>
kết quả từ 11 tới 20 trên 70

Ðề tài: Aikido

Threaded View

  1. #1
    Retired Mod
    Cốm's Avatar


    Thành Viên Thứ: 970
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: TP Hà Nội
    Tổng số bài viết: 1,042
    Thanks
    105
    Thanked 1,257 Times in 368 Posts

    Aikido

    Nguồn: wikipedia


    Aikido viết bằng chữa Hán-Nhật theo lối shodo

    Aikido (tiếng Nhật 合気道 あいきどう) là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản được Ueshiba Morihei (1883-1969) sáng tạo ra trên cơ sở các môn võ thuật cổ truyền của Nhật Bản như Jujutsu, Kenjutsu và Konjutsu.


    Một cảnh luyện tập Aikido. Nage giữ thăng bằng để ném uke, trong khi uke lăn lên phía trước một cách an toàn (zenpō kaiten)

    Tên gọi
    Tên gọi Aikido của môn phái được tạo nên bởi ba chữ Hán - Nhật:

    合 (hợp, hiệp)- ai: hòa hợp, hài hòa
    気 - ki: khí/tinh thần
    道 - do: đạo

    Aikido viết bằng chữa Hán-Nhật theo lối shodoAiki (合気) được các cao thủ Aikido giải nghĩa là "cảm giác được bản thân và đối thủ hòa làm một và cả hai đều hòa hợp với vũ trụ".

    Tương truyền, sau này Ueshiba Morihei hay giải thích Ai trong Aikido nghĩa là "yêu thương", có lẽ dựa trên cơ sở đồng âm tiếng Nhật với từ 愛(ái).

    Lịch sử

    Aikido, đúng như sự hình dung của người sáng lập ra nó, không chỉ là sự tổng hợp của việc luyện tập võ thuật của người sáng lập, mà còn bộc lộ triết lý riêng của ông về hòa bình và hòa hợp vũ trụ. Ngày nay, Aikido tiếp tục sự phát triển của nó từ koryū (võ thuật cổ), thành những thể hiện cực kì đa dạng của các võ sư khác nhau trên toàn thế giới.

    Aikido được sáng lập bởi Morihei Ueshiba (植芝 盛平 Ueshiba Morihei, 14 tháng 12 1883 – 26 tháng tư 1969), cũng được các võ sinh coi là Ōsensei ("Người thầy vĩ đại"). Ueshiba phát triển Aikido chủ yếu vào cuối những năm 1920 cho tới những năm 1930 qua sự tổng hợp các môn võ cổ mà ông đã học được. Aikido phát triển chủ yếu từ Daitō-ryū aiki-jūjutsu, mà Ueshiba đã học trực tiếp với Takeda Sokaku (武田 惣角 Takeda Sōkaku, 1859–1943). Thêm vào đó, Ueshiba cũng đã học Tenjin Shin'yō-ryū với Tozawa Tokusaburō (戸沢 徳三郎, 1848–1912) ở Tokyo vào năm 1901, Gotōha Yagyū Shingan-ryū với Nakai Masakatsu (中井 正勝, fl. 1891–1908) ở Sakai từ 1903 đến 1908, và judo với Kiyoichi Takagi (高木 喜代子 Takagi Kiyoichi, 1894–1972) ở Tanabe vào năm 1911.

    Daitō-ryū là môn có ảnh hưởng lớn nhất đến Aikido. Cùng với các kĩ thuật ném tay không và khóa khớp, Ueshiba kết hợp luyện tập di chuyển có vũ khí, như là giáo (yari), gậy ngắn (jō), và có thể cả đoản dao (jūken). Tuy nhiên, Aikido phát triển phần lớn các cấu trúc đòn đánh từ kiếm thuật (kenjutsu).

    Ueshiba tới Hokkaidō năm 1912, và bắt đầu học dưới sự dạy dỗ của Takeda Sokaku vào năm 1915. Việc học Daitō-ryū tiếp tục cho đến năm 1937.[3] Tuy nhiên, sau thời gian đó, Ueshiba bắt đầu xa rời Takeda và môn Daitō-ryū. Vào thời điểm đó, Ueshiba dùng từ "Aiki Budō" để nói đến môn võ của ông. Không rõ chính xác khi nào Ueshiba bắt đầu sử dụng cái tên "Aikido", nhưng nó trở thành tên chính thức của môn võ vào năm 1942, khi Dai Nippon Butoku Kai được tham gia vào việc tổ chức lại và tập trung hóa các môn võ Nhật Bản của chính phủ.


    Morihei Ueshiba, người sáng lập ra Aikido

    Sau khi Ueshiba rời Hokkaidō năm 1919, ông gặp và chịu ảnh hưởng lớn từ Onisaburo Deguchi (出口 王仁三郎 Deguchi Ōnisaburo, 1871–1948), thủ lĩnh tinh thần của giáo phái Ōmoto-kyō ở Ayabe. Một trong những đặc điểm chủ yếu của Ōmoto-kyō là nó nhấn mạnh đến sự đạt được cõi hoàn hảo trong một đời người. Điều này tạo ảnh hưởng lớn đến triết lý của môn võ của Ueshiba về rộng mở tình yêu thương và sự cảm thông, đặc biệt đối với những ai muốn hãm hại người khác. Aikido thể hiện triết lý này trong việc nhấn mạnh rằng, nắm vững võ thuật để mà nhận đòn và chuyển hướng nó đi một cách vô hại. Trong trường hợp lý tưởng, không chỉ người nhận mà cả người tấn công cũng vô hại.

    Aikido lần đầu tiên được truyền bá tới phương Tây vào năm 1951 bởi Minoru Mochizuki (望月 稔 Mōchizuki Minoru, 1907–2003) trong một chuyến đi tới Pháp nơi mà ông giới thiệu các kĩ thuật Aikido tới các môn sinh Judo. Theo sau ông là Tadashi Abe (阿部 正 Abe Tadashi, 1926–1984) vào năm 1952 người trở thành đại diện Aikikai Hombu chính thức, ở lại Pháp trong bảy năm. Kenji Tomiki (富木 謙治 Tomiki Kenji, 1900–1979) đi du lịch với một đoàn đại biểu các võ sư khác nhau từ mười lăm bang của Hoa Kỳ năm 1953. Sau đó trong năm ấy, Koichi Tohei (藤平 光一 Tōhei Kōichi, sinh năm 1920) được gửi bởi Aikikai Hombu tới Hawaii, trong một năm tròn, nơi ông lập lên một vài dojo. Việc này được ủng hộ bởi một vài chuyến thăm khác và được xem là sự truyền bá chính thức Aikido tới Hoa Kỳ. Vương quốc Anh theo sau vào năm 1955; Italy năm 1964; Đức và Australia năm 1965. Ngày nay có các dojo Aikido để luyện tập trên toàn thế giới.


    Onisaburo Deguchi

    Luyện tập thể chất
    Trong Aikido, cũng như trong tất cả các môn võ Nhật Bản khác, vừa có sự luyện tập thể chất, vừa có sự luyện tập về mặt tinh thần. Việc luyện tập thể chất trong Aikido rất phong phú, bao gồm cả luyện tập thể chất và trau dồi kinh nghiệm nói chung, cũng như các kĩ thuật đặc biệt.[10] Bởi một phần quan trọng trong việc luyện tập Aikido luôn bao gồm đòn ném đối thủ, nên điều đầu tiên môn sinh cần học là làm thế nào để ngã hoặc lăn an toàn.[11] Các kĩ thuật đánh đặc biệt bao gồm đánh và nắm; các kĩ thuật phòng thủ bao gồm ném và khóa. Sau khi học xong các kĩ thuật cơ bản, môn sinh bắt đầu phòng thủ tự do chống lại nhiều đối thủ, và trong nhiều trường hợp là các kĩ thuật chống vũ khí.


    Luyện tập thể chất nói chung

    Tước vũ khí sử dụng đòn "cướp kiếm" (tachi-dori)Mục đích luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa nhịp vận động, linh hoạt, và sự bền bỉ, không chú trọng đến sức lực mang vác. Trong các kĩ thuật Aikido, ấn hoặc di chuyển mở thông dụng hơn nhiều so với kéo hoặc di chuyển co lại như trong các môn võ khác, và sự khác biệt này có thể áp dụng cho các mục đích luyện tập thể chất nói chung của các học viên Aikido.

    Một số hoạt động rèn luyện theo hướng nín thở, như nâng vật nặng, chú trọng đến sức mạnh co lại, trong đó các cơ bắp phải gồng lên để tăng cường độ cứng, khối lượng và sức mạnh. Các hoạt động luyện tập liên quan đến Aikido thay vào đó lại chú trọng đến việc sử dụng di chuyển toàn thân một cách hài hòa và cân bằng, gần giống với yoga hay uốn dẻo. Ví dụ, rất nhiều dojo bắt đầu lớp học bằng bài tập làm ấm (準備体操, junbi taisō?), có thể là kéo giãn hoặc bẻ.

    Luyện tập Aikido phần lớn dựa trên các bài quyền (kata), luyện tập bởi hai người với nhau hơn là luyện tập tự do. Một mẫu chung cho người nhận đòn đánh (uke) là tấn công người ném (nage, cũng gọi là tori hoặc shite dựa trên loại Aikido), người vô hiệu hóa đòn tấn công này bằng một kĩ thuật Aikido.

    Cả hai nửa của kĩ thuật đó, của uke và của nage, được coi là căn bản trong việc luyện tập Aikido. Cả hai phải luyện tập các nguyên tắc Aikido về hòa hợp và thích ứng. Nage học cách hòa hợp và kiểm soát năng lượng đánh, trong khi uke học cách trở nên bình tĩnh và linh hoạt trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra. Sự "nhận" của đòn đánh được gọi là ukemi. Uke liên tục tìm cách lấy lại thế cân bằng và che chỗ sơ hở (v.d. hở sườn), trong khi nage sử dụng vị trí và căn thời gian để làm uke mất thăng bằng và bị thương. Trong các bài tập cao hơn, uke thỉnh thoảng sử dụng các kĩ thuật ngược (kaeshi-waza) để lấy lại thăng bằng và khóa hoặc ném nage.

    Ukemi (受身, Ukemi?), nghĩa là "người nhận". Ukemi giỏi phải biết làm chệch hướng đánh hoặc bẻ để tránh bị thương. Khi áp dụng một đòn đánh, nhiệm vụ của nage là tránh làm thương uke bằng cách sử dụng tốc độ và lực đánh phù hợp với trình độ của uke trong ukemi. Thương tích (đặc biệt đối với khớp), khi chúng xảy ra trong Aikido, thường là do nage đánh giá sai khả năng của uke khi nhận đòn ném hoặc khóa.
    Chữ ký của Cốm
    "Happiness isn't enough for me. I DEMAND EUPHORIA"



  2. The Following 3 Users Say Thank You to Cốm For This Useful Post:

    kei_itsumo (30-12-2010), mizuk¥ (22-12-2009), naughtykit (03-01-2011)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •