>
kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Học cách bảo vệ môi trường từ những người bạn Nhật.

  1. #1
    ~August~
    mura_saki18's Avatar


    Thành Viên Thứ: 44847
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Đồng Tháp
    Tổng số bài viết: 427
    Thanks
    492
    Thanked 1,140 Times in 252 Posts

    Học cách bảo vệ môi trường từ những người bạn Nhật.

    Một trong những điều may mắn của cuộc đời tôi là được công tác trong môi trường làm việc của người Nhật Bản. Họ trực tiếp giảng dạy tôi về phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và ý thức bảo vệ môi trường từ hành động nhỏ nhất.

    Từ lần đầu tiên gặp gỡ, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy mấy bác trong đoàn công tác của Hiệp hội thời tiết Nhật Bản ai cũng mang theo một ba lô hoặc túi xách bằng giấy. Đến nơi làm việc, tôi mới vỡ lẽ ba lô của họ có cả ngăn chứa rác. Họ còn tỉ mẩn phân loại giấy loại bỏ, chai nhựa, vỏ lon nước ngọt đã bị đập bẹp vào từng thùng rác khác nhau.



    Những người bạn Nhật của tôi. Ảnh do tác giả cung cấp

    Cô phiên dịch Hoài Thu, có thời gian du học ở Nhật gần 10 năm, giải thích, ở bên đấy, sáng nào, mấy bác này đi làm việc cũng kiêm luôn nhiệm vụ mang rác của gia đình đến nơi thu gom theo đúng lịch. Thấy tôi sửng sốt, cô phiên dịch cho biết thêm, ở mình nói đến rác thì ai cũng sợ vì nó mất vệ sinh nhưng tại Nhật, nhà máy xử lý rác thải được quy hoạch và xây dựng đẹp, y như một khu nghỉ dưỡng cao cấp, tấp nập khách thăm quan. Thậm chí, nhiều nơi còn thiết kế cả hồ bơi nước nóng để tiết kiệm nhiệt năng sản sinh ra khi thiêu hủy rác.

    Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng nhau đi ăn tối tại một quán chuyên bán đồ hải sản nằm bên bờ biển. Bác Meguro xắn cao quần, đi sát mép nước dùng tay vớt nhanh những bị nilon đang dập dờn theo sóng nước xô bờ. Đến khi chọn chỗ đặt bàn ăn, họ thích ở ngoài trời và trên nền cát. Dẫu rằng, đã luôn tâm niệm câu tục ngữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”; nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng “quê” với mấy người bạn mới khi thấy họ xếp ngay ngắn những vỏ sò, ốc vào đĩa, còn mình tự nhiên như thường ngày, thả luôn mọi thứ không ăn được xuống nền cát.

    Trí tò mò của tôi bị kích thích cao độ, khi thấy bác Shimada đi ra một góc riêng, lấy từ trong túi quần một chiếc ví rất đẹp, châm thuốc lá hút và gạt tàn thuốc vào đó. Khi điếu thuốc cháy hết, bác bỏ nốt cái đầu lọc thuốc vào ví và cất lại túi quần. Tôi lân la hỏi về tập quán hút thuốc lá của người Nhật, bác Shimada cười cởi mở, chia sẻ nghiện thuốc lá là một thói quen không tốt, tốn nhiều tiền vì thuế nhập khẩu đánh vào loại hàng này ở Nhật rất cao. Khi sử dụng nó, bạn lại phải tuân thủ những quy tắc cầu kỳ, nếu không sẽ bị phạt nặng.

    Lúc làm việc ca tối, giờ nghỉ giải lao, bác Maki luôn tay phân loại, gập cất mấy phụ kiện bảo quản thiết bị máy khí tượng cao không: giấy bạc, nilon, thuốc chống ẩm…, đã loại đi sau khi sử dụng máy. Cô phiên dịch Hoài Thu, cũng không để tay nghỉ ngơi với việc gấp túi đựng đồ ăn theo một quy trình. Kết quả là từ một túi nilon to đùng trở thành một hình tam giác nhỏ như cái kẹo. Hoài Thu nói: "Em đang bắt chước những người phụ nữ nội trợ ở bên Nhật. Họ rất tiết kiệm và tránh xả rác. Chỉ cần nhìn vào cạnh của tam giác là họ có thể biết được kích thước của túi tái sử dụng".

    Mọi người còn kể rằng, ở Nhật, họ không có thái độ e ngại khi sử dụng lại đồ cũ, hàng tái chế. Bên đó còn có những cửa hàng chuyên thu mua đồ dùng có thể tái sử dụng. Sau khi trải qua quá trình tẩy rửa, chỉnh sửa, các vật dụng được phục hồi gần như mới và bày bán cho mọi người có nhu cầu. Vật dụng gia đình dạng này rẻ hơn, hấp dẫn số đông khách hàng. Thậm chí, những khi hàng có ít, người mua nhiều, họ còn phải tổ chức bắt thăm lựa chọn khách may mắn được sở hữu món đồ tái chế.


    Đất nước Nhật Bản xanh, sạch, đẹp nhờ ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

    Sau một năm quen biết và làm việc cùng với những người bạn Nhật, tôi đã học tập được bài học bổ ích về cách bảo vệ môi trường. Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng đã tích lũy, tôi luôn tình nguyện trở thành cộng tác viên truyền thông về lĩnh vực này. Với tôi, đồng nghiệp đến từ xứ sở mặt trời mọc là những người thầy môi trường tuyệt vời.

    Nguồn: vnexpress

  2. The Following 16 Users Say Thank You to mura_saki18 For This Useful Post:

    bé sa (31-07-2012), chiengja (24-07-2013), dinhlata93 (30-07-2012), joele (31-07-2012), Kasumi (30-07-2012), minhnhat199 (02-08-2012), miraihe88 (03-09-2012), ngongocmai (01-08-2012), pethamlam (01-08-2012), phnaftphna (15-09-2012), rain53 (06-11-2012), sweetflora (31-07-2012), thao33 (01-08-2012), viethoang6296 (30-07-2012), Yukin (31-07-2012), yunami (02-08-2012)

  3. #2
    Hyakusho


    Thành Viên Thứ: 20806
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 96
    Thanks
    679
    Thanked 157 Times in 30 Posts
    Cái thứ duy nhất mà mình học được từ nước bạn trong việc tiết kiệm và bảo vệ môi trường là dùng khăn furoshiki thay cho bao nylong. Còn đẳng âấp phân loại rác thải thì.. chắc phải học dài dài.. >.<

  4. #3
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 131465
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: TP Hồ Chí Minh
    Tổng số bài viết: 10
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    thú thực là bây giờ người mình sống đâu theo đó. Nó thành cái lệ rồi, làm khác đi có khi còn bị dè bỉu nữa chứ chưa chắc được khen. Tuy nhiên, chính bản thân mình nếu nhận thức dc điều gì cần làm thì cứ làm, ví dụ như việc vặt là tự phân biệt rác tái chế dc hay ko để bỏ vào thùng cho đúng. Còn với ng khác, họ làm dc thì tốt, ko dc thì thôi mặc họ, đừng ép họ theo ý chí của mình để rồi bực bội cả đôi bên. Chút ý kiến riêng

  5. #4
    Chonin


    Thành Viên Thứ: 37027
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 7
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Việc bảo vệ môi trường nói chung và việc phân loại rác nói riêng hiện nay không còn là của riêng ai nữa mà đã trở thành việc làm cần thiết trên toàn thế giới rồi. Hiện mình cũng đang học tại Đức, ngày ngày đều thấy người Đức tiết kiệm năng lượng và có ý thức bảo vệ môi trường như thế nào. Trước đây cũng từng được nghe chuyện về việc người Nhật phân loại rác và cảm nhận được ý thức thực sự nghiêm túc của họ (có anh người Nhật đi vứt hộ túi thức ăn thừa của người khác mà còn dừng lại bên thùng rác, chọn lựa cẩn thận vỏ bánh vứt vào một bên, mẩu bánh thừa vứt vào một bên thì phải thấy họ nghiêm túc đến mức nào!)
    Tất nhiên là các nước phát triển có điều kiện tốt hơn trong những việc thế này, nhưng không thể chỉ dựa vào lý do chúng ta còn nghèo mà biện hộ được. Chúng ta chưa có điều kiện thực hiện các dự án lớn thì có thể bắt đầu chỉ từ những việc nhỏ nhất, ví dụ như không vứt rác bừa bãi hoặc phá hoại cây xanh nơi công cộng thôi thì tình hình cũng sẽ khác lắm rồi.

  6. The Following User Says Thank You to jensen For This Useful Post:

    minhnhat199 (02-08-2012)

  7. #5
    Chonin
    ayakashi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 75236
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: An Giang
    Tổng số bài viết: 16
    Thanks
    20
    Thanked 42 Times in 1 Post
    VN cũng khuyến khích phân loại rác ấy chứ, còn gọi từng hộ gia đình đến phát cho 2 cái thùng rác mới nữa, cơ mà được một thời gian ngắn thôi. mỗi lần đưa hai bịch rác đã phân loại cho người ta, người ta cũng để vào cùng một chỗ. thật không hiểu nổi luôn. nhất là ra đường mà thấy rác nhặt bỏ vào thùng thì ai cũng nhìn ta chằm chằm như kẻ quái dị. vẫn hi vọng VN sẽ sớm được như Nhật vào một ngày trong tương lai gần.
    Chữ ký của ayakashi
    自分の価値 は 自分で 決める ものさ 。。。。

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •