Kinh tế, sản nghiệp, mậu dịch
Q: Lí do gì làm cho kinh tế Nhật mạnh đến thế?
Người ta nói rằng kinh tế Nhật đã tăng trưởng rất mạnh là nhờ chiến tranh lạnh. Trong khi rất nhiều quốc gia như Mỹ và Liên Xô dốc sức vào chạy đua vũ trang thì Nhật Bản, với bản hiến pháp hoà bình, tập trung vào phát triển kinh tế. Một chỉ số biểu hiện sức mạnh của nền mậu dịch một quốc gia được gọi là độ độc lập về ngoại thương. Đó là tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất khẩu và nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Độ độc lập ngoại thương của Nhật Bản là 10% năm 1955 và tăng lên gấp đôi, 20% năm 1970. Tỷ lệ đó luôn được duy trì ở mức 22-23% từ năm 1985 đến nay. Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng như trên. Đó là nhờ vào khả năng sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu cực mạnh. Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản những năm giữa thập kỷ 80 đã làm thế giới kinh ngạc.
Về GNP (tổng sản lượng quốc gia), năm 1960 Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới nhưng chỉ 20 năm sau, năm 1980, GNP của Nhật Bản chiếm 10,1% của thế giới. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng đều đặn cho đến cuối những năm 80. Tuy nhiên sau đó trong 3 năm liền Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi một nền kinh tế bong bóng. Gọi là kinh tế bong bóng bởi giá địa ốc, giá chứng khoán, … tăng ở mức cực nhanh rồi hạ xuống như là những chiếc bong bóng bị xẹp xuống sau khi được bơm đầy hơi. Năm 1991, giá chứng khoán và địa ốc giảm nhanh chóng, nền kinh tế bong bóng kết thúc, Nhật Bản bước vào thời kỳ khó khăn.
Q: Sự tăng trưởng kinh tế của Nhật có bị dừng lại vì khủng hoảng hay không?
Nguyên nhân to lớn làm cho kinh tế Nhật bị không phát triển được có lẽ là do đồng yên tăng giá. Năm 1993, một đô la Mỹ tương đương 120 yên nhưng năm 1995, một đô la Mỹ chỉ bằng 80 yên. Thêm vào đó là việc các nước khác đòi Nhật phải mở rộng nhập khẩu. Nhiều người lo lắng rằng Nhật Bản đang mất dần sức mạnh cạnh tranh quốc tế của mình.
Q: Tại sao thặng dư thương mại của Nhật đối với Mỹ không giảm?
Thặng dư thương mại của Nhật trong nhiều năm đã bị Mỹ chỉ trích tới mức đã có chiến tranh thương mại giữa Nhật và Mỹ thời tổng thống Bill Clinton. Thặng dư thương mại của Nhật không giảm đó là nhờ sức mạnh của hàng dệt, ti vi màu, máy móc công nghiệp những năm 70 và xe hơi, linh kiện bán dẫn, đầu máy video những năm 80. Những năm 90 còn có những chỉ trích chính bản thân cấu tạo nền kinh tế của Nhật, cho rằng đó là nguyên nhân chính gây ra thặng dư thương mại.
Q: Sau thế chiến thứ 2, nông nghiệp Nhật Bản thay đổi như thế nào?
Năm 1960, có 26.8% tổng dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp nhưng đến năm 1992, con số đó giảm xuống chỉ còn 5.5%. Diện tích canh tác cũng giảm xuống chỉ còn 20%. Tuy nhiên nhờ vào cải tiến kỹ thuật và giống, sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, cơ giới hoá sản xuất mà sản lượng nông nghiệp đã tăng lên rất cao. Mặt khác, để khuyến khích phát triển nông nghiệp, chính phủ Nhật lại ban hành các chính sách quản lý nông phẩm; ổn định giá thịt bò, đường, vân vân. Điều đó làm cho Nhật Bản mất hẵn sức cạnh tranh nông nghiệp trên thị trường thế giới.
Thực tế thì tỷ lệ tự cung về các mặt hàng nông sản của Nhật đang giảm mạnh vì sức sản xuất của chúng vừa thấp vừa đắt hơn nhiều so với hàng nhập khẩu. Thậm chí gạo là mặt hàng Nhật có thể tự cung tự cấp được 100% nhưng đến năm 1993, tỷ lệ đó chỉ còn 75%. Hoa quả cũng giảm từ 100% năm 1960 xuống còn 54%, tiểu mạnh 10%, đậu tương 2%. Nhật Bản đã chuyển sang tình trạng không thể tự cung tự cấp được lương thực thực phẩm.
Q: Hiện tại, vấn đề lớn nhất của ngành ngư nghiệp Nhật Bản là gì?
Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ hải sản lớn thứ 2 thế giới sau Ai Len. Tuy nhiên lượng đánh bắt hải sản của họ lại đang bị giảm kể từ năm 1999. Từ xưa Nhật Bản vẫn tự hào là nước có ngành ngư nghiệp mạnh nhất thế giới nhưng năm 1999 họ đã phải nhường vị trí này cho Trung Quốc. Sản lượng hải sản năm 1992 của Nhật là 92 triệu 700 nghìn tấn, chiếm 8.9% sản lượng thế giới. Con số này chỉ đủ đáp ứng 62.6% nhu cầu trong nước, 37.4% còn lại phải nhập khẩu. Hiện nay, với diện tích đánh bắt chỉ có 200 hải lý, ngành ngư nghiệp Nhật Bản vốn đã rất quen thuộc với việc đánh bắt xa bờ đang ở trong tình trạng khó khăn. Con đường duy nhất để tồn tại là nuôi trồng ngư nghiệp.
Q: Viễn cảnh của Nhật như là một đất nước công nghiệp ở thế kỉ 21 là gì?
Công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh được phân làm hai loại: Công nghiệp vật liệu cơ bản như sắt thép, tinh luyện nhôm, hoá dầu, xi măng, dệt và công nghiệp hoá học nặng như kim loại, cơ khí, hoá học. Với sự ứng dụng các kỹ nghệ tiên tiến nhất của Mỹ và phương thức tự động hoá, ngành công nghiệp Nhật Bản đã phát triển với tốc độ rất cao chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên qua 2 lần khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và 1979 với sự tăng vọt của giá nhiên liệu và nguyên liệu, ngành công nghiệp Nhật Bản đã bị đình đốn. Tiếp đó Nhật Bản đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp gia công chính xác. Kỹ thuật điện tử của Nhật Bản đã đạt đến trình độ rất cao. Các sản phẩm này của Nhật Bản đã làm bá chủ trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên bước vào thập kỷ 90, đồng yên tăng vọt và ngành công nghiệp Nhật Bản vốn chủ yếu dựa vào xuất khẩu đã bị khựng lại. (Tiền tăng so với ngoại tệ thì ngành xuất khẩu bị thiệt, giảm so với ngoại tệ thì ngành nhập khẩu bị thiệt). Ngoài ra còn có những phản đối từ phía Âu-Mỹ cho rằng các sản phẩm của Nhật quá mạnh. Chính vì vậy việc cải tiến kỹ thuật nội địa dựa vào kỹ thuật của nước khác đã trở nên khó khăn. Từ năm 1994 đến năm 1999 có những dấu hiệu cho thấy kinh tế đang hồi phục. Người ta cho rằng nhiệm vụ của người Nhật ở thế kỷ 21 là Khởi phát các ngành công nghiệp mới dựa vào những nghiên cứu cơ bản của chỉ riêng Nhật Bản.
Q: Có phải giá cả tại Nhật cao hơn giá cả tại các nước khác không?
Giá cả tại Nhật Bản là cao nhất thế giới. Theo điều tra của sở kế hoạch kinh tế năm 1993 thì giá sinh hoạt tại Tokyo gấp 1,41 lần tại New York, 1,45 lần tại Paris và 1,36 lần tại Luân Đôn. Giá hambuger trung bình tại Tokyo (năm 1995) là 181 yên, tại New York là 110 yên, tại Luân Đôn là 95 yên. Tuy nhiên từ giữa những năm 90, với sự tăng giá của đồng yên giá hàng nhập khẩu giảm xuống đáng kể, kinh tế đình trệ cũng làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống; thêm vào đó là chính sách phá giá bằng việc gia tăng nhập khẩu cũng làm cho giá cả giảm. Ba lý do chính đó làm cho chỉ số tiêu thụ hàng hoá giảm xuống dưới 1%. Giá quần áo, đồ gia dụng, thông tin liên lạc đã bắt đầu giảm xuống.
Q: Các công đoàn của Nhật được tổ chức như thế nào?
Phần lớn các công đoàn của Nhật là công đoàn công ty. Nói cách khác, nếu bạn làm việc cho một công ty thì bạn trở thành thành viên của công đoàn công ty đó. Trên các công đoàn đó có công đoàn mẹ được tổ chức do sự tập hợp các công ty cùng ngành. Các công đoàn mẹ đó tập hợp lại thành Hội liên hiệp tổng công đoàn Nhật Bản hiện nay. Khoảng 60% công đoàn tham gia vào hội liên hiệp này. Ngoài ra còn có công đoàn được tổ chức bởi của những người phe đảng Cộng sản và công đoàn được tổ chức bởi những người phe đảng Xã hội Dân chủ cũ. Hai công đoàn này chiếm khoảng 9%.
Ngoài công đoàn ngành Kim loại (IMF-JC) ra, Nhật Bản không xây dựng các công đoàn của từng ngành. Công đoàn ngành Kim loại là thành viên tích cực của IMF (International Metalworkers Federation: Liên hiệp công đoàn ngành Kim loại quốc tế). Khoảng 20% công đoàn tham IMF-JC. Tuy nhiên tại thời điểm năm 1994, trong số 35 triệu lao động tại Nhật Bản, chỉ có 12 triệu được tổ chức vào công đoàn. Người lao động càng ngày càng không muốn tham gia vào công đoàn.
Q: Hiện nay Nhật Bản đang phải đối diện với những vấn đề ô nhiễm nào?
Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm tại Nhật Bản là đất chật người đông, công trường và khu nhà ở nằm sát nhau. Người ta đã chứng minh được rằng nguyên nhân gây ra bệnh về đường hô hấp giống như hen suyễn phát sinh tại thị xã Yokkaichi tỉnh Mie là do khí thải từ nhà máy lọc dầu bên cạnh. Căn bệnh Mizumata nổi tiếng có nguyên nhân là do ô nhiễm thuỷ ngân, căn bệnh Itai-Itai có nguyên nhân là do ô nhiễm Cadomium … tất cả đểu do nước thải từ các công trường gây ra.
Năm 1967 bộ luật cơ bản về chống ô nhiễm môi trường được ban hành và có hiệu lực. Dựa trên bộ luật này có thể xác định được ô nhiễm phát sinh từ đâu. Tuy nhiên người Nhật vẫn phải lo ngại về những ô nhiễm mà không thể xác định được nguyên nhân. Ví dụ các đám mây quang hoá được tạo ra khi các oxit Ni-tơ hoặc hydro-carbon phản ứng hoá học dưới ánh nắng mặt trời mạnh; Do Ni-tơ hoặc Phốt pho có trong nước thải công nghiệp cũng như nước thải gia đình mà sinh vật phù du phát sinh quá nhiều gây ra hiện tượng triều đỏ. (đỏ là màu của các sinh vật phù du). Triều đỏ đó cản trở sự phát triển của các loài hải sản như cá và sò; ô xít lưu huỳnh trong không khí gây ra mưa axit; tiếng ồn tại ven đường cao tốc vân vân. Có thể nói rằng trên nước Nhật nhỏ bé, người Nhật đang phải sống chung với các loại ô nhiễm.
Bookmarks