>
Trang 1/3 1 2 3 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 30

Ðề tài: Nên đọc: Đại sứ Nhật Bản Norio Hatori: "Tôi muốn sống ở Việt Nam"

  1. #1
    || TRÙM ||
    KHA's Avatar


    Thành Viên Thứ: 1
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Lào Cai
    Tổng số bài viết: 4,082
    Thanks
    1,146
    Thanked 7,052 Times in 1,456 Posts

    Nên đọc: Đại sứ Nhật Bản Norio Hatori: "Tôi muốn sống ở Việt Nam"

    Đây là một bài phỏng vấn rất hay, đặc biệt là về Văn hóa Nhật. Mối liên hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam - K nghĩ các bạn nên đọc đó và có những cảm nhận về bài viết này

    Đại sứ Nhật Bản Norio Hatori: "Tôi muốn sống ở Việt Nam"

    Nằm bên con đường Liễu Giai tấp nập người đi lại, nhưng đại sứ quán Nhật Bản vẫn vắng lặng. Mà có lẽ không khí ở bất kỳ sứ quán nước ngoài nào cũng vậy, thường là tĩnh mịch. Đó là không gian mà các hiệp ước ngoại giao công nhận là vùng lãnh thổ của nước ngoài tại một nước nào đó.



    Bởi vậy, Hà Nội có bận rộn và ồn ã đến đâu thì ngay cả ở những nơi đông đúc nhất của Hà Nội, các khoảng không gian bên trong sứ quán vẫn là một thế giới riêng, kín đáo và cẩn mật.


    Chúng tôi đến sứ quán Nhật Bản để tiến hành đối thoại với Đại sứ Nhật Norio Hattori. Sân sứ quán tràn ngập hoa và nắng nhưng bóng người lại chỉ thấp thoáng qua các ô kính. Đầu tiên là ô kính nơi cửa bảo vệ, vào phía trong tòa nhà là ô kính của tiếp tân. Một chút là lạ khi phải tiếp xúc với đồng bào mình, những người Việt làm ở đây, qua những tấm kính chắn. Nhưng đó cũng là lẽ thường với tính chất an ninh nghiêm ngặt ở sứ quán.


    Theo đúng nguyên tắc, chúng tôi đến trước 15 phút và ngồi ở phòng chờ. Trong cái không khí trang nghiêm này, chúng tôi cảm thấy mình lạc lõng. Bởi là những nhà báo, chúng tôi đã quen với những bộ quần áo dân dã, cơ động và tiện lợi. Hơn nữa giờ hẹn với Đại sứ bị thay đổi, nên chúng tôi không kịp chuẩn bị những bộ quần áo lịch sự, cho hợp với không khí nơi đây và với cả những người mà chúng tôi sắp tiếp chuyện.


    Một nhân viên sứ quán người Nhật ra đón. Anh trịnh trọng mời chúng tôi vào trong. Chúng tôi phải qua 3 lần cửa. Qua một cái cửa, trong một không gian chỉ độ 1m2, chúng tôi lại thấy một cái cửa nữa, chúng tôi tự tay mở nhưng không được. Còn anh người Nhật, vừa đụng vào, cửa đã tự động mở ra. Cứ thế, ba lần, chúng tôi mới nhìn thấy khu làm việc của sứ quán. Qua một hành lang dài, chúng tôi vào thang máy, lên tầng trên, chúng tôi lại được dẫn vào một căn phòng nhỏ, bàn ghế đẹp đẽ. Nghĩ rằng, đây là nơi sẽ trò chuyện, chúng tôi đã chuẩn bị máy ảnh, chỗ ngồi, nhưng hóa ra không, lại tiếp tục ngồi chờ ở đây để rồi sẽ vào trò chuyện tại phòng làm việc riêng của Đại sứ.

    Sau 10 phút chờ đợi, chúng tôi được đưa vào phòng làm việc của đại sứ Nhật Bản. Ông đang ngồi cắm cúi bên bàn làm việc ở phía tay trái. Ông ngẩng lên chào chúng tôi rồi lại cúi xuống làm việc tiếp, còn chúng tôi rẽ về phía phải, nơi có một bộ bàn ghế tiếp khách lớn.


    Phòng làm việc của Đại sứ rộng và ốp gỗ một phần tường, sàn trải thảm. Ngay bên bàn làm việc của ông là một chiếc cờ Nhật Bản cỡ lớn. Ngoài sách, tài liệu thì mọi thứ trang trí trong phòng đều nhắc nhở về nước Nhật hoặc quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. Một hình búp bê cô gái Nhật Bản trong bộ kimono đỏ, những bức tranh về hình ảnh nước Nhật và Việt Nam… Còn ở góc bàn phía xa đặt những bức ảnh Đại sứ Hattori chụp chung với các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.


    Một lát sau, đại sứ đi về phía chúng tôi và bắt tay chào. Chúng tôi xin lỗi vì đã không chuẩn bị chu đáo cho cuộc gặp này, nhưng ông chỉ cười và nói rằng không sao. Ông ngồi vào chiếc ghế lớn, thoải mái và chúng tôi bắt đầu trò chuyện.


    Dân tộc Nhật Bản có tính cách tử tế


    Phóng viên (PV): Thưa đại sứ, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có rất lâu đời và dù thế nào chăng nữa thì sự gần gũi của hai dân tộc đã có sẵn bởi văn hoá và những vấn đề khác. Tôi muốn hỏi một câu đầu tiên rằng từng ấy năm ở Việt Nam cho đến bây giờ ngài tìm thấy sự đồng điệu nào giữa Nhật Bản và Việt Nam?


    Đại sứ Nhật (ĐSN): Tôi đã làm nghề ngoại giao suốt 40 năm qua. Chủ yếu là làm việc tại khu vực Châu Á: Philippines, Trung Quốc và Indonessia, Việt Nam là nước thứ tư mà tôi làm việc với tư cách là nhà ngoại giao. Tôi đã ở tại Việt Nam bốn năm rưỡi. Những gì tôi cảm nhận giúp tôi hiểu rằng Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc rất gần gũi nhau. Tôi không thể nói cụ thể hai dân tộc giống nhau như thế nào nhưng có thể nói chung đó là cảm tình với nhau. Người Nhật Bản tử tế, và người Việt Nam cũng tử tế nên người Nhật và người Việt Nam có nhiều đồng cảm. Cả hai dân tộc đều tin vào Phật giáo, lúc nào cũng suy nghĩ, tin tưởng ở tương lai. Cách suy nghĩ về sinh mệnh cũng giống nhau. Tôi đã ở nhiều nước nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy điều này như cảm thấy ở Việt Nam.


    PV: Tôi là một nhà văn, là một nhà báo và tôi hiểu suy nghĩ của người dân Việt Nam như thế nào và hôm nay tôi có thể nói với ngài một điều rằng người dân Việt Nam nghĩ rằng quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta đáng lẽ phải gần gũi hơn nữa bởi những lý do về văn hóa và tính cách. Ngài nghĩ gì về điều này ?


    ĐSN: Tôi cũng cảm thấy giống như ông vậy. Nếu ông cảm thấy thế thì tôi rất vui. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông.


    PV: Tại sao văn hoá Nhật lại chưa có thể ảnh hưởng giống như nền kinh tế của Nhật đối với xã hội Việt Nam? Nền kinh tế của nước Nhật ảnh hưởng đến Việt Nam rất mạnh, tại sao văn hoá lại chưa ảnh hưởng mạnh như thế ?


    Tiến sĩ Hồ Hoàng Hoa, Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nhật Bản, Viện Đông Bắc Á - Viện Khoa học Xã hội – Nhân văn

    Nói văn hóa Việt Nam và Nhật Bản tương đồng chỉ đúng về mặt lịch sử. Đúng là Việt Nam và Nhật Bản có cùng nền văn minh lúa nước, chịu ảnh hưởng Nho giáo, cùng ăn cơm, dùng đũa.

    Nhưng từ sau thời kỳ cải cách Minh Trị đến nay, Nhật Bản đã hoàn toàn khác. Nước Nhật đã đề cao chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân trong khi ở Việt Nam, tính cộng đồng và tư tưởng nho giáo vẫn còn cao. Bởi vậy không dễ để văn hóa Nhật thâm nhập Việt Nam.

    Ví dụ như bộ phim Công viên buồn rất nổi tiếng ở Nhật, kể về một gia đình có người chồng mải làm việc, nên người vợ có quan hệ ngoài hôn nhân. Bộ phim được người Nhật yêu thích vì nó phản ánh đúng tình hình xã hội Nhật khi cơ cấu gia đình truyền thống đang bị phá vỡ. Nhưng nếu trình chiếu ở Việt Nam chắc chắn sẽ bị lên án vì phim có rất nhiều cảnh gọi là “sex”. Đối với người Nhật, đó lại là thực trạng xã hội.

    Tính cách người Nhật cũng khác Việt Nam. Việt Nam là bán đảo nên con người cởi mở, còn Nhật là hòn đảo cách biệt nên trong quan hệ người với người họ rất khép kín, ít bộc lộ.

    Hơn nữa, khi còn ở Nhật, tôi đã được xem rất nhiều bộ phim Nhật rất hay nhưng không thể chiếu ở Việt Nam vì tiền bản quyền rất cao. Người Việt Nam nói đến phim Hàn Quốc có thể nghĩ đến “nước mắt” nhưng ít người có thể tổng kết được về phim Nhật. Rất hiếm có một cuốn truyện nào của Nhật được dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang Việt bởi những người giỏi tiếng Nhật và am hiểu Nhật, có thể tìm được những cuốn sách gần gũi với Việt Nam lại không có ai tài trợ để dịch sách.

    Cũng có thể, Hàn Quốc có một chiến dịch tuyên truyền văn hóa mạnh, nên người Việt được xem phim Hàn. Với Nhật, chính sách này chưa rõ nên phim Nhật hay còn quá đắt với Việt Nam. Theo tôi, chưa thể nói tới chuyện văn hóa Nhật sẽ thâm nhập mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới.

    ĐSN: Tôi hoàn toàn hiểu xã hội của các bạn, tôi hết sức cố gắng để tăng cường giao lưu trong lĩnh vực văn hoá nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điều là so với hoạt động kinh tế thì hoạt động của văn hoá có tác động lâu dài hơn. Tức là hoạt động văn hoá có hiệu quả lâu dài hơn. Các bạn nói rằng văn hoá của Hàn Quốc rất phổ biến tại Việt Nam nhưng cái đó là do phim truyền hình mà truyền hình không phải là tiêu biểu của văn hoá Hàn Quốc. Cái đó là một mặt của văn hoá Hàn Quốc thôi.

    Khi tôi bắt đầu làm việc tại Việt Nam, tôi đã tìm cách phổ biến văn hoá hiện đại của Nhật Bản tới thanh niên Việt Nam như tuyên truyền phim, truyện tranh, âm nhạc của Nhật Bản. Chúng tôi cố gắng hết sức để giới thiệu những tác phẩm đó cho mọi sinh viên của Việt Nam và tại sứ quán Nhật Bản chúng tôi có một trung tâm thông tin văn hóa dành cho các sinh viên của trường đại học Việt Nam. Tại đây mỗi tháng tổ chức hai lần giới thiệu một số tác phẩm của Nhật Bản. Nhưng đúng là phim truyện trên truyền hình có hiệu quả cao nhất…


    PV: Ở Việt Nam có một thực tế là phim Hàn Quốc được ưa chuộng rất nhiều trong khi đó có một số bộ phim của Nhật đã xuất hiện trên truyền hình Việt Nam và không được đón nhận lắm. Điều đó phải chăng là nền điện ảnh của Nhật tiếp cận thị trường Việt Nam còn quá kém?


    ĐSQ: Lý do mà chúng tôi không thể tuyên truyền được phim của Nhật Bản là quyền sở hữu trí tuệ. Phim Nhật đắt tiền so với các phim Hàn Quốc.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to KHA For This Useful Post:

    bad_no001 (15-01-2012), thegioidk (25-02-2010)

  3. #2
    || TRÙM ||
    KHA's Avatar


    Thành Viên Thứ: 1
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Lào Cai
    Tổng số bài viết: 4,082
    Thanks
    1,146
    Thanked 7,052 Times in 1,456 Posts
    Những chuyện kín đáo là của ngày xưa


    PV: Thanh niên Việt Nam rất tò mò về thế hệ trẻ của Nhật hiện nay. Vậy thì ngài có thể nói về những tính cách điển hình của người Nhật hiện đại và nó khác gì so với người Nhật trước đây.

    ĐSN: Đối với thế hệ trẻ thì không riêng gì Việt Nam mà các nước trên thế giới đều giống nhau. Đối với thế hệ của tôi, chúng tôi không thể hiểu được giới trẻ hiện nay.

    PV: Truyện tranh của Nhật Bản cũng là một nền công nghệ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Nhật Bản nhưng trong những năm gần đây, xuất hiện những loại truyện tranh vẽ rất gợi cảm, gợi dục đối với trẻ con. Ở Hà Nội đã xuất hiện những truyện tranh rất sexy nhập từ Nhật. Trong khi đó tính cách của người Nhật và người Việt lại rất thầm kín. Vậy phải chăng trong xu hướng của đời sống Nhật Bản đang có một nguy cơ ảnh hưởng đến tính cách đó của Người Nhật?


    ĐSN: Những chuyện kín đáo đã thuộc về ngày xưa rồi. Trong truyện tranh của Nhật Bản, chắc chắn là có một phần về bạo lực và tình dục nhưng cái đó chỉ là một phần của truyện tranh Nhật Bản thôi. Đa số truyện tranh của Nhật Bản không phải như vậy. Kỹ thuật vẽ truyện tranh của Nhật Bản là kỹ thuật cao nhất trên thế giới.


    PV: Hoá ra cái lỗi này là thuộc về người Việt Nam chứ không phải là người Nhật. Truyện tranh liên quan đến bạo lực chiếm rất ít trong những truyện tranh có tính thẩm mỹ cao nhưng người Việt Nam lại nhập thứ đó mà không nhập những thứ kia. Đó là lỗi của người Việt Nam, lỗi của các nhà xuất bản Việt Nam.


    ĐSQ: Trong khi đó nhiều tác phẩm, tác gia nổi tiếng của Nhật lại chưa được dịch sang tiếng Việt.


    PV: Với độc giả người Việt, cuốn "Ngàn cánh hạc” của Kawabata đã giúp họ thấy được nét đẹp của người Nhật.


    ĐSN: Đấy là tác phẩm đã xuất hiện lâu quá rồi. Chúng tôi có những tác giả trẻ nổi tiếng thế giới như Murakami Haraki và Yoshimoto Banana. Tác phẩm của họ được bán nhiều nơi trên thế giới. Thế nên xin các bạn hãy tìm hiểu về văn hoá Nhật qua các tác phẩm này.


    PV: Nước Nhật làm sao để có thể hạn chế được việc xuất khẩu sang các nền văn hóa khác những văn hoá phẩm không phù hợp, ví dụ như là bạo lực, sexy... Có kinh nghiệm nào để nhà nước hạn chế việc này không?


    ĐSN: Hoàn toàn tự do chứ nhà nước không can thiệp.


    Nguyễn Lâm Tùng, Nghiên cứu sinh tại khoa Y, Đại học Tổng hợp Quốc gia Oita, Nhật Bản


    Nếu để diễn tả tính cách của người Nhật thì dùng chữ Hòa là chuẩn nhất. Người Nhật cố gắng tránh để không làm phật lòng người khác, nhưng cũng chính vì thế mà nhiều lúc sinh viên Việt cảm thấy họ rất khó hiểu.

    Nếu họ nói mình “làm được” có nghĩa là mình “làm quá chán”, nếu họ khen “tốt” thì chỉ có nghĩa ở mức “chấp nhận được” thôi. Nếu giáo sư nói là anh trả lời cũng được đấy thì có nghĩa là sinh viên đó làm bài không tốt, nhưng sinh viên mới thường không biết nên dễ hiểu lầm.

    Hoặc chẳng hạn, mình muốn mời bạn Nhật đi chơi để làm thân, họ bảo có thể đi được nhưng để nghĩ lại đã. Lúc đầu không biết, cứ nghĩ bạn sẽ đi nhưng vài lần thì hiểu như thế có nghĩa là bị từ chối rồi.

    Hơn nữa, người Nhật cũng rất nguyên tắc và triệt để, mà người Việt thì mặt này kém đâm ra thường nghĩ là người Nhật quá máy móc. Ví dụ, quy trình để làm một nghiên cứu là a, b, c nhưng thực ra nếu làm a hay b trước đều không ảnh hưởng gì. Người mình cứ thấy cái gì dễ làm trước, cứ cốt đến hạn có bài nộp là được. Nhưng các bạn Nhật làm cùng nhóm rất bực mình vì không theo quy trình. Thế là nảy sinh xích mích.

    Với bạn bè, người Việt quen thể hiện sự thân mật, thế nên khi thấy người bạn Nhật hôm trước vừa giúp đỡ mình tận tình, hôm sau gặp đã lạnh tanh thì thấy khó chịu. Nhưng trên thực tế, người Nhật kín đáo nên vậy, chứ thực ra họ rất tốt bụng. Hoặc ngay cả trong tranh luận, người Việt thích tranh luận đến đỏ mặt tía tai còn người Nhật thì rất điềm tĩnh, không thể hiện quá rõ tình cảm của mình.


    Tôi muốn sống ở đây


    PV: Thưa ngài, có thể nói nước Nhật là một nơi có đầy đủ điều kiện nhất cho con người về kinh tế, về giáo dục, về y tế, nhân quyền v.v… Nhưng bây giờ một xu thế mà chúng tôi biết là càng ngày càng nhiều người Nhật muốn sang Mỹ làm việc và sinh sống hơn. Ngài lý giải gì về điều này?


    ĐSN: Đó là những người đã về hưu, 60 tuổi trở lên. Họ muốn sinh sống ở Mỹ, hoặc Úc, hoặc Canada hay một số nước Châu Á nữa vì ở đó giá sinh hoạt rẻ. Nhưng trên thực tế thế hệ trẻ không muốn sống ở nước ngoài.


    PV: Theo tôi thì nền tảng kinh tế và khả năng kinh tế nước Nhật bền vững hơn và mạnh hơn nước Mỹ. Văn hoá của Nhật truyền thống hơn nước Mỹ. Vậy mà sao đôi khi tôi cảm thấy chính phủ Nhật vẫn cứ rụt rè trước chính phủ Mỹ ? Chính phủ Nhật cảm thấy ngài ngại nước Mỹ đúng không ạ ?

    ĐSN: Trên thực tế Mỹ là một nước đồng minh đối với Nhật Bản đồng thời là một đối tượng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế và khoa học. Cách đây 20 năm, vào những năm 1980, Nhật và Mỹ cạnh tranh rất quyết liệt trong lĩnh vực kinh tế, quan hệ xuống rất xấu. Mỹ cho rằng Nhật mạnh hơn. Nhưng sau năm 1990, tình hình đã thay đổi: kinh tế của Mỹ phát triển mà kinh tế của Nhật suy thoái nên trong quan hệ hai nước, Mỹ có ưu thế hơn. Đến năm 2000 quan hệ hai bên là cân nhau mà không có sự cạnh tranh nữa. Cho nên sau năm 2000 quan hệ giữa hai bên ổn định hơn. Hiện nay kinh tế Mỹ và Nhật Bản chiếm 40% kinh tế thế giới.


    PV: Nếu ông được lựa chọn, mà chỉ một lựa chọn thôi giữa làm đại sứ ở Mỹ và Đại sứ ở Vịet Nam thì ông chọn làm đại sứ ở đâu ? Tất nhiên ông chỉ được chọn một trong hai thôi, ông sẽ chọn nơi nào, và vì sao?


    Phó Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng, Cựu Trưởng bộ môn Nhật Bản học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

    Sự e dè, kính nể mà người Nhật thể hiện trước người Mỹ xuất phát từ lịch sử. Người Nhật luôn ngưỡng mộ trình độ khoa học kỹ thuật của phương Tây. Nhìn lại lịch sử phong kiến, khi những người phương Tây đi sang phương Đông để tìm kiếm nguyên liệu, đứng trước nguy cơ bị nước ngoài thâm nhập, các vua của Việt Nam và Trung Quốc chọn phương cách đóng cửa, còn Nhật lại quyết tâm học theo phương Tây để đuổi kịp họ. Ngay trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II, họ cũng cho rằng họ thua phương Tây là vì khoa học kỹ thuật của họ không bằng phương Tây.

    Sau khi thua cuộc trong Chiến tranh thế giới thứ II, người Nhật mang tâm lý mặc cảm. Họ chờ đợi một cuộc trả thù của người Mỹ. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Mỹ đã biến Nhật thành đồng minh. Chính người Mỹ đã giúp Nhật xây dựng hiến pháp, một hiến pháp dân chủ so với hiến pháp kiểu quân chủ trước đó. Mỹ cũng đã giúp Nhật Bản phục hồi kinh tế. Nói đến sự phát triển của nước Nhật như hiện nay, không thể không nhắc tới nhân tố Mỹ.

    Bởi vậy, người Nhật nể người Mỹ. Họ cũng cần dựa vào sức mạnh của Mỹ khi mà họ ở cạnh nước lớn như Trung Quốc. Cho đến nay, về kinh tế Nhật rất mạnh nhưng về chính trị, họ vẫn phụ thuộc phần nào vào Mỹ, bởi vậy, cái tâm lý e dè, kính nể là không tránh khỏi.




    ĐSN: Nhưng mà tôi sẽ chọn hai cái vì nội dung công việc của đại sứ tại Mỹ và đại sứ tại Việt Nam là hoàn toàn khác nhau. Vai trò của đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam rất lớn. Tôi chỉ nói được là công việc của đại sứ Nhật tại Việt Nam ảnh hưởng tới Việt Nam lớn hơn là công việc của đại sứ Nhật tại Mỹ ảnh hưởng tới Mỹ. Rất nhiều cán bộ ngoại giao Nhật Bản muốn làm Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam.


    PV: Ngài nói rằng những người Nhật về hưu muốn sang Mỹ hoặc các nước khác để sống. Vậy với những trải nghiệm ở Việt Nam liệu sau này về hưu thì ngài và gia đình có muốn sống ở Hà Nội không?

    ĐSN: Tôi muốn sống ở đây.

    Còn nữa)


    Phần tiếp theo: "Nước Nhật đã hứa là làm"


    Nhóm phóng viên VieTimes thực hiện

  4. #3
    Retired Mod
    Hayami S Chick's Avatar


    Thành Viên Thứ: 5792
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 473
    Thanks
    24
    Thanked 70 Times in 21 Posts
    Bác này mấy hôm nữa đến lớp mình thăm đây, tranh thủ cóp mấy câu này xuống đến hôm đó nói chuyện cho vui.

  5. #4
    || TRÙM ||
    KHA's Avatar


    Thành Viên Thứ: 1
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Lào Cai
    Tổng số bài viết: 4,082
    Thanks
    1,146
    Thanked 7,052 Times in 1,456 Posts
    Nhớ "nhắc nhở" bác ý tặng mấy bộ phim Nhật để chiếu ở VN nha - Được thì giới thiệu luôn JPN để bác vô chơi

  6. #5
    Retired Mod
    Hayami S Chick's Avatar


    Thành Viên Thứ: 5792
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 473
    Thanks
    24
    Thanked 70 Times in 21 Posts
    Chỉ sợ bác ấy vào đọc không hiểu gì luôn thôi, mà bác ấy lại tăng toàn phim cổ kiểu như Hanabi thì oải lắm

  7. #6
    Daimyo
    [-d.k-]'s Avatar


    Thành Viên Thứ: 711
    Giới tính
    Không xác định
    Tổng số bài viết: 843
    Thanks
    4
    Thanked 217 Times in 31 Posts
    Ví dụ như bộ phim Công viên buồn rất nổi tiếng ở Nhật, kể về một gia đình có người chồng mải làm việc, nên người vợ có quan hệ ngoài hôn nhân. Bộ phim được người Nhật yêu thích vì nó phản ánh đúng tình hình xã hội Nhật khi cơ cấu gia đình truyền thống đang bị phá vỡ. Nhưng nếu trình chiếu ở Việt Nam chắc chắn sẽ bị lên án vì phim có rất nhiều cảnh gọi là “sex”. Đối với người Nhật, đó lại là thực trạng xã hội.
    CÁi này có phải là Ikeburo West Gate Park ko nhỉ
    Thực ra film nhật chiếu ở VN ít, nhưng chiếu cái nào nổi cái đó, chứ ko phải HQ chắt lọc ra mãi mới đc 3 film giỳa thủy tinh, full house với tría tim mùa thu đâu ~
    Như Chiaki thì phải ( 1 dạng Attention , pls ^^) , cửa hàng bánh truyền thông và lucky star ~
    @Chik: Xin bố ý máy film của Ikuta ý
    Chữ ký của [-d.k-]
    Double Destiny



    ~G l a m o r o u s V o i c e ~

    It's just...... only 9 minutes and 40 seconds!
    .......................
    daito katana a.k.a [+Hako+] is ♥ ♥ ♥
    .......................

    +:..:+ Click to Join +:..:+
    My Yahoo!360's Page ~~~ My LJ

  8. #7
    Retired Mod
    Hayami S Chick's Avatar


    Thành Viên Thứ: 5792
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 473
    Thanks
    24
    Thanked 70 Times in 21 Posts
    Chik cũng thích Ikuta, nhưng mà những bộ phim như thế chắc ng ta không giới thiệu đâu, vì đa phàn nếu màn giwosi thiệu ng ta sẽ giới thiệu cái gì đó đặc trưng hay nổi bật của Nhật VD như Hanbi (phim này khó nhai kinh dị)

  9. #8
    We never give up!
    no more words's Avatar


    Thành Viên Thứ: 65
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 1,610
    Thanks
    2,057
    Thanked 278 Times in 102 Posts
    Thank bác KHA ^^ Đọc bài này càng hiểu thêm về Nhật Thấy cách nói chuyện của bác ĐS này rất hay, thẳng thắn và chân thực Nhất là ở đoạn VH Nhật ko nổi = VH Hàn ở VN í

    @ daito: Bậy nào, phim HQ gây cơn sốt ở VN thì nhiều hơn 3 phim cơ, nhưng đọng lại chả được bao nhiêu


    P/S: Bác KHA dạo này thích trích nguồn VieTimes?
    Chữ ký của no more words
    Xấu hổ quá hổng dám để sign nữa .____.

  10. #9
    || TRÙM ||
    KHA's Avatar


    Thành Viên Thứ: 1
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Lào Cai
    Tổng số bài viết: 4,082
    Thanks
    1,146
    Thanked 7,052 Times in 1,456 Posts
    uh, vì tờ này có cách viết báo khác: chân thực, thẳng thắng và gợi mở

  11. #10
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts
    ĐSN: Đối với thế hệ trẻ thì không riêng gì Việt Nam mà các nước trên thế giới đều giống nhau. Đối với thế hệ của tôi, chúng tôi không thể hiểu được giới trẻ hiện nay.
    Câu trả lời hay nhất !

    Đó là những người đã về hưu, 60 tuổi trở lên. Họ muốn sinh sống ở Mỹ, hoặc Úc, hoặc Canada hay một số nước Châu Á nữa vì ở đó giá sinh hoạt rẻ
    Câu trả lời thành thực nhất!

    ĐSN: Tôi muốn sống ở đây.
    Câu nói bất ngờ nhất!

    Còn nữa
    Phần tiếp theo: "Nước Nhật đã hứa là làm"
    Cụm từ đáng ghét nhất!

    uh, vì tờ này có cách viết báo khác: chân thực, thẳng thắng và gợi mở
    Lời truyền đạo pretty nhất !
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

Trang 1/3 1 2 3 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •