Ca vũ kỹ) được hình thành khi nào?
    Q: Kịch No được hình thành khi nào?
    Q: Mối quan hệ của No và Kyogen là gì?
    Q: Bunraku được hình thành khi nào?
    Q: Có phải tất cả phụ nữ Nhật Bản đều biết nghệ thuật cắm hoa và trà đạo không?
    Q: Uống trà theo trà đạo khác với uống trà bình thường như thế nào?
    Q: Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) là gì?
    Q: Chế độ Iemoto là gì?
    Q: Khi nào thì người Nhật viết bằng bút lông?
    Q: Bonsai được làm như thế nào?
    Q: Đồ gốm của Nhật có nổi tiếng hay không?
    Q: Sơn mài của Nhật (Sikki) có những ưu điểm gì?
    Q: Kiếm Nhật khác kiếm nước ngoài ở chỗ nào?
    Q: Báu vật sống của quốc gia ở Nhật được định nghĩa như thế nào?

    Quần áo trang phục (#27)

    Q: Người Nhật bắt đầu mặc Âu phục từ khi nào?
    Q: Mọi người mặc Kimono vào những dịp nào?

    Văn hóa ăn uống (#28)

    Q: Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật như thế nào?
    Q: Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?
    Q: Người Nhật thích ăn món gì nhất?
    Q: Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
    Q: Miso (làm từ đậu nành) được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
    Q: Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?
    Q: Thế nào là cách cầm đũa đúng?
    Q: Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?
    Q: Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?

    Nhà ở (#29)

    Q: Nhà ở của người Nhật trung bình rộng khoảng bao nhiêu?
    Q: Bình thường thì một ngôi nhà ở Nhật giá khoảng bao nhiêu?
    Q: Thuê một căn hộ với các điều kiện tiện nghi thuận lợi ở Tokyo mất khoảng bao nhiêu tiền một tháng?
    Q: Giường ngủ của người Nhật thường là dùng đệm tatami hay là dùng giường theo kiểu phương Tây?
    Q: Toa lét của Nhật có hai loại: ngồi và bệt, loại nào nhiều hơn?

    Ngày nghỉ và ngày lễ (#30)

    Q: Người Nhật được nghỉ những ngày lễ nào?
    Q: Người Nhật thường làm gì vào ngày tết?
    Q: Setsubun (Tiết phân) là gì?
    Q: Hinamatsuri là gì?
    Q: Higan là gì?
    Q: Tục ngắm hoa Hanami có từ bao giờ?
    Q: Người Nhật thường làm gì vào ngày lễ hoa (Hana matsuri)?
    Q: Tiết Đoan ngọ là gì?
    Q: Người Nhật thường làm gì vào tsukimi?
    Q: Shichi-go-san (Bảy-năm-ba) là ngày lễ gì vậy?
    Q: Người Nhật làm gì vào đêm giao thừa?
    Q: Đối với người Nhật thì lễ hội mang ý nghĩa gì?
    Q: Ba lễ hội lớn nhất ở Nhật là gì?

    Cưới hỏi ở Nhật (#31)

    Q: Các buổi lễ kết hôn ở Nhật thường được cử hành theo phong cách nào?
    Q: Mỗi đám cưới tốn khoảng bao nhiêu tiền?
    Q: Độ tuổi kết hôn trung bình của người Nhật là bao nhiêu?
    Q: Tỷ lệ ly hôn của người Nhật như thế nào?
    Q: Tiền bồi hoàn cho một vụ ly hôn là bao nhiêu?
    Q: Mỗi năm có khoảng bao nhiêu người kết hôn với người nước ngoài?

    Tang lễ (#32)

    Q: Thường thì người Nhật tổ chức tang lễ như thế nào?
    Q: Tổ chức một đám tang thì thường tốn khoảng bao nhiêu tiền?
    Q: Tiền phúng điếu trung bình là bao nhiêu?
    Q: Có phải người Nhật luôn dùng hình thức mai táng là hoả thiêu không?

    Vui chơi giải trí (#33)
    Q: Người Nhật thường làm gì vào những lúc rảnh rỗi?
    Q: Trẻ con thường chơi những trò gì?
    Q: Đàn ông Nhật Bản thích làm gì?
    Q: Khi nào thì Pachinko (Vertical Pinball game) được giới thiệu ở Nhật?
    Q: Trò chơi “Go” (Cờ vây) có gì thú vị?
    Q: Shogi (Cờ tướng Nhật) có gì thú vị?

    Thể thao (#34)

    Q: Người Nhật thích chơi những môn thể thao nào?
    Q: Người Nhật thích xem môn thể thao nào nhất?
    Q: Có phải môn vật Sumo là một môn thể thao có từ xa xưa của người Nhật không?
    Q: Sumo là một thể thao như thế nào?
    Q: Judo được thành lập ở Nhật từ khi nào?
    Q: Môn võ thuật truyền thống nào của Nhật mà trở thành môn thể thao thi đấu?
    Q: Ở Nhật có bao nhiêu đội bóng chày chuyên nghiệp?
    Q: Tình hình bóng đá chuyên nghiệp của Nhật như thế nào?

    Sinh hoạt hàng ngày (#35)

    Q: Trung bình 1 người Nhật gửi bao nhiêu thiếp chúc mừng năm mới?
    Q: Hatsumode có lợi ích gì?
    Q: Những món quà trung nguyên, quà tuế mộ được gửi cho ai, để làm gì?
    Q: Thế nào là cách cúi đầu chào đúng quy cách?
    Q: Có đúng là người Nhật không thích bắt tay không?
    Q: Người Nhật có hôn nhau như là một cách chào hỏi không?
    Q: Người Nhật chơi oản tù tì (Janken) như thế nào?
    Q: Tên của người Nhật có mang ý nghĩa gì không?
    Q: Người Nhật thích những loại hoa và cây nào?
    Q: Những vật nuôi nào được người Nhật yêu thích?
    Q: Người Nhật tin Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Quy, Hạc là biểu tượng cho hạnh phúc và may mắn?
    Q: Người Nhật thích xem bói theo kiểu nào?
    Q: 12 con giáp ở Nhật là gì?
    Q: Butsumetsu (Phật diệt), Tomobiki (Hữu dẫn) là những ngày gì?
    Q: Người Nhật tin vào những loại ma quỷ nào?


    ---------------


    Mọi người có thể thoải mái thắc mắc - góp í và giải đáp - đính chính tại topic này. Ka sẽ cập nhật những câu hỏi - giải đáp mới vào list trên theo các chủ đề tương ứng.
    thay đổi nội dung bởi: Kasumi, 14-01-2012 lúc 08:06 AM
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    bé sa (14-01-2012), Edelvelvet (03-04-2012), lynkloo (14-01-2012)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Lãnh thổ Nhật Bản

    Q: Nhật Bản nằm ở đâu trên bản đồ thế giới?
    A: Hãy tưởng tượng một bản đồ thế giới mà có Nhật Bản ở giữa. Như là một thói quen, người ta thường vẽ bản đồ mà có nước mình nằm chính giữa, người Nhật cũng vậy.

    Nếu bạn ở châu Âu, bạn gọi Nhật Bản là Viễn Đông, hãy nghĩ đến vị trí của nó như sau: Bạn đến đó bằng cách hướng về phía đông, xuất phát từ cực nam của bán đảo Italia. Bạn đi qua Aten, tiếp tục hướng về phía đông dọc theo vĩ tuyến 36 độ bắc tới Iran sau đó vượt lục địa châu Á ngang qua Trung Quốc, tới biển Nhật Bản, từ đó bạn sẽ đến được trung tâm của quần đảo Nhật Bản. Nếu bạn từ Mỹ, hãy hướng về phía đông từ San Francisco, và cuối cùng bạn sẽ tới Tokyo. New York có cùng kinh độ với tỉnh Aomori, phần cực bắc của đảo Honshu. Paris có cùng kinh độ với khu vực phía bắc của Hokkaido, và Luân Đôn thì nằm ở kinh độ cao hơn cả cực bắc của nước Nhật.

    Q: Nhật Bản rộng bao nhiêu ki lô mét vuông?
    A: Diện tích đất liền của Nhật khoảng 378 nghìn ki lô mét vuông. Người ta thường nói Nhật là một quốc gia nhỏ hẹp. Tuy nhiên, chiều dài từ Bắc tới Nam cũng khoảng 3500 ki lô mét, chính vì thế khí hậu và phong cảnh cũng khác nhau từ vùng này đến vùng khác. Một sự thật mà ít người biết đến là Nhật thậm chí nhỏ hơn cả bang California của Mỹ, bang có diện tích 411 nghìn ki lô mét vuông.

    Q: Lãnh thổ Nhật Bản hiện nay được xác định khi nào?
    A: Năm 1945, khi Nhật bị đánh bại trong thế chiến thứ 2, lãnh thổ Nhật bị giảm xuống bằng phần lãnh thổ thời kỳ trước chiến tranh với nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1894. Nhật Bản ngày nay bao gồm bốn đảo chính: Hokkaido (Bắc Hải Đạo), Honshu (Bản Đảo), Shikoku (Tứ Quốc), Kyushu (Cửu Châu) cộng với quần đảo Okinawa và một số quần đảo nhỏ khác. Sau hoà ước San Francisco 1951, Okinawa thuộc quyền quản lý của Mỹ. Năm 1972, Okinawa mới được trao trả lại cho Nhật Bản. Đến khi thế chiến thứ 2 kết thúc, Nhật bao gồm cả đảo Sakhalin, quần đảo Kuril, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhưng đối với thế giới, những vùng đó Nhật có được là do xâm lược. Hiện nay Nhật vẫn đang tranh chấp với Nga phần phía nam quần đảo Kuril bao gồm các đảo Habomai, Shitokan, Kunashiri và Etorofu. Ở phía Nam, Trung Quốc và Đài Loan vẫn đang tranh chấp với Nhật quần đảo Senkaku, cách quần đảo Yaeyama 160 km về phía bắc. Hiện nay quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của thị xã Ishigaki.

    Q: Có phải từ xưa tới nay Okinawa vẫn thuộc về Nhật Bản hay không?
    A: Cho đến năm Minh Trị thứ nhất (1868), Okinawa không phải của Nhật Bản. Tên cũ của Okinawa là Lưu Cầu, do người Trung Quốc đặt. Vương quốc Lưu Cầu tồn tại từ đầu thế kỉ 15 nhưng vì là một nước nhỏ nên thường bị chiếm cứ. Năm 1872, chính phủ Nhật sáp nhập Lưu Cầu vào Nhật Bản và đổi tên thành tỉnh Okinawa mà không gặp phải sự phản kháng nào của nhà Thanh (Trung Quốc) Đến Okinawa, khách du lịch sẽ có ấn tượng rằng phong thổ Okinawa vừa Nhật Bản, vừa Trung Quốc, lại vừa Đông Nam Á. Tuy nhiên, tiếng địa phương Lưu Cầu được xem là tiếng Nhật (mặc dù nghe có vẻ khác với tiếng các vùng khác nhiều).
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  5. #3
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Địa hình Nhật Bản

    Q: Địa hình Nhật Bản như thế nào?
    Có thể gọi Nhật là một Sơn quốc nghĩa là một quốc gia của núi. Dù nhỏ hơn bang California của Mỹ, 67% địa hình của Nhật là núi, chỉ có 13% địa hình là đồng bằng. Các dòng sông bắt nguồn từ những địa hình núi đó tạo ra nhiều thung lũng và làm cho địa hình biến đổi rất phong phú. Ở các cửa sông, các đồng bằng hình cánh quạt được tạo ra nhưng trừ các đồng bằng Kanto (Quan Đông), đồng bằng Osaka, đồng bằng Nobi ra, tất cả đều là đồng bằng nhỏ. Bờ biển Nhật Bản cực kì dài, khoảng 34 nghìn km. Sự phức tạp trong việc hình thành bờ biển làm cho phong cảnh trở nên đẹp một cách hùng vĩ từ vùng này tới vùng khác.

    Q: Nhật Bản có bao nhiêu đảo và đảo nào lớn nhất?
    Nhật Bản bao gồm khoảng 6800 đảo lớn nhỏ trong đó có nhiều đảo không người. Năm hòn đảo có diện tích lớn nhất không tính Kunashiri và Etorofu là: Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa (Xếp từ lớn đến bé.) Thực tế thì đối với người Nhật họ thường không tính 5 hòn đảo này khi nói đến đảo. Khi nói đến đảo, họ thường nói đến những hòn đảo nhỏ hơn rải rác xung quanh các đảo lớn. Trong các đảo nhỏ đó, lớn nhất là đảo Sado, nằm ở khu vực bắc trung bộ của đảo Honshu trên biển Nhật Bản. Diện tích của đảo này là 857 ki lô mét vuông và chu vi của nó là khoảng 217 km.

    Q: Nhật Bản có bao nhiêu hồ? Hồ nào lớn nhất?
    Rất khó có thể nói chính xác có bao nhiêu hồ nhưng nếu là hồ rộng trên 1 ki lô mét vuông thì có khoảng 100 hồ. Hồ rộng nhất là hồ Biwa (Tì bà hồ) Hồ Biwa là một trong những hồ nước trong cổ nhất trên thế giới. Người ta tin rằng hồ này có từ khoảng 500 vạn năm trước. Do sự biến đổi địa tầng, hồ bị dịch chuyển từ địa phận tỉnh Mie ngày nay theo hướng bắc tới tỉnh Shiga và đạt được vị trí như hiện nay là vảo khoảng 120 vạn năm về trước. Diện tích hồ là 673 ki lô mét vuông, nhỏ hơn nhiều so với các hồ nước trong khác trên thế giới như hồ Lớn (82.360 ki lô mét vuông), hồ Huron (59.570 ki lô mét vuông).

    Q: Ngọn núi cao nhất Nhật Bản là núi gì?
    Tất nhiên đó là núi Phú Sĩ cao 3.776 mét. So với đỉnh Everest (Chomolungma) cao 8.848 mét thì núi Phú Sĩ không thấm vào đâu nhưng nó trở thành cảnh quan đại diện cho Nhật Bản bởi hình dáng tuyệt đẹp với hình nón gần như cân tuyệt đối trải dài tới mặt đất. Trên đỉnh núi lửa ngừng hoạt động này có một miệng phun lửa đường kính 800 mét, bề sâu 200 mét. Từ cổ xưa núi Phú Sĩ đã trở thành một đối tượng của tín ngưỡng như là một linh sơn. Hình dáng cân đối tuyệt vời của núi Phú Sĩ đã đi vào rất nhiều văn, thơ. Có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng thử sức bằng việc vẽ tranh núi Phú Sĩ. Trong số đó nổi tiếng nhất là bức Phú Sĩ ba mươi sáu cảnh (Fugaku Sanju-rokkei) của họa sĩ Katsushika Hokusai (1603-1867) thời Edo với thể loại tranh Ukiyo-e.

    Q: Có bao nhiêu núi lửa ở Nhật Bản?
    Có khoảng 80 núi lửa hoạt động. Người ta nói rằng 10% của 800 núi nửa hoạt động trên thế giới tập trung tại Nhật Bản. Tại Nhật có 7 vành đai núi lửa chạy dọc từ bắc chí nam, trong đó có vài núi lửa đang hoạt động. Trận phun nham thạch lớn gần đây nhất xảy ra ở Shimabara, tỉnh Nagasaki, núi lửa Fusen (Vân Tiên Phổ Hiền Nhạc.) Núi này phun năm 1990, cách lần phun trước 200 năm. Có 43 người thiệt mạng, một phần của thị xã Shimabara bị phủ bởi nham thạch, nhiều người phải chịu cảnh sinh hoạt tị nạn. Gần đây thì có các núi lửa hoạt động như Ushuzan ở Hokkaido và Miyake-jima ở gần Tokyo.

    Q: Trong tương lai, khi nào núi Phú Sĩ có thể phun trở lại?
    Núi Phú Sĩ phun lần đầu tiên năm 781 và tới năm 1083 đã phun khoảng 13 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 30 năm. Lần phun thứ 14 cách lần trước 428 năm và chỉ chỉ có 3 lần trong khoảng từ 1511 tới 1707. Từ 1707 đến nay chưa có hiện tượng núi lửa hoạt động nào khác nghĩa là núi Phú Sĩ đang nghỉ. Tuy nhiên không thể nói chắc chắn 100% rằng núi Phú Sĩ không phun trở lại. Cũng giống như động đất, khó có thể dự báo trước rằng khi nào núi lửa phun. Tuy nhiên Nhật Bản hiện đã có hệ thống quan sát núi lửa rất hiện đại đặt tại Hawaii cho phép đưa ra cảnh báo tương đối nhanh.

    Q: Dòng sông dài nhất Nhật Bản là sông gì?
    Dòng sông dài nhất Nhật Bản là sông Shinano bắt nguồn từ vùng phía đông tỉnh Nagano chảy qua vùng trung tâm tỉnh Niigata rồi đổ ra biển Nhật Bản tại thị xã Niigata. Sông Shinano dài 367 km tính từ đầu nguồn tới cửa sông, không thấm gì so với các dòng sông nổi tiếng trên thế giới như sông Mississippi (3.780 km), sông Danube (2.860 km) và sông Rhine (1.320 km). Tuy nhiên sông này lại tương đối dài nếu so với qui mô của nước Nhật. Vì Nhật Bản là một quốc gia toàn núi cho nên các dòng sông thường chảy xiết trong đó có sông dài thứ hai, sông Tone chảy qua đồng bằng Kanto và sông dài thứ 3, sông Ishikari của Hokkaido.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  6. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  7. #4
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Khí hậu Nhật Bản

    Q: Khí hậu Nhật Bản như thế nào?
    Đặc điểm lớn nhất của khí hậu Nhật Bản là có bốn muà Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân từ tháng Ba tới tháng Năm. Mùa hạ từ tháng Sáu tới tháng Tám. Mùa thu từ tháng Chín tới tháng Mười Một. Mùa đông từ tháng Mười Hai tới tháng Hai. Nhiệt độ mùa đông và mùa hạ chênh nhau tới trên 30 độ. Vào mùa hạ, với nhiệt độ và độ ẩm cao làm cho những người từ đại lục thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường thay đổi. Vào đầu mùa hạ, ngoại trừ Hokkaido ra, có mưa nhiều từ tháng Sáu đến giữa tháng Bảỵ Mùa thu cũng tương đối có nhiều mưa. Hơn nữa từ giữa mùa hạ đến đầu mùa thu, có nhiều bão phát sinh ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương đổ bộ vào Nhật Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hạị Ngoài ra các dãy núi chạy dọc chiều dài Nhật Bản phân chia đất nước thành hai phần: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái Bình Dương. Vào mùa đông phần biển Nhật Bản có nhiều tuyết rơi cũng là một đặc điểm của khí hậu Nhật Bản.

    Q: Khu vực nào của Nhật Bản có tuyết rơi vào mùa đông?
    Trừ vùng á nhiệt đới Okinawa, hầu hết các vùng của Nhật Bản có tuyết rơi vào mùa đông. Gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á tới bị chắn bởi hệ thống núi đồi chạy dọc nước Nhật gây ra tuyết rơi nhiều từ Hokkaido tới trung tâm Honshu. Ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Niigata và Fukushima hay vùng núi của khu vực Hokuriku (Bắc Lục), chuyện tuyết rơi dày 3 mét là bình thường. Tỉnh Niigata là một trong những nơi có nhiều tuyết nhất thế giới với kỉ lục tuyết dày 8 mét.

    Q: Mùa nào đẹp nhất ở Nhật Bản?
    Như Sei Shonagon, một tác giả nữ thế kỉ thứ 10 đã viết trong tùy bút ‘Makura no shoshi’, mỗi mùa có cái thú riêng của nó. Bà viết “Bình minh đẹp nhất trong mùa xuân, đêm đẹp nhất trong mùa hạ, hoàng hôn đẹp nhất trong mùa thu và buổi sớm ban mai đẹp nhất trong mùa đông.” Mặc dầu vậy, phần lớn người Nhật nói rằng mùa đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu. Đặc biệt là đầu tháng Năm khi cây lá xanh tươi và khoảng từ cuối tháng Chín tới giữa tháng 11 – mùa lá đỏ. Họ thích những khoảng thời gian này vì thời tiết ổn định, lý tưởng cho việc đi du lịch.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  8. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  9. #5
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Thiên tai Nhật Bản

    Q: Tại sao Nhật Bản có nhiều động đất?
    Nhật Bản nằm trên phiến địa tầng Bắc Mỹ và Châu Âu. Phiến địa tầng Thái Bình Dương và phiến địa tầng biển Philippin lại nằm dưới các phiến địa tầng này. Kết quả là làm cho cấu tạo địa tầng không ổn định, gây ra nhiều động đất. Bên cạnh đó, địa tầng Nhật Bản lại có rất nhiều “hoạt đoạn tầng”. “Hoạt đoạn tầng” là tầng đứt đoạn có khả năng dịch chuyển. Trong qúa khứ, khoảng vài chục vạn năm trước, những tầng như thể đã dịch chuyển nhiều lần. Người ta nói rẳng sự dịch chuyển đó có chu kỳ khoảng 1000 năm. Trận động đất khủng khiếp năm 1995 cũng có nguyên nhân là do “hoạt đoạn tầng”.

    Q: Động đất lớn xảy ra gần đây nhất là ở đâu?
    Vào hồi 5 giờ 46 ngày 17 tháng Một năm 1995, một trận động đất lớn đã nổ ra tại khu vực phỉa nam tỉnh Hyogo. Sau này người ta gọi trận động đất này là “Hanshin-Awaji Daishinsai” (Phản thần – Đạm lộ Đại Chấn Tai) Các trận động đất lớn ở Nhật Bản thường xảy ra trên mặt địa tầng gần thềm lục địa. Tuy nhiên trận động đất đặc biệt lần này lại xảy ra do sự dịch chuyển của “hoạt đoạn tầng” ngay phía dưới thành phố Kobe.Trận động đất lớn Hanshin-Awaji này đã trở thành một trong những trận động đất khủng khiếp nhất trong lịch sử với 7.2 độ richte. Trên 6 nghìn người bị thiệt mạng. Trên 4 vạn người bị thương. 20 vạn căn nhà bị phá hủy. Năm 1923 có một trận động đất lớn tương tự, gọi là “Trận động đất Tokyo 1923″. Chấn độ của trận động đất này là 7,9 độ richte, nó đã giết chết 90 nghìn người, làm bị thương 100 nghìn người. Chỉ riêng trong thập kỉ 90 đã có vài trận động đất lớn xảy ra tại các vùng Hokkaido và Tohoku.

    Bổ sung: Cơn địa chấn 8,9 độ Richter làm rung chuyển bờ biển phía đông của Nhật Bản ngày 11/3/2011, gây nên sóng thần trên Thái Bình Dương. Nếu tính từ năm 1900 thì đây là cơn địa chấn có cường độ lớn thứ năm trên TGiới.

    Q: Trong tương lai gần, vùng nào có thể có động đất lớn?
    Với trình độ khoa học kĩ thuật hiện nay, không thể dự đoán chính xác được khi nào thì động đất xảy ra. Tuy nhiên dựa trên các số liệu trong quá khứ, có vài địa điểm được xem là nguy hiểm.Một vài chuyên gia cho rằng một trận động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại vịnh Suruga tỉnh Shizuoka vùng Tokai (Đông Hải). Khu vực này đang được theo dõi thường xuyên.Ngoài khơi Sanriku vùng Tohoku (Đông Bắc) cũng được xem là vùng có thể xảy ra động đất lớn. Nguyên nhân là do phiến địa tầng Thái Bình Dương đang oằn mình ngay bên dưới quần đảo Nhật Bản, đặc biệt là khu vực này. Cũng có khả năng nữa là tsunami (sóng thần) sẽ đến nếu như có động đất lớn tại khu vực giáp biển.”Hoạt đoạn tầng” có ở khắp nước Nhật và trong đó đặc biệt có nhiều ở khu vực Chubu (Trung Bộ) và Kinki (Kinh Kỳ). Không thể không tính đến Tokyo nơi có khá nhiều “hoạt đoạn tầng” chạy từ tây bắc tới đông. Nơi nào có “hoạt đoạn tầng” nơi đó có thể có động đất.

    Q: Tsunami nghĩa là gì?
    Tsunami là sóng thuỷ triều cao, phần lớn tạo ra khi có động đất làm cho đáy biển chuyển động đột ngột. Phần lớn các miền duyên hải Nhật Bản đã bị tsunami tấn công. Trong số đó, vùng duyên hải Sanriku khu vực Tohoku đặc biệt bị thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân là do vùng Sanriku này có cấu tạo theo kiểu RIA với nhiều vịnh nhỏ ăn sâu vào vách đá. Điều đó làm sóng thuỷ triều lên cao hơn nhiều so với các vùng khác.Trong trận động đất ngoài khơi vùng tây nam Hokkaido, một con sóng thần Tsunami cao 20 mét đã tấn công đảo Okushiri làm cho 230 người chết và bị thương.

    Q: Mỗi năm Nhật Bản có khoảng bao nhiêu cơn bão?
    Trung bình mỗi năm có 4 cơn bão đổ vào nước Nhật. Con số trung bình hàng năm của các cơn bão phát sinh tại khu vực phía tây của Bắc Thái Bình Dương là 27. Không phải tất cả đều hướng đến Nhật Bản. Nguyên nhân là do dòng dịch chuyển của gió tầng trên mang bão thay đổi theo mùa.

    Q: Typhoon và hurricane khác nhau như thế nào?
    Hurricane là một loại áp thấp nhiệt đới phát sinh ở Bắc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Tốc độ gió cao nhất 32.7 mét trên giây kèm theo mưa lớn.Typhoon (Taifu, Đài Phong) là một loại áp thấp nhiệt đới phát sinh ở phía tây của Bắc Thái Bình Dương. Tốc độ gió cao nhất 17.2 mét trên giây cùng với mưa lớn. Nguồn gốc của từ Đài Phong có lẽ là “Đại Phong” (nghĩa là gió lớn) của người Trung Quốc.Về cơ bản typhoon và hurricane giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở địa điểm phát sinh và tốc độ gió.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  10. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  11. #6
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Nguồn gốc Nhật Bản

    Q: Nước Nhật Bản có từ khi nào?
    Ở Nhật người ta lấy ngày 11 tháng 2 làm ngày Quốc khánh. Ngày này được lấy dựa trên truyền thuyết, thần thoại ghi trong các văn tự cổ như Kojiki (Cổ sự ký) và Nihon shoki (Nhật Bản thư kỷ). Về mặt học vấn, không ai biết ngày đó có đúng là ngày Quốc khánh hay không.Bởi cho đến thế kỉ thứ 5 Nhật Bản không có tài liệu ghi chép về lịch sử nên chỉ có thể tham khảo các tư liệu của người Trung Quốc. Trong cuốn Hậu Hán thư của Trung Quốc có ghi: Năm 57, quốc vương nước Nô xứ Nhật Bản đến chầu và trong cuốn Nguỵ sử hoà nhân truyền có ghi: Ở nước Yamatai có một nữ vương tên là Himiko thống trị khoảng 30 nước nhỏ. (Yamatai: Tà Mã Đài, Himiko: Ty di hô)Trong cuốn Nhật Bản thư kỷ có ghi rằng Himiko chính là hoàng hậu Thần công nhưng các sử gia hiện đại phủ nhận điều này. Họ cho rằng sau khi nước Yamatai tan vỡ, đến khoảng thế kỷ thứ 7 nước Nhật tồn tại như là một khối độc lập và sau này trở thành nền móng của chính quyền Yamato (Đại Hoà).

    Q: Nhật Bản được gọi là Nippon hay Nihon từ khi nào?
    Theo cuốn Nhật Bản thư kỷ và cuốn Cổ sự ký thì ngày xưa nước Nhật được gọi là Phong Hoà Nguyên Thuỵ Tuệ Quốc hoặc Hoà Nguyên Trung Quốc. Tuy nhiên ở Trung Quốc và Hàn Quốc người ta gọi nước Nhật cổ là Hoà. Ở Nhật người ta gọi là Yamato (Đại Hoà).Sau một thời gian đoạn tuyệt quan hệ với Trung Quốc, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7 trong cuốn Cựu Đường thư của Trung Quốc xuất hiện một câu như sau: Nước Nhật Bản là tên khác của Hoà Quốc, gọi là Nhật Bản vì nước đó là nơi mặt trời mọc. Đổi tên thành Nhật Bản bởi người dân nước này không thích tên Hoà Quốc. Và tên Nhật Bản (Nihon, Nippon) được sinh ra từ đấy. Cuốn Nhật Bản thư kỷ được biên tập vào thế kỷ thứ 8 và do đó, cách gọi Hoà Quốc trong các tư liệu trước đó chắc chắn đã được chuyển thành Nhật Bản.

    Q: Giữa “Nihon và Nippon, cách gọi nào đúng?
    Năm 1934 Đại hội quốc ngữ lâm thời bộ Giáo dục Nhật Bản đề nghị cách gọi Nippon là đúng. Tức là trước đó tồn tại cả hai cách gọi Nihon hoặc Nippon. Tuy nhiên quyết định của đại hội đó không phải là luật cho nên hiện vẫn tồn tại cả hai cách gọi. Trên các con tem đều in Nippon, trên bộ đồng phục của các tuyển thủ quốc gia đi thi đấu quốc tế cũng in Nippon … Như vậy, nếu xét về mặt hành chính thì cách gọi Nippon được dùng nhiều hơn.

    Q: Người Nhật từ đâu đến?
    Nhiều người nghĩ rằng dân tộc Nhật là thuần chủng 100%, tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây thì người Nhật là kết hợp của một số chủng tộc. Kết luận này dựa trên các đặc điểm về hình thể của người Nhật. Có thể cho rằng người Nhật là kết hợp của người Đông Nam Á (Tộc Jomon), người Tungusic (Tộc Yayoi, qua bán đảo Triều Tiên đến Nhật ) và bộ tộc người Ainu.

    Q: Người Ainu sống ở Nhật Bản từ khi nào?
    Cách đây khoảng 1000 năm có một nền văn hoá tên là Satsumon (Sát văn) trải rộng từ quần đảo Sakhalin, Kuril tới Hokkaido và khu vực bắc Honshu. Người ta cho rằng chính người Ainu là chủ thể của nền văn hoá này. Có nghĩa rằng người Ainu sống ở khu vực này trước người Nhật. Người Ainu sinh sống dựa vào tự nhiên với nghề săn bắt, đánh cá, hái lượm. Nhưng đến khoảng thế kỷ 15, thiên nhiên rộng lớn ấy của họ bị Hoà nhân, sau này gọi là người Nhật, xâm lược. Sau những xung đột dữ dội và dai dẳng, đến cuối thế kỷ 18 khu vực Hokkaido của người Ainu đã bị Nhật xâm chiếm hoàn toàn. Sau đó, dưới chính quyền Minh Trị, người Ainu bị đồng hoá với người bản địa. Tuy vậy, văn hoá Ainu, tiếng nói Ainu vẫn được con cháu họ gìn giữ cho đến ngày nay.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  12. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    lynkloo (14-01-2012)

  13. #7
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Quốc ca và quốc kì

    Q: Bài Kimigayo được trở thành quốc ca Nhật Bản từ khi nào?
    Năm 1893 (Minh Trị thứ 26) bài Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật Bản công bố trở thành bài phải được hát trong các trường học vào ngày lễ. Thực ra người nhấn mạnh sự cần thiết của quốc ca Nhật Bản là một nhạc trưởng trong quân đội Anh tên là Fenton còn lời bài hát là được lấy từ một bài thơ trong Cổ kim hoà ca tập và Hoà hán lãng vịnh tập. Sau nhiều lần xem xét, năm 1880, giai điệu của một nhã nhạc gia tên là Hayashi Hiromori đã được chọn, sau đó giai điệu này được soạn nhạc bởi một giáo viên âm nhạc người Đức tên là Franz Eckert. Và Kimigayo ra đời. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2, bài Kimigayo bị phê phán nhiều bởi đó là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt, cho chế độ Thiên hoàng. Đó là quốc ca của một đất nước quân phiệt hoá bằng chiến tranh Nhật-Thanh, chiến tranh Nhật-Nga, sự kiện Mãn Châu và chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù có rất nhiều phản đối, ngày 9 tháng 8 năm 1999, Kimigayo trở thành quốc ca chính thức của Nhật và điều này đã được ghi rõ trong hiến pháp.

    Q: Ý nghĩa của bài Kimigayo là gì?
    Lời của bài Kimigayo là:

    ki mi ga – yo – wa
    chiyo ni — ya chi yo ni
    sa za re i shino
    i wa o to na ri te
    mu – su – ma – de


    Kimi nghĩa là quân trong quân thần. Từ kimi hiện nay được dùng với nghĩa: chủ nhân, trưởng gia đình, bạn hữu, người yêu… dùng từ kimi để gọi người thân thiết với mình hoặc người dưới tuổi. Tuy nhiên, dưới chế độ quân phiệt ngày xưa thì kimi chính là chỉ Thiên hoàng. Nghĩa đại thể của bài Kimigayo này là Chúc mạnh khoẻ mãi mãi! Vạn tuế.

    Q: Quốc kỳ của Nhật Bản được qui định từ khi nào?
    Cũng giống như quốc ca, Hinomaru chính thức trở thành quốc kỳ của Nhật vào ngày 9 tháng 8 năm 1999. Thiết kế hiện nay với một hình tròn đỏ trên nền trắng là có từ năm 1854 khi mạc phủ Togugawa chọn đó làm cờ hiệu cho các thuyền Nhật. Đương thời, làm như vậy là để phân biệt thuyền Nhật với thuyền các nước khác chứ hoàn toàn không nhất thiết là quốc kỳ. Đến thời Minh Trị, năm 1870 thuyền hiệu đó được quy định bởi Thái chính quản (Tương đương quốc hội ngày nay). Dần dần thuyền hiệu này trở thành quốc kỳ lúc nào không hay. Sau chiến tranh, giống như Kimigayo, Hinomaru bị rất nhiều người cự tuyệt vì đó là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt.

    Q: Quốc hoa của Nhật là gì?
    Pháp luật không quy định rõ quốc hoa. Thông thường hoa cúc hoặc hoa anh đào được xem là quốc hoa của Nhật. Hoa cúc là biểu tượng của hoàng thất còn hoa anh đào thì rất được dân chúng yêu thích. Trong quốc hoa thì có quốc hoa được luật pháp quy định như hoa mai của Trung Quốc, lại có quốc hoa do tự nhiên quy định như hoa huệ tây (lily) và hoa diên vỹ (iris) của Pháp hay hoa hồng và hoa thuỷ tiên của Anh.

    Q: Quốc điểu của Nhật là gì?
    Pháp luật không quy định rõ quốc điểu. Ở Nhật người ta coi chim trĩ là quốc điểu bởi chim trĩ xanh lục chỉ có ở Nhật, bên cạnh đó chim trĩ lại có mặt trong rất nhiều chuyện dân gian. Có thể nói chim trĩ là một phần của phong thổ nước Nhật.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  14. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    havui (05-06-2012), lynkloo (14-01-2012)

  15. #8
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Tiếng Nhật

    Q: Nguồn gốc tiếng Nhật là gì?
    Ngôn ngữ gần với tiếng Nhật nhất là tiếng Triều Tiên. Hai thứ tiếng này giống nhau gần như hoàn toàn về cách sắp xếp chủ ngữ (shugo) – bổ ngữ (mokutekigo) – vị ngữ (jutsugo). Tuy nhiên không có bằng chứng xác đáng nào chứng minh được rằng hai thứ tiếng này có chung một nguồn gốc. Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của tiếng Nhật: Từ nhóm ngôn ngữ Ural-Altaic, từ nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian ở phía nam, từ nhóm ngôn ngữ Ấn Độ-Tây Tạng, từ nhóm ngôn ngữ Tamil vân vân. Nói tóm lại, vẫn chưa biết nguồn gốc của tiếng Nhật. Tuy nhiên, nếu xét riêng về mặt ngôn ngữ thì tiếng Nhật sử dụng rất nhiều từ Hán do có sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Nhật và Trung Hoa. Hơn thế nữa chữ mềm (Hiragana – bình giả danh) và chữ cứng (Katakana – phiến giả danh) lại được tạo ra dựa trên chữ Hán. Tiếng Nhật hiện nay được tạo ra nhờ chữ Hán và chữ Kana (giả danh).

    Q: Đặc trưng của tiếng Nhật là gì?
    Trước hết phải nói đến đặc điểm phát âm. Trừ N (ん) ra, một âm được biểu hiện chỉ bằng nguyên âm hay cặp phụ âm cộng nguyên âm.

    Ví dụ:
    Từ tokei (Đồng hồ) được tạo bởi một cặp to, cặp ke và nguyên âm i -> to-ke-i
    Từ watakushi (Tôi) được tạo bởi cằp wa, cặp ta, cặp ku và cặp shi -> wa-ta-ku-shi

    Trọng âm thì không phân biệt mạnh-yếu như tiếng Anh mà phân biệt cao-thấp. Ví dụ khi đọc YOKOHAMA thì YO đọc với giọng cao còn KOHAMA đọc với giọng thấp hơn. Tuy nhiên không phải trọng âm là giống nhau trong cả nước mà khác nhau từ đông Nhật Bản sang tây Nhật Bản, từ vùng này qua vùng khác. Từ vựng của tiếng Nhật gồm có từ thuần Nhật, từ Hán Nhật và từ mượn từ tiếng nước ngoài viết bằng Katakana (phiến giả danh, chữ cứng).

    Cấu tạo của một câu văn là như sau:

    1) Chủ ngữ + bổ ngữ + động từ.
    Ví dụ: Kare wa daigakusei desu = Cậu ấy sinh viên là

    2) Chủ ngữ + đối tượng + động từ
    Ví dụ: Watashi ha gohan wo tabeta = Tôi cơm ăn

    Chỉ cần chú ý rằng động từ luôn đứng cuối câu và từ bổ nghĩa luôn đứng trước từ được bổ nghĩa thì có thể thay đổi vị trí các từ trong câu khá tự do. Nếu so sánh với tiếng Anh thì tiếng Nhật rất phát triển thể kính ngữ giống như trong tiếng Hàn Quốc. Trong đàm thoại thì từ nam giới và từ nữ giới cũng được phân biệt rõ ràng.

    Q: Chữ mềm và chữ cứng được tạo ra như thế nào?
    Chữ Kana được tạo ra bằng cách đơn giản hoá chữ Hán sau khi đã loại bỏ nghĩa của chữ Hán đó, chỉ giữ lại âm. Tác phẩm Vạn diệp tập (Man’yoshu) được biên soạn vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8 bao gồm khoảng 4500 câu ca, toàn bộ được viết bằng chữ Hán (Kanji) theo kiểu ateji (Hoạt tự – chỉ dùng âm, không quan tâm đến nghĩa của chữ đó để biểu thị một từ). Sau đó Kana được hoàn thiện dần dần và vào cuối thế kỷ thứ 9, bộ chữ mềm Hiragana được hoàn thành. Chữ cứng Katakana là bản đơn giản hoá hơn nữa của Hiragana. Katakana cũng được tạo ra cùng thời với Hiragana. Ngay từ đầu thế kỷ thứ 9 đã có nhiều văn tự viết bằng Katakana.

    Q: Phải học bao nhiêu chữ Hán thì đủ?
    Phần lớn trong số tổng cộng khoảng 50 nghìn chữ Hán đã được đưa vào tiếng Nhật. Bên cạnh đó còn có những chữ Hán do người Nhật tạo ra. Ví dụ chữ touge 峠 được ghép bởi 3 chữ: sơn, thượng, hạ có nghĩa là đèo. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày không cần thiết phải nhớ nhiều chữ Hán đến như thế. Hiện nay mỗi người nên nhớ khoảng 1945 chữ trong bảng thường dùng Hán tự. Bảng này do bộ giáo dục Nhật Bản qui định và đã được Việt hoá bởi tác giả Đỗ Thông Minh. Phần lớn người Việt Nam ở Nhật dùng bảng này như là một công cụ không thể thiếu khi học tiếng Nhật.

    Q: Chữ Hán, chữ mềm và chữ cứng được dùng như thế nào?
    Trong tiếng Nhật tồn tại đồng thời 3 loại ký tự: Chữ Hán (Kanji), chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakana). Chữ Hán là chữ tượng hình du nhập vào từ Trung Quốc, chữ mềm và chữ cứng là bản đơn giản hoá của chữ Hán để biểu thị âm. Hầu hết danh từ được viết bằng chữ Hán (Từ Hán-Nhật), động từ và tính từ thì được viết hỗn hợp giữa chữ Hán và chữ mềm. Trợ từ và trợ động từ được viết bằng chữ mềm, từ ngoại lai (Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan …) được viết bằng chữ cứng. Do tiếng Nhật có nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên viết bằng chữ Hán (nhìn chữ đoán được ý) sẽ dễ hiểu hơn.

    Q: Giữa viết ngang và viết dọc, loại nào phổ biến hơn?
    Các văn bản có tính chất lịch sử đang tồn tại ở Nhật, tất cả đều được viết dọc. Ngày trước tiếng Nhật chỉ có loại viết dọc này thôi.

    Tuy nhiên với sự du nhập của văn hoá phương Tây, cách viết dọc trở nên bất tiện khi viết chữ alphabet, chữ số Ả Rập và các công thức toán học. May thay chữ Hán và chữ Kana có đặc điểm là không thay đổi ý nghĩa cho dù viết ngang hay viết dọc. Cách viết ngang ngày càng trở nên phổ biến trong các văn bản liên quan đến khoa học tự nhiên. Ngày nay, trừ sách quốc ngữ ra, hầu như tất cả sách giáo khoa khác đều sử dụng cách viết ngang. Lớp trẻ không hề thấy khó khăn gì trong chuyện đọc, viết ngang. Chắc chắn cách viết ngang sẽ ngày càng được phổ biến.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  16. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    havui (05-06-2012), lynkloo (14-01-2012)

  17. #9
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Nhật Hoàng


    Q: Nhật hoàng đầu tiên là ai?
    Theo các cuốn sách ghi lại lịch sử cổ đại Nhật Bản như Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ thì Thiên hoàng đầu tiên của Nhật là Thần Vũ Thiên hoàng sống vào khoảng năm 660 trước công nguyên. Tuy nhiên kết luận này hoàn toàn không có căn cứ chính xác nào. Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ được biên soạn vào thế kỷ thứ 8, có thể nói chắc rằng giả thiết về Thần Vũ Thiên hoàng là mang tính thần thoại. Hiện thực hơn thì người ta cho rằng Sùng Thần Thiên hoàng là Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử nhưng dựa vào ghi chép còn sót lại đến ngày nay thì Thiên hoàng Suiko (Suy cổ) – người trị vị từ năm 592 tới năm 628, mới là Thiên hoàng đầu tiên. Đây là thời kỳ của thái tử Shotoku (Thánh Đức) – nhà cải cách lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản cổ đại.

    Q: Nguồn gốc của Nhật hoàng là từ đâu?
    Dân tộc Nhật từ đâu tới cũng không biết, nước Nhật sinh ra như thế nào cũng không rõ ràng. Chính vì vậy nguồn gốc của Nhật hoàng cũng là một câu hỏi chưa có lời đáp. Có rất nhiều giả thiết về tổ tiên của Nhật hoàng: Thuyết Himiko (Ty di hô) của nước Yamatai, thuyết Matsuei (Mạt Duệ) của nước Kuna (Cẩu nô), thuyết một hào tộc của vùng Đại Hoà …Tuy nhiên có thể nói chắc chắn rằng tổ tiên của Nhật hoàng phải là con cháu của thế lực đã lập nên triều đình Yamato.

    Q: Cho đến nay, có tất cả bao nhiêu Nhật hoàng?
    Tất nhiên không thể biết được chính xác có bao nhiêu Nhật hoàng tất cả vì không có tư liệu lịch sử. Theo cuốn Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ thì Nhật hoàng Bình Thành hiện nay là đời thứ 125 tính từ đời thứ nhất là Thần Vũ Thiên hoàng.

    Q: Nhật hoàng hiện nay là người như thế nào?
    Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, địa vị của Nhật hoàng thay đổi rất nhiều. Theo hiến pháp mới, Nhật hoàng từ vị trí nguyên thủ quốc gia chuyển sang biểu tượng của quốc gia. Người đón nhận những thay đổi lớn lao này chính là Chiêu Hoà Thiên hoàng – phụ thân của Nhật hoàng hiện nay. Khi chiến tranh kết thúc, Nhật hoàng 11 tuổi. Sau đó dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ, Nhật Bản bắt đầu xây dựng chế độ dân chủ. Trong bối cảnh như vậy, Nhật hoàng không tiếp thu kiểu giáo dục dành cho đế vương mà được dạy học bởi một giáo viên tiếng Anh người Mỹ, theo kiểu giáo dục mới. Năm 1989 Nhật hoàng Bình Thành chính thức lên ngôi. Nhật hoàng là một người ôn hoà theo chủ nghĩa hoà bình.

    Q: Niên hiệu được quyết định như thế nào?
    Ngày xưa niên hiệu được quyết định không chỉ khi Nhật hoàng cũ băng hà, Nhật hoàng mới lên ngôi mà bao gồm cả các dịp khác: Khi Nhật hoàng truyền ngôi sớm, khi muốn cầu cho đất nước thái bình, khi có sự chuyển giao quyền lực trong bộ máy Mạc phủ tướng quân. Tuy nhiên, kể từ thời Minh Trị trở đi thì niên hiệu được quyết định tính từ khi Nhật hoàng lên ngôi cho tới khi Nhật hoàng đó băng hà. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, mặc dù Nhật hoàng chỉ là biểu tượng của quốc gia nhưng cách quyết định niên hiệu này vẫn không thay đổi. Sự thay đổi duy nhất là từ trước tới nay nếu niên hiệu là do Thiên hoàng quyết định thì sau chiến tranh, niên hiệu là do nội các chính phủ quyết định. Khi Nhật hoàng lên ngôi, một số quan chức trong nội các sẽ đề cử niên hiệu để từ trong số đó sẽ chọn lấy một. Niên hiệu Bình Thành là niên hiệu đầu tiên được quyết định theo phương thức này.

    Q: Công việc của Nhật hoàng hiện nay là gì?
    Từ khi hiến pháp mới có hiệu lực năm 1947 thì vai trò của Nhật hoàng thay đổi gần như hoàn toàn so với trước chiến tranh. Quyền thống trị và thần quyền của Nhật hoàng đã mất đi, thay vào đó công việc của Nhật hoàng như ghi trong hiến pháp là Tiến hành các công việc của quốc gia dựa trên sự cho phép của nội các chính phủ. Cụ thể, nhiệm vụ của Nhật hoàng là: chỉ định thủ tướng chính phủ và chánh án toà án tối cao, thông báo việc khai hội hay giải tán quốc hội, công bố các văn bản luật mới … vân vân. Thêm vào đó công việc của Nhật hoàng bao gồm cả việc tham dự các ngày lễ của quốc dân, tiếp đón nguyên thủ quốc gia các nước, viếng thăm các nước … tất cả đều phải nằm trong khuôn khổ, không ảnh hưởng đến chính trị và với mục đích củng cố mối quan hệ hoà hảo giữa quốc dân với các quốc gia khác.

    Q: Phụ nữ có thể trở thành Nhật hoàng hay không?
    Theo các ghi chép còn sót lại thì trong lịch sử có khoảng 10 Nhật hoàng là phụ nữ. Nhật hoàng nữ cổ nhất là Suy cổ Thiên hoàng (592-628), Nhật hoàng nữ mới nhất là Thiên hoàng Gosakuramachi (Hậu Anh Đinh Thiên hoàng). Việc truyền ngôi là theo kiểu cha truyền con nối trong đó con trai sẽ nối nghiệp cha. Tuy nhiên trong trường hợp khi Nhật hoàng băng hà mà người nối nghiệp đó không đủ điều kiện để trở thành Thiên hoàng thì hoàng thái hậu, công chúa hoặc công nương sẽ lên nối ngôi. Nhật hoàng hiện nay có hai người con trai: Hoàng thái tử và hoàng tử Akishino-no-miya. Ngày 1 tháng 12 năm 2001, hoàng thái tử sinh con đầu lòng là con gái. Chuyện Nhật Bản sẽ có Thiên hoàng là phụ nữ có thể xảy ra nếu hoàng thái tử không sinh được con trai.

    Q: Hiện tại, ai được nói là thuộc về hoàng tộc?
    Như là một thành viên của hoàng tộc, chỉ những người con ruột của Thiên hoàng mới được gắn chữ Miya (cung) vào tên của mình. Như vậy những thành viên của hoàng tộc hiện nay là: Thiên hoàng, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng thái tử, công nương, công chúa Aiko, hoàng tử Akishino-no-miya, vợ của hoàng tử Akishino-no-miya, 2 con của hoàng tử Akishino-no-miya, …. tổng cộng 19 người. Mặc dù thân thế, quyền lợi và nghĩa vụ của hoàng thất được một bộ luật tên là Hoàng thất điển phạm qui định nhưng hoàng thất cũng phải chấp hành pháp luật giống hệt quốc dân. Điều khác biệt duy nhất là hoàng thất thì không có hộ tịch. Những người trong hoàng tộc không cần họ khi gọi tên. Ví dụ hoàng thái tử thì chỉ gọi là Naruhito (Đức Nhân), công nương thì chỉ gọi là Masako (Nhã Tử). Khi được nhận tên Cung với chữ Cung gắn đằng sau thì tên đó sẽ có chức năng như là họ.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  18. The Following 2 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    havui (05-06-2012), lynkloo (14-01-2012)

  19. #10
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Lịch sử nước Nhật


    Q: Nước Yamatai có thật sự tồn tại hay không?


    Trong cuốn sách lịch sử Nguỵ chí Hoà nhân truyền của Trung Quốc có ghi rằng vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ 2 nước Nhật ở trong tình trạng hỗn loạn. Khi đó có nữ vương nước Yamatai tên là Himiko (Ty di hô) đứng lên thống nhất đất nước. Việc nước Yamatai tồn tại là không phủ nhận được nhưng vị trí nước đó ở đâu thì cho đến nay vẫn còn chưa minh bạch và là chủ đề cho các cuộc tranh luận. Có hai thuyết cơ bản, một là nước Yamatai nằm ở địa phận Kyushu ngày nay, hai là nước Yamatai nằm tại vùng phụ cận tỉnh Nara hiện nay.

    Q: Thời Kofun như thế nào?


    “Ko” l à “Cổ”, “Fun” là “Phần” trong “mộ phần”. Kofun nghĩa là mộ cổ của tầng lớp hào tộc, ngôi mộ nào cũng có hình một ngọn núi nhỏ được vun cao bằng đất. Trên các ngôi mộ đó có đặt một tượng người hoặc ngựa bằng đất gọi là Haniwa để trang trí. Trong ngôi mộ có một hầm đá đựng di hài người quá cố cùng với vũ khí, gương, quần áo …

    Kiểu xây mộ này rất thịnh hành trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 4 đến cuối thể kỷ thứ 7. Chính vì vậy người ta gọi thời kỳ này là thời Kofun. Từ thời này trở đi dần dần một nước Đại Hoà thống nhất được thành lập. Vào đầu thế kỷ thứ 7, thái tử Thánh Đức (574-622) đưa ra chính sách Quán vị thập nhị giai (tức là chế độ mười hai cấp bậc quan lại) và Hiến pháp thập thất điều nghĩa là hiến pháp 17 điều, tạo ra nền tảng lập pháp đầu tiên của quốc gia. Đây cũng là thời kỳ này có nhiều nghệ nhân, thợ thủ công mang kỹ thuật từ Trung Quốc, Triều Tiên đến truyền bá tại Nhật.

    Q: Thời Nara như thế nào?


    Nara là thời kỳ trải dài từ năm 710 đến năm 794 với kinh đô Bình Thành (Heijou kyou) đặt tại Nara. Nara là thời kỳ thi hành chính sách trung ương tập quyền và chế độ pháp trị. Phật giáo được nhà nước bảo hộ và phát triển rộng khắp. Tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới đặt tại chùa Todai (Đông Đại tự) hiện nay được làm ra trong thời kỳ này. Thời đại này cũng là giai đoạn mở rộng giao lưu văn hoá rộng rãi với các nước khác mà trung tâm là nhà Đường ở Trung Quốc. Ngoài ra có thể thấy một ảnh hưởng lớn của văn hoá Triều Tiên, Ấn Độ và Ba Tư trong thời đại này.

    Q: Thời Heian như thế nào?


    Vào cuối thế kỷ thứ 8, kinh đô được dời đến Kyoto và kéo dài trên một ngàn năm trong đó thời kỳ Heian (Bình An) dài 400 năm cho đến thế kỷ thứ 12. Tiếp theo thời kỳ Nara, quý tộc dưới quyền của Thiên hoàng vẫn nắm quyền cai trị đất nước. Đồng thời hào tộc ở khắp nơi cũng dần dần mở rộng việc tư hữu đất đai rồi trang bị vũ khí, đoàn kết lại để bảo vệ mình khỏi chiến tranh với các khu vực láng giềng. Cuối cùng một gia tộc tên là Taira đã thu hết quyền lực chính trị vào trong tay, mở đầu cho một thời kỳ mới, thời kỳ của võ sĩ. Về mặt văn hoá, Nhật Bản đi từ việc chỉ mô phỏng và tiếp thu văn hoá Đường tới chỗ cải tiến và phát huy chúng cho hợp với phong thổ và cảm tính đặc thù của người Nhật. Tác phẩm nổi tiếng thế giới Nguyên thị vật ngữ (Chuyện kể Nguyên thị) của tác giả Murashiki Shikibu được sáng tác trong thời kỳ này.

    Q: Thời Kamakura như thế nào?


    Taira, gia tộc nắm quyền lực chính trị cho đến cuối thời kỳ Heian bị gia đình Minamoto diệt. Sau đó năm 1192, Minamoto Yoritomo trở thành Chinh di đại tướng quân và lập ra Mạc phủ ở Kamakura tỉnh Kanagawa ngày nay. Thời kỳ chính trị vũ gia bắt đầu. Mạc phủ là chính quyền quân sự mà trong đó tướng quân đứng đầu giới võ sĩ, đảm nhận chính sự. Thiên hoàng chỉ mang tính hình thức mà không có thực quyền. Tuy nhiên gia tộc Minamoto chỉ tồn tại được 3 đời. Sau Minamoto là gia tộc Hojo lên nắm quyền cho đến khi Thiên hoàng Go-Daigo lật đổ Mạc phủ, phục hồi nền chính trị Thiên hoàng vào năm 1333. Về mặt văn hoá, thời kỳ này sản sinh ra nhiều tác phẩm điêu khắc tả thực tượng Phật với vẻ võ sĩ, mạnh mẽ và cương nghị.

    Q: Thời Muromachi như thế nào?


    Thời Muromachi được chia ra làm hai: thời Nam Bắc triều và thời Chiến quốc. Thời Nam Bắc triều là thời kỳ tranh giành quyền lực giữa Thiên hoàng Go-Gaido và tướng quân Ashikaga Takauji. Thiên hoàng Go-Gaido là người lật đổ chính quyền Mạc phủ Kamakura và đưa chính quyền trở lại triều đình ở Kyoto năm 1333. Ashikaga Takauji là tướng quân lập ra Mạc phủ ở phía bắc Kyoto năm 1336 dưới triều Thiên hoàng Quang Minh. Thời Chiến quốc kéo dài khoảng 100 năm tính từ sau loạn Ứng Nhân năm 1467 đến khi Oda Nobunaga lật đổ Mạc phủ năm 1573. Thời Muromachi nhìn chung là thời kỳ của phát triển nông nghiệp, thương nghiệp và đô thị hoá. Về mặt văn hoá thời kỳ này sản sinh ra các loại hình nghệ thuật mới như tranh sơn dầu, kịch No, Kyogen (Cuồng ngôn), trà đạo, nghệ thuật cắm hoa.

    Q: Thời Azuchi-Momoyama như thế nào?


    Trong thời Chiến quốc Oda Nobunaga là người đánh bại tất cả các đối thủ nhưng chính Oda Nobunaga lại bị gia thần là Toyotomi Hideyoshi giết chết ngay trước khi đất nước sắp thống nhất. Người nối sự nghiệp sau đó không ai khác chính là Toyotomi Hideyoshi. Thời Azuchi-Momoyama là thời mà Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi nắm giữ quyền lực. Chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi là 30 năm tính từ năm 1568 (Có thuyết cho rằng năm 1573) nhưng thời kỳ này là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển nước Nhật phong kiến. Đáng chú ý nhất là chính sách kiểm địa và chính sách thu hồi vũ khí. Kiểm địa là chính sách kiểm tra diện tích và mức thu hoạch từ đất đai sau đó quyết định mức thuế và người chịu trách nhiệm nộp thuế. Chính sách thu hồi vũ khí là chính sách thu hồi tất cả các loại vũ khí trong dân chúng, cố định hoá thân phận của nông dân và đặt quyền thống trị vào tay tầng lớp võ sĩ.

    Văn hoá thời kỳ này được gọi là Văn hoá Azuchi-Momoyama với sự yếu đi trong ảnh hưởng của Phật giáo thêm vào đó là vẻ tự do, tráng lệ. Phong cách kiến trúc Thành Bang với các Thiên Thủ Các cao và nhọn hay loại tranh trang trí tường lấp lánh vàng là những điển hình.

    Q: Thời Edo như thế nào?


    Thời Edo (Giang Tô) kéo dài 260 năm tính từ khi Tokugawa Ieyasu lật đổ gia đình Toyotomi và mở ra Mạc phủ ở Edo (Tokyo) năm 1603 và thống trị toàn quốc. Những người được tướng quân, người cao cấp nhất trong Mạc phủ giao cho trên 1 vạn thạch đất đai thì được gọi là đại danh, lãnh địa và cơ quan quản lý như thế được gọi là phiên. Mạc phủ thông qua các phiên để quản lý đất đai và dân chúng trên toàn quốc. Chế độ này gọi là chế độ Mạc phiên. Thời kỳ này thực thi mạnh chế độ phân chia giai cấp: sĩ nông công thương trong đó tầng lớp võ sĩ là cao nhất. Về đối ngoại: thực thi chính sách bế quan toả cảng, cấm đạo Thiên Chúa. Về mặt văn hoá, cuối thể kỷ 17, đầu thế kỷ 18 là giai đoạn khai hoa của kỷ nguyên văn hoá Nguyên lộc. Múa rối và ca vũ kỹ được lan rộng, Matsuo Basho làm bài cú (thơ ngắn), nghệ thuật vẽ tranh ukiyo-e mà sau này được phát huy bởi Utamaro, Hokusai, Hioshige.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  20. The Following 5 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    Chiyoko141 (14-01-2012), Edelvelvet (03-04-2012), havui (05-06-2012), lynkloo (14-01-2012), QuocToan (02-07-2012)

Trang 1/4 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 30-11-2010, 10:32 PM
  2. Những vụ hiếp dâm làm hại mối quan hệ Mỹ-Nhật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-02-2008, 10:48 PM
  3. Nhật sa thải quan chức tiết lộ thông tin mật
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 18-01-2008, 08:47 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-01-2008, 01:54 PM
  5. Nhật Bản quan tâm đến chính sách của Hàn Quốc
    By Kasumi in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-12-2007, 02:37 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •