>
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Sumo, dũng khí của người Nhật Bản

Hybrid View

  1. #1
    ^^ cá đổi màu ^^
    ♥ JPN's Super Lover ♥
    Sayuri_chan's Avatar


    Thành Viên Thứ: 55322
    Giới tính
    Không xác định
    Đến Từ: Phú Thọ
    Tổng số bài viết: 2,127
    Thanks
    462
    Thanked 8,599 Times in 1,653 Posts

    Sumo, dũng khí của người Nhật Bản

    Cúi đầu chào khán giả, chào đối thủ, rắc muối lên xung quanh sân đấu... Một trận đấu Sumo đã bắt đầu...

    Thể hiện cho sự cứng cỏi và dũng khí của con người Nhật Bản, những võ sĩ Sumô đang sống như những biểu tượng anh hùng cho môn thể thao truyền thống. Sau khi được sự bảo trợ của Thiên hoàng, môn võ Sumo đang trở lại như thời kỳ cách đây 1.500 năm.

    Vào thời xa xưa thì môn vật Sumo là một nghi lễ tôn giáo để dự đoán xem vụ mùa có bội thu hay không và xem thiên ý như thế nào. Theo như sử sách ghi lại thì trận đấu Sumo đầu tiên được tiến hành vào năm 642, sau đó vào thế kỷ thứ 9 thì nó trở thành một nghi lễ trong cung đình.

    Kể từ sau thế kỷ 12, khi mà các võ sĩ Samurai nắm quyền điều hành chính trị thì Sumo trở thành một môn võ với nhiều kỹ thuật được ứng dụng trong chiến đấu. Vào thời kỳ Edo (1603-1868) các cuộc thi đấu Sumo đã trở thành một môn diễn trong các lễ hội tại các ngôi đền.

    Mãi cho đến tận giai đoạn cuối của thời kỳ Minh Trị (1868-1912) thì Sumo mới lần đầu tiên được gọi là một môn thể thao dân tộc. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, Thiên hoàng ngày càng được tôn sùng, và cũng kể từ đó thì Sumo, từ chỗ là một nghi lễ trong cung đình, đã trở thành một môn thể thao dân tộc và được duy trì cho tới tận ngày nay.



    Trước khi bước vào một giải đấu tại Niigata, các võ sĩ sẽ buộc một tấm vải quanh mình để tiến vào võ đài trong sự trang trọng và thực hiện nghi lễ Dohyo-iri.

    Trong môn vật Sumo thì người thắng là người đẩy được đối thủ ra khỏi vòng tròn (dohyou) hoặc làm cho một bộ phận trên người đối thủ (trừ lòng bàn chân) chạm xuống đất. Còn một điều thú vị nữa là mỗi khi bước vào trận đấu, các võ sĩ thường tung muối lên khắp võ đài để xua đuổi ma quỷ và chứng minh mình trong sạch.


    Những pha đụng độ đầu tiên sẽ là những “cái ôm” sấm sét! Để chiến thắng, các võ sĩ cần phải đẩy ngã đối thủ hoặc đẩy họ ra khỏi “dohyo” hay vòng tròn trên võ đài. Chỉ được phép kéo dây đai Mawashi của đối thủ, nhưng không được phép kéo dây đeo quanh háng. Cuộc đấu diễn ra ngắn nhưng với cường độ cao, hầu hết chỉ dưới 1 phút.

    Những Gyoji lớn tuổi mặc trang phục truyền thống đứng bên cạnh và làm công việc trọng tài. Nếu bất cứ võ sĩ nào có dấu hiệu mệt mỏi hay bế tắc, Gyoji sẽ động viên họ.


    Khích lệ các võ sĩ bằng một bản sao ngôi đền Shinto treo phía trên Dohyo, hội trường Kokugikan của Tokyo, hay hội trường Quốc gia thu hút vô vàn những người hâm mộ nhiệt thành theo dõi giải đấu vô địch. Một số người say mê có thể ngồi tới 10 tiếng đồng hồ liền.


    Chờ và đợi, một Rikishi hay võ sĩ Sumo đang mong đến lượt tên mình được xướng lên. Võ sĩ Sumo có ngoại hình đặc trưng bởi búi tóc và thân hình đồ sộ.


    Tập luyện – Ăn - Ngủ. Những hoạt động này lặp lại đều đặn hàng ngày. Tại lò võ Izutsu BeyaTokyo, những Sumo tập sự sẽ bắt đầu việc tập luyện từ 5h – 11h sáng, sau đó họ mới có bữa sáng.

    Để trở thành một võ sĩ Sumo thì võ sĩ đó phải tham gia vào một trong số khoảng gần 50 lò luyện Sumo. Lò luyện Sumo đó sẽ đảm bảo chăm lo mọi thứ cho võ sĩ đó từ thức ăn, quần áo đến nhà cửa và rèn luyện cho võ sĩ đó trở thành một tay vật Sumo giỏi.

    Nhiều đô vật có thể ăn 5kg thịt, 10 bát cơm mỗi bữa. Tuy nhiên, với những đô vật chỉ có "da bọc xương" thì việc tăng cân lại là một quá trình khó khăn gian khổ. Họ phải cố gắng đưa càng nhiều thức ăn vào bụng càng tốt, cho tới khi nào "phổng phao" lên. Đây cũng được xem là bài tập khắt khe cho các Sumo.


    Sau khi ngủ trưa, TV là người bạn của những Sumo tập sự cho đến khi họ ăn tối và nghỉ ngơi. Họ ăn rất nhiều và ngủ sau đó để thúc đẩy việc tăng cân. Mặc dù những võ sĩ “nhẹ cân” có thể nhanh nhẹn hơn, nhưng trong hầu hết trận đấu, cân nặng cộng với sự nhanh nhẹn luôn giành phần thắng.


    Akenobo sinh ra tại Hawaii là người nước ngoài đầu tiên trở thành nhà vô địch, nặng 220 kg. Akenobo đang được giúp làm mát bởi những Sumo học việc, những người này sẽ làm những việc vặt và giặt giũ. Sumo các cấp độ thường nặng trung bình 160 kg. Nhưng có Sumo nặng nhất tới 270 kg.


    Nhìn các sumo, đưng vội tưởng là họ "béo bệu". Chế độ luyện tập rất hà khắc và kỷ luật mang đến cho họ một cơ thể rắn chắc!


    Những buổi học như thế này tại lò võ Musashigawa BeyaTokyo sẽ giúp các Sumo học cách giảm tối đa chấn thương cho xương. Sự lặp lại liên tục những bài học có vẻ hơi “tàn nhẫn” nhưng lại tạo nên khả năng chịu đựng về tinh thần và thể chất.

    Với khoảng 70 đòn đánh, một Sumo có thể đẩy, tát, thậm chí ngáng chân đối phương nhưng không bao giờ được đá hoặc tấn công với bàn tay nắm lại.


    Đây là những fan hâm mộ Sumo Asanowaka tại Niigata. Những Sumo có thân hình “đồ sộ” nhưng đối với nhiều phụ nữ Nhật Bản, họ không thiếu đi sự hấp dẫn. Nhìn vào ảnh có thể nhận thấy họ cũng được chào đón bằng tiếng đèn flash máy ảnh, sự cuồng nhiệt của Fan không khác gì những siêu sao bóng đá đẹp trai, sành điệu.

    Khi về hưu, thường là ở tuổi 30, một số Sumo mở những lò võ riêng của họ. Một số khác lại chọn việc ăn kiêng, tập thể dục và bắt đầu một sự nghiệp mới.


    "Tre già măng mọc", người thầy đang hướng dẫn cho học trò một trong những thế đánh: thọc 2 lòng bàn tay vào phần dưới nách của đối thủ. Lứa tuổi thích hợp để bắt đầu sự nghiệp Sumo thường ở tuổi 15.


    Đây là một nghi lễ truyền thống dành cho võ sĩ Sumo mới chập chững vào nghề. Ở giữa vòng tròn là hình mô phỏng của ngôi đền Shinto linh thiêng. Võ sĩ Sumo sẽ rắc muối ở xung quanh ngôi đền để trừ tà. Sau khi cầu khấn xong, không được phép di chuyển ngôi đền đi chỗ khác mà vẫn phải đặt ở đó cho đến buổi tập vào sáng sớm ngày hôm sau.


    Dấu tay của một nhà vô địch Sumo có thể được rao bán với cái giá hàng nghìn đô la cơ đấy!
    Cuối cùng mời mọi người tham khảo bảng xếp hạng các cấp của võ sĩ Sumo nhé:

    Các võ sĩ Sumo được xếp hạng dựa vào khả năng của anh ta:

    Hạng thấp nhất là Jonokuchi (Hạng dự bị), sau đó lên dần lên các hạng trên là Jonidan (Hạng 2), Sandanme (Hạng 3), Makushita, Juryou, Maegashira. Các thứ hạng trên đó sẽ là Komusubi, Sekiwake, Ozeki, và trên cùng là Yokozuna, tất cả gồm có 9 hạng.

    Khi võ sĩ Sumo đạt được cấp bậc từ Juryou trở lên thì được gọi là Sekitori và được nhận tiền lương hàng tháng từ hiệp hội Sumo Nhật Bản.

    Còn từ cấp bậc Makushita trở xuống thì tuỳ vào thành tích thi đấu mà võ sĩ đó sẽ được nhận một khoản tiền khuyến khích nhỏ.

    Nguồn: PLXH
    Chữ ký của Sayuri_chan
    Mây của trời cứ để gió cuốn đi


    Mainichi nihongo

  2. The Following User Says Thank You to Sayuri_chan For This Useful Post:

    KamiHito (08-10-2011)

  3. #2
    Ninja
    KamiHito's Avatar


    Thành Viên Thứ: 89479
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 140
    Thanks
    189
    Thanked 203 Times in 84 Posts
    Sumo là biểu tượng của thần đạo .
    Đúng thật là nhìn sumo có cái gì đó rất thần thánh .
    Chữ ký của KamiHito

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những bí mật thú vị về nữ sumo thời xưa
    By lynkloo in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-12-2011, 02:46 PM
  2. Những võ sĩ Sumo nhỏ tuổi
    By Kasumi in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 27-11-2011, 06:16 PM
  3. Sumo thi tài làm trẻ con khóc
    By miyuki in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 29-04-2010, 01:29 AM
  4. Cuộc sống 'nhí nhảnh' của các sumo
    By miyuki in forum Toàn cảnh Nhật Bản
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 16-07-2009, 11:44 PM
  5. Chùm ảnh: Sumo giúp các em bé thi khóc
    By PihoNaga in forum Hình Ảnh
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 06-10-2008, 09:36 PM

Tags for this Thread

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •