>
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Kho nhạc đậm Nhật

Threaded View

  1. #1
    Samurai
    Acmagiro's Avatar


    Thành Viên Thứ: 945
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 575
    Thanks
    0
    Thanked 276 Times in 107 Posts

    Kho nhạc đậm Nhật

    Ngày nay, Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế trên Thế giới. Và dĩ nhiên, văn hóa của họ cũng dần được giới thiệu rộng rãi ra bên ngoài, trong đó có mảng âm nhạc. Không thể phủ nhận mức độ phổ biến của các nghệ sĩ như Utada Hikaru hay nhóm nhạc AKB48, nhưng đáng tiếc thay, các nghệ sĩ này không đại diện cho nền âm nhạc đặc sắc và đặc thù của dân tộc Nhật Bản. Và giới trẻ cũng không có cơ hội tiếp xúc với những nét rất riêng, không thể lẫn với bất kỳ dân tộc nào khác của nền âm nhạc Nhật Bản.

    Mục đích của chủ đề này là giới thiệu những nét tinh tế trong nền âm nhạc đặc thù của nước Nhật lần lượt qua những bài viết, những ca khúc đậm chất Nhật. Nó là những thứ làm nên sự khác biệt của dân tộc Nhật Bản với phần còn lại của Thế giới.

    Để hiểu thế nào là "tâm hồn Nhật Bản" thì đầu tiên nên hiểu được âm nhạc thuần chất Nhật Bản là như thế nào.

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Bài 1: Haru no umi (biển mùa xuân)


    Nếu hỏi rằng người Nhật có "nhạc xuân" không, thì xin thưa rằng là có. Một trong những bài nhạc xuân tiêu biểu đối với người Nhật chính là khúc nhạc "Haru no umi" (biển mùa xuân). Khúc nhạc này rất đỗi quen thuộc trong tâm thức người Nhật Bản và thường được phát trên đài vào những ngày đầu năm.

    Haru no umi, sáng tác của Miyagi Michio, nghệ sĩ phái Ikuta-ryū biểu diễn với cây đàn Koto và sáo Shakuhachi.

    Nghe tại đây hoặc đây



    "Haru no umi" (春の海, biển mùa xuân) là một sáng tác Sōkyoku (tranh khúc, khúc nhạc cho đàn Koto) của nhạc sĩ Miyagi Michio. Nhạc cụ của bài này nguyên thủy gồm hai loại là đàn Koto và sáo Shakuhachi, sau này người ta còn chơi bằng hai loại nhạc cụ Tây phương là đàn Violin và sáo Tây. Tiếng đàn trong bản nhạc trầm, đại diện cho tiếng sóng biển, còn tiếng sáo bổng tượng trưng cho tiếng chim biển.

    "Haru no umi" được sáng tác vào cuối năm 1929 cho chủ đề "bờ biển" do Thiên Hoàng Nhật Bản ra đề trong hội thơ ca Utakai no hajime trong cung đình vào năm 1930. Đây là một nhạc khúc tiêu biểu cho nền âm nhạc mới của Nhật Bản, nó được chỉ định trong sách giáo khoa âm nhạc cho học sinh tiểu học, ngoài ra còn được sử dụng làm nhạc hiệu của các chương trình TV, Radio, các công ty trong những ngày đầu năm. Ngày nay "Haru no umi" được biết đến như một khúc nhạc không thể thiếu trong ngày đầu năm ở Nhật.



    Đặc trưng
    Nhạc sư Miyagi Michio bị mù từ năm lên 8 tuổi, nhưng trước đó ông sống với ông bà nội ở vùng Seto, cảnh biển tuyệt đẹp của vịnh Tomo-no-ura thuộc thành phố Fukuyama đã in sâu vào tâm trí ông và trở thành đề tài cho khúc nhạc "Haru no umi" sau này.
    Miyagi sáng tác "Haru no umi" với ảnh hưởng của âm nhạc Tây phương chứ không phải Hōgaku (nhạc truyền thống Nhật Bản) cận đại nhưng lại mang ấn tượng, khí sắc Nhật Bản sâu đậm.

    Biểu diễn
    Sơ diễn
    "Haru no umi" được biểu diễu lần đầu tiên vào cuối năm 1929 do chính tác giả Miyagi Michio và nhạc sư sáo Shakuhachi là Yoshida Seifū tại công hội đường Hibiya. Miyagi thuật lại rằng đến nghe buổi biểu diễn có nhà phê bình âm nhạc Ushiyama Mitsuru, Ushiyama cười rằng "giờ là lúc bận rộn, vẫn chưa đến xuân mà các cậu chơi được biển mùa xuân thì quả là nhàn nhã, thật hạnh phúc", và theo tập tùy bút "Yume no sugata" (hình tướng giấc mơ) của ông thì buổi biểu diễn đầu tiên thực sự là vào mùa xuân năm sau.

    Những chuyện liên quan

    "Haru no umi" trở nên nổi tiếng khi nghệ sĩ Violin Pháp quốc là Renée Chemet đến Nhật thu âm "Haru no umi". Khi đến Nhật, Chemet rất thích "Haru no umi" của Miyagi Michio và quyết định biểu diễn, thu âm và sau đó bán rộng rãi ở Nhật, Hợp chúng quốc Hoa và Pháp quốc. Trong buổi diễn này, Chemet thay tiếng sáo Shakuhachi bằng tiếng Violin và vẫn giữ lại tiếng đàn Koto như nhạc cụ chủ đạo.

    Năm 1968, ban nhạc điện tử "Inoue Munetaka & Sharp Five" phát hành album "Haru no umi", thay thế cây đàn Koto bằng Organ, thay tiếng Shakuhachi bằng guitar điện. Trong cùng năm, album này đã chiếm hạng nhất của Nihon Columbia.

    Trong bộ phim Mỹ "Hannibal Rising" có cảnh Lady Murasaki chơi "Haru no umi" với cây đàn Koto.

    "Haru no umi" được nhiều nghệ sĩ Tây phương biết đến và họ thường biểu diễn với tiếng Piano/ đàn Violin thay cho đàn Koto và sáo Tây/ guitar thay cho sáo Shakuhachi.

    Nguồn: http://gokuraku-shujo.blogspot.com/2...-mua-xuan.html
    thay đổi nội dung bởi: Acmagiro, 19-02-2014 lúc 10:55 PM
    Chữ ký của Acmagiro
    Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật

    Thường độc hành- Thường độc bộ

    Quyển sách thứ hai tớ dịch đã được xuất bản rồi, mọi người ủng hộ nhé ^^

    http://japanest.com/forum/showthread...721#post121721

    My Blog
    http://vn.myblog.yahoo.com/nippon_bujutsu


  2. The Following 9 Users Say Thank You to Acmagiro For This Useful Post:

    ANNY_3003 (04-02-2014), bluean (04-02-2014), HH (03-02-2014), jango (03-02-2014), Kasumi (09-02-2014), KHA (20-02-2014), Onion Club (01-10-2014), orichi (04-02-2014), songchip (03-02-2014)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •