>
Trang 1/4 1 2 3 4 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 33

Ðề tài: Ở Nhật, hôm nay là ngày gì?? .·´¯`·.·♩ •♬✿ (Update: Ngày 12 tháng 4)

Hybrid View

  1. #1
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts

    Ở Nhật, hôm nay là ngày gì?? .·´¯`·.·♩ •♬✿ (Update: Ngày 12 tháng 4)

    Mình định lập topic này vào ngày đầu năm mới mà bị vỡ kế hoạch thôi thì bắt đầu từ hôm nay vậy, về 3 ngày trước thì hẹn 1 năm nữa

    Mục đích của topic này là giới thiệu đến các bạn ý nghĩa của từng ngày trong năm ở Nhật. Mỗi ngày ở Nhật đều là một ngày lễ, một ngày kỷ niệm, tưởng nhớ đến những sự kiện trong quá khứ hay thông báo một khởi đầu mang tính thường niên. Thực tế là ngày nay, nhiều người không còn để tâm đến những ngày bình thường như thế nữa, thậm chí những người Nhật trẻ còn không biết ngày hôm nay là ngày gì và ý nghĩa của nó.






    4月 - THÁNG 4

    Ngày 1 tháng 4 - 4月1日:
    ✿ Ngày Luyện tập
    ✿ Ngày Đăng ký Thông báo Bất động sản
    ✿ Kỉ niệm ngày luật Phúc lợi Trẻ em được thực hiện
    ✿ Kỷ niệm ngày thi hành luật Phòng chống Mại dâm
    ✿ Ngày Giao dịch Trực tuyến
    ✿ Ngày Móc khóa di động
    Ngày 2 tháng 4 - 4月2日:
    Ngày 3 tháng 4 - 4月3日:
    Ngày 4 tháng 4 - 4月4日:
    Ngày 5 tháng 4 - 4月5日:
    Ngày 6 tháng 4 - 4月6日:
    Ngày 7 tháng 4 - 4月7日:
    Ngày 8 tháng 4 - 4月8日:
    Ngày 9 tháng 4 - 4月9日:
    Ngày 10 tháng 4 - 4月10日:
    Ngày 11 tháng 4 - 4月11日:
    Ngày 12 tháng 4 - 4月12日:
    Ngày 13 tháng 4 - 4月13日:
    Ngày 14 tháng 4 - 4月14日:
    Ngày 15 tháng 4 - 4月15日:
    Ngày 16 tháng 4 - 4月16日:
    Ngày 17 tháng 4 - 4月17日:
    Ngày 18 tháng 4 - 4月18日:
    Ngày 19 tháng 4 - 4月19日:
    Ngày 20 tháng 4 - 4月20日:
    Ngày 21 tháng 4 - 4月21日:
    Ngày 22 tháng 4 - 1月22日:
    Ngày 23 tháng 4 - 4月23日:
    Ngày 24 tháng 4 - 4月24日:
    Ngày 25 tháng 4 - 4月25日:
    Ngày 26 tháng 4 - 4月26日:
    Ngày 27 tháng 4 - 4月27日:
    Ngày 28 tháng 4 - 4月28日:
    Ngày 29 tháng 4 - 4月29日:
    Ngày 30 tháng 4 - 4月30日:
    Ngày 31 tháng 4 - 4月31日:








    (★) Là những ngày lễ thay đổi theo năm.

    *Nhấn vào link liên kết ở ngày tháng để xem chi tiết.
    thay đổi nội dung bởi: A Châu, 01-04-2014 lúc 04:17 AM
    Chữ ký của A Châu

  2. The Following 16 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    ANNY_3003 (04-01-2014), booka (07-01-2014), HH (05-01-2014), Jdo-chan (09-01-2014), KHA (06-01-2014), lynkloo (03-04-2014), mabiuyen (04-01-2014), Momo-chan (04-01-2014), ngongocmai (04-01-2014), recca_kun (06-01-2014), saxhero (04-01-2014), Sayuri_chan (10-01-2014), songchip (07-01-2014), Souchan (09-01-2014), thao33 (04-01-2014), thunn (11-01-2014)

  3. #2
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 4 tháng 1 - 1月4日

    Kankōchō goyōhajime (官公庁御用始め): Ngày các văn phòng chính phủ bắt đầu làm việc trong năm mới.


    Từ năm 1873 (năm Minh Trị thứ 6), chính phủ Nhật Bản qui định các văn phòng chính phủ được nghỉ Tết từ ngày 29.12 đến hết ngày 03.01 và bắt đầu làm việc lại từ mùng 4. Nếu mùng 4 rơi vào thứ Bảy hoặc CN thì ngày làm việc đầu năm sẽ dời sang thứ Hai.

    Ishi no Hi (石の日): Ngày của Đá

    Chơi chữ: 1月4日 --> 1 = i(chi), 4 = shi, ishi nghĩa là đá.


    Người Nhật tin rằng, vào ngày này nếu chạm tay vào tượng đá sẽ có thể biến ước mơ thành hiện thực


    Vào ngày này, những người theo đạo Phật ở Nhật Bản tâm niệm nếu chạm tay vào đá (tượng địa tạng Jizo, kì lân đá komainu, bia mộ...) và ước thì điều ước sẽ thành hiện thực.
    Chữ ký của A Châu

  4. The Following 10 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    ANNY_3003 (04-01-2014), HH (05-01-2014), KHA (06-01-2014), mabiuyen (04-01-2014), Momo-chan (04-01-2014), saxhero (04-01-2014), songchip (07-01-2014), Souchan (09-01-2014), thao33 (04-01-2014), yukiko412 (06-01-2014)

  5. #3
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 5 tháng 1 - 1月5日

    Igo no Hi (囲碁の日): Ngày Cờ Vây

    Chơi chữ: 1月5日 --> 1 = i(chi), 5 = go, igo nghĩa là cờ vây.


    Igo no Hi là ngày được chính Viện Cờ Vây Nhật Bản lựa chọn

    Cờ vây xuất hiện ở Nhật vào thế kỷ VII và trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ XIII. Người Nhật thật sự rất thích cờ vây. Theo thống kê, trong năm 2013 ở Nhật có khoảng 6 triệu người yêu thích cờ vây, trong đó các bé ở độ tuổi dưới 10 chiếm 11.8% và các cụ trên 60 chiếm 8.1%.

    Đọc thêm bài viết về Cờ Vây ở JPN.

    Ichigo no Hi (いちごの日): Ngày Dâu Tây

    Chơi chữ: 1月5日 --> 1 = ichi, 5 = go, ichigo nghĩa là dâu tây.

    "Thế hệ dâu tây" là từ chỉ các nam sinh, nữ sinh ở độ tuổi 15. Đây là độ tuổi quan trọng với nhiều quyết định ảnh hưởng đến tương lai của các em. Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật là từ 6 đến 15 tuổi. Hết cấp trung học cơ sở, các em có quyền quyết định chọn học nghề hay tiếp tục lên trung học phổ thông. Vào ngày này, các em thuộc "thế hệ dâu tây" sẽ nhận được nhiều lời động viên, khuyến khích từ mọi người để có thêm tinh thần vượt qua nhiều kỳ thi khó khăn trước mắt.


    Đây là thời điểm các em học sinh ở độ tuổi 15 phải đối mặt với nhiều kỳ thi quan trọng


    Tsumugi no Hi (紬の日): Tsumugi là trang phục dành cho tầng lớp nông dân và thường dân

    Ngày Tsumugi no Hi được tổ chức đầu tiên vào năm 1978 (năm Shōwa 53) tại thành phố Amani. Vào ngày này, người dân ở Amani sẽ mặc tsumugi và tham gia các hoạt động quảng bá cho ngành công nghiệp chủ chốt của thành phố.


    Người dân Amani trong ngày lễ quan trọng của thành phố
    Chữ ký của A Châu

  6. The Following 8 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    HH (05-01-2014), KHA (06-01-2014), mabiuyen (06-01-2014), saxhero (07-01-2014), Souchan (09-01-2014), thao33 (05-01-2014), thunn (11-01-2014), yukiko412 (06-01-2014)

  7. #4
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 6 tháng 1 - 1月6日

    Iro no Hi (色の日): Ngày của sắc màu

    Chơi chữ: 1月6日, 1 = ichi, 6 = roku, iro nghĩa là màu sắc.

    Đây là một ngày ý nghĩa với những người có công việc liên quan đến màu sắc như hội họa, thời trang, trang trí nội thất hay công việc in ấn trong các công ty quảng cáo... Ở Nhật, phối màu cũng là một nghề phổ biến (gọi là karākodinētā - カラーコディネーター). Vào ngày này, các bảo tàng trong nước sẽ ưu tiên triển lãm những tác phẩm mang chủ đề màu sắc.

    Về những từ chỉ màu sắc, ngày xưa, người Nhật thường dùng màu cây cỏ, những gì sẳn có trong tự nhiên để đặt tên cho màu, ví dụ như momoiro (màu trái đào) là màu hồng, daidaiiro (màu của cam - chanh) là màu cam, chairo (màu nước trà) là màu nâu, v.v... Hiện tại thì pinku (hồng) hay orenji (cam) được sử dụng nhiều hơn.

    Kēki no Hi (ケーキの日): Kỉ niệm ngày chiếc bánh kem đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản.

    Ngày này năm 1879 (năm Minh Trị 12), tiệm bánh ngọt nổi tiếng toàn quốc Ueno Fūgetsudō làm ra chiếc bánh ngọt phong cách phương Tây đầu tiên ở Nhật Bản.


    Ueno Fūgetsudō, ảnh chụp vào thời Minh Trị


    Lịch sử của Fūgetsudō (Phong Nguyệt Đường) bắt đầu từ những năm 1747. Với mong muốn làm ra những chiếc bánh ngọt ngon nhất Edo, Ōsumi Kiuemon đã lập nên Ueno Fūgetsudō, trải qua 260 năm cha truyền con nối, hiện Fūgetsudō có rất niều chi nhánh khắp nước Nhật và chủ yếu tập trung ở Ueno, Tokyo và Kobe.

    Lễ ra quân đầu năm của đội cứu hỏa Tokyo (東京消防庁出初め式)

    Đây là một nghi thức thường niên được tổ chức rất quy mô của lính cứu hỏa Tokyo. Xem chi tiết về buổi lễ này ở đây.

    Muika Toshikoshi (六日年越し): Đêm giao thừa thứ 6

    Người Nhật ăn Tết trong 7 ngày, nên hôm nay gọi nôm na là đêm giao thừa thứ 6, là đêm cuối cùng của những điều cũ kĩ còn sót lại. Xem thêm những phong tục trong ngày Tết ở Nhật và ý nghĩa số 7 ở Nhật tại đây.


    Bảy loại thực vật được ăn trong ngày 7/1
    Chữ ký của A Châu

  8. The Following 9 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    KHA (06-01-2014), mabiuyen (06-01-2014), saxhero (07-01-2014), Sayuri_chan (06-01-2014), songchip (07-01-2014), Souchan (09-01-2014), thao33 (06-01-2014), thunn (11-01-2014), yukiko412 (06-01-2014)

  9. #5
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 7 tháng 1 - 1月7日

    Nanakusa (七草) và Nanakusa Gayu (七草粥): 7 loại rau củ và món cháo sáng mùng 7 Tết

    7 là con số may mắn luôn gắn liền với những sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Như đã chia sẻ, người Nhật ăn Tết trong vòng 7 ngày, vào sáng mùng 7, theo truyền thống người Nhật thường ăn một loại cháo đặc biệt được nấu từ 7 loại rau củ gọi là nanakusa-gayu. Tục lệ này đã có từ thời Heian, về ý nghĩa thì mời các bạn xem lại ở topic Số 7 may mắn của người Nhật


    Thất thảo

    7 loại rau củ mùa xuân

    Ảnh Cách gọi
    Cách gọi
    hiện tại
    Tên
    tiếng Việt
    seri
    (芹)
    seri cần nước
    nazuna
    (薺)
    nazuna
    hay penpengusa
    rau tề
    gogyō
    (御形)
    hahakogusa lá khúc
    hakobera
    (繁縷)
    hakobe cây thảo anh
    hotokenoza
    (仏の座)
    koonitabirako cải cúc
    suzuna
    (菘)
    kabu củ cải tròn
    suzushiro
    (蘿蔔)
    daikon

    củ cải trắng



    Công thức nấu nanakusa-gayu khá đơn giản, mời các bạn xem clip sau:


    Tóm tắt:

    • Cắt nhỏ 7 nguyên liệu
    • Nấu cháo
    • Cháo gần nhừ thì thêm cá bào
    • Thêm muối hoặc dashi tùy khẩu vị
    • Nấu tiếp 5'
    • Cho 7 loại rau củ vào
    • Rau củ gần chín thì thêm mirin
    • Nấu đến khi đạt độ nhừ mong muốn



    Ngày nay, nanakusa-gayu có khác so với truyền thống một tí, người ta thường thêm vào những nguyên liệu mà mình thích như kombu, mochi hay katsuobushi,v.v... thậm chí 7 loại rau củ theo truyền thống cũng được thay thế bởi những loại rau địa phương khác nhau, nhưng căn bản vẫn là 7 loại.

    Jinjitsu (人日): tiết đầu tiên trong Ngũ Tiết ở Nhật

    Giới thiệu một chút về Ngũ Tiết:

    Âm Hán Ngày Âm Nhật
    Jinjitsu (人日) - Nhân Nhật 7/1 Nanakusa no sekku (七草の節句)
    Jōshi (上巳) - Thượng Tị 3/3 Momo no sekku (桃の節句) hay Hina Matsuri (雛祭)
    Tango (端午) - Đoan Ngọ 5/5 Ayame no sekku (菖蒲の節句)
    Shichiseki (七夕) - Thất Tịch 7/7 Tanabata (七夕)
    Chōyō (重陽) - Trùng Dương 9/9 Kiku no sekku (菊の節句)


    Ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Quốc cổ đại, mùng 1 là ngày của gà, mùng 2 của chó, mùng 3 của lợn, mùng 4 của dê, mùng 5 của bò, mùng 6 của ngựa. Vào những ngày này người ta sẽ kiêng không sát sanh các loài vật tương ứng. Và mùng 7 là ngày của người: jinjitsu (人日). Vào ngày này sẽ không tử hình bất cứ phạm nhân nào.

    Tsume-kiri no Hi (爪切りの日): Ngày cắt móng tay

    Đây được xem là thời điểm cắt móng tay hợp lí nhất trong năm mới. Người Nhật tin rằng, nếu ngâm móng tay vào nước dùng để rửa thất thảo trước khi cắt thì cả năm sẽ không bệnh tật. Giải thích khoa học một chút thì việc ngâm cho mềm móng giúp dễ cắt hơn.


    Xem thêm topic về cách lí giải khoa học cho những kiêng kỵ của người Nhật

    Sen-en-satsu no Hi (千円札の日): Kỷ niệm ngày phát hành tờ 1000 yên in hình thái tử Shotoku

    Ngày này năm 1950, tờ 1000 yên in hình thái tử Shotoku được phát hành thay cho ấn bản cũ từ năm 1946. Tờ 1000 yên đến nay đã được thay đổi 6 lần.


    Năm 1945, hình hoàng tử Yamato Takeru


    Năm 1950, hình thái tử Shotoku


    Năm 1963, hình thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản Itō Hirobumi


    Năm 1984, hình tiểu thuyết gia Natsume Sōseki


    Năm 2004, hình nhà vi trùng học Noguchi Hideyo

    Xem thêm bài viết về Tiền tệ Nhật Bản
    Chữ ký của A Châu

  10. The Following 6 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    Makky (07-01-2014), Sayuri_chan (07-01-2014), songchip (08-01-2014), Souchan (09-01-2014), thao33 (07-01-2014), thunn (11-01-2014)

  11. #6
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 8 tháng 1 - 1月8日

    Heisei sutāto no Hi (平成スタートの日): Ngày bắt đầu thời kì Heisei

    Ngày 7 tháng 1 năm 1989 (năm Chiêu Hòa 64) Thiên Hoàng Hirohito băng hà. Một ngày sau đó, con trai của ông, Thiên Hoàng Akihito lên nối ngôi lấy niên hiệu Heisei (平成 - Bình Thành). Đây là niên hiệu hiện tại ở Nhật.


    Nhật Hoàng Akihito


    Ban đầu, có 3 sự lựa chọn cho niên hiệu mới gồm 平成 - Heisei, 修文 - Shūbun và 正化 - Seika. Có nhiều ý kiến cho rằng, Shūbun và Seika có phiên âm romaji chữ cái đầu là S, giống với Shōwa nên cuối cùng mọi người nhất trí chọn Heisei.

    Năm nay, năm 2014 là năm Heisei thứ 26. Xem thêm Cách qui đổi niên hiệu của Nhật sang lịch tây (topic trên mới update đến năm 2008, để quy đổi nhanh, bạn lấy 2 số cuối của năm dương lịch cộng 12 sẽ thành năm Heisei, vd 2014, 14+12=26).

    Shōbugoto no Hi (勝負事の日): Ngày của những trò chơi may rủi

    Xuất phát từ câu Ichikabachika (一か八か) 1 hay là 8, có nghĩa đại loại như câu "được ăn cả, ngã về không" ở Việt Nam mình.


    Có 1 tí liên quan nhẹ w-inds. có một bài tên là 1 or 8, lời bài hát vô cùng liên quan đến ngày này


    Iyahon no Hi (イヤホンの日): Ngày tai nghe

    Chơi chữ: 1月8日, i(1)ya(8)hon là tai nghe.

    Đây là ngày một website có tất cả mọi thứ về tai nghe được thành lập, website này tên là Iyahon NAVI.


    Cặp jack cắm bảo vệ tai nghe mang thông điệp cám ơn ông bà
    Chữ ký của A Châu

  12. The Following 5 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    kei_itsumo (10-01-2014), mabiuyen (09-01-2014), Souchan (09-01-2014), thao33 (08-01-2014), thunn (11-01-2014)

  13. #7
    Ninja
    Ayuumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 188819
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Kiên Giang
    Tổng số bài viết: 112
    Thanks
    9
    Thanked 9 Times in 7 Posts
    ây da khâm phục bn wá bn hiểu biếc thâm sâu thiệc
    Chữ ký của Ayuumi
    Iu nhất Arashi

  14. The Following 2 Users Say Thank You to Ayuumi For This Useful Post:

    saxhero (07-01-2014), yukiko412 (06-01-2014)

  15. #8
    ^^ cá đổi màu ^^
    ♥ JPN's Super Lover ♥
    Sayuri_chan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 55322
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Phú Thọ
    Tổng số bài viết: 2,127
    Thanks
    462
    Thanked 8,599 Times in 1,653 Posts
    Cảm ơn bạn A Châu nhiều nhé. Hàng ngày ngóng các post của bạn trong topic này.
    Thực sự khâm phục sự tìm hiểu và tổng hợp thông tin của bạn.
    Cho Say tò mò chút xíu, bạn có trang tổng hợp gốc bằng tiếng Nhật của nó không?
    Nếu được thì có thể share không nhỉ?
    Chữ ký của Sayuri_chan
    Mây của trời cứ để gió cuốn đi


    Mainichi nihongo

  16. The Following 2 Users Say Thank You to Sayuri_chan For This Useful Post:

    A Châu (10-01-2014), ashura9x (11-01-2014)

  17. #9
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Cái này em tổng hợp từ 1 sensei người Nhật (từ rất lâu rồi) và wiki, thực chất thì wiki ko đầy đủ và những cái em đã post cũng ko hoàn toàn đầy đủ. Cái nào aimai thì em ko đưa vào
    Chữ ký của A Châu

  18. The Following 2 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    ashura9x (11-01-2014), Sayuri_chan (11-01-2014)

  19. #10
    Ronin
    A Châu's Avatar


    Thành Viên Thứ: 192493
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 330
    Thanks
    41
    Thanked 744 Times in 208 Posts
    Ngày 11 tháng 1 - 1月11日

    Kagami biraki (鏡開き): Nghi lễ "khai gương" của người Nhật

    Kagami biraki theo nghĩa đen có nghĩa là "mở gương" mang ý nghĩa khởi đầu một điều tốt đẹp. Ngày 11/1 hàng năm, các gia đình Nhật Bản tổ chức nghi thức dâng kagami mochi lên thần linh sau đó sẽ dùng búa gõ vỡ bánh mochi này để "mở" ra những điều tốt lành, may mắn.


    Kagami mochi

    Vì sao phải dùng búa? Vì nếu dùng dao hay kéo "cắt" bánh dày thì sẽ không cát tường vì bản thân từ "cắt" mang ý nghĩa tiêu cực, nên người Nhật chỉ dùng búa để thực hiện nghi thức trên.


    Bài viết về kagami mochi các bạn xem thêm ở topic Bánh kagamimochi - món ăn ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới tại Nhật hoặc topic Mochitsuki hay tục giã bánh dày của người Nhật

    Mở rộng ra, kagami biraki không chỉ là nghi lễ đập vỡ bánh dày vào những ngày đầu năm, người Nhật còn đập những thùng sake lớn vào ngày khai trương, tại các sự kiện thể thao, mở đầu tiệc cưới hoặc một số các sự kiện quan trọng khác. Nghi thức này cũng gọi là kagami biraki.


    Kagami biraki trong tiệc cưới


    Ngoài ra, theo tín ngưỡng của người Nhật, số lẻ đem lại may mắn, ngày 11 còn có cách đọc khác là iihi - "ngày tốt" (1 là i(chi), 11 là ii, ngày là hi), hơn nữa 11/1 lại là ngày iihi đầu tiên của năm mới nên người ta thường chọn ngày này khai trương công việc làm ăn hoặc các ngày 11 hàng tháng để mở thêm chi nhánh hay bắt đầu một công việc kinh doanh mới.

    Taruzake no Hi (樽酒の日): Taruzake là thùng gỗ lớn đựng rượu sake

    Như đã chia sẻ ở trên, nghi thức đập bánh dày kagami mochi hay đập thùng rượu đều gọi là Kagami biraki. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong các buổi lễ kỷ niệm. Và trong những dịp đặc biệt này, người Nhật thường dùng rượu đựng trong 1 thùng gỗ lớn gọi là taruzake. Những thùng này thường được là từ gỗ tuyết tùng.


    Xem thêm các bài viết khác về rượu Sake:


    Ngoài lề 1 tí: Sau khi thực hiện nghi thức Kagami biraki, mọi người sẽ vui vẻ cùng nhau uống rượu trong những chén gỗ hình vuông gọi là masu (枡). Chén masu thường được làm từ gỗ hinoki (gỗ bách). Ngày xưa, chén masu thường được dùng để đong gạo hay đựng các nguyên liệu trong bếp, chén có nhiều kích cỡ khác nhau. Ngày nay, người Nhật dùng masu làm chén uống rượu sau nghi thức Kagami biraki.


    Ngoài ra masu còn trở thành những món quà lưu niệm rất Nhật dành tặng người thân với những thông điệp ý nghĩa được khắc theo yêu cầu.


    Ngoài lề của ngoài lề: muốn có cái này quá


    Shio no Hi (塩の日): Ngày của Muối

    Người Nhật có câu "gửi muối cho quân địch", câu này chỉ một hành động rộng lượng, trượng nghĩa vì có thể ra tay giúp đỡ kẻ địch lúc khó khăn.


    Nguồn gốc của câu nói này xuất phát từ giai thoại giữa Uesugi Kenshin (1530-1578) và Takeda Shingen (1521-1573). Chuyện kể rằng vào thời chiến quốc, đương lúc phân tranh, biết quân của Shingen thiếu muối (loại lương thực đắc đỏ nhưng rất quan trọng thời bấy giờ), Kenshin đã gửi muối sang trại địch với câu nói nổi tiếng: "Thắng lợi trong chiến tranh phải định bằng đao kiếm chứ không phải bằng muối gạo".

    Câu chuyện "gửi muối cho quân địch" xảy ra vào năm 1568 (năm Vĩnh Lộc 11), có tài liệu ghi là vào ngày 11/1 năm 1569 (năm Vĩnh Lộc 12). Thực hư tuy chưa định rõ nhưng người Nhật vẫn chọn ngày 11/1 hàng năm là Ngày của Muối.
    Chữ ký của A Châu

  20. The Following 3 Users Say Thank You to A Châu For This Useful Post:

    dinhlata93 (11-01-2014), HH (14-01-2014), Sayuri_chan (11-01-2014)

Trang 1/4 1 2 3 4 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 07-03-2014, 12:05 AM
  2. Lịch sử về chú mèo dụ khách Nhật Bản (Update #9)
    By Michiteido in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 01-01-2014, 03:05 AM
  3. Thông báo về update lần này của JPN!
    By zey in forum THÔNG BÁO - HỎI ĐÁP - TUYỂN NHÂN SỰ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-01-2011, 08:15 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-01-2010, 11:44 PM

Tags for this Thread

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •