>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Lễ Vu Lan

  1. #1
    JPN-Fansubber
    fablepc's Avatar


    Thành Viên Thứ: 51281
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 853
    Thanks
    1,267
    Thanked 4,221 Times in 507 Posts

    Lễ Vu Lan

    Có nhiều người trong chúng ta có thể nắm rõ được ngày của Bố, ngày của Mẹ, những đôi khi sẽ quên mất rằng người Việt Nam cũng có 1 ngày lễ như vậy dành riêng cho những bậc sinh thành cũng như tổ tiên của mình. Ở Việt Nam, ngày lễ đó chính là 15/7 (tính theo Âm lịch) hay còn được gọi là ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân.

    Sự tích lễ Vu Lan

    Theo kinh Vu Lan, ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện được nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ ra sao nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Nhưng do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình để tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy khi bát đưa lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
    Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
    Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

    Bông hồng cài áo

    Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân. Ngày nay trong lễ này, người Việt ta có một "quy ước": nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có mẹ.
    Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.
    Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Hòa thượng đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962.
    Để làm mọi người hiểu hơn về điều này, chính bản thân Hòa thượng đã làm lễ cài Bông hồng đầu tiên cho tăng ni và phật tử ở chùa Pháp Hội, Sài Gòn. Từ đó các chùa và các tổ chức gia đình phật tử đã nhân rộng thành lễ cài Bông hồng trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu như hiện nay.

    Nguồn: trích bài báo "Đọc lại nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan", Việt Hùng (dantri.com)

  2. The Following 4 Users Say Thank You to fablepc For This Useful Post:

    bé sa (04-09-2012), Hei (01-09-2012), Nezumi (31-08-2012), thao33 (31-08-2012)

  3. #2
    JPN-Fansubber
    fablepc's Avatar


    Thành Viên Thứ: 51281
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 853
    Thanks
    1,267
    Thanked 4,221 Times in 507 Posts
    Lễ Vu Lan và những câu chuyện xúc động về mẹ


    Đôi mắt của mẹ


    Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là chủ đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

    Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường tìm tôi, làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học lớp tôi la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.

    Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
    Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.

    Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

    Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!”. Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời: “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?

    Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.

    Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:

    “Con yêu quý,

    Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

    Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ...

    Mẹ yêu con!"

    Mẹ ơi! Mẹ đừng bao giờ gục ngã


    Bố qua đời khi năm nó lên sáu. Mẹ lôi theo 3 chị em nó đi trên đường. Nó cứ túm lấy áo mẹ, trốn vào trong lòng mẹ. Mẹ một tay dắt em gái, một tay ôm em trai, nó thì đứng ở phía trên, tiếng gió thổi qua tai. Cứ như vậy, gia đình nó đã đi ăn xin được 3 năm.

    Vào một buổi sáng, sau khi tỉnh dậy nó phát hiện ra có thứ gì đó khác thường. Nhìn qua tấm chăn rách, nó không nhìn thấy thằng em đâu cả! Mẹ nói em đã được đem cho người khác. Nó khóc, quỳ trước mặt mẹ, xin mẹ hãy tìm em về. Mẹ nước mắt lưng tròng, mặc cho nó cứ lôi, cứ kéo, mẹ chẳng nói lời nào. Từ đó trở đi, nó bắt đầu có tâm sự, lại thêm vết chó cắn, nó lúc nào cũng nhặt đá dưới đất, cầm chặt trong tay.

    Năm nó lên cấp 2, một buổi tối thức dậy đi vệ sinh, nó thấy có người nói chuyện ở căn nhà chất cỏ. Nó chầm chậm đi tới, nhìn thấy bên trong là một người đàn ông. Nó đã hiểu ra biết bao việc trên đời này. Nó nghiến răng làm môi bật cả máu.

    Mẹ hỏi: “Con làm sao thế?”

    “Con không cần mẹ phải quan tâm!” Nó gằn giọng đáp lại.

    Sau này khi lên cấp 3, rồi thi đại học xong, nó bỗng nghe mẹ nói em gái lấy chồng. Em gái nó được gả cho một người cùng làng vốn có tiếng tăm chẳng tốt đẹp gì. Thế rồi, nó theo người trong làng đi nhặt phế liệu, một tuần không về nhà.
    Bốn năm học đại học, nó luôn là sinh viên có thành tích xuất sắc nhất. Nhưng khi về nhà nó chưa từng gọi một tiếng mẹ. Có vẻ như mẹ cũng biết mình đã làm sai chuyện gì, lúc nào nhìn nó cũng với dáng vẻ bảo sao nghe vậy. Nó càng khinh thường mẹ hơn. Đến tận khi có gia đình, có một tổ ấm bé nhỏ ở thành phố, nó vẫn không muốn gặp mẹ một lần.

    Có lần mẹ từ quê lên mang theo một bao tải bông vải, mẹ nói mang lên để vợ chồng nó làm chăn bông. Nó bắt đầu thấy động lòng. Ở quê đâu có làm bông vải. Chắc là mẹ lại đến nơi rất xa để nhặt từng bông vải một. Nó bảo mẹ ở lại một đêm. Mẹ xoa tay nói: “Sao thế được, nhà con nhỏ thế này, thôi để mẹ về.”, ánh mắt mẹ thăm dò nhìn nó.

    Nó đã có chỗ đứng ổn định ở thành phố, đã tìm được em trai bị thất lạc và em gái nay đã thành người phụ nữ làm nghề nông. Nó đã ổn định cuộc sống cho các em. Mấy anh nó đều không thích mẹ, đều có biết bao điều tủi thân, không công bằng muốn kể. Cuối cùng, khi mẹ nằm trên giường bệnh, chẳng thể ăn nổi hạt cơm nào. Mấy anh em nó túc trực bên mẹ, nhưng cũng chẳng ai tỏ ra đau lòng. Lúc sắp lâm trung, mẹ nói: “Mẹ biết các con rất hận mẹ, nhưng mẹ biết mẹ đang làm gì. Mẹ muốn chu cấp cho anh trai các con, để anh con thay đổi vận mệnh cho gia đình chúng ta, đây là con đường duy nhất cho chúng ta, vì thế có khổ thế nào đi nữa mẹ cũng không kêu than nửa lời”. Mẹ cười, rồi mẹ lại khóc: “Điều đáng tiếc nhất của mẹ là mẹ không được chụp ảnh với cháu, để tất cả những kẻ ức hiếp chúng ta thấy rằng, mẹ, một người phụ nữ nông thôn sống đến tận bây giờ nhưng chưa bao giờ gục ngã”.

    Ba anh em nó ôm mẹ khóc: “Mẹ ơi, mẹ đừng bao giờ gục ngã.” Vào khoảnh khắc này, anh em nó đã hiểu sự chu đáo và dũng cảm của mẹ. Đó là tài sản lớn nhất mẹ để lại cho 3 người.

    Nguồn: Tiin.vn

  4. The Following User Says Thank You to fablepc For This Useful Post:

    Hei (01-09-2012)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •