>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Lễ cưới trái cây - phong tục thú vị ở Nepal

  1. #1
    Shokunin
    pe_vampire_kut3's Avatar


    Thành Viên Thứ: 95228
    Giới tính
    Nữ
    Tổng số bài viết: 32
    Thanks
    268
    Thanked 72 Times in 19 Posts

    Lễ cưới trái cây - phong tục thú vị ở Nepal

    Phong tục đặc biệt này giúp phụ nữ sống độc lập hơn với những người chồng của họ.

    Ở một số quốc gia tại châu Á, nạn tảo hôn hiện tại vẫn còn phổ biến. Tại Nepal, ước tính có khoảng 40% con gái kết hôn khi họ vẫn còn là những đứa trẻ.

    Khi các cô gái kết hôn ở tuổi trẻ như vậy, họ phải bỏ học và bắt đầu chăm sóc gia đình nhà chồng. Sau khi có con, rất ít người trong số họ có cơ hội trở lại trường học, thời gian làm việc và chăm sóc gia đình mới đã chiếm hết quỹ thời gian của những cô gái chưa đủ tuổi vị thành niên này.



    Người Newar ở Nepal có một phong tục rất kì lạ là mỗi thiếu nữ sẽ phải kết hôn 3 lần trong đời. Cuộc hôn nhân đầu tiên được gọi là "Ihi” (theo tiếng địa phương Newari) hoặc “Bel Sanga bibaha" (theo tiếng Nepal phổ thông).

    Sau đó, họ kết hôn với Mặt trời được gọi là "Bara Tayegu" (Newari) hoặc "Gufa Rakhne" (Nepal), cuối cùng họ mới trải qua hôn nhân với người chồng thực sự. Những nghi thức kết hôn này được tiến hành cả trong Phật giáo và Hindu giáo Newar.


    Người Newar tin rằng, nếu lỡ may người chồng của cô gái bị chết thì cô không bị coi là góa phụ bởi đã kết hôn với thần Shiva.

    Bên cạnh đó, nếu các cô gái kết hôn trước tuổi dậy thì, các vị thần sẽ cứu những cô gái thoát khỏi ô danh trong bất kì cuộc tấn công của người khác phái nào trong tương lai.


    Lễ cưới trái cây Ihi là buổi lễ đầu tiên mà các cô gái sẽ phải trải qua từ khi còn rất nhỏ - điều này đảm bảo rằng, các cô gái vẫn còn trong trắng và thuần khiết. Các bé gái sẽ đám cưới với quả Bel - trái của loại cây gỗ táo - một loại quả biểu tượng của thần Shiva.


    Lễ kết hôn với quả Bel được thực hiện khi bé gái sắp có kinh nguyệt, thường là 9 tuổi. Ihi là một buổi lễ kéo dài 2 ngày, bắt đầu với nghi thức tô sơn đỏ bàn chân để thanh lọc cơ thể và kết thúc bằng lễ "Kanyadan" có nghĩa là những người cha đã đồng ý trao sự trong trắng của con gái mình cho thần Shiva.


    Ihi được coi là một nghi lễ rất thiêng liêng của tất cả các cô gái ở Newar và được tổ chức bất cứ khi nào có người khởi xướng và quy mô có thể từ một vài đến hàng trăm bé gái.


    Ngày đầu tiên của lễ Ihi được gọi là Dusala Kriya. Vào ngày này, các cô gái chuẩn bị ở nhà để thanh tịnh cơ thể và chuẩn bị các nghi lễ cần thiết cho lễ cưới dưới sự giám sát của mẹ và bà.

    Sự kiện chính diễn ra vào ngày thứ 2, các bé gái ăn mặc, trang điểm như một cô dâu thực thụ, người cha sẽ trao cho cô bé bộ quần áo của người phụ nữ đã lập gia đình.


    Ihi là một phong tục giúp phụ nữ thoát khỏi những định kiến, đặc biệt là sự kì thị với những người phụ nữ góa bụa. Ihi liên kết các cô gái trong một cuộc hôn nhân vĩnh cửu với vị thần.


    Phong tục này giúp phụ nữ sống độc lập hơn với những người chồng của họ. Họ có thể ly dị hoặc trở thành góa phụ mà không mất danh tiếng vì họ vẫn đang ở trong tình trạng kết hôn, ít nhất là với Mặt trời và quả Bel. Đây cũng là cách để ngăn chặn tảo hôn vì các bé sẽ có ít nhu cầu kết hôn sớm khi đã cưới quả Bel và Mặt trời.

    Nguồn: Kenh14
    thay đổi nội dung bởi: pe_vampire_kut3, 08-08-2012 lúc 12:30 PM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 27-10-2012, 11:01 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-06-2012, 11:15 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-11-2011, 01:50 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-01-2011, 11:47 AM
  5. Con Đường Tơ Lụa - Bảo vệ Phong Ấn
    By myfriend63_10 in forum Games
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 22-08-2008, 12:37 PM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •