>
Trang 1/2 1 2 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 10 trên 19

Ðề tài: Những RPG nổi tiếng Nhật Bản

  1. #1
    Hyakusho


    Thành Viên Thứ: 40782
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 56
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 5 Posts

    Những RPG nổi tiếng Nhật Bản

    Megami Tensei



    Megami Tensei, có thể được tạm dịch: ” Sự tái sinh của Nữ thần” hoặc Megaten có thể được xem như dòng RPG lớn nhất Châu Á. Được tạo ra bởi Atlus, Megaten còn hơn cả một serie của RPG. Trong tất cả những RPG châu Á, Megaten được xem như RPG ít bị thay đổi nhất. Serie Megaten còn có thể được nhận ra với phong cách tạo hình rất đặc trưng của “demon artist” Kazuma Kaneko. Gameplay tương đối khó cùng với những tùy chọn thú vị được thấy như hệ thống tuyển mộ demon đã tạo nên vẻ đặc sắc cho serie. Ngoài ra, một đặc điểm có thể được nhận ra: hầu hết Megaten không bao giờ được dịch ra một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Nhật.

    Phiên bản Megaten đầu tiên có tên Digital Devil Monogati: Megami Tensei. Đó thật sự là một game cách mạng, với cả phong cách lẫn gameplay. Nó đã thiết lập nhưng tiêu chuẩn cho những game đương đại và giới thiệu hệ thống triệu hồi quái vật và mối liên kết với demon thông qua máy vi tính. Gameplay giới thiệt hầu hết những đặc điểm của một game Megaten: khả năng liên lạc với những đối thủ ngẫu nhiên và tuyển mộ chúng vào party của người chơi. Game có độ khó cao và không có hệ thống map cho những dungeon với góc nhìn thứ nhất.




    Digital Devil Monogatari: Megami Tensei II giới thiệu bối cảnh thế giới sau thảm họa. Game thiết lập viễn cảnh thế giới bị ma quỷ tràn vào quấy phá, cốt truyện liên quan đến phiên bản đầu tiên. Game thay thế những dungeon góc nhìn thứ nhất với góc nhìn từ trên xuống, một chi tiết làm giảm độ khó của game. Cốt truyện khó hiểu nhưng lại gây cho người chơi nhiều thích thú hơn phiên bản đầu tiền, nhưng kết hợp lại chúng rất tuyệt vời. Digital Devil Monogatari: Megami Tensei II đã được remake trên SNES, gia tăng đồ họa và thêm vào hệ thống bản đồ.




    Shin Megami Tensei là game đã định hình hầu hết những yếu tố trong serie Megaten, trở thành một hướng chính của cả serie. Bối cảnh thế giới điêu tàn trở thành sàn đấn của 2 thế lực Law và Choas, trở thành “triết lí” của Megaten. Người chơi có thể chọn tham gia Law hoặc Chaos, hoặc cho cả 2 bên. Quyết định của bạn ảnh hưởng không chỉ cốt truyện mà còn ảnh hưởng đén kết thúc và cả những trang bị, những quái vật có thể triệu hồi.

    Sau thời gian trì hoãn khá lâu, Shin Megami Tensei III: Nocturne được ra mắt trên hệ máy Playstaion 2. Nó được phát triển thêm với nhưng nhân vật cùng những khu vực mới. Đây cũng là Shin Megami Tensei đầu tiên được phát hành ở thị trường phía Tây. Gameplay được thay đổi khá nhiều, như những trang bị và kĩ năng của nhân vật, khả năng lên cấp cho quái vật được triệu hồi, hệ thống biến hình… Về cốt truyện của phiên bản thứ ba này không liên quan gì đến 2 phiên bản đầu, mặc dù được lấy bối cảnh tương tự như thế, thế giới bị quỹ dữ quấy phá. Hệ thống Law và Chaos được thay thế. Quyết định của người chơi một lần nữa ảnh hưởng đến cốt truyện và làm kết thúc thay đổi rõ rệt.


    Shin Megami Tensei đã khai sinh ra một serie phụ Devil Summoner. Phiên bản đầu tiên của serie này xuất hiện trên hệ máy Saturn và mang rất nhiều chi tiết của Shin Megami Tensie, như hệ thống đối thoại với quái vật, triệu hồi… Không giống như Shin Megami Tensei, quyết định của người chơi Devil Summoner không ảnh hưởng đến kết thúc và lấy bối cảnh thế giới đương đại. Game cũng giới thiệu hệ thống trung thành giúp định hình quái vật, giúp chúng mang tính người từ đó người chơi có thể tập luyện để chúng hoàn toàn tuân phục.


    Giai đoạn tiếp theo của Demon Summoner là Soul Hackers, phần tiếp theo. Game sử dụng nhiều yếu tố khoa học, cốt truyện có phạm vi nhỏ hơn Shin Megami Tensei. Hệ thống quái vật ở phiên bản trước được nâng cấp, cải tiến. Gameplay giới thiệu những chi tiết mới như những trang bị cho nhân vật có nhiều đặc tính khác nhau và ảnh hưởng đến trận đánh.




    Những hướng Shin Megami Tensei nổi tiếng kể cả Shin Megami Tensie If, đều có nhân vật chính là những học sinh trung học và những hướng phát triển của cốt truyện đều phụ thuộc vào những thành viên trong lớp người chơi chọn lúc khởi đầu.

    Kể từ lúc Shin Megami Tensei ra mắt và đặt ra những “tiêu chuẩn” cho những game sau này, cá tính nhân vật và những câu chuyện xoay quanh những nhân vật phụ chưa bao giờ được khai thác. Nhưng đối với một dòng khác của Megaten, Persona, nó đã thiết lập phong cách độc đáo cùng với gameplay mang tính biểu cảm cao, những nhân vật có cá tính đặc trưng. Trở thành nét đặc trưng “phải có″ cho một RPG châu Á.

    Phiên bản Persona đầu tiên mang nhiều ảnh hưởng của Shin Megami Tensei If, cốt truyện cũng xoay quanh một nhóm học sinh trung học. Tuy nhiên, câu chuyện được phác họa chi tiết hơn, nhưng nhân vật có cá tính hơn. Người chơi điều khiển một nhóm nhân vật “có cá tính”. Mỗi nhân vật có quan điểm và cách nhìn được phác họa rõ rệt hơn những “người bà con” của nó. Gameplay vẫn có những nét tương đồng như hệ thống đối thoại, triệu hồi quái vật. Tuy nhiên vẫn có đặc điểm mới: với mỗi loại quái vật được triệu hồi, người triệu hồi có khả năng học thêm những kĩ năng mới cũng như có điểm yếu / điểm mạnh của quái vật đó.


    Đến phiên bản Persona 2: Innocent Sin đã tự thiết lập những đặc điểm của chính nó, nổi trội hơn hẳn so với phong cách Shin Megami Tensei và tập trung khai thác vào nội tâm của nhân vật. Những cảm giác tội lỗi cùng những cảm xúc đan xen của nhân vật đã tạo nên nét đặc sắc cho cốt truyện. Hệ thống triệu hồi quái vật không còn được sử dụng, thay vào đó là hệ thống card. Những cuộc đối thoại với demon trở nên cực kỳ chi tiết, kết quả bạn có thể nhận được những loại card khác nhau tùy theo những loại demon khác nhau, cho phép người chơi có khả năng “trang bị” demon đó.




    Persona 2: Eternal Punishment sử dụng gameplay và phong cách đồ họa gần như tương đồng, nó như một câu chuyện song song với Innocent Sin. Nếu những game khác vẫn sử dụng nhân vật tuổi teen thì trong Eternal Punishment, nhân vật chính là người đã trưởng thành, cốt truyện của Eternal Punishment và Innocent Sin vẫn có nét tương đồng, có thể xem chúng như một câu chuyện lớn. Sự kết hợp của những chi tiết cảm động trong cốt truyện, bối cảnh game mang đậm phong cách của Megaten, hệ thống gameplay đặc sắc đã làm cả 2 game trở thành một trong RPG Nhật hay nhất từng được tạo ra lúc bấy giờ.




    Một nhánh không thể nhắc đến của Megami Tensei chính là Digital Devil Saga. Nhánh này đã ra mắt được 2 phiên bản. Bị ảnh hưởng nặng bởi đạo Hindu, các tư tưởng triết học, thần thoại, có thể xem nhánh này như một game truyền thống của Megaten.

    Phiên bản Digital Devil Saga lấy bối cảnh thế giới thần thoại sau thảm hoạ. Những nhân vật người chơi điều khiển đều thuộc một làng, chiến đấu hòng mưu tìm sự sống mà không nhớ bất kì điều gì trong quá khứ. Cũng như nhánh Persona, mối quan hệ giữa những thành viên trong nhóm và những quan điểm của họ ảnh hưởng đến cốt truyện. Hệ thống đối thoại với quái vật, tuyển mộ qúai vật hoàn toàn được loại bỏ. Thay vào đó người chơi được tinh chỉnh, biến hình, chiến đấu dưới dạng demon. Cốt truyện cũng chứa nhiều yếu tố siêu nhiên và có kết thúc mở.




    Digital Sevil Saga 2 nối tiếp cốt truyện với phiên bản đầu, gameplay cũng có nhiều nét tương đồng. Mạch game được tiếp tục trong thế giới thật, thế giới gần như bị phá hủy hoàn toàn, con người chỉ sống được bên dưới lòng đất. Những nhân vật chính cũng tương tự như phiên bản đầu, cố gắng đi tìm định mệnh thông qua những câu hỏi được trò chơi đặt ra. Game có những đoạn cắt cảnh dài, nhều ý nghĩa trong nội tâm nhân vật chính.




    Không phải tất cả game trong serie Megaten đều nhắm đến những người chơi trưởng thành. Một số nhánh tách ra nhắm, được cải tiến để phù hợp với trẻ em. Như nhánh Devil Children, được ra mắt ở thị trường Châu Âu với tựa DemiKids, lấy bối cảnh những thiếu niên anh hùng thời đại mới, bối cảnh u ám cũng hoàn toàn được loại bỏ.

    Nguồn: Mobygames
    thay đổi nội dung bởi: revan2006, 19-01-2009 lúc 03:25 PM

  2. #2
    Hyakusho


    Thành Viên Thứ: 40782
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 56
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 5 Posts
    Dragon Quest



    Dragon Quest, hay có tên Dragon Warrior ở thị trường Châu Âu được tạo ra bởi nhà thiết kế game Yuugi Horii và được Enix phát triển. Bắt đầu từ năm 1986 phiên bản đầu tiên của Dragon Quest ra đời tính đến tháng 12 năm 2007 đã có hơn 43 triệu bản được bán ra toàn thế giới. Dragon Quest có mặt trên hầu hết các hệ máy từ cổ chí kim như NES, SNES, Gameboy, Playstation… Hiện nay Dragon Quest đã ra được 8 phiên bản. Phiên bản thứ 9 trên NDS sẽ ra mắt vào năm 2009.

    Dragon Quest I



    Ngày phát hành:
    Tháng 8, 1986
    Hệ máy: NES

    Mô tả:
    Góc nhìn thứ nhất, từ trên xuống

    Phiên bản Dragon Quest đầu tiên vẫn còn rất sơ khai trong hầu hết mọi chi tiết. Những trận đấu combat đơn điệu 1 chọi 1, không có tùy chọn thêm. Dragon Quest gần như chưa có cốt truyện. Một số khu vực trong game đòi hỏi người chơi phải đạt một mốc level nhất định nào đó.

    Dragon Quest II



    Ngày phát hành: 1987
    Hệ máy: NES, MSX

    Mô tả: Góc nhìn thứ nhất, từ trên xuống

    Tiếp theo, Dragon Quest 2, không chỉ thế giới game được mở rộng cho phép người chơi tự do khám phá, nó còn cho phép bạn tìm kiếm người đồng hành và cùng đánh nhau với kẻ thù. Cốt truyện và tính cách nhân vật vẫn chưa được định hình. Hệ thống gameplay ít được cải tiến so với phiên bản đầu tiên.

    Dragon Quest III



    Ngày phát hành: 10 Tháng 2, 1988
    Hệ máy: NES, SNES, GBC

    Mô tả: Góc nhìn thứ ba

    Hệ thống gameplay của Dragon Quest 3 đánh dấu một bước phát triển mới. Game cho phép nhiều thành viên hơn trong party, hệ thống job cho phép bạn thay đổi nghề bất kỳ lúc nào. Thế giới game da đạng hơn, cốt truyện liên quan đến 2 phiên bản đầu. Bất chấp những cải tiến, các nhân vật trong Dragon Quest 3 vẫn chưa có cá tính.

    Dragon Quest IV



    Ngày phát hành:
    1990
    Hệ máy: NES

    Mô tả:
    Góc nhìn từ trên xuống

    Dragon Quest 4 chính là điểm nhấn của toàn bộ serie Dragon Quest. Cốt truyện được chia thành những chương khác nhau. Mỗi chương nói về số phận của một nhân vật. Bạn có thể chơi tất cả các chương cho đến khi số phận đưa các nhân vật gặp nhau. “Cái tôi” của các nhân vật trong Dragon Quest 4 được khắc họa đậm nét, đến nỗi vượt qua tất cả những RPG từ trước đến khi Dragon Quest 4 ra đời. Câu chuyện chính được “ráp” lại từ những mảnh đơn lẻ, thông qua những nhiệm vụ và thông tin từ những NPC. Đồ họa không được đặc sắc không ngăn cản Dragon Quest 4 trở thành một trong những RPG hay nhất thời đại 8 bit. Sau đó Dragon Quest 4 được remake cho hệ máy Playstation. Những soundtrack của Koichi Sugiyama và hệ thống gameplay cải tiến đã nâng cao giá trị của phiên bản remake.

    Dragon Quest V: Tenkuu no Hanayome



    Ngày phát hành:
    15 Tháng 9, 1992
    Hệ máy: SNES

    Mô tả:
    Góc nhìn thứ nhất hoặc thứ 3

    Dragon Quest 5, phiên bản đầu tiên trên hệ máy SNES, có thể xem như một cuộc cách mạng bởi những sáng tạo nó đem lại. Mặc dù phác hoạ cuộc sống nhân vật chính chưa chi tiết lắm nhưng Dragon Quest 5 đã đem đến câu chuyện về cuộc đời nhân vật tuy mô típ có hơi giống với cốt truyện của Phantasy Star 3. Hệ thống gameplay thông minh, hệ thống triệu hồi quái vật cho phép người chơi kêu gọi một quái vật ngẫu nhiên vào party, luyện lev cho chúng, trang bị giáp và vũ khí… Phiên bản Dragon Quest 5 đã được remake trên Playstation 2 với đồ hoạ hoàn toàn 3D.

    Dragon Quest VI: Maboroshi no Daichi



    Ngày phát hành:
    9 Tháng 12, 1995
    Hệ máy: SNES

    Mô tả: Góc nhìn thứ nhất hoặc thứ 3

    Dragon Quest 6 kết thúc chuỗi phiên bản trên hệ máy SNES, đặc biệt game khai thác khía cạnh thế giới song song. khá thú vị. Dragon Quest 6 được kết hợp với hệ thống job từ Dragon Quest 4 với hệ thống triệu hồi quái vật. Mặc dù cốt truyện kém hơn so với nguyên bản ở 2 phiên bản trước Dragon Quest 6 đã thổi làn sinh khí mới vào hệ thống gameplay của serie Dragon Quest.

    Dragon Quest VII



    Ngày phát hành: 1 Tháng 11, 2001
    Hệ máy: Playstation

    Mô tả:
    Góc nhìn thứ nhất, từ trên xuống

    Phiên bản tiếp theo của serie, Dragon Quest 7, được ra mắt sau thời gian dài chờ đợi, nhận được lời phê bình của rất nhiều người chơi vì game không bắt kịp được những công nghệ thời điểm đó. Sử dụng background hao hao Final Fantasy, Dragon Quest 7 sử dụng graphic cũ lỗi thời và gần như một bộ phim cổ trang. Với những fan của serie Dragon Quest, độ dài game là chi tiết an ủi. Cốt truyện của game xoay quanh chuyến du hành vào quá khứ để phục hồi thế giới trong hiện tại. Một lần nữa gameplay phụ thuộc hệ thống job.

    Dragon Quest VIII: Journey of the Cursed King




    Ngày phát hành:
    15 Tháng 11, 2005
    Hệ máy: Playstation 2

    Mô tả: Góc nhìn thứ ba

    Dragon Quest 8 có thể được xem như bước đột phá của serie. Đây là game đầu tiên được phát hành của châu Âu dưới tên nguyên thủy Dragon Quest, do đó nhận được rất nhiều khen ngợi từ các nhà phê bình cũng như fan hâm mộ. Trong khi hầu hết fan không thích hệ thống vũ khí mới, vốn đã được thay thế hệ thống job của phiên bản trước, cốt truyện không có gì quá mới mẻ, đồ hoạ đẹp hơn, thế giới game rộng hơn và những yếu tố khác đã làm Dragon Quest 8 thành công vượt trội so với những phiên bản trước nó.

    Nguồn: mobygames
    thay đổi nội dung bởi: revan2006, 19-01-2009 lúc 03:34 PM

  3. The Following User Says Thank You to revan2006 For This Useful Post:

    Le0n (28-07-2012)

  4. #3
    Hyakusho


    Thành Viên Thứ: 40782
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 56
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 5 Posts
    Tengai Makyou


    Tengai Makyou, tạm dịch Vùng đất huyền diệu bên ngoài thiên đường, hay còn có tên Far East of Eden, được xem như một trong những serie RPG nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Sức hút của Tengai Makyou đến từ những yếu tố lãng mạn và giá trị nhân văn có mặt trong hầu hết game thuộc serie. Mặc dù cốt truyện của game rất đơn giản, cá tính của các nhân vật không mấy nổi trội, gameplay cũng chẳng có gì mới mẻ nhưng Tengai Makyou vẫn rất nổi tiếng chính nhờ tính hài hước. Mãi cho đến thời điểm này Tengai Makyou vẫn là serie RPG hài hước duy nhất của Châu Á.

    Mặc dù Tengai Makyou vẫn truyền tải những chi tiết bình thường và ngay cả khi lấy bối cảnh buồn, yếu tố lãng mạn vẫn luôn hiện hữu. Những chi tiết bi quan lại được châm biếm, làm cho lố bịch khiến Tengai Makyou tạo dấu ấn đặc biệt trong lòng người chơi. Ngoài ra phong cách tạo hình đang đậm nét anime và sử dụng những kỹ thuật ***g tiếngcao cấp cũng được xem như những đặc điểm nổi bật của serie game này. Tuy nhiên vì chi tiết hài hước thường được khai thác từ tiếng Nhật, Tengai Makyou không bao giờ được dịc h ra một thứ tiếng nào khác. Do đó trong tất những serie RPG của Nhật, serie Tengai Makyou rất ít được thị trường ngoài Nhật Bản biết đến.

    Tengai Makyou: Ziria (1989 - TurboGrafx CD)


    Phiên bản Tengai Makyou đầu tiên được phát triển trên console Turbo CD với tên gọi Tengai Makyou: Ziria được xem là RPG đáng chú ý nhất tại Nhật vào thời điểm đó. Nó giữ nhiều kỉ lục như RPG đầu tiên được phát hành trên CD, sử dụng những đoạn phim cắt cảnh và kĩ thuật ***g tiếng. Không giống như những game mang tính đột phá khác, những đổi mới trong Ziria rất khác, chúng chỉ đơn thuần nâng cao chất lượng của một yếu tố nào đó. Kỹ thuật ***g tiếng trong Ziria tốt đáng nhạc nhiên, cốt truyện của game rất đơn giản, nhưng được sử dụng yếu tố đậm chất văn hóa: ngôn ngữ. Người chơi được khuyến khích khám phá từ ngữ để tạo ra những phép thuật mới trong Tengai Makyou: Ziria. Game còn khai thác yếu tố lãng mạn trong những câu đối thoại và cách tạo hình nhân vật.






    Tengai Makyou II: Manjimaru (1992)


    Phiên bản thứ 2 Tengai Makyou II: Manjimaru là phiên bản nổi tiếng nhất trong serie. Thế giới game cực kỳ rộng lớn với gần 20 khu vực khác nhau, mỗi khu vực lại có vài thành phố. Manjimaru được phát triển và mở rộng từ cốt truyện của Ziria. Kết quả game dẫn dắt người chơi với những chuỗi nhiệm vụ dài dằng dặc với hằng hà sa số những NPC trên đường với hàng tỉ tỉ câu đối thoại. Tuy nhiên nhạc nền, phong cách anime của những đoạn phim cắt cảnh và kỹ thuật ***g tiếng trong Manjimaru không có đối thủ trong thời điểm nó ra đời.

    Tengai Makyou II: Manjimaru được remake năm 2003 trên hệ máy Gamecube, PS2 và NDS năm 2006.






    Tengai Makyou: Fuun Kabuki Den (1993 - TurboGrafx CD)


    Một trong những nhân vật trong Manjimaru trở nên quá nỗi tiếng đến nỗi Red Company, công ty tạo nên serie đã làm hẳn một game của riêng nhân vật đó Tengai Makyou: Fuun Kabuki Den. Trong game này yếu tố lãng mạn được nhấn mạnh lấn át cả bối cảnh thời trung cổ huyền ảo. Không giống như những phiên bản trước, những nhân vật chính có cá tính rất đặc biệt và rất bình dân. Một chi tiết khá mới mặc dù game lấy bối cảnh thời trung cổ ở Nhật nhưng vài sự kiện lại dẫn người chơi đến London.






    Tengai Makyou Zero (1996 - SNES)

    Tengai Makyou Zero được phát triển trên hệ máy SNES mang dáng dấp một cuốn phim hơn là RPG. Mặc dù nó cũng sử dụng phong cách tạo hình anime nhưng hạn chế của SNES đã cản trở nhà sản xuất sử dụng kĩ thuật ***g tiếng cũng như những đoạn phim cắt cảnh. Yếu tố hài hước do đó cũng giảm bớt.






    Tengai Makyou: Daiyon no Mokushiroku (1997 - Sega Saturn)


    Tengai Makyou: Daiyon no Mokushiroku: The Apocalypse IV được làm trên hệ máy Saturn có một vị trí đặc biệt trong serie nhờ những đặc điểm “lạ” của nó. Thay thế cho xã hội phong kiến Nhật Bản, game đưa người chơi đến Mỹ vào cuối thế kĩ 19 nhưng lại chứa đầy những chi tiết hiện đại. Văn hóa pop, điện ảnh, TV… Yếu tố hài hước được nâng cao hơn những phiên bản trước nó, vài chỗ có thể xem nghệ thuật châm biếm. Daiyon no Mokushiroku vẫn giữa được gameplay truyền thống của Tengai Makyou, nhưng những trận đánh ngẫu nhiên được thay thế bằng những kẻ thù nhìn thấy được. Chất lượng ***g tiếng và những đoạn cắt cảnh cũng tốt hơn bao giờ hết.






    Tengai Makyou III: Namida (2005 - Playstation 2)


    Phiên bản chính thống thứ 3 của serie Tengai Makyou III: Namida bị dời lại vài lần, cuối cùng được ra mắt trên hệ Playstation 2, trễ 10 năm so với dự định. Do việc ra mắt trễ game làm những chi tiết có tính đổi mới trong game trễ nhịp cho với thời đại, ngoài ra việc phát triển chậm chạp và cốt truyện đơn giản cũng góp phần vào việc này. Vì thế khó có thể xem chất lượng của Namida như một sự đột phá lúc bất giờ. Tuy nhiên, gameplay cũng không đến nỗi nào khi thêm vào những yếu tố khá thú vị như việc học những kĩ năng đặc biệt và tăng sức mạnh của phép khi được sử dụng nhiều lần. Ngoài ra những nhân vật được phác họa rất cá tính, những đoạn đối thoại hài hước châm biếm đã mang đã giúp Namida truyền tải giá trị văn hóa đến người chơi.






    Nguồn: mobygames
    thay đổi nội dung bởi: revan2006, 19-01-2009 lúc 03:52 PM

  5. #4
    Hyakusho


    Thành Viên Thứ: 40782
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 56
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 5 Posts
    Phantasy Star


    Serie Phantasy Star của Sega là một trong những serie đứng đầu thị trường Nhật ngay lúc nó ra đời. Chất lượng hàng đầu của game đã sớm được khẳng định ngay từ phiên bản đầu tiên. Phantasy Star thu hút một lượng lớn fan hâm mộ và thời gian trôi qua số lượng fan lại càng nhiều. Cộng đồng hâm mộ Phantasy Star có thể xem là đông đảo nhất trong các RPG Châu Á, ở Nhật cũng như phương Tây.

    Có vẻ chính chất lượng cùng cộng đồng hâm mộ hứa hẹn sức sống lâu dài cho Phantasy Star. Tuy nhiên sự thật lại không được như vậy, game vẫn tồn tại nhưng dường như chỉ đề người chơi biết nó tồn tại, trừ phiên bản đầu tiên những phiên bản tiếp theo không có gì quá mới mẻ. Chúng luôn được thiết lập trên cùng một bối cảnh, mạch game hap hao như nhau. Những phiên bản về sau có vẻ như phải chật vật lắm mới thoát khỏi cái bóng của những đàn anh trước nó. Tuy nhiên, sự thành công ngay từ phiên bản đầu tiên đã ít nhiều ảnh hưởng đến các serie game sau này.

    Phantasy Star (1987 - Genesis, Sega Master)


    Phiên bản đầu tiên cũng là phiên bản thành công vang dội nhất, Phantasy Star trên hệ máy Sega Master. Trong tất cả các phiên bản của serie, phiên bản này có sức ảnh hưởng lớn nhất. Nó này đã nắm bắt được “cái hồn” của game. Từ cốt truyện đến nhân vật, các cách thiết lập, gameplay, hoàn toàn mang phong cách Nhật Bản. Đây cũng game RPG 100% Nhật Bản đầu tiên. Cốt truyện của game dùng cách mô típ như trả thù, phá hủy thế giới và các thế lực điều khiển tư tưởng. Nhân vật chính chỉ là một cô gái bình thường đang trên đường nhiệm vụ, rất khác so với những nhân vật chính trong các RPG cùng thời.

    Người chơi có thể kết bạn được với rất nhiều nhân vật khác, nhiều khi chỉ cần những đoạn nói chuyện nhỏ. Đồ họa mang hơi hướm anime, cách thiết lập có vẻ giống Star Wars, một thế giới khoa học kĩ thuật hiện đại pha lẫn phép thuật. Gameplay vào thời điểm Phantasy Star ra đời có thể xem như một bước đột phá. Sử dụng hệ thống automap với những dungeon nhìn từ trên xuống đã giảm độ khó không đáng có cho một RPG. Một khuyến điểm nhỏ, game đòi hỏi nhiều vào lev của người chơi tuy nhiên điều đó không làm Phantasy Star trở thành một trong những RPG có ảnh hưởng nhiều nhất trong thời đại 8 bit.






    Phantasy Star 2 (1989 - Genesis)


    Phiên bản tiếp theo Phantasy Star 2, tiếp nối khuynh hướng đổi mới của phiên bản đầu, mang lại rất nhiều yếu tố mới của cốt truyện vốn sau này trở thành những đặc điểm của serie. Những mối quan hệ cá nhân giữa các nhân vật chính, những câu thoại mang lại cảm xúc cho người chơi. Đặc biệt phần phantasy trong game được đầu tư chăm chút kĩ lưỡng. Tuy nhiên phiên bản 2 này có độ khó cao với hàng tá những dungeon chằng chịt nhau, đòi hỏi người chơi phải cày cật lực mới có thể up lev. Phiên bản 1 và 2 của Phantasy Star đã được remake trên Playstation 2, với đồ họa và hệ thống gameplay được cải tiến, yêu cầu lev cũng được giảm bớt.







    Phantasy Star 3: Generations of Doom (1992 - Genesis)

    Phantasy Star 3: Generations of Doom, được xem như một chú cừu đen trong serie, bị phần lớn người chơi chê không tiếc lời. Các sự kiện trong Phantasy Star 3 xảy ra trước các phiên bản khác trong serie. Những thiết lập của nó cũng có khuynh hướng thần thoại hơn là sci-fi. Những trận đánh chán òm cũng là một trong những lý do khiến game bị “hắt hủi”. Bên cạnh những lời chê, thực thế vẫn có chi tiết đáng giá trong phiên bản thứ 3: mặc dù người chơi chỉ đóng vai nhân vật chính nhưng lại có thể điều khiển cả một gia đình trong game, ngay cả việc hôn nhân.






    Phantasy Star IV: The End of the Millennium (1993 - Genesis)


    Phantasy Star IV: The End of the Millennium trở về những thiết lập ban đầu của 2 phiên bản đầu tiên. Ngay cả cốt truyện, kết thúc game người chơi sẽ đánh nhau với thế thực bóng tối. Về độ khó phiên bản này đã được tút lại cho đỡ nhàm chán. Cốt truyện có vẻ giống Phantasy Star II. Đây cũng là nhược điểm khiến nó khó tạo ra chỗ đứng trong serie so với những phiên bản khác.










    Ngoài ra Phantasy Star còn có 2 MMORPG: Phantasy Star Universe (2006- PC, Xbox, Playstation 2) và Phantasy Star Online (2000- Dreamcast, PC, Gamecube).
    thay đổi nội dung bởi: revan2006, 19-01-2009 lúc 04:08 PM

  6. #5
    Shokunin


    Thành Viên Thứ: 16341
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 47
    Thanks
    8
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Chà mới vô đã thấy chữ Megami Tensei rồi Chỉ mới dc chơi qua persona nhưng công nhận là quá hay, mặc dù đồ họa ko quá xuất sắc nhưng game play cốt truyện, nhạc nền đã đưa persona đến thành công. Lại còn ***g nhiều thần thoại Bắc Âu nữa. Persona nói riêng và dòng Megami Tensei đích thực là rất thành công và nổi tiếng.

    Lúc trước có đọc qua 1 bài viết nói rằng ở ngoài thị trường Nhật thì FF nổi tiếng hơn, nhưng ở Nhật thì với người Nhật thì Dragon Quest mới đúng là game RPG thuần túy nhất. Nên khi ra mắt Dragon Quest VIII và FFXII, Square Enix đành phải dời FF ra sau.

  7. #6
    Hyakusho


    Thành Viên Thứ: 40782
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 56
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 5 Posts
    Suikoden



    Serie Suidoken, được Konami phát triển, ra đời muộn hơn nhiều so với những serie RPG đình đám của Nhật. Tuy nhiên 4 phiên bản đầu tiên của nó nhận được rất nhiều sự khen ngợi cũng như “gom góp” được một lượng fan đông đảo.

    Suikoden được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Shuihuzhuan (108 anh hùng Lương Sơn Bạc) của Trung Hoa. Hay còn được biết dưới tên Water Margin hay Outlaws of the Marsh. Tất cả tựa game Suidoken đều lấy bối cảnh thế giới trung cổ thần thoại với những nét văn hóa, chủng tộc và kiến trúc đặc trưng. Suidoken chủ yếu khai thác sự xung đột giữa các phe phái với nhau và một đặc điểm rất đặc trưng: cung cấp cho người chơi khả năng phát triển “nhà” của chính mình và thu phục 108 anh hùng trong lịch sử. Mỗi phiên bản Suikoden có những nét riêng trong hệ thống chiến đấu cũng như những trận 1 vs 1. Tuy nhiên hệ thống magic phối hợp tương hỗ lẫn nhau đã mang lại nét chấm phá cho serie Suidoken. Ngoài ra khả năng chơi lại của Suikoden đến từ việc thu phục 108 nhân vật thông qua các câu thoại, các sự kiện và sự quyết định của người chơi cũng góp phần tạo nên thành công cho game.

    Suikoden I ( 1995 - Playstation)

    Phiên bản Suikoden đầu tiên chứa những nét truyền thống của serie. Trong vai một vị lãnh đạo trẻ tuổi của phe Nghĩa quân chống lại triều đình đổ nát, người chơi có thành lũy của riêng mình trong Suikoden. Dựa trên những lựa chọn, đối thoại trong mạch game, người chơi tìm kiếm và tuyển mộ những nhân vật trong khắp thế giới game. Có thể nói lúc ra đời, Suikoden có lượng nhân vật người chơi điều khiển được hùng hậu nhất trong làng RPG Nhật. Gần như vô hạn trong cách phối hợp đội nhóm, Suikoden trở nên rộng hơn so với một RPG bình thường. Những trận đánh khá đơn giản nhưng không hề dễ dàng. Người chơi cần phải biết điểm yếu / mạnh của đối phương từ đó chọn ra đội hình đẹp nhất cũng như thử phối hợp giữa các nhân vật với nhau. Điều này đã làm gameplay của Suikoden trở nên đa dạng. Cốt truyện khá đa dạng với những mối quan hệ bạn bè, tình cha con và hầu hết vào chính trị.






    Suikoden II (1998 - Playstation, PC)

    Suikoden 2 ra đời hầu hết thừa hưởng những điểm mạnh của người tiền nhiệm nó, có hệ thống gameplay khá giống (những trận đánh đơn giản đã được thay thế bằng những trận đánh chiến thuật thời gian thật) nhưng cốt truyện cũng như nội dung được nâng lên tầm cao mới. Mối quan hệ thù địch giữa quân triều đình và phe khởi nghĩa từ phiên bản đầu tiên chỉ được dùng làm nền cho tình bạn, sự phản bội, tình yêu.. trong Suikoden 2. Cốt truyện có nhiều lớn khác nhau, khai thác những vấn đề về đa dạng trong chính trị, xã hội, tân lý.. đưa người chơi đến một trải nghiệm mới. Còn về nhân vật, họ có cá tính hơn, những mối quan hệ sâu hơn và rất đặc trưng. Ngoài ra những chi tiết siêu nhiên cũng được nâng cao. Tất cả những điều đó đã làm bản thân phiên bản thứ 2 này trở thành một trong những RPG hay nhất Nhật Bản.






    Suikoden III (2002 - Playstation 2)

    Trong Suikoden 3 có rất nhiều đổi mới nhưng quan trọng và hấp dẫn nhất chính là hệ thống Bộ Ba. Game được chia ra thành nhiều chương khác nhau với 3 nhân vật chính. Người chơi phải hoàn thành phần của người này trước khi bước qua phần của người kia. Mỗi nhân vật chính lại có 3 chương tùy chọn liên quan. Điểm đặc sắc của Suikoden 3 đến từ việc 2 trong 3 nhân vật chính lại là kẻ thù của nhau. Do đó người chơi có cơ hội trải nghiệm mỗi bên, cách nghĩ cũa họ khi đối mặt với nhau. Cốt truyện cũng từ đó trở nên phức tạp nhưng làm cho người chơi cảm thấy rất thú vị. Mặc dù nhiều fan không thích hệ thống chiến đấu cho lắm khi chỉ cho phép chọn một lệnh điều khiển cho cả 3 / 6 nhân vật nhưng Suikoden 3 vẫn đem lại những nét rất riêng.






    Suikoden IV (2005 - Playstation 2)

    Suikoden 4, phiên bản bị nhiều phê bình nhất từ các fan mặc dù nó đem lại những chi tiết hoàn toàn mới. Nếu ở 3 phiên bản trước người chơi phiêu lưu bằng chân thì ở phiên bản này, người chơi được lái tàu. Do đó chi tiết bị chỉ trích nhiều nhất chính là vận tốc siêu chậm của nó. Phần đông người chơi không thích việc du hành khắp nơi trên thế giới game, cày nát từng hòn đảo nhỏ để thu thập những nhân vật mới. Tuy nhiên Suikoden 4 vẫn có những giá trị nhất định, nó đổi mới trong hệ thống du hành, chiến đấu. Tình bạn, sự trung thành, tính hi sinh được đề cao. Tính xã hội, những mối quan hệ giữa con người được thiết kế rất giống thực thế. Ngoài ra, Suikoden 4 sử dụng góc nhìn thứ nhất với camera tự do, điều rất hiếm gặp trong những RPG Châu Á.






    Nguồn: mobygames
    thay đổi nội dung bởi: revan2006, 22-01-2009 lúc 10:33 AM

  8. #7
    Ninja
    longsasha's Avatar


    Thành Viên Thứ: 1197
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 108
    Thanks
    7
    Thanked 138 Times in 33 Posts
    Không nói đến SuikodenV, chán thế, tui thấy bản V là bản hay nhất trong seri Suikoden
    Chữ ký của longsasha

  9. #8
    Chonin
    mekka's Avatar


    Thành Viên Thứ: 46752
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 19
    Thanks
    19
    Thanked 29 Times in 9 Posts
    Không có series Breath of fire của Capcom. Theo ý kiến riêng thì BOF III chơi còn hấp dẫn hơn FF (tất nhiên là trừ FF7 yêu dấu ra).
    Dragon Quest thì rõ là tượng đài của Square Enix roài.
    Chữ ký của mekka
    I can't protect you without holding a sword
    I can't embrace you while holding a sword

  10. #9
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 62172
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 14
    Thanks
    63
    Thanked 7 Times in 2 Posts
    Ai biết trò another world của ghibli không trò này nhìn qua trailer thấy có vẻ hay lắm xem xong chỉ ước mình có chiếc DS để cày thôi
    Trailer link:http://www.youtube.com/watch?v=IN6a3LWmrUk

  11. #10
    This I Promise You
    DoNO's Avatar


    Thành Viên Thứ: 113408
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 974
    Thanks
    245
    Thanked 1,304 Times in 613 Posts
    Nhật bản nếu tính riêng về dòng game RPG mà k nói tới dòng Tales of thì thật lãng phí game hay. 1 trong những biểuu tượng J-RPG cuả nhật bản.Từ tales of symphonia, 1 trong những game nổi tiếng nhất cuả Namco, tới tales of abyss.(PS2).rồi tale of phantansia, tales of Vesperia (Eng sub trên xbox360)....nếuu ai mà ghiền chơi J-RPG thì nên thử dòng game này....đậmm chất anime mà đồ họa cũng rất bắt mặt. Cốt truyện theo minh thì cũng ok. (Nhưng cũng tòan dạng anh hùng cứuu thế giới cùnn bạn bè)
    Chữ ký của DoNO
    rydan = DoNO
    Về vườn

    27-08-2012


Trang 1/2 1 2 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 29
    Bài mới gởi: 13-02-2009, 10:02 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-11-2008, 06:03 PM
  3. Phố Nhật ở Sài Gòn - Little Japan
    By Max in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-11-2008, 12:40 AM
  4. Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 01-07-2008, 11:34 AM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •