>
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Tự kiếm tiền du học Nhật

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Tự kiếm tiền du học Nhật

    Nói tới du học, ai cũng nghĩ phải có rất nhiều tiền. Nhưng ở Nhật, hàng ngàn sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây - nhiều người trong số đó là các bạn trẻ con nhà nghèo vẫn học hành tốt. Ở đất nước đắt đỏ và có nền giáo dục cao này, các sinh viên Việt Nam vừa học vừa làm để trang trải cuộc sống, chấp nhận nhọc nhằn để đầu tư cho tương lai.

    Kỳ 1: Giọt mồ hôi trên đất khách

    2g sáng, Bùi Thị Lương Duyên (19 tuổi, Trường Nhật ngữ Akamonkai, Tokyo) đạp xe tới tiệm phát báo Asahi tại Nishigahara (quận Kita) cách nhà gần 2km.

    Trời Tokyo lạnh lẽo, tôi cũng khoác áo quấn khăn kín mít, tất tả đạp xe theo bạn.


    Xếp từng chồng báo cẩn thận lên xe đạp, Lương Duyên bắt đầu công việc phát báo lúc 3g sáng - Ảnh: Bình Thanh


    Duyên là hai trong số ít nữ du học sinh (DHS) VN làm công việc này bởi đây là công việc khá nhọc nhằn, thường dành cho các bạn nam. Ở khu vực này, chỉ có Duyên và một bạn nữ nữa đi phát báo, còn lại là 20 nam DHS VN.

    Thức khuya dậy sớm

    2g30, Duyên thoăn thoắt chuyển báo từ xe tải xuống rồi xếp báo, ***g trang quảng cáo cho các loại báo: nào báo Asahi, báo Tokyo, các báo thể thao, báo nông nghiệp... Duyên chất đầy lên giỏ xe chồng báo nặng và cao ngất ngưởng.

    Đúng 3g sáng, Duyên bắt đầu cuộc hành trình, rong ruổi khắp các con đường, ngõ hẻm khu vực phố Komagome và Nishigahara để phát 300 tờ báo. Các cung đường với Duyên giờ đã quá quen thuộc, cô bạn thuộc lòng địa chỉ từng nhà, nhớ rõ từng loại báo khách hàng đặt chứ không “bỡ ngỡ, lộn đường hoài như những ngày mới vào nghề” - Duyên nhớ lại.

    Con đường vừa học vừa làm

    “100% học sinh của trường sang Nhật đều đi làm thêm” - ông Nguyễn Đức Hòe, hiệu trưởng Trường Nhật ngữ Đông Du (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), người hàng chục năm nay đưa học trò VN sang Nhật du học bằng con đường vừa học vừa làm, cho biết. Theo ông Hòe, ngoài mục đích tự thân kiếm tiền ăn học thì đây cũng chính là cơ hội để mỗi bạn trẻ tự trải nghiệm và rèn luyện bản thân trước khi vào đời. Hầu hết DHS sang Nhật đều được ông nhờ bạn bè giúp tìm chỗ làm việc. Những bạn siêng năng và có sức khỏe mỗi tháng sau khi đóng tiền ăn, tiền học có thể để dành cả chục triệu đồng.

    Tại Tokyo, lượng khách hàng đọc báo giấy nhiều và phát hành chủ yếu thông qua giao báo tận nhà. Khác với Sài Gòn hay Hà Nội ồn ã bởi tiếng còi xe huyên náo, đường phố Tokyo từ 3g-6g chỉ có những bạn trẻ ngược xuôi chạy xe máy, xe đạp tất bật đi phát báo khắp mọi nẻo đường.

    Vào những ngày mưa bão, tuyết rơi công việc còn nhọc nhằn hơn. Hoặc dịp cuối tuần, lễ tết số trang quảng cáo tăng mạnh, áp lực công việc càng lớn vì phải bảo đảm phát báo đúng giờ nếu không muốn bị khách phàn nàn, đồng nghĩa với việc bị nhắc nhở và trừ tiền lương.

    Công việc của Duyên là sáng phát 300 tờ báo trên cung đường gần 10km. Buổi chiều Duyên còn phát 200 tờ nữa. Mỗi ngày Duyên dành năm giờ đi phát báo, thu nhập chừng 100.000 yen/tháng (khoảng 26 triệu đồng) sau khi trừ tiền học và thuê nhà. Với cô bạn gia cảnh nghèo khó này, số tiền đủ để cô trang trải cuộc sống tự lập và dành dụm cho kỳ thi ĐH sắp tới.

    Khác với Duyên, xuất thân từ gia đình khá giả, không chịu áp lực phải kiếm tiền nhưng Phan Nguyệt Minh (khoa kinh tế, ĐH quốc lập Okayama, tỉnh Okayama) vẫn làm thêm. Ở VN chỉ lo ăn học, chẳng phải đụng tay đụng chân làm gì nhưng từ ngày đi du học, Minh tự nhận đã “cứng cỏi hơn hẳn”. Suốt bốn năm qua, cô gái này cặm cụi làm thêm đều đặn tại các quán ăn từ lúc xế chiều đến tận khuya: nào bưng bê, rửa chén, phụ nấu hay dọn dẹp quán hàng, cô làm đủ cả, chẳng nề hà.

    Vào cuối tuần được nghỉ học ban ngày, Minh còn kiêm thêm dạy tiếng Nhật cho những người Việt đi xuất khẩu lao động. “Công việc bận bịu, phải làm luôn tay luôn chân khiến nhiều đêm về mệt nhoài, chân tay nhức mỏi chỉ muốn ngủ vùi nhưng tôi vẫn ráng học bài, không dám bỏ bê. Bởi việc học là mục tiêu chính, quan trọng hàng đầu khi tôi quyết định đi du học” - Nguyệt Minh tâm sự.

    Cùng với Lương Duyên, Nguyệt Minh là hàng trăm DHS khác, như Trần Trung Hiếu (ngành sửa chữa ôtô, CĐ Kỹ thuật công nghệ thông tin Nhật Bản, tỉnh Osaka) làm bồi bàn, Vũ Thị Ngoan (khoa kinh tế ĐH Shiga, tỉnh Shiga) làm nhân viên siêu thị, Nguyễn Tiến Tùng (ngành xây dựng ĐH Công nghiệp phía tây Nhật Bản, tỉnh Fukuoka) làm phục vụ nhà hàng...

    Tấm lòng người Nhật

    Bươn chải nơi xứ người, nhiều DHS VN còn nhận được sự giúp đỡ tận tâm và chân tình của người dân Nhật. Có gia đình còn coi những bạn trẻ này như con cái.

    Được làm thêm 28 giờ/tuần

    ông Horie Manabu, hiện là chủ tịch Quỹ giao lưu giáo dục quốc tế (IEEF), cho biết: DHS được phép làm thêm 28 giờ/tuần trong thời gian đi học và 56 giờ/tuần vào các kỳ nghỉ. Số tiền kiếm được nếu chi tiêu hợp lý sẽ đủ trang trải cuộc sống. Đây là điều kiện tốt để DHS nước ngoài dù nghèo khó vẫn có cơ hội đi du học Nhật.

    Từ năm 2004 ông Takashi Saito, hiện là cố vấn cao cấp cho Trung tâm truyền hình IBC (TP Morioka, tỉnh Iwate), đã thành lập Hội Bảo trợ thanh thiếu niên VN tại tỉnh Iwate. Là hội trưởng, ông Saito kêu gọi sự giúp đỡ từ bạn bè, các đoàn thể, công ty cùng tham gia hội để bảo lãnh cho DHS VN, chung tay tìm và giới thiệu việc làm thêm cho các bạn. Ngoài ra, hơn 120 thành viên trong hội còn tặng chăn mền, quần áo, hỗ trợ thức ăn, tổ chức vui chơi cho DHS VN tại vùng đất này.

    Bạn Nguyễn Thị Lệ (học Nhật ngữ tại Trường CĐ Tin học kinh doanh Morioka) xúc động chia sẻ: “Ông Iioka Kazutomi, bạn của ông hội trưởng, là người giúp tôi tìm việc làm thêm ở tiệm giặt ủi và phát báo, nhờ đó tôi có thu nhập mỗi tháng gần 90.000 yen. Ông luôn nhắc nhở, động viên tôi học hành như một người thân”. Đó là động lực để Lệ quyết tâm thi vào cao học trong những ngày này.

    Còn với Trịnh Văn Vĩnh, hiện là giám đốc công trường xây dựng Công ty Shimizu (TP Takasaki, tỉnh Gunma), tròn 10 năm học và làm việc tại Nhật đã cho anh thêm một gia đình mới. Bố mẹ nuôi của anh, ông Yuzi Shimizu và bà Yasuyo Shimizu là những người đã cưu mang và chăm lo từ lúc Vĩnh chập chững sang học tiếng rồi thi đậu vào khoa kiến trúc, ĐH Công nghiệp Maebashi. Thương cậu trò nghèo xa xứ mà hiếu học, ông bà Shimizu coi Vĩnh như con, tạo mọi điều kiện hỗ trợ Vĩnh yên ấm chỗ ở, tập trung học và làm thêm khi rảnh. Suốt những năm ĐH không có điều kiện về VN, Vĩnh đều ở lại ăn tết với bố mẹ nuôi, trọn vẹn và ấm áp như ở quê hương.

    Không riêng Vĩnh, những DHS VN ở Takasaki đều được đôi vợ chồng tốt bụng ngoài 60 tuổi này giúp đỡ tận tình. “Họ đã nuôi dưỡng tâm hồn, chăm chút cho tôi và nhiều bạn bè. Tôi sẽ tiếp nối chặng đường của bố mẹ nuôi, đỡ đần những DHS nghèo khó phải lăn lộn kiếm tiền ăn học” - Vĩnh bộc bạch.

    BÌNH THANH (còn tiếp)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    daisukijin (24-06-2012), dinhlata93 (28-09-2012), ken_chan (30-09-2012), linh_nhim (24-06-2012), lunakaulitz (24-06-2012), mei§chan.98 (24-06-2012), minototo (16-07-2013), yukikomi0v (24-06-2012)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Kỳ cuối: Đặt tương lai lên vai học trò

    “Thầy! Con nhớ thầy quá!” - ràn rụa nước mắt, cô gái 19 tuổi Nguyễn Thị Lan Nhi (học Nhật ngữ tại Tập đoàn giáo dục Kamimura Gakuen) lao tới ôm chầm ông giáo già Nguyễn Đức Hòe - hiệu trưởng Trường Nhật ngữ Đông Du.


    Thầy Nguyễn Đức Hòe (giữa) trong buổi trao đổi với các mạnh thường quân giúp đỡ du học sinh Trường Đông Du tại thành phố Takasaki, tỉnh Gunma - Ảnh: BÌNH THANH


    Suốt 20 ngày ông đến Nhật từ cuối tháng 5 đầu tháng 6, đến đâu các học trò là du học sinh (DHS) VN cũng đón chào ông như người thầy, người cha. 20 năm nay, ông đã đưa hàng ngàn DHS sang Nhật du học tự túc, tự kiếm tiền học thêm và hàng trăm bạn trẻ đã thành đạt, trở thành nguồn lực quý cho đất nước như mong ước của ông.

    Là thầy, là cha

    Tuổi đã ngoài 70, mang đủ thứ bệnh trong người nhưng mỗi năm ông vẫn đích thân lặn lội đi khắp tỉnh thành nước Nhật để thăm học trò, gặp gỡ đối tác, mở thêm nhiều cơ hội tiếp nhận DHS.

    "Chương trình du học của Trường Đông Du không chỉ mở ra cơ hội đi du học cho học sinh VN - bất kể giàu, nghèo - mà còn hướng tới con đường tự lập cho thế hệ trẻ giàu đam mê và dám dấn thân. Các em phải vất vả vừa làm thêm vừa lo học nhưng đa số học rất giỏi, nhiều người thi đỗ vào những trường ĐH danh tiếng"

    Giáo sư Trần Văn Thọ
    (ĐH Waseda, Tokyo)

    Đồng hành cùng ông trong chuyến hành trình qua nhiều tỉnh thành dọc từ bắc chí nam của nước Nhật, tôi hiểu và thấm thía được phần nào nỗi lòng đau đáu của ông.

    Ông chia sẻ: “Trong cả ngàn học trò ăn học thành tài, chỉ cần có 100 em quay về nước lập thân lập nghiệp và dốc hết tài đức phục vụ quê hương thì tôi cũng mãn nguyện và an lòng khi nằm xuống”. Đó là điều ông luôn dạy và dặn dò, mong mỏi học trò thực hiện, là ước nguyện cả đời ông đeo đuổi.

    Đối với học trò, ông là một người thầy đã cao tuổi nhưng vẫn làm việc miệt mài, luôn nghiêm khắc và tận tụy. Phần lớn học trò Trường Đông Du đi du học chỉ mới tốt nghiệp THPT, còn trẻ và chưa cọ xát nhiều với thực tế cuộc sống.

    Trước khi lên đường du học, từ sáu tháng tới một năm ngoài học tiếng, ôn thi, các bạn trẻ phải chạy bộ, chơi thể thao mỗi ngày, đều đặn tham gia các buổi học đào tạo về kỹ năng thích nghi cuộc sống mới, tìm tòi các kiến thức cơ bản về văn hóa, tác phong sống và làm việc... của người dân bản xứ. “Đến khi sang Nhật, phải vừa học vừa kiếm sống, tôi mới hiểu sự nghiêm khắc, những đòi hỏi khắt khe của thầy khi thúc ép chúng tôi phải vừa học vừa rèn luyện đã giúp mỗi người cứng cỏi hơn và tự tin khi hòa nhập môi trường mới” - Nguyễn Uyên Vy (khoa kinh tế ĐH Quốc gia Hiroshima) nói.

    Tự lập nơi xa xứ nhưng những DHS VN không hề đơn độc. Ông chính là người đã kết nối các thế hệ DHS gắn bó với nhau. Các DHS mới phải lựa chọn ở trọ ngoài hay ở cư xá, làm thêm công việc gì, ôn luyện thi ra sao cho hiệu quả..., tất cả đều được các anh chị đi trước hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình.

    Tâm nguyện về nguồn nhân lực

    Tròn 20 năm kể từ năm 1992, nhà giáo Nguyễn Đức Hòe đã đưa hơn 1.200 DHS VN sang Nhật. Ông Yoshio Toshio, phó phòng chuyên trách DHS Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản - JASSO, nói: “Tôi đánh giá cao chương trình du học của Trường Đông Du vì đã hỗ trợ nhiều bạn trẻ thực hiện ước mơ. Cầu nối du học cũng đã góp phần thắt chặt mối quan hệ giao lưu, học hỏi và trao đổi văn hóa, kỹ thuật giữa hai đất nước”.

    Quay trở lại 45 năm trước, khi đang theo học thạc sĩ tại ĐH Tokyo, chàng sinh viên 27 tuổi Nguyễn Đức Hòe đã nung nấu ý định đưa những người trẻ hiếu học VN sang Nhật du học. Bước đầu ông tích cóp học bổng và tiết kiệm tối đa chi tiêu để thuê lại một căn nhà nhỏ cũ kỹ, lập nên mấy phòng ở như ký túc xá mang tên “Đông Du học xá” cho DHS VN sang ở vào năm 1967.

    Có chỗ ở rồi, giờ làm sao để kiếm tiền ăn học? Thế là ông cặm cụi đi làm thêm đủ thứ nghề, nào giao báo, xếp chữ nhà in, rửa bát... đủ để trang trải chi tiêu. Niềm tin vào con đường đưa học trò VN ham học và giàu nghị lực đi du học Nhật bằng cách vừa học vừa làm thêm vững chắc từ những ngày tháng lăn lộn đó.

    Năm 1991, ông lập ra Trường Nhật ngữ Đông Du (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) - nơi đào tạo tiếng và sàng lọc học trò kỹ càng về trình độ, về cách sống trước khi đưa đi du học. Học trò ông đưa đi học không phải đóng chi phí. Thông qua những mối quan hệ bạn bè ở Nhật, ông còn giúp DHS VN mới qua được nợ học phí hoặc vận động bạn bè bảo lãnh, gây quỹ học bổng cho DHS VN. Những công việc làm thêm như phát báo, phục vụ nhà hàng... cho học trò đều một tay ông tìm kiếm, liên hệ.

    “Nếu không nhận được sự bảo trợ giúp đỡ tận tâm này, những sinh viên nghèo như tôi chẳng bao giờ dám mơ được đi du học. Thầy đặt niềm tin và đã mở ra một hướng đi mới cho tương lai của tôi” - Ngô Thị Như Quỳnh (ngành điện kỹ thuật số Trường CĐ Kỹ thuật CNTT Nhật Bản, tỉnh Osaka) chia sẻ.

    Gửi trọn niềm tin vào học trò

    Sống quá nửa đời người, đến tuổi có thể an nhàn nghỉ ngơi nhưng nhà giáo Nguyễn Đức Hòe vẫn miệt mài làm việc, hết dạy học, nghiên cứu lại viết sách, tham gia các quỹ học bổng và chương trình khuyến học, từ thiện... Lịch làm việc của ông chật kín, thời gian ngủ nghỉ chẳng là bao.

    Ông nhẹ nhàng: “Tôi đang nỗ lực chạy đua với thời gian, từng ngày, từng giờ. Tôi gửi trọn niềm tin vào thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - sẽ tiếp nối tâm nguyện của cả cuộc đời tôi - tâm nguyện gắn với lời thề của học trò Đông Du: Cố gắng học tập, trau dồi tài đức để mai sau phục vụ quê hương, Tổ quốc”.


    BÌNH THANH
    Tuoi Tre
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 9 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    daisukijin (24-06-2012), dinhlata93 (28-09-2012), ken_chan (30-09-2012), Lawliet07 (24-06-2012), linh_nhim (24-06-2012), lunakaulitz (24-06-2012), mei§chan.98 (24-06-2012), Momo-chan (24-06-2012), yukikomi0v (24-06-2012)

  5. #3
    ~ 秋 の 空 ~
    daisukijin's Avatar


    Thành Viên Thứ: 86587
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Đắk Lắk
    Tổng số bài viết: 589
    Thanks
    933
    Thanked 717 Times in 272 Posts
    Bài viết giúp em có một cách nhìn khác về sinh viên vn. Ngoài những tấm gương du học sinh học tập và làm việc xuất sắc, đem tự hào cho nước nhà, vẫn có những du học sinh nổ lực thầm lặng để thụa hiện ước mơ du học...Các bạn thật dũng cảm thích nghi với điều kiện mới và không ngại khó, ngại khổ
    Làm em nhớ câu Ông tổ bảng tuần hoàn Mendeleev dặn học trò: Các bạn trẻ, đừng ngại nung gạch, nặn nồi...Đừng ngại làm thực nghiệm. Từ việc nung gạch, nặn nồi sẽ nảy sinh kiến thức mới.
    Giờ em cũng coi lại cái tính ngại khó, ngại tìm tòi của e ạ... Đã to đầu thế này rồi mà còn..

  6. #4
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 92038
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 6
    Thanks
    4
    Thanked 1 Time in 1 Post
    nói đến du học, ai cũng nghĩ sướng.
    vâng, đc ra nước ngoài là sướng!
    có ai thấy được chúng tôi, những người đang sống học tập xa nhà xa tổ quốc?
    vất vả đổ từng giọt mồ hôi, chắc chiu từng xu một

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •