>
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: [22.03.2012] Thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

  1. #1
    Retired Mod


    Thành Viên Thứ: 85325
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 1,896
    Thanks
    968
    Thanked 2,974 Times in 1,031 Posts

    [22.03.2012] Thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

    (ĐCSVN) – Ngày 22/03 tại Hà Nội, Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Đại học Kinh tế Quốc dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo quốc tế “Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế”.

    Tham dự hội thảo có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngài Tanizaki Yashuki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và các đại biểu từ các bộ, ngành Trung ương và các sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương...


    Quang cảnh hội thảo (Ảnh: Vũ Thành)

    Nhiều ý kiến cho rằng, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực, trong đó bất cập lớn nhất nằm ở khung chính sách, năng lực công nghiệp trong nước và quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ. Các khảo sát cũng đánh giá, tuy mới đang ở trong giai đoạn phát triển nhưng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, khung pháp lý chưa đầy đủ, năng lực doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực công nghiệp, chưa có chính sách hỗ trợ, ưu đãi và chưa có cơ quan chuyên trách về công nghiệp hỗ trợ.

    Theo các đại diện của Nhật Bản, các địa phương tại Việt Nam muốn thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của Nhật Bản, cần phải lưu ý tới các vấn đề như: Các nhà đầu tư là người đưa ra quyết định chọn lựa địa điểm đầu tư chứ không phải là Chính phủ Nhật Bản; nhà đầu tư Nhật Bản có những suy nghĩ và mối quan tâm rất đặc thù. Với các SMEs Nhật Bản, họ quan tâm tới những vấn đề cơ bản như: cơ sở vật chất; sự bảo đảm an toàn cho đầu tư bằng sự hiện diện của một số yếu tố Nhật Bản; dịch vụ sau đầu tư, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả; nguồn lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; những ưu đãi về thuế; khoảng cách tới các trung tâm vận chuyển Logistic; giá và điều kiện thanh toán.

    Phát triển công nghiệp hỗ trợ để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020, việc đón các dòng vốn đầu tư là cần thiết. Tuy nhiên, mong muốn về một điểm đến đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản được đánh giá tương đối cao, đặc biệt với các SMEs. Khi nguồn lực không quá nhiều, SMEs Nhật Bản thường tìm kiếm địa điểm đầu tư có thể cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo giúp nhà đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất, đặc biết trong giai đoạn đầu tiên.

    Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu và thiết kế một hệ thống dịch vụ hỗ trợ là cần thiết để Việt Nam nói chung và các công ty phát triển hạ tầng, các khu công nghiệp có thể đảm bảo thu hút được đúng đối tượng, nhằm phát triển công nghiệp Việt Nam bền vững trên nền tảng công nghiệp hỗ trợ phát triển.

    Về phía Việt Nam, để xây dựng thành công chiến lược thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, trước hết, cần phải có nhận thức đúng đắn, từ đó chỉ định một cơ quan đầu mối, giám sát, chịu trách nhiệm chính, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, nâng cao năng lực công nghiệp trong nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ. Các giải pháp trên cần được triển khai đồng bộ, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành cơ quan liên quan, tận dụng tối đa cơ hội học hỏi, hợp tác với nước ngoài. Và việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đồi hỏi sự tập trung nguồn lực và một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài, cung cấp nguồn lực cho phát triển công nghiệp trong nước chính là sự phát triển của các khu công nghiệp, khu công nghiệp tập trung.

    Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, việc thu hút số lượng các SMEs Nhật Bản vào Việt Nam sẽ đem lại nhiều lợi ích cho hai nước. Để biến mối quan tâm chung thành hoạt động đầu tư thực tế, Việt Nam và Nhật Bản cần thường xuyên chia sẻ và trao đổi thông tin giữa các chuyên gia và các cấp liên quan đến đầu tư giữa hai nước; Kết nối với các tổ chức hỗ trợ Nhật Bản (METI, chính quyền địa phương, Cục SMEs, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Đại sứ quán, JETRO, JICA…); Đưa ra các ý tưởng mới nhằm thu hút các doanh nghiệp SMEs Nhật Bản; Nâng cấp các khu công nghiệp địa phương để có thể tiếp nhận đầu tư của Nhật Bản; Nâng cao năng lực quy hoạch và đầu tư của các tỉnh tiếp nhận đầu tư; Xây dựng cơ sở hạ tầng hiệu quả…

    VT
    Chữ ký của nic-chan
    Lạnh...
    ...rát buốt...
    ...gió cùng mưa...
    ...ôm ấp,vỗ về.

    Kasumi's FC

  2. #2
    Retired Mod


    Thành Viên Thứ: 85325
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 1,896
    Thanks
    968
    Thanked 2,974 Times in 1,031 Posts

    [22.03.2012] Thu hút DN Nhật Bản đầu tư vào VN: Chỉ thuế thôi sẽ không đủ

    Các chuyên gia đến từ Nhật Bản chỉ ra rằng, các SMEs mới là người đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư chứ không phải Chính phủ Nhật Bản.



    Sáng nay (ngày 22/3/2012) đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế”.

    Nhật Bản – Nhà đầu tư khó tính?


    Theo tài liệu của Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản, ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản hiện có khoảng 220.000 công ty, trong đó mới chỉ có 2,7% số công ty này đầu tư ra nước ngoài. Đây là một tiềm năng vô cùng to lớn để Việt Nam vận động thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ từ Nhật Bản
    Các chuyên gia đến từ Nhật Bản chỉ ra rằng, điều lưu ý hàng đầu đối với các địa phương muốn thu hút SMEs từ Nhật Bản chính là: Các nhà đầu tư là người đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư chứ không phải Chính phủ Nhật Bản.

    Tính đến hết tháng 2/2012, Nhật Bản đã trở thành quốc gia đứng đầu về số vốn đầu tư vào Việt Nam với số dự án tăng thêm là 23 dự án, tổng số vốn đầu tư là 1,2 tỷ đô la, nâng tổng số dự án lên 1692 dự án và số vốn đăng ký trên 24,7 tỷ đô la.

    Với các SMEs Nhật Bản, họ quan tâm tới những vấn đề cơ bản như: Cơ sở vật chất; Sự bảo đảm an toàn cho đầu tư bằng sự hiện diện của một yếu tố Nhật Bản (con người, doanh nghiệp hoặc đơn giản là chuyên gia nói tiếng Nhật); Dịch vụ sau đầu tư, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả.; Điện liên tục và ổn định; Nguồn lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; Những ưu đãi về thuế; Khoảng cách tới các trung tâm vận chuyển logistic; Giá và điều kiện thanh toán.

    Theo gợi ý của các nhà tư vấn Nhật Bản, “Nhà đầu tư Nhật Bản rất thận trọng nhưng nghiêm túc, có thể xem họ là nhà đầu tư khó tính.

    Vì thế, cần có những giải pháp thích hợp để đáp ứng, chẳng hạn như chuẩn bị sẵn sàng về mặt bằng, nhà xưởng, hạ tầng điện, nước, viễn thông… chứ không chỉ đơn thuần là ưu đãi thuế…”.

    Ưu tiên địa điểm là các khu công nghiệp


    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các SMEs Nhật Bản khi tìm kiếm địa điểm đầu tư ở Việt Nam, họ bao giờ cũng định hướng vào các KCN. Họ thường không đủ khả năng tài chính mua quyền sử dụng đất xây dựng cơ sở sản xuất, chính vì vậy các khu công nghiệp (KCN) được coi là lựa chọn phù hợp.

    Tuy nhiên, với họ, các KCN của Việt Nam vẫn còn thiếu đồng bộ và thiếu các giải pháp hợp lý về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp của Nhật nói riêng.

    Những yêu cầu trên, so với điều kiện các KCN ở Việt Nam hiện nay, cho thấy, có những vấn đề mà SMEs Nhật Bản quan tâm những dường như Việt Nam còn chưa đặt trọng tâm, đó chính là một hạ tầng công nghiệp với đầy đủ cơ sở vật chất đi kèm tiện nghi và xây dựng các nhà xưởng quy mô nhỏ dễ sử dụng...

    Yêu cầu của các SMEs Nhật Bản là việc xây dựng các khu công nghiệp cần hướng theo tiêu chí "Khu công nghiệp không chỉ là khu công nghiệp mà còn phải kết hợp nó thành khu đô thị".

    Thực tế cho thấy, nhiều khu công nghiệp chỉ tập trung vào xây khu công nghiệp thôi mà không chú ý xây khu đô thị xung quanh.

    Tất nhiên cũng phải khẳng định rằng, với mong muốn thu hút được vốn đầu tư chất lượng từ Nhật Bản, đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp bắt đầu có hoạt động xây dựng hạ tầng liên quan khu đô thị xung quanh. Đây cần được xem là xu hướng tất yếu trong tương lai.

    Đến hết 2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố với tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 46.000 ha. Thu hút được hơn 4.100 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 59,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hàng năm vốn FDI vào KCN, KCX chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm

    Khánh Linh
    Theo TTVN
    Chữ ký của nic-chan
    Lạnh...
    ...rát buốt...
    ...gió cùng mưa...
    ...ôm ấp,vỗ về.

    Kasumi's FC

  3. #3
    Retired Mod


    Thành Viên Thứ: 85325
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 1,896
    Thanks
    968
    Thanked 2,974 Times in 1,031 Posts

    [22.03.2012] Nhật Bản: Đầu tư vào Việt Nam nhưng không phải bằng mọi giá!

    (Dân trí) - Khẳng định Việt Nam đang là một địa điểm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản, song phía Nhật Bản vẫn nhấn mạnh rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia và Myanmar.



    (Ảnh: B.D).

    Tại buổi hội thảo quốc tế về “Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế” tổ chức sáng nay (22/3), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki khẳng định, điều người Nhật thực sự cần và cân nhắc khi vào đầu tư không chỉ là yếu tố hạ tầng mà quan trọng hơn là sự ổn định của nền kinh tế.

    Theo đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện tốt hơn việc kiềm chế được lạm phát và trong dài hạn cần làm tăng đồng nội tệ.

    Đại diện của Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, lý do làm tăng bất ổn kinh tế của Việt Nam là tình trạng thâm hụt thương mại liên tục. Mà đáng lưu ý là việc nhập khẩu linh kiện các nước rồi gia công, lắp ráp khiến giá trị gia tăng không cao. Do vậy, bài toán cho các nhà điều hành Việt Nam là phải làm sao phát triển và chủ động được các linh phụ kiện.

    Ông cũng cho biết, mặc dù có nhiều khu công nghiệp song các khu công nghiệp này của Việt Nam lại có nhiều điểm không phù hợp với nhà đầu tư Nhật Bản.

    “Các bạn có khu công nghiệp và mời chúng tôi vào. Nhưng không đơn thuần là như vậy. Trên thực tế, các doanh nghiệp khi quyết định gia nhập vào các khu công nghiệp sẽ cân nhắc nhiều hơn về những điều kiện sản xuất, kinh doanh tại đó”, ông Yasuaki Tanizaki nói.

    Theo nhận định của ông Motonori, trưởng đại diện JICA tại Việt Nam thì từ sau 2015, khi thực hiện tự do hóa thương mại ở ASEAN thì Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ với các nước trong khu vực. Như vậy, không còn cách nào khác Việt Nam phải tăng cường mảng công nghiệp hỗ trợ.

    Tham gia phần tham luận, GS Kenichi Ohno, Giám đốc Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) nhận xét, mặc dù tăng trưởng cao trong những năm gần đây, song chất lượng tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa đủ để hoàn thành công cuộc Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đến năm 2020.

    Ông nói, sự phát triển của các nước khác, mà đáng lưu ý là Myanmar có thể sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh của Việt Nam. Khả năng mà Myanmar đuổi kịp Việt Nam là vô cùng lớn – theo ông Kenichi.

    Ngoài ra, Campuchia, Philippines và Ấn Độ cũng đang xây dựng những khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

    Trong khi đó, năng lực chính sách và sự cạnh tranh thương mại của Việt Nam vẫn chưa đạt được mức mà Thái Lan và Malaysia đang có. Vì vậy, rủi ro FDI rút khỏi Việt Nam là không hề nhỏ và cạnh tranh để thu hút vốn với các nước lân cận ngày càng gay gắt, khó khăn hơn.


    Việt Nam đang ngày càng đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh của các nước trong khu vực (ảnh minh họa).

    Lát đường vào công nghiệp Việt Nam

    Hiện tại, doanh nghiệp Nhật đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khi phát triển trong nước. Các vấn đề liên quan tới già hóa dân số và khả năng tiếp tục kinh doanh của doanh nghiệp chế tạo vừa và nhỏ, áp lực trong việc cắt giảm chi phí, đồng Yên tăng giá, rủi ro gián đoạn của chuỗi cung ứng như động đất, lũ lụt… đang là những yếu tố bất lợi, cản trở các doanh nghiệp nước này.

    Trước đây, Chính phủ Nhật và các tổ chức liên quan không sẵn lòng hỗ trợ việc đầu tư ra nước ngoài do lo ngại mất cơ sở công nghiệp. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây thì chính sách nước này đã chuyển hướng sang hỗ trợ tích cực.

    Ông Motonori cho biết, hiện JICA vẫn đang hoàn thiện những vấn đề về cơ sở hạ tầng như điện lực, giao thông; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực…

    Riêng về hỗ trợ thể chế thì phía Nhật đã phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu tư cử chuyên gia sang Bộ để tư vấn chính sách cho Việt Nam. Chẳng hạn, đưa cán bộ của Nhật vào cố vấn tại Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Phát triển doanh nghiệp…

    Ngoài ra, thông qua Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC), nước này cũng đang thực hiện đào tạo đội ngũ doanh nhân cho Việt Nam bên cạnh tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương, tạo tiền đề cho những dự án sắp triển khai.

    Ở hoạt động cung cấp tín dụng, tài chính thì Nhật Bản đã có kênh Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý mà phía Nhật Bản nhấn mạnh là họ không chỉ thuần túy hỗ trợ tín dụng mà còn có chức năng tư vấn.

    Dù có sự chuẩn bị kỹ càng như vậy, song như ông Kenichi đề cập, vấn đề rất lớn của Việt Nam hiện nay, ngoài trình độ lao động thì thiếu điện đang ngày càng trở thành một “nút thắt” trầm trọng. “Nếu như thiếu điện thì không thể nào mà kêu gọi được nhà đầu tư ngoài vào Việt Nam được” – ông khẳng định.

    Vì vậy, trong dài hạn, phát triển nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân và tìm kiếm năng lượng mới dựa trên một kế hoạch tổng thể cộng với sự hỗ trợ quốc tế là không thể thiếu.

    Trong ngắn hạn, ông Kenichi đề xuất, nguồn cung điện ổn định nên được ưu tiên cho các khu công nghiệp. Và “nếu như cam kết được là trong các khu công nghiệp sẽ không bao giờ bị cắt điện thì mới tạo được lòng tin cho nhà đầu tư”.

    Nói cho cùng, kể cả có sự qua lại thường xuyên giữa các cấp lãnh đạo ở hai Chính phủ thì “các nhà đầu tư mới là người đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư chứ không phải Chính phủ Nhật Bản”.

    Bích Diệp
    Chữ ký của nic-chan
    Lạnh...
    ...rát buốt...
    ...gió cùng mưa...
    ...ôm ấp,vỗ về.

    Kasumi's FC

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-08-2012, 10:44 AM
  2. [20.03.2012] Nối hỗ trợ để đón doanh nghiệp Nhật
    By nic-chan in forum Tin tức Việt - Nhật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2012, 12:27 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-02-2012, 08:49 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-02-2012, 09:21 PM
  5. [19.01.2012] Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản
    By Kasumi in forum Tin tức Việt - Nhật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-01-2012, 10:16 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •