>
Trang 2/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 11 tới 20 trên 34

Ðề tài: Dạy trẻ kiểu Nhật (Update #32: 8 bí quyết để không cáu giận với con của mẹ Nhật)

  1. #11
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 77995
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 3
    Thanks
    2
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Chất lượng giáo dục đã được công nhận, sao trong một số phim Nhật lại hay xuất hiện những thành phần bất mãn và nguy hiểm vậy nhỉ

  2. #12
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Trích Nguyên văn bởi quangminh1807 View Post
    Chất lượng giáo dục đã được công nhận, sao trong một số phim Nhật lại hay xuất hiện những thành phần bất mãn và nguy hiểm vậy nhỉ
    Ở đâu cũng vậy, có những góc sáng góc tối. Đó là những thành phần được sinh trưởng trong hoàn cảnh đặc biệt, có thể do bối cảnh gia đình, xã hội không tốt nên ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách về sau.
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  3. #13
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Học sinh Nhật: Không sợ bẩn, ngã và không ngại nắng

    Dù phơi nắng cả ngày hay mặc áo quần cộc giữa trời mùa đông lạnh 7 độ, trẻ em ở Nhật cũng không bị ốm do được rèn luyện thể lực thường xuyên từ nhỏ.

    Trong nhà trường Nhật có rất nhiều hoạt động thể dục thể thao dành cho học sinh: ngày chạy marathon dành cho các cấp học, ngày hội thể thao Undo Kai… Ngày hội thể thao là một ngày rất quan trọng, được tổ chức mỗi năm một lần ở các trường học Nhật Bản từ mẫu giáo trở đi.

    Chỉ một số môn đơn giản và tạo niềm vui, động lực cho cả tập thể tham gia như chạy 50m cho học sinh lớp 1; 60m cho học sinh lớp 2-3, 80m cho học sinh lớp 4; 100m cho học sinh lớp 6… nhưng đây là ngày được trông đợi của tất cả giáo viên, phụ huynh và học sinh.


    Quan trọng nhất không phải thắng thua mà là cố gắng hết mình


    Điều đặc biệt của việc dạy thể chất ở Nhật là: không thi đua, không thành tích, không tính điểm, không khống chế thời gian. Giáo viên chỉ xếp các thang đánh giá: làm được, làm rất tốt, cần cố gắng… Điều quan trong nhất mà người ta dạy học sinh là phải cố gắng hết sức mình, không bao giờ được bỏ cuộc. Phải chạy, chạy, chạy, nhanh hay chậm tùy sức từng người, nhưng không được phép lười biếng đi bộ.

    Kể cả những em khuyết tật cũng được khuyến khích chạy hết phần đường của mình, dù mất bao nhiêu thời gian. Vì không bị sức ép nên học sinh thích hoạt động, và phấn khởi khi mình hoàn thành bài tập dù không phải là người chạy nhanh nhất, thậm chí là người cuối cùng cán đích.


    Dù thời tiết ngoài trời là 7 độ C, nhưng các em học sinh cũng chỉ mặc áo cộc quần cộc, đứng co ro trong gió lạnh, trong khi bố mẹ mặc quần áo ấm to sù sụ. Chỉ sau ít phút khởi động, các con đã trở nên linh hoạt, tươi vui vì cơ thể ấm lên nhanh chóng.

    Ở Nhật, mùa đông học sinh cũng chỉ mặc áo dài tay, quần cộc hoặc dài, trên đường đi có mặc áo khoác nhưng đến lớp là cất áo để chạy nhảy. Các cô giáo luôn khuyến cáo không cho các con mặc quá ấm, sẽ làm cho người khó vận động, gây sự lười biếng.

    Phụ huynh Nhật cũng không ngại cho con phơi nắng, dù là chơi cả buổi chiều nắng ở công viên hay hoạt động ngoài trời từ sáng đến tối trong ngày hội thể thao. Họ rèn luyện cho con chịu nắng, chịu lạnh từ khi còn nhỏ.

    Mỗi buổi sáng, học sinh Nhật đi bộ từ nhà đến trường khoảng 25 phút. Một ngày học tập của các em cấp 1 bao giờ cũng có 1 tiếng hoạt động ngoại khóa, chơi sân trường rồi mới vào học. Đi học đồng nhất là giày thể thao, đến trường lại dùng giày đế mềm để dễ vận động.

    Nhiều người nghĩ rằng người Nhật xưa kia thấp lùn, khốn khổ, bây giờ có sự bứt phá ngoạn mục là “chiêu” khuyến khích lai tạo với người Châu Âu của chính phủ. Nhưng thực ra đó là do chế độ dinh dưỡng sự chú trọng và kiên trì rèn luyện thể lực từ bé ở gia đình lẫn nhà trường. Từ khi chưa biết đi các mẹ đã cho con công viên chơi ở bãi cát cả ngày, tận hưởng ánh nắng mặt trời không sợ bẩn, không sợ ngã, không ngại trời nắng hay lạnh.

    Hà Linh
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 9 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    aquariusstar (28-12-2013), baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), kumorirus (24-06-2013), linh_nhim (18-12-2012), ngongocmai (18-12-2012), phamthidung (26-03-2013), teenwitch (24-07-2012)

  5. #14
    Shogun
    teenwitch's Avatar


    Thành Viên Thứ: 83322
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Đắk Lắk
    Tổng số bài viết: 1,274
    Thanks
    2,440
    Thanked 2,196 Times in 629 Posts
    Nhớ lại hồi em học lớp 7, con gái 4 vòng, con trai 6 vòng chạy quanh sân trường. Đau thương....
    ko chạy đủ thì điểm kém cứ thế mà nhận thôi
    Quan trọng nhất không phải thắng thua mà là cố gắng hết mình
    Em thik câu này
    Chữ ký của teenwitch
    ~Oyasumipaana~
    *NEWS/Tegomass*YamaP*Hey!Say!JUMP/NYC*Kis-My-Ft2*Sako Tomohisa*Matsushita Yuya
    *Kana Nishino*YUI*BENI*Namie Amuro*Mai Kuraki*miwa*Ieiri Leo*Aimer*Utada Hikaru*AKB48*
    *Avril Lavigne*SS501*
    ~Kono koe ga kareru kurai ni GYOZA ni suki to ieba yokatta~

  6. #15
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 98587
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 9
    Thanks
    0
    Thanked 9 Times in 1 Post
    Trích Nguyên văn bởi Kasumi View Post
    Nhiều người nghĩ rằng người Nhật xưa kia thấp lùn, khốn khổ, bây giờ có sự bứt phá ngoạn mục là “chiêu” khuyến khích lai tạo với người Châu Âu của chính phủ.
    Không hiểu sao lại có người có suy nghĩ kiểu này. Để cải tạo chiều cao kiểu này thì phải lai tạo trên quy mô lớn, nếu vậy thì trên đường phố đâu đâu cũng thấy người Nhật - Tây, nhưng thực sự thì hiếm lắm mới thấy 1 người như vậy đi trên đường

  7. #16
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 128320
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: An Giang
    Tổng số bài viết: 3
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Đã hiểu ra tại sao người Nhật, ngay cả những đứa trẻ cho tới những cụ già đều không lãng phí đồ ăn như thế ^^

    Hồi học mẫu giáo mình cũng được chơi suốt mà. Bây giờ mẫu giáo lớn lớn một chút mới bắt đầu học vẽ học bơi học chữ, nhưng mình thấy học chữ thì mới thật sự là 'học', kiểu không được chơi ý. Còn mấy môn học kia vừa rèn luyện kĩ năng, vừa được chơi cùng bạn bè thôi mà

    Cái 'đoàn kết' và 'niềm đam mê học tập' thì đôi khi người lớn cũng phải noi theo nữa ấy chứ T_T

    Đang tự hỏi trong 6 tháng đầu, mẹ phải hành động như thế nào cho con được thông minh nhỉ?

  8. #17
    Chonin
    dante115's Avatar


    Thành Viên Thứ: 60164
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 10
    Thanks
    12
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Nhật có một nền giáo dục rất tuyệt vời mà rất nhiều nước muốn hướng tới và học hỏi. Cũng dễ hiểu tại sao người Nhật có tính cách quật cường và mạnh mẽ như thế. Mong muốn Việt Nam học tập được những cái hay này của họ để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay chứ cứ như bây giờ là không ổn tẹo nào ...
    Chữ ký của dante115

  9. #18
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Trích Nguyên văn bởi EX.Mirror View Post
    Đang tự hỏi trong 6 tháng đầu, mẹ phải hành động như thế nào cho con được thông minh nhỉ?
    Ko hiểu ý bạn là 6 tháng đầu thai kì hay là 6 tháng đầu của trẻ. Nếu là 6 tháng đầu của trẻ thì bạn đọc thêm ở đây >> http://japanest.com/forum/showthread...u-Nh%E1%BA%ADt

    Còn 6 tháng đầu thai kì thì hỏi GG Ở trển nhìu lắm
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  10. The Following User Says Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    phamthidung (26-03-2013)

  11. #19
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Dạy con kiểu Nhật: Cuộc “viễn du” đầu tiên của trẻ

    Ngày hôm qua, con gái tôi (11 tuổi) xin phép mẹ được tự mình làm cuộc “viễn du” nho nhỏ bằng xe đạp với em hàng xóm Akane - 9 tuổi. Các con sẽ mang theo bữa ăn trưa và đi tới chiều.

    Hai chị em bàn bạc và chuẩn bị cả tuần liền. Con in bản đồ thị trấn ra và cùng em Akane thảo luận đường đi, sẽ xem cái gì, ăn trưa ở đâu, ghé cửa hàng nào “mua sắm”… Đồ đạc mang theo như tấm trải, sách báo để đọc, đồ chơi , khăn ướt và khăn khô để giữ vệ sinh, áo mưa, ô cán gập… được cho vào ba lô sẵn. Mỗi chiều đi học về, 2 chị em lại tíu tít qua nhà nhau chụm đầu xem bản đồ, bàn bạc kể hoạch chuyến đi, những dự định.

    Chắc có lẽ thời gian tuần đó trôi chậm lắm nhưng rồi ngày chủ nhật cũng tới. Sáng sớm, em Akane qua nhà, 2 chị em tự mình chuẩn bị hộp cơm mang theo: xúc xích, trứng cuộn, cơm nắm, táo cắt miếng nhỏ cho dễ ăn, bông cải xanh luộc. Cả hai đều mang theo chút đỉnh “lộ phí” từ hộp tiền tiêu vặt hàng tháng.

    Em Akane mượn mẹ điện thoại di động. Hai chị em 2 ba lô nhỏ trên lưng, dắt xe đạp tiến ra đường. Dự định sẽ đi trong phạm vi 3 km, tới bờ sông Shingashi thì ghé ngôi chùa ven sông để cầu nguyện cho chị Lilia của bé Akane được khỏi bệnh.

    Hai chị em thỉnh thoảng gọi điện thoại về cho các bố mẹ biết đã đi tới đâu, đang làm gì. Con luôn nói: “Mọi thứ đều ổn mẹ à, vui lắm!”. Khi ăn cơm trưa trong công viên, con chụp hình gửi về cười toe toét.

    Chiều tới, 2 chị em trở về. Con mua kẹo cho em, và còn rất đàn chị, mua cho em Akane một cuốn sổ tay nhỏ giá 105 Yên để làm kỷ niệm “vì con là chị, con muốn chăm sóc em cho em vui”!


    Em bé hàng xóm Akane (9 tuổi)


    Mẹ nhớ mãi một ngày mùa xuân ấm áp, con gái đã tự mình tổ chức và thực hiện chuyến đi chơi xa đầu tiên trong cuộc đời. Chuyến đi của con băng qua những cánh đồng vàng hoa bồ công anh, con ngồi ăn trưa dưới rặng anh đào bồng bềnh, con lướt trên những con đường lát nhựa êm êm...

    Nhìn con chia quà cho em, dặn dò Akane cách dùng sổ tay, mẹ bâng khuâng nhớ chuyến đi xa đầu tiên của mẹ thời thơ ấu, có lẽ lúc đó mẹ bằng tuổi con.

    Ngày Tết Tất niên, bà ngoại cho phép mẹ đi xe đạp tự mình mang đồ về quê cho bà nội làm mâm cỗ cúng Tết. Đường quê qua cơn mưa lầy lội, ướt át, mẹ bị ngã, cái thủ lợn bị lấm lem bùn đất đỏ, nhưng bà nội rất vui vì mẹ đã có thể tự mình đi xa như thế. Mẹ nhớ ánh mắt long lanh mừng vui của bà nội lúc đó. Ánh mắt làm mẹ hiểu rằng hình như mẹ đã lớn lên rất nhiều, đã có thể tự mình đi xa, có thể làm được nhiều thứ như người lớn…

    Con đã rất vui với cuộc hành trình đó, con có lẽ cũng nghĩ rằng con đã lớn như mẹ, làm được điều mà trước nay chỉ có mẹ, bố và người lớn có thể làm. Mẹ cũng nghĩ thế, mẹ nghĩ con của mẹ đã lớn và mẹ phải cư xử với con như một người “có thể tự mình làm được nhiều thứ”, người đó vừa có cuộc hành trình xa tới tận... 3km khám phá bao thứ hay ho, và trở về bình yên, người đó không những tự bảo vệ mình mà còn bảo vệ, chăm chút cho em gái hàng xóm... làm cho em cũng được tận hưởng niềm vui của “cuộc viễn du đầu tiên”.

    Rồi con sẽ dần lớn lên, con sẽ có bao cuộc hành trình xa ngái. Sẽ có những niềm thú vị hay điều thất vọng trên những chặng đường con tới, con qua cho dù mẹ, cũng như bao bà mẹ khác, chỉ mong con luôn được vui, êm ả tới lui trên những chặng đường...

    Mẹ thường nghĩ, cuộc đời con người cũng là một cuộc hành trình…

    Là mẹ của con, cũng như bao người me khác, mẹ chỉ mong con luôn được bình yên, khi đạt tới những khát khao, mơ ước của mình, nhưng có lẽ sự thật thì trên đường đời cũng sẽ có lúc con bị những cơn mưa bất ngờ, những bão giông không tránh khỏi… Sẽ có lúc con khóc vì đau đớn, cô đơn vì thất vọng... Nhưng hãy là và cũng mong con luôn có được người đồng hành ấm áp sẻ chia!

    Hà Linh
    (Gửi từ Nhật Bản)
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  12. The Following 7 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    aquariusstar (28-12-2013), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), kumorirus (24-06-2013), linh_nhim (18-12-2012), ngongocmai (18-12-2012), phamthidung (26-03-2013)

  13. #20
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Mẹ Nhật nghiêm khắc trị con “lần lữa”

    - “Mẹ ơi, cho con đi chơi với bạn chút thôi, đi về con sẽ làm bài tiếp”, “con thích nhất đi bể bơi thành phố, mà vài ngày nữa bể bơi đóng cửa rồi”, bé Takuya, bạn thân nhất của con trai tôi nài nỉ. Mẹ Takuya nhất quyết không đồng ý, để dạy cho cậu bé bài học về việc nghiêm túc với kế hoạch học bài của mình.

    Takuya và Hán - con trai tôi - đều học lớp 5. Có con ở tuổi này, các mẹ gặp nhau thường than thở:

    - "Ôi trời, dạo này tôi nói gì cháu cũng chẳng chịu nghe đâu. Mệt lắm cơ!".
    - "Đúng đấy, càng lớn càng khó bảo, lại còn lý luận này nọ!"…

    Vào các ngày nghỉ cuối tuần ở Nhật Bản, trẻ em hầu như được phép đi chơi. Các em chỉ phải hoàn thành phần bài tập nhỏ ở nhà và không phải đi học thêm. Con trai tôi thường lý luận “ngày nghỉ mà mẹ bắt con học thì còn gì là ngày nghỉ nữa”. Trẻ em ở đâu cũng ham chơi, không tránh khỏi "việc hôm nay muốn để tới ngày mai".


    Nên dạy con nghiêm túc với kế hoạch của mình


    Chủ nhật đó, tôi quyết định cho các con đi bơi ở công viên nước thành phố. Công viên đó rất lớn, nhiều trò chơi nên hầu như bé nào cũng thích. Công viên cũng sắp đóng cửa vì đã hết mùa hè. Tôi cho phép con được rủ bạn đi cùng cho vui.

    Bé Hán nghĩ ngay tới Takuya và nói với tôi: “Bạn ấy thích nhất là bơi mẹ ạ!”. Bé háo hức gọi điện thoại cho Takuya rủ bạn đi cùng, nhưng Takuya trả lời là mẹ bé không đồng ý.

    Bé Hán nói chuyện với mẹ của bé Takuya: “Cô ơi, cháu xin phép cô cho Takuya đi cùng được không ạ? Còn hai ngày nữa công viên đóng cửa. Bạn Takuya bảo có kiểu bơi mới học được muốn biểu diễn cho cháu xem ạ!”.

    Mẹ của Takuya cảm ơn, chúc bé Hán chơi vui nhưng vẫn nhất quyết không cho Takuya đi.

    Bé Hán cầu cứu tôi nói chuyện với mẹ Takuya. Sợ chị ngại làm phiền nên tôi trấn an chị: “Chị cứ yên tâm để tôi trông cháu cho, chỉ còn vài ngày nữa công viên đóng cửa rồi, muốn đi cũng không được nữa. Chị đừng ngại, tôi sẽ đảm bảo an toàn cho cháu”.

    Mẹ Takuya cho biết Takuya chưa làm hết bài tập. Cậu bé đã hứa làm bài xong trong sáng thứ 7 để chủ nhật đi chơi nhưng cứ lần lữa. Ngày thứ 7, được tặng bộ truyện mới, cậu bé mê mải đọc, hẹn sang sáng chủ nhật làm bài, giờ vẫn chưa xong.

    Mẹ Takuya nói chị cũng muốn cho con đi chơi nhưng không còn cách nào khác. “Con phải chịu trách nhiệm về mình để lần sau biết nghiêm túc với kế hoạch đề ra, không lần lữa công việc”.

    Tôi giải thích cho con trai hiểu lý do bạn Takuya không được đi chơi. Bản thân tôi cũng học thêm được một kinh nghiệm về sự nghiêm khắc giữ kỷ luật để con hạn chế tính chần chừ, việc hôm nay để ngày mai, đặc biệt trong những ngày nghỉ.

    Hà Linh (Từ Nhật Bản)
    (Kienthuc.net.vn)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  14. The Following 10 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    aquariusstar (28-12-2013), baycotien (27-12-2012), capella211 (17-12-2012), cavang_chan (12-04-2013), chiengja (21-07-2013), hathi (10-02-2014), KHA (06-12-2012), kumorirus (24-06-2013), ngocdiep2907 (18-12-2012), phamthidung (26-03-2013)

Trang 2/4 đầuđầu 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 30-11-2013, 03:11 AM
  2. Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 03-05-2012, 11:22 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 12-01-2009, 01:35 PM
  4. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 30-12-2007, 04:07 AM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •